IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Ba hệ quả khi Trung Quốc điều tàu đến vùng Nam Biển Đông của Việt Nam; Toàn cảnh cuộc đụng độ trên không Nhật – Hàn – Trung – Nga; Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa…là những tin chính được cập nhật.
IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters)
(ĐCSVN) – Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 23/7 tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 do bất ổn trong chính sách thương mại, vấn đề Brexit, cộng với áp lực lạm phát thấp đang cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Theo đó, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được IMF đưa ra, tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu được điều chỉnh là 3,2% trong năm 2019 và 3,5% trong năm 2020. Con số này thấp hơn 0,1% so với mức dự báo mà IMF đưa ra vào tháng 4 và thấp hơn 0,3% mức dự báo được đưa ra hồi đầu năm.
IMF cũng cắt giảm kỳ vọng tăng trưởng về khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, giảm 0,9% điểm, xuống còn 2,5% trong năm 2019. Thương mại sẽ phục hồi tăng trưởng trở lại lên 3,7% trong năm 2020, ít hơn 0,2% điểm so với dự báo trước đó.
Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết tăng trưởng đã ở mức tốt hơn so với dự báo tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ. Trong báo cáo hàng quý của IMF đưa ra, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2019 tăng 0,3%, lên mức 2,6%. Tuy nhiên, IMF cảnh báo nhu cầu yếu, một phần do căng thẳng thương mại và thuế, sẽ cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, do vậy, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2020 xuống còn 1,9%.
Bên cạnh đó, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, vốn bị ảnh hưởng đáng kể do cuộc chiến thương mại với Mỹ, xuống còn 6,2% trong năm 2019 và 6% trong năm 2020.
IMF đã nâng dự báo tăng trưởng khu vực Eurozone lên 1,6% năm 2020, ghi nhận dự báo tăng trưởng không đổi đối với nền kinh tế khu vực năm 2019 ở mức 1,3%. Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế của khu vực Mỹ Latinh chỉ tăng 0,6% trong năm 2019, giảm hơn 50% so với mức 1,4% của báo cáo trước.
Nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển bị IMF hạ dự báo đà tăng trưởng 0,3% điểm so với dự báo được đưa ra 3 tháng trước, ở mức 4,1% trong năm 2019. Năm 2020, khu vực này được dự báo tăng 4,7%.
Ba hệ quả khi Trung Quốc điều tàu đến vùng Nam Biển Đông của Việt Nam
Hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam sẽ dẫn tới các tình huống “gậy ông đập lưng ông”, theo các chuyên gia.
Khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông từ đầu tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Trao đổi với VnExpress, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh bất tuân luật quốc tế, muốn đơn phương thực hiện cái gọi là “quyền lịch sử” với toàn bộ Biển Đông. Và việc điều động tàu Hải Dương 8 đi vào EEZ của Việt Nam có thể do chỉ đạo của người phụ trách của công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc hoặc quan chức ở cấp cao hơn nhắm tới mục tiêu chính trị.
Dưới góc nhìn của chuyên gia an ninh châu Á lâu năm, Thayer cho rằng việc Trung Quốc điều tàu đến vùng biển của Việt Nam dẫn tới ba hệ quả chính.
Thứ nhất, Trung Quốc đã làm suy giảm lòng tin chiến lược của Hà Nội với Bắc Kinh, khi quan hệ giữa hai nước trong năm 2019 dường như có chiều hướng đi lên sau một loạt sự cố năm 2014, 2017 và 2018.
Thứ hai, Trung Quốc đã tự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Hành động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển Nam Biển Đông thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề lâu nay nước này muốn giải quyết song phương. Ngay sau phản ứng mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 đã bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ nhấn mạnh “hành động lặp đi lặp lại” của Trung Quốc nhằm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ – Thái Binh Dương tự do và cởi mở.
Thứ ba, việc điều tàu lần này của Trung Quốc có thể dẫn tới sự trì hoãn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN. Theo Thayer, sự trì hoãn này sẽ làm thất bại ý đồ của Trung Quốc là “dùng COC để thuyết phục các nước có tranh chấp hợp tác khai thác tài nguyên, loại trừ sự can dự của các nước ngoài khu vực”.
Về diễn biến sắp tới, Thayer dự báo nhóm tàu của Trung Quốc sẽ rút đi nhưng lưu ý Trung Quốc không từ bỏ ý đồ bá chủ ở khu vực và ép các nước khác chấp nhận.
“Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đưa các công ty dầu mỏ và lực lượng hải cảnh đến vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển nhằm buộc họ chấp nhận vai trò của Trung Quốc”, Thayer cảnh báo.
