Thủ tướng: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”; ‘Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030’; Pháp là nước có mức chi tiêu cho xã hội nhiều nhất thế giới…là những tin chính được cập nhật.
Thủ tướng: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”
Chủ đề chính của WEF 2019 diễn ra từ ngày 22-25/01/2019 là “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc mới trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Dân trí Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019 (WEF Davos 2019), rạng sáng 24/1 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc đối thoại với lãnh đạo gần 40 tập đoàn toàn cầu với nhiều thương hiệu trong top 500 doanh nghiệp toàn cầu và là những đối tác tin cậy của Việt Nam.
Thủ tướng: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam” –
Chủ đề của cuộc đối thoại là “Thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. Cùng dự có ông Olivier Shwab, Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới WEF.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp với WEF tổ chức sự kiện Đối thoại Kinh tế Việt Nam bên lề Hội nghị WEF Davos với sự tham dự của nhiều tập đoàn hàng đầu để quảng bá, truyền tải thông điệp về kinh tế Việt Nam.
‘Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030’
(TTXVN/Vietnam+) Justine Yifu Lin, cựu Phó Chủ tịch cấp cao và là nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 21/1 cho biết Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2025 và sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Phát biểu tại sự kiện “Kinh tế học trong kỷ nguyên mới của Trung Quốc” do cơ quan Kiến trúc bền vững về tài chính ở châu Âu tổ chức, ông Lin nói rằng “ngay cả sau 40 năm tăng trưởng phi thường, Trung Quốc vẫn có tiềm năng lớn cho tăng trưởng kinh tế năng động.”
Ông Lin nói rằng sự lạc quan của ông chủ yếu là do GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2008 ở mức 21% so với GDP bình quân đầu người của Mỹ, bằng tỷ lệ Nhật Bản đạt được năm 1951, Singapore năm 1967, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) năm 1975 và Hàn Quốc năm 1977.
Tất cả các nền kinh tế được đề cập ở trên khi đó đều tăng 8-9% mỗi năm trong 20 năm tiếp theo. Trong khi đó, theo ông Lin, Trung Quốc có tiềm năng tăng trưởng 8% trong 10 năm tới.
Pháp là nước có mức chi tiêu cho xã hội nhiều nhất thế giới
(TTXVN/Vietnam+) Pháp hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, song quốc gia châu Âu này có tổng chi xã hội cao nhất trong nhóm các nước phát triển.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 23/1 công bố nghiên cứu cho thấy tổng chi xã hội của Pháp cho chương trình y tế, các khoản trợ cấp và các dịch vụ xã hội khác trong năm 2018 chiếm tới 32% GDP của nước này, tăng mạnh so với mức 25% GDP của năm 1990 và tăng gần gấp 3 lần so với mức 12% GDP của năm 1960.
Trên thực tế, tăng chi tiêu xã hội không chỉ là xu hướng ở Pháp, mà đây là xu hướng chung ở các nước phát triển, qua đó phản ánh sự phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng toàn diện hơn, các khoản chi trợ cấp cũng tăng lên khi con người sống lâu hơn. Tuy nhiên, mức chi của Pháp cao hơn nhiều so với mức chi bình quân 20,5% GDP của 36 nước thành viên OECD.
*** Thiếu Mỹ, người Kurd vẫn đánh đuổi được IS khỏi miền Đông Syria
Các chiến dịch chống lại khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Đông Syria của lực lượng dân quân người Kurd tiếp tục thắng lợi dù không có sự hỗ trợ của Mỹ.
Xả súng ở Florida, Mỹ, ít nhất 5 người chết
Một tay súng đã cố thủ trong một ngân hàng của SunTrust tại Florida, giết chết ít nhất 5 người trong chi nhánh này vào ngày 23-1.
Bị không kích ồ ạt, Syria dọa san phẳng sân bay Israel
Syria cảnh báo quân đội nước này sẽ đáp trả tương xứng các cuộc tấn công của Israel, sau khi Tel Aviv liên tục không kích các mục tiêu trong lãnh thổ Syria.
Pháp: Thảo luận toàn quốc gỡ rối “Áo gile vàng”
Trong 2 đợt tập hợp gần đây nhất, phong trào “Áo gile vàng” mặc dù huy động đông hơn nhưng những hành động bạo lực đã giảm hẳn do chính phủ Pháp đang khởi động chương trình gỡ rối phong trào này mang tên “thảo luận toàn quốc”.
Trước thềm thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai
Kế hoạch tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vừa được nhất trí sau chuyến thăm Washington 3 ngày của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Yong-chol.
Nga-Nhật bế tắc trong tìm kiếm hiệp ước hoà bình
Các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc tìm kiếm một hiệp ước hoà bình đang “dậm chân tại chỗ” vì khúc mắc trong vấn đề lãnh thổ.
Mỹ sẽ sớm tìm cách dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 22-1 rằng họ sẽ theo đuổi việc dẫn độ Giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, bị bắt tại Canada tháng 12-2018.
Ông Trump sẽ không mềm mỏng để đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump rất muốn mở rộng thị trường thông qua một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng ông sẽ không dịu đi quan điểm cứng rắn về việc Bắc Kinh phải có những sự thay đổi thực chất.
Nga sơ tán khẩn 33 trường học, 8 trung tâm thương mại bị đe doạ đánh bom
Giới chức thành phố Vladivostok của Nga đã buộc phải sơ tán 33 trường học cùng 8 trung tâm thương mại lớn sau khi nhận thư nặc danh thông báo các địa điểm trên có thể sẽ bị đánh bom.
Băng cướp mang vũ khí cuỗm sạch 30 két tiền tại ngân hàng Pháp
Telegraph đưa tin, một nhóm cướp có vũ khí đã táo tợn xông vào cướp ngân hàng nằm ngay trên Đại lộ Champs-Elysees nổi tiếng của Paris, Pháp vào sáng 22-1 (giờ đại phương) và lấy đi một số lượng tiền lớn.
Thác Niagara hóa xứ sở băng giá
Cơn bão mùa đông đã khiến cho miền Trung Tây nước Mỹ được “đắp kín” bởi một lớp tuyết dày, miền Đông Bắc cũng trở nên băng giá và giờ thác nước nối tiếng Niagara tại biên giới Mỹ-Mexico cũng bị đóng băng hoàn toàn với khung cảnh hết sức hùng vĩ.
Hành khách say rượu xông vào buồng lái đòi máy bay Nga đổi hướng đi Afghanistan
Một người đàn ông say rượu bị tạm giam vì tội gây rối khi nằng nặc đòi xông vào buồng phi công để đổi hướng máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot.
Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Với sự tham gia của hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 3.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, giới học giả, các đại diện của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019 (WEF 2019) diễn ra từ ngày 22 đến 25-1 tại Davos, Thụy Sĩ được kỳ vọng sẽ mang đến những làn gió mới cho nền kinh tế thế giới trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Vụ “hôi” nhiên liệu ở Mexico: Gần 100 người thiệt mạng
Số người thiệt mạng trong vụ nổ đường ống dẫn nhiên liệu ở miền Trung Mexico hồi cuối tuần trước đã tăng lến 96 người vào ngày 22-1 (giờ địa phương), tăng thêm 5 người so với báo cáo được đưa ra một ngày trước đó.
Tàu chở dầu nổ lớn ở eo biển Kerch, 14 người thiệt mạng
Ít nhất 14 người thiệt mạng, trong khi nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ xảy ra trong quá trình sang chiết nhiên liệu của hai tàu vận tải cỡ lớn ở eo biển Kerch, gần bán đảo Crimea của Nga.
Tổng hợp-TT