VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 26/10/2020.

     Ca mắc Covid-19 không triệu chứng tăng vọt ở Trung Quốc; WHO cảnh báo hệ thống y tế thế giới quá tải; Nhà Trắng lúng túng với bài học Covid-19; Chính quyền Trump tuyên bố không định ‘kiểm soát’ Covid-19; Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt xa ngưỡng 43 triệu…là những tin chính được cập nhật.
Ca mắc Covid-19 không triệu chứng tăng vọt ở Trung Quốc
 Ca mắc Covid-19 không triệu chứng tăng vọt ở Trung Quốc   Ca mắc Covid-19 không triệu chứng tăng vọt ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trung Quốc thông báo, số ca nhiễm virus corona không bộc lộ triệu chứng ở nước này tăng cao nhất trong 7 tháng qua.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do một loạt ca nhiễm không rõ nguồn gốc tại khu vực Tân Cương.
Theo Reuters, giới chức Tân Cương ngày 25/10 cho hay, đã phát hiện 137 ca nhiễm virus corona không có triệu chứng khi họ tiến hành đợt xét nghiệm cho 4,75 triệu người ở vùng Kashgar.
Số ca nhiễm ở Kashgar bùng phát sau khi một nữ công nhân may 17 tuổi được phát hiện mắc Covid-19 mà không có triệu chứng nào bộc lộ, vào ngày 24/10. Hiện chưa rõ tại sao thiếu nữ này nhiễm virus dù mọi ca mắc Covid-19 đều liên quan tới nhà máy may.
Cô gái trên được phát hiện nhiễm virus trong cuộc xét nghiệm thường lệ. Hiện, việc theo dấu tiếp xúc đang được tiến hành để tìm ra nguồn gốc dịch.
Uỷ ban Y tế quốc gia Trung Quốc ra thông báo cho biết, tổng số 20 ca nhiễm được xác nhận và 165 ca nhiễm mới không triệu chứng, được ghi nhận ở đại lục ngày 25/10. Số ca nhiễm virus nhưng không bộc lộ triệu chứng là cao nhất kể từ khi Trung Quốc công bố số trường hợp mắc Covid-19 kể từ 31/3.
Tính tới chiều 25/10, hơn 2,84 triệu người ở Kashgar đã được làm xét nghiệm và số còn lại sẽ được xét nghiệm hết cho tới chiều mai (27/10). Quy mô và tốc độ xét nghiệm tương tự đợt dịch xảy ra hồi đầu tháng tại Thanh Đảo.
Dù số ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc đại lục đã giảm mạnh kể từ giai đoạn đỉnh điểm là tháng 2 song Bắc Kinh vẫn lo sợ làn sóng lây nhiễm mới. Do đó, Trung Quốc vẫn duy trì làm xét nghiệm nhanh, trên diện rộng.
WHO cảnh báo hệ thống y tế thế giới quá tải
SGGP Ngày 25-10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19 tại nhiều khu vực trên thế giới đang đe dọa khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trong việc đối phó với làn sóng dịch thứ hai.
Theo WHO, nhiều chính phủ đang phải vật lộn để cân bằng giữa các biện pháp hạn chế chống dịch mới với việc phục hồi các nền kinh tế vốn đang rơi vào trì trệ.
Tuy nhiên, sự chán nản của người dân trước các biện pháp cách ly chống dịch, cùng với những khó khăn kinh tế đã khiến cho việc thực hiện các biện pháp hạn chế mới càng trở nên khó khăn.
Tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 1,1 triệu người tử vong và hơn 42 triệu ca mắc bệnh. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, hiện có quá nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân các ca mắc Covid-19.
Điều này khiến các bệnh viện và hệ thống chăm sóc đặt biệt đang phải hoạt động gần bằng hoặc quá công suất. Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động ngay lập tức để ngăn chặn dịch.
Nhà Trắng lúng túng với bài học Covid-19
Liên tiếp để Covid-19 tấn công với những ổ dịch liên quan đến cả Tổng thống Trump và cấp phó Pence, Nhà Trắng cho thấy họ chưa rút ra được bài học.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua lại đón nhận một cú sốc mới, khi một ổ dịch Covid-19 lại bùng phát liên quan đến Nhà Trắng. Ít nhất 5 trợ lý và cố vấn cấp cao của Phó tổng thống Mike Pence, trong đó có những người thường xuyên tiếp xúc gần với ông, đã dương tính với nCoV.