Toàn cảnh cuộc đụng độ trên không Nhật – Hàn – Trung – Nga
Máy bay chiến đấu từ bốn quốc gia hôm 23/7 đã đối đầu trong một cuộc chạm trán đầy hỗn loạn và chưa từng xảy ra trong lịch sử, phía trên một hòn đảo nhỏ mà Hàn Quốc và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc đưa ra một tuyên bố cho biết, họ đã bắn ra hơn 300 phát đạn để cảnh cáo máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm A-50 của Nga, vào sáng sớm ngày 23/7, sau khi máy bay này hai lần xâm phạm vào không phận Hàn Quốc. Hai nước chưa từng có cuộc chạm trán nào tương tự trước đây.
Moscow đã giận giữ bác bỏ tường thuật của Seoul về vụ việc, cho biết các máy bay quân sự của Hàn Quốc đã ngăn chặn hai máy bay ném bom của Nga một cách nguy hiểm, trong lúc chúng đang thực hiện một chuyến bay đã được lên kế hoạch trước, qua vùng biển trung lập.
Tuy nhiên, trong một thông cáo vào chiều 23/7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã củng cố cho những tuyên bố của Hàn Quốc, nói rằng chiếc A-50 đã bay qua các hòn đảo và rằng Tokyo cũng đã huy động máy bay chiến đấu đến để ngăn chặn.
Trong một diễn biến phức tạp hơn, cả Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã tham gia cùng chiếc máy bay của Nga trong các lần xuất kích vào khu vực. Cuộc chạm trán diễn ra trên đầu các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông vào sáng sớm ngày 23/7.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc chạm trán, và lí do tại sao các máy bay lại ở trong khu vực này, nhưng các nhà phân tích cho biết chiến dịch này có thể đã được Nga thiết kế để “dụ” các máy bay Hàn Quốc và Nhật Bản đến, với mục đích thu thập thông tin tình báo.
“Chiến dịch này có thể sẽ cho họ một phác đồ đầy đủ về hệ thống phòng không của Hàn Quốc”, Peter Layton, một cựu phi công của Không quân Hoàng gia Australia và nhà phân tích ở Học viện châu Á Griffith cho biết.
Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa
Bình Nhưỡng đã phóng ít nhất hai quả tên lửa chưa được xác định vào sáng sớm 25/7 từ một khu vực gần Wonsan tại bờ biển phía Đông của Triều Tiên – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết.
Các vật phóng đã bay khoảng 430 km về phía Biển Nhật Bản. Chúng được phóng đi vào lúc 5h34 sáng ngày 25/7 theo giờ địa phương, theo quân đội Hàn Quốc.
“Quân đội của chúng tôi, để chuẩn bị cho các lần phóng tiếp theo, đang duy trì tư thế sẵn sàng bằng cách theo dõi các động thái liên quan”, một quan chức tại văn phòng Tham mưu trưởng Liên quân nói với hãng CNN.
“Mỹ và Hàn Quốc đang ở trong quá trình phân tích các chi tiết trong vụ phóng này”, văn phòng này cho biết.
Theo các nhà phân tích, các đặc điểm về hành trình bay, bao gồm tầm xa của hai tên lửa này là khá tương tự với lần phóng thử tên lửa mới nhất hồi tháng 5 của Bình Nhưỡng.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần thử tên lửa đầu tiên được báo cáo kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp mặt ở vùng phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên vào cuối tháng 6.
*** Nga ‘hối tiếc sâu sắc’, thừa nhận máy bay xâm phạm không phận Hàn Quốc
Nga thông báo máy bay cảnh báo sớm A-50 của nước này đã di chuyển vào không phận Hàn Quốc do lỗi thiết bị và đang tiến hành điều tra về sự cố.
Phạt Facebook 5 tỷ, chính phủ Mỹ khởi kiện luôn Cambridge Analytica
Sau khi công bố quyết định chính thức với án phạt khủng lên tới 5 tỷ USD dành cho Facebook, công ty liên quan đến vụ việc rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook là Cambridge Analytica cũng bị chính phủ Mỹ khởi kiện
Tân Thủ tướng Anh liệu có thể đảo ngược ván bài Brexit?
Giành lấy 66% số phiếu bầu ở vòng bỏ phiếu cuối cùng do các thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền quyết định, cựu Ngoại trưởng Boris Johnson đã trở thành tân Thủ tướng Anh, mở đường cho việc hiện thực hóa chủ trương Brexit mà ông luôn theo đuổi.
