VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 24/6/2019.

Sắp diễn ra ba cuộc gặp định hình bầu không khí thế giới; Đội dân quân biển có thể gây căng thẳng Mỹ – Trung ở Biển Đông;  Đội dân quân biển có thể gây căng thẳng Mỹ – Trung ở Biển Đông; Mỹ tấn công mạng, làm tê liệt hệ thống tên lửa Iran; Mỹ tung “đòn quân sự” thách thức cả Nga và Trung Quốc…là những tin chính được cập nhật.

Sắp diễn ra ba cuộc gặp định hình bầu không khí thế giới

 Sắp diễn ra ba cuộc gặp định hình bầu không khí thế giới    Cuộc gặp Trump- Tập thu hút sự quan tâm nhiều nhất của thế giới tại G20 tuần tới.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bên lề thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tuần tới, sẽ định hình bầu không khí thế giới trong tương lai gần.
Cuộc gặp Trump – Tập
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp trực tiếp tại G20. Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới nhiều nhất trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang lâm vào bế tắc.
Cuộc gặp Trump-Putin
Quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng, nhưng quan hệ cá nhân giữa ông Trump và ông Putin được cho là vẫn tốt đẹp.
Các vấn đề trong nước đối với ông Trump đều xuất phát từ báo cáo của luật sư đặc biệt Robert Mueller và sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016. Điều này tiếp tục vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho các mối quan hệ Nga-Mỹ cũng phải đối phó với các can thiệp quân sự ở Ukraine, Syria, và giờ là ở Mỹ La tinh với Venezuela.
Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và mỗi khi gặp nhau, họ thể hiện thái độ thân thiện.
Cuộc gặp Trump-Erdogan
Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang thời gian gần đây do Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 mới nhất của Nga.
Có lẽ đây là cuộc gặp cũng không kém phần thu hút sự chú ý của dư luận thế giới tại G20.  Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được cho là sẽ tháo gỡ ngòi nổ cho việc Thổ Nhĩ Kỹ sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 mới nhất của Nga vào tháng tới.
Thỏa thuận mua bán này lại là một vấn đề quan trọng đối với Mỹ và NATO không chỉ là do hệ thống không tương thích với các hệ thống vũ khí của NATO, mà còn làm suy yếu khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-35 và cung cấp dữ liệu về các lỗ hổng của nó cho Nga.

 Đội dân quân biển có thể gây căng thẳng Mỹ – Trung ở Biển Đông
Việc Mỹ cứng rắn với lực lượng dân quân biển để bảo vệ đồng minh Philippines có thể khơi mào xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ có thể can thiệp nếu tàu Philippines bị tấn công vũ trang trên Biển Đông
“Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rõ Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, nên theo hiệp ước phòng thủ chung, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào tàu hoặc máy bay Philippines sẽ kích hoạt nghĩa vụ của chúng tôi”, Sung Kim, đại sứ Mỹ tại Philippines, hồi giữa tháng 6 tuyên bố.
Ông nhắc đến cam kết của Mỹ theo các điều khoản trong Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT) mà Washington và Manila ký năm 1951. “Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào, kể cả từ lực lượng tàu dân quân được chính phủ nước ngoài hậu thuẫn”, ông giải thích về phạm vi điều chỉnh của hiệp ước MDT.
Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai đề cập đến khả năng can thiệp quân sự để bảo vệ đồng minh khi tàu chiến, tàu công vụ Philippines bị nước ngoài tấn công, trong đó có cả các tàu dân quân vũ trang, dù không nói loại hành vi nào sẽ cấu thành “tấn công có vũ trang”. Mỹ trước đây thường tuyên bố chỉ can thiệp khi đồng minh Philippines bị tàu hải quân nước ngoài tấn công.
Động thái này cho thấy Washington đang gia tăng áp lực nhằm vào Bắc Kinh theo hướng hạ thấp ngưỡng cho phép nổ ra xung đột ở Biển Đông, nhất là khi Trung Quốc đang tận dụng tối đa “dân quân biển” để hỗ trợ các lực lượng chấp pháp và hải quân.

Mỹ tấn công mạng, làm tê liệt hệ thống tên lửa Iran
Nhiều nguồn tin cho biết quân đội Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công không gian mạng nhắm vào hệ thống vũ khí của Iran, vô hiệu hóa các hệ thống máy tính kiểm soát các bệ phóng tên lửa của Iran.
Được sự chấp thuận của Tổng thống Donald Trump, hành động trên đã được tiến hành hôm 20/6 khi ông chủ Nhà Trắng rút lại kế hoạch không kích để đáp trả vụ Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ.
Hai viên chức cho biết cuộc tấn công này nhắm vào hệ thống máy tính của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Vụ tấn công mạng vừa qua là vụ mới nhất trong các cuộc tấn công lẫn nhau trên không gian mạng giữa Mỹ và Iran.
Trong những tuần gần đây, tin tặc được cho là đang làm việc cho chính phủ Iran đã nhắm vào các cơ quan chính phủ Mỹ, cũng như các lĩnh vực của nền kinh tế bao gồm tài chính, dầu khí, gửi ào ạt những thư điện tử với nội dung khiêu chiến – theo đại diện của các công ty an ninh mạng CrowdStrike và FireEye theo dõi hoạt động đó.
Chiến dịch mới này dường như đã bắt đầu ngay sau khi chính quyền Tổng thống Trump áp đặt lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực hóa dầu Iran trong tháng này.
Trong suốt năm qua, Mỹ vẫn tập trung vào việc kiên trì giao chiến với các đối thủ trong không gian ảo và thực hiện các hoạt động tấn công nhiều hơn.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran dâng cao trong tuần qua sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ – sự việc suýt nữa đã dẫn đến một cuộc tấn công quân sự quy ước đáp trả Iran vào đêm 20/6.