Giới quan sát cho rằng khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn hơn một tuần nữa, ổ dịch liên quan đến các trợ lý thân cận của Pence đã cho thấy thất bại của chính quyền Trump trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh trong bối cảnh số ca nhập viện vì Covid-19 đang tăng nhanh và số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục lập kỷ lục mới.
Ổ dịch liên quan đến Phó tổng thống Pence, người đứng đầu lực lượng chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, làm suy yếu tuyên bố mà Tổng thống Trump lâu nay vẫn phát đi rằng chính quyền của ông “đang làm rất tốt” trong cuộc chiến chống Covid-19, cũng như đại dịch “đang đến hồi kết”.
Điều khiến chiến dịch tranh cử của Trump thêm phần khó khăn là việc chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 25/10 bất ngờ thừa nhận rằng chính quyền gần như đã từ bỏ nỗ lực kiềm chế virus lây lan.
Chính quyền Trump tuyên bố không định ‘kiểm soát’ Covid-19
Chánh văn phòng Nhà Trắng Meadows cho biết chính quyền Trump không có ý định “kiểm soát đại dịch” khi các ca nhiễm nCoV tăng đột biến toàn quốc.
“Chúng tôi sẽ không kiểm soát đại dịch. Chúng tôi sẽ kiểm soát vaccine, phương pháp điều trị và những lĩnh vực giảm thiểu khác”, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 25/10.
Tuyên bố của Meadows được đưa ra khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh khắp nước Mỹ và chính quyền vẫn coi nhẹ lời khuyên từ các chuyên gia y tế về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Nhà Trắng cũng đang đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 thứ hai sau khi ít nhất 5 người liên quan tới Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã nhiễm nCoV, bao gồm cả những phụ tá thân cận như chánh văn phòng Marc Short và trợ lý Zach Bauer.
Khi được hỏi tại sao chính quyền không có ý định kiểm soát Covid-19, Meadows ngụ ý đó là một đề xuất “nực cười” vì ông cho rằng “nCoV là loại virus dễ lây lan như bệnh cúm”. Meadows nói thêm Nhà Trắng vẫn “nỗ lực để kiềm chế dịch”, nhưng khẳng định đó không phải trọng tâm.
*** Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt xa ngưỡng 43 triệu
(ĐCSVN) – Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 400.562 ca mắc và 4.447 ca tử vong vì đại dịch COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng hôm nay (26/10) lần lượt là 43.319.160 và 1.158.759 trường hợp.
Theo số liệu thống kê mới nhất trên trang worldometers.info, tính đến sáng 26/10, đã có 31.894.561 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 10.265.840 ca bệnh đang điều trị thì có 10.188.114 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 77.726 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới. Các nước: Nga, Argentina, Tây Ban Nha, Pháp và Colombia đang tiếp tục vượt xa ngưỡng “triệu ca nhiễm”.
Cụ thể, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 8.392.822 trường hợp, trong đó có 250.399 ca tử vong và 3.456.029 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 198.500 ca nhiễm và 1.286 ca tử vong mới vì COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 70.431 ca nhiễm COVID-19 và 944 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 10.640.838 và 343.759 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 8.888.042 ca nhiễm và 230.497 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 886.800 và 88.743 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 216.104 ca nhiễm và 9.946 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 26/10, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 13.155.963 trường hợp, với 234.389 ca tử vong và 11.597.313 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.324.216 ca bệnh đang điều trị thì có 21.096 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 45.157 ca nhiễm mới COVID-19, tiếp tục củng cố vị trí “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (7.909.049 ca). Tiếp điến là Iran và Iraq, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 568.896; 451.707 trường hợp.
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 37.607 ca nhiễm và 828 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 9.365.382 trường hợp, với 287.915 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia, Peru…với lần lượt 5.394.128; 1.090.589; 1.015.885; 888.715… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 26/10, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 1.727.541 trường hợp, trong đó có 41.323 ca tử vong và 1.412.117 ca bình phục. Trong tổng số 274.101 ca đang điều trị thì có 2.130 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 715.868 ca nhiễm COVID-19 và 18.968 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.622 ca nhiễm và 24 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ma-rốc, Ai Cập và Ethiopia với lần lượt 197.481; 106.540; 93.343 ca nhiễm bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 15 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 14 ca ở Australia và 1 ca ở New Zealand. Hiện khu vực này ghi nhận 35.893 ca nhiễm và 959 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 27.513 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 5.797 ca.