Nga-Pháp thảo luận kín trước cuộc gặp ‘sống còn’ với Iran
Ngoại trưởng Nga-Pháp tái khẳng định phải duy trì thoả thuận hạt nhân Iran bằng mọi giá, trong bối cảnh thoả thuận này đứng trước nguy cơ sụp đổ toàn diện.
Iran tuyên bố ‘sốc’ sau khi Mỹ nói bắn rơi 2 UAV ở vùng Vịnh
Mỹ nói rằng tàu chiến nước này đã tung đòn vào 2 máy bay không người lái (UAV) của Iran trong khi Tehran khẳng định nắm chắc “nhất cử, nhất động” của tàu Mỹ ở vùng Vịnh.
Mỹ: Mạnh tay chống nạn nâng giá của các công ty dược
Các hãng dược phẩm của Mỹ từ nhiều thập niên qua được đánh giá là đã tìm cách nâng giá vô tội vạ những loại thuốc có tầm quan trọng sống còn tới tính mạng bệnh nhân, trốn thuế và nói chung lợi dụng những kẽ hở của luật pháp để làm giàu.
Facebook, Google không còn được “dùng chùa” tin bài báo chí ở Pháp
Luật Cải cách tác quyền vừa được chính quyền Pháp thông qua mới đây sẽ buộc hai gã khổng lồ Facebook cùng Google phải trả tiền bản quyền tin bài báo chí nếu muốn được sử dụng.
Nga trưng video khoảnh khắc oanh tạc cơ ‘chạm mặt’ tiêm kích Hàn Quốc
Nga thông báo oanh tạc cơ của nước này bị tiêm kích Hàn Quốc cắt ngang đường bay nguy hiểm khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chung với máy bay Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ đạt thỏa thuận ngân sách với Quốc hội
Ngày 22-7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa của lưỡng viện Quốc hội đã đạt được thỏa thuận ngân sách về nâng mức trần nợ công và chi tiêu liên bang trong hai tài khóa tiếp theo. Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã xác nhận thông tin này.
Sát thủ mang gương mặt trẻ thơ
Đó là kẻ bị truy nã ráo riết nhất nước Mỹ, một tên gangster khát máu, thậm chí còn bị bố già Al Capone tống cổ ra khỏi băng đảng vì quá bạo lực.
Công dân hợp tác với cảnh sát chống tội phạm ở Anh
Những nhóm dân phòng tình nguyện đang nổi lên trên khắp nước Anh khi tội phạm gia tăng và số lượng cảnh sát viên tuần tra đêm giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Phiến quân Syria lén ‘dội lửa’ vào trận địa S-300 của Syria
Các nhóm phiến quân Syria phóng loạt đạn rocket BM-21 “Grad” vào khu vực triển khai các hệ thống tên lửa S-300 của quân đội Syria ở thị trấn Masyaf, song thất bại.
25 năm một đế chế thương mại điện tử
25 năm trước, Jeff Bezos đã dự đoán một tương lai chỉ với một cú nhấp chuột sẽ đem đến cho chúng ta bất cứ thứ gì, từ thức ăn cho mèo đến món trứng cá muối; và các trung tâm thương mại sẽ mờ nhạt dần, các cửa hàng sẽ phải cung cấp dịch vụ giải trí hoặc sản phẩm tiện lợi để tồn tại. Thế là Jeff Bezos xây dựng một đế chế dựa trên dự đoán đó.
Phía sau bản án xét xử “trùm ma túy khét tiếng” El Chapo
Ngày 17-7 sau 3 tháng xét xử, trùm ma túy Mexico Joaquin Guzman Loera, được biết đến với tên El Chapo đã bị tuyên án tù chung thân ở Mỹ.
Thương chiến Mỹ – Trung quay về vạch xuất phát?
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc đang trên đường về đích, bất ngờ lại quay về vạch xuất phát. Đến nay vẫn chưa có kế hoạch nào cho các cuộc đàm phán tiếp theo sau khi cuộc tham vấn cuối cùng diễn ra tại Washington sụp đổ.
Thổ Nhĩ Kỳ dọa dồn quân sang Syria tấn công người Kurd
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo đưa quân sang Syria tấn công người Kurd nếu Mỹ tiếp tục bất lực trong việc thiết lập một vùng an toàn gần sông Euphrates.
Mỹ đưa thêm binh lính và tên lửa đến Arab Saudi
Lầu Năm Góc cho biết quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Richard Spencer đã cho phép triển khai binh sĩ và vũ khí tới Arab Saudi nhằm tăng cường năng lực phòng thủ, đối phó với các mối đe dọa tại Trung Đông.
Tổng hợp-TT