VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 26/7/2019.

Học giả quốc tế khẳng định Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa: Thông điệp nhiều ẩn ý;  Học giả quốc tế lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông; Nhiệt độ tại châu Âu lên hơn 41 độ C…là những tin chính được cập nhật.

Học giả quốc tế khẳng định Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

 Học giả quốc tế khẳng định Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông - 1   Hội thảo Biển Đông lần thứ 9.

VOV.VN – Các hoạt động khảo sát địa chất của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở bãi Tư Chính.
Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 đã diễn ra tại thủ đô Washington, Mỹ, ngày 24/07. Hội thảo do Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của các viện nghiên cứu lớn của Mỹ, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Na Uy, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận 3 nội dung chính bao gồm hiện trạng tại Biển Đông, lịch sử các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cách thức quản lý tranh chấp ở Biển Đông.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, các hoạt động khảo sát địa chất của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở bãi Tư Chính.
Ông Bill Hayton, Chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh cho rằng: “Đây rõ ràng là một sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNLOS), tôi không thấy có điều gì có thể biện minh cho các hoạt động hiện nay của Trung Quốc. Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo công ước luật biển và phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực 3 năm trước đây thì khu vực biển đó thuộc về Việt Nam”.
Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, Nauy cùng chia sẻ quan điểm trên: “Tôi cho rằng đây là một hành vi đáng chê trách từ phía Trung Quốc. Theo UNCLOS, Trung Quốc không có quyền được khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác.
Trung Quốc đang tìm cách thực hiện “đường lưỡi bò” nhằm phục vụ phát triển bất chấp luật pháp quốc tế. Lần này Trung Quốc không khoan dầu mà tiến hành khảo sát diện rộng ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng đồng thời ngăn cản các nước khác tiến hành khảo sát trong khu vực thềm lục địa của các nước này. Trung Quốc đang khảo sát ở những khu vực mà nước này không có chủ quyền và ngăn cản Việt Nam tiến hành khảo sát tại những nơi Việt Nam có chủ quyền”.
Theo các nhà nghiên cứu và học giả, vấn đề Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp và do đó cần có những giải pháp cụ thể với sự tham gia của các bên và cộng đồng quốc tế.

Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa: Thông điệp nhiều ẩn ý
(SGGPO) Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đưa tin, sáng 25-7 Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa tầm ngắn từ vị trí gần thành phố biển Wonsan, phía Đông nước này, ra biển Nhật Bản. Giới phân tích cho rằng đây là thông điệp nhiều ẩn ý của Bình Nhưỡng.
Tên lửa mới chưa từng thấy
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo xác nhận Triều Tiên phóng 2 tên lửa tầm ngắn. Một quả được bắn vào khoảng 5 giờ 34 và quả còn lại được bắn vào 5 giờ 57 (giờ địa phương) từ phía bán đảo Hodo. Một quan chức của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc  (JCS) dẫn phân tích của Mỹ cho biết, một quả tên lửa bay được khoảng 430km trước khi rơi xuống biển và quả còn lại đã bay xa hơn 690km, cả hai đều đạt độ cao khoảng 50km. Quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết tên lửa thứ hai là “một loại tên lửa mới” mà JCS chưa từng thấy trước đây. Quan chức này cũng cho biết, phía Hàn Quốc tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thời gian gần đây đang có mặt tại khu vực và các cuộc tập trận mùa hè đang diễn ra tại quốc gia này.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) cùng ngày cũng thông báo Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) sẽ sớm thảo luận về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Phó phát ngôn viên Nhà Xanh Han Jun-woo cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhận được báo cáo vắn tắt từ NSC. Một hệ thống phản ứng nhanh giữa các cơ quan chính phủ liên quan đã được kích hoạt, trong đó giới chức Hàn Quốc và Mỹ đang cố gắng thu thập các thông tin cụ thể liên quan tới các tên lửa này. Hiện Hàn Quốc và Mỹ cần phân tích thêm để biết những tên lửa này có phải là tên lửa đạn đạo và có cùng loại với các tên lửa đã được Triều Tiên phóng hồi tháng 5 vừa qua hay không. JCS cũng cho biết quân đội nước này đang giám sát chặt chẽ tình hình trong tường hợp Triều Tiên có thể tiến hành thêm các vụ phóng khác trong khi vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