Mỹ tung “đòn quân sự” thách thức cả Nga và Trung Quốc
– Giới nghị sĩ Mỹ muốn quân đội nước này thách thức Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực bằng cách tìm kiếm một hay nhiều hơn một địa điểm để xây dựng một cảng giúp đáp ứng nhu cầu thèm khát ngày càng lớn của Washington đối với dầu mỏ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở Bắc Cực.
Dự Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2020 đã đề xuất Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và các nhánh khác của quân đội Mỹ nên tìm kiếm một cảng chiến lược mới ở Bắc Cực. NDAA công khai nói rằng, động thái của họ là nhằm chống lại sự hiện diện của Nga ở Bắc Cực.
Dự luật trên sẽ được bỏ phiếu trong tuần này. Theo lẽ tự nhiên, dự luật mới NDAA có thể sẽ khiến Nga lo ngại. Tuy nhiên, với sự hiện diện đã thiết lập được ở Bắc Cực hiện tại, Moscow rõ ràng không có gì đáng phải lo ngại. Moscow chỉ ra rằng họ đang có khoảng 40 xe phá băng ở Bắc Cực trong khi Mỹ chỉ có một.  Nga đã “đầu tư đáng kể” vào việc thiết lập một Bộ Chỉ huy Bắc Cực mới. Nga cũng đã xây dựng và cải tạo 18 cảng nước sâu và 14 căn cứ không quân ở Bắc Cực.
Một phần khác của dự luật mới của Mỹ cảnh báo về việc Nga đang phối hợp với Trung Quốc trong việc khai thác các mỏ khí ở Bắc Cực. Vấn đề khai thác các lợi ích kinh tế ở Bắc Cực đang thu hút sự chú ý của nhiều nước.

*** Tổng thống Duterte cảm ơn Việt Nam cứu mạng ngư dân Philippines
Thời báo Philippines đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 23-6 đã bày tỏ lòng biết ơn đối với các thuỷ thủ người Việt Nam, những người đã cứu mạng 22 ngư dân Philippines gặp nạn trên biển hôm 9-6 vừa qua.

Thảm họa phá thai bất hợp pháp ở Liban
Farah (không phải tên thật) có những ký ức tồi tệ khi quyết định phá thai vài năm trước đây, nhưng không thể nhớ chính xác ca can thiệp khủng khiếp kéo dài bao lâu.

Ông Kim Jong-un nhận thư tay từ Tổng thống Mỹ Donald Trump
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 23-6 đưa tin, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhận được một bức thư tay hồi đáp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi ông Kim gửi thư cho ông Trump hôm 11-6.

Mỹ và Iran cần giữ “thần kinh thép”
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên kiềm chế. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nói rằng: “Tôi chỉ có một khuyến cáo mạnh mẽ: Cần giữ thần kinh thép!”.

Iran tuyên bố sẽ đánh trả Mỹ nếu bị tấn công phủ đầu
Iran khẳng định không muốn dấn thân vào một cuộc xung đột vũ trang với Mỹ, song sẽ đánh trả nếu bị Washington tấn công phủ đầu sau vụ bắn hạ UAV trinh sát.

Lửa lớn ‘nuốt chửng’ toà nhà ở thủ đô Paris, 3 người thiệt mạng
Ngọn lửa lớn bùng phát bên trong một toà nhà 6 tầng ở thủ đô Paris sáng 22-6 làm ít nhất 3 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị bỏng hoặc ngạt khói.

Máy bay thương mại chở 9 người rơi ở Hawaii, không ai sống sót
Toàn bộ 9 người trên máy bay thương mại hai động cơ King Air đã thiệt mạng sau pha cất cánh hỏng tại sân bay Dillingham Airfield trên đảo Oahu thuộc Hawaii của Mỹ.

Christopher Boyce – Từ điệp viên trở thành… kẻ cướp
Christopher Boyce cùng một người bạn thân từ trẻ từng bị kết tội bán những tài liệu tuyệt mật của chính phủ Mỹ cho Liên Xô trong suốt nhiều năm.

Israel lo nguy cơ hứng “vạ lây” vì căng thẳng Mỹ-Iran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bày tỏ lo ngại Iran có thể thúc giục dân quân Hezbollah ở Lebanon tấn công nước này trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang chóng mặt.

Ông Trump tìm được chủ nhân cho “ghế nóng” ở Lầu Năm Góc
Tổng thống Trump đề cử lên Quốc hội Mỹ phê chuẩn cựu Bộ trưởng Lục quân có tư tưởng cứng rắn Mark Esper làm Bộ trưởng Quốc phòng, trong bối cảnh căng thẳng với Iran leo thang.

Tổng thống Trump lý giải về việc huỷ lệnh tấn công Iran
Tổng thống Trump xác nhận ông rút lệnh tấn công Iran 10 phút trước thời điểm khai hoả, đồng thời đổ lỗi cho người tiền nhiệm Obama vì gián tiếp gây ra tình huống này.

Vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman: Bằng chứng của Mỹ chưa đủ sức thuyết phục
Bình luận về vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman, ông Robert Fisk – nhà báo chuyên về Trung Đông của The Independent từng đoạt nhiều giải thưởng báo chí – cho rằng, các bằng chứng của Mỹ đưa ra để chứng minh vai trò của Iran trong các vụ tấn công còn thiếu sức thuyết phục.

Mỹ – Iran “đấu khẩu” vì vụ máy bay không người lái
Iran ngày 21-6 tuyên bố, có bằng chứng “không thể tranh cãi”” cho thấy máy bay không người lái Mỹ bị Tehran bắn hạ đã xâm phạm không phận của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Tổng hợp-TT