Trước sự lây lan chưa có điểm dừng của đại dịch COVID-19, tối 25/10 theo giờ Berlin, Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới lần thứ 12 đã chính thức khai mạc với chủ đề trọng tâm là đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Do tình hình dịch bệnh, hội nghị theo thông lệ được tổ chức vào tháng 10 hằng năm tại Berlin trong năm nay diễn ra theo hình thức trực tuyến. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày này (25-27/10) sẽ là cơ hội để khoảng 300 đại biểu là các chính trị gia và nhà khoa học thảo luận về các biện pháp nhằm đưa thế giới thoát khỏi đại dịch.
Phát biểu khai mạc, Tổng thống liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier đã kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường hợp tác trong nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19, với thông điệp “không ai an toàn trước COVID-19 cho tới khi tất cả đều an toàn trước đại dịch”. Nhà lãnh đạo này kêu gọi ủng hộ sáng kiến Cơ chế tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu (COVAX), đồng thời kêu gọi Chính phủ Mỹ tham gia sáng kiến này.
Tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhấn mạnh đại dịch COVID-19 hiện là cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử hiện đại. Ông kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu, đồng thời kêu gọi các nước thực hiện theo chỉ dẫn của các nhà khoa học, cùng hợp tác để vượt qua đại dịch. Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhấn mạnh hợp tác là cách duy nhất để đưa thế giới thoát khỏi dịch bệnh/.
*** Quốc vương Malaysia từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp chống COVID-19
Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah ngày 25/10 đã từ chối yêu cầu của Thủ tướng Muhyiddin Yassin về việc ban bố tình trạng khẩn cấp để ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân đủ điều kiện có hiệu lực
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 25/10 tuyên bố, Hiệp ước quốc tế về cấm vũ khí hạt nhân đã được 50 quốc gia phê chuẩn, đủ tiêu chuẩn cho phép văn bản mang tính lịch sử này có hiệu lực sau 90 ngày.
Pháp triệu hồi đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ sau phát ngôn của ông Erdogan
Chính phủ Pháp ngày 25/10 cho biết sẽ triệu hồi đặc phái viên nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ để tham vấn, sau những bình luận “không thể chấp nhận được” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan về Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Phát hiện tàu chở dầu Nga cháy nổ dữ dội trên biển
Một tàu chở dầu của Nga đã bất ngờ phát nổ ở vùng Biển Azov hôm 24/10 (giờ địa phương), AP đưa tin. 3 thành viên thủy thủ tàu được cho là vẫn đang mất tích sau vụ nổ.
Cam go cuộc chiến chống ma túy của Thái Lan
Thái Lan đã trở thành điểm buôn lậu thuốc lắc nổi cộm – chủ yếu từ Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Slovenia. Ủy ban kiểm soát ma túy Thái Lan (ONCB) tiết lộ hầu hết các vụ bắt giữ thuốc lắc từ tháng 10/2019 đến nay có nguồn gốc từ các tập đoàn ma túy lớn ở Hà Lan, cho thấy nỗ lực mở rộng thị trường ở nhiều tỉnh trên khắp Thái Lan của các băng đảng tội phạm.
Afghanistan tiêu diệt “lãnh đạo số 2” của al Qaeda
Lực lượng an ninh Afghanistan đã tiêu diệt Abu Muhsin al-Masri, một thủ lĩnh cấp cao của al Qaeda, người nằm trong danh sách những kẻ khủng bố bị truy nã gắt gao nhất của Cục Điều tra Liên bang Mỹ, Reuters ngày 25/10 đưa tin.
Chiến lược của “Bộ tứ kim cương”
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đi kèm với chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã khơi gợi những cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ và đối tác về việc tạo ra một liên minh kiểu NATO ở châu Á gồm các nước lớn trong khu vực. Và liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ – vốn được biết đến với tên gọi “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD) – được đánh giá có thể là sự khởi đầu của liên minh này.
Mỹ ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao chưa từng thấy
Mỹ đã ghi nhận 84.218 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 23/10, phá vỡ kỷ lục 77.299 ca được thiết lập vào ngày 16/7.

Tổng hợp-TT