 Học giả quốc tế lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông
Các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại CSIS thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia và học giả quốc tế.
Ngày 24/7, Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại trụ sở của CSIS, thủ đô Washington DC của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Hội thảo Biển Đông thường niên năm nay gồm các phiên thảo luận Diễn biến tình hình hiện nay trên Biển Đông; Lịch sử và nghiên cứu lịch sử về những tranh chấp trên Biển Đông; và Cách thức để quản lý tranh chấp tại Biển Đông và những lợi ích quốc tế liên quan đến Biển Đông.
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của các viện nghiên cứu lớn từ Mỹ và các nước Indonesia, Philippines, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam, như chuyên gia Evan Laksmana thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Jakarta; Giám đốc AMTI Gregory B.Poling; Giáo sư Stein Tonnesson từ Viện nghiên cứu Hòa Bình Oslo (PRIO); chuyên gia Bill Hayton thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House); và trợ lý Giáo sư Lan Nguyen từ trường Đại học Luật Utrencht…
Tại hội thảo, các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nguy cơ xảy ra xung đột từ một sự cố giữa các bên tranh chấp, đồng thời cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng và có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp hơn nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông.

Nhiệt độ tại châu Âu lên hơn 41 độ C
(SGGPO) Ngày 25-7, thủ đô Paris của Pháp đã trải qua ngày nóng nhất từ trước tới nay khi nhiệt độ đo được lên hơn 410C. Cơ quan Khí tượng Pháp cho biết, nhiệt độ trên đo được tại khu vực Montsouris, vượt qua mức nhiệt 40,40C được ghi nhận hồi tháng 7-1947.
Trong khi đó, đợt nắng nóng cũng khiến nhiệt độ cao kỷ lục được thiết lập tại Hà Lan. Tại thành phố Deelen, miền Đông nước này, mức nhiệt đo được đạt mức kỷ lục 41,70C. Tại Bỉ, nhiệt độ lên tới 40,20C đã được ghi nhận tại thành phố Liege, miền Đông nước này. Đây là mức nhiệt cao kỷ lục kể từ khi Bỉ bắt đầu ghi nhận nhiệt độ năm 1833. Cũng như lần trước, nắng nóng lần này tại châu Âu là do đợt khí nóng xuất phát từ Bắc Phi.
Hồi tháng 6 vừa qua, đợt nóng bao trùm cả châu Âu khiến nhiệt độ tại nhiều nước tăng vọt, trong đó Pháp từng ghi nhận nhiệt độ lên tới 450C tại vùng Gallargues-le-Montueux.

***   Vừa nhậm chức, Thủ tướng Anh vội sa thải một nửa nội các
Ngày đầu tiên đảm nhận cương vị Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã ngay lập tức hiện thực hóa tuyên bố của mình, đó là cải tổ bộ máy nội các và thay hàng loạt các vị trí chủ chốt bằng những gương mặt mới.

Ai đang châm ngòi cho cuộc chiến vùng Vịnh?
Anh đang cân nhắc các động thái tiếp theo trong vụ khủng hoảng tàu chở dầu ở vịnh Persian. Tình thế đối đầu giữa Mỹ và Iran nếu không có cách kiểm soát, sẽ phát triển như trong chiến tranh Iran-Iraq giai đoạn 1980-1988.

Kết quả bầu cử sớm tại Ukraine: Cặp song tấu danh hài và ngôi sao nhạc rock
Cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn tại Ukraine diễn ra hôm Chủ nhật 21-7 thêm một lần nữa khiến đất nước Ukraine rung chuyển bởi những kết quả bất ngờ.

Tổng thống Indonesia Widodo: Tiêu mỗi đồng rupiah đều phải nghĩ đến người dân
Trong bài phát biểu chính trị đầu tiên kể từ khi tái đắc cử tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Sentul ở Bogor, Tây Java, Tổng thống Indonesia Widodo nhấn mạnh những ưu tiên chiến lược trong nhiệm kỳ mới của mình để mang đến cho người dân quốc đảo này cuộc sống tốt hơn.

Phải chặn đứng mưu toan áp đặt chủ quyền phi pháp
Trong những ngày qua, nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8 – HD 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông gần khu vực Tư Chính – Vũng Mây. Hành động này xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Mỹ, Venezuela và chiếc chiến cơ xuất xứ từ Nga
Ngày 21-7, Mỹ tung ra đoạn video nói rằng một máy bay chiến đấu Su-30 Flanker do Nga chế tạo, của Venezuela có hành động “không chuyên nghiệp” khi bay theo gần một máy bay trinh sát Mỹ trên không phận biển Caribbean và cáo buộc Nga hậu thuẫn hành động “vô trách nhiệm” này của Caracas. Không phải ngẫu nhiên mà Washington đang nhắm vào Moscow trong vấn đề Venezuela.

Bốn ông lớn công nghệ Mỹ “bay hơi” 33 tỷ USD chỉ trong một ngày
Ngay sau Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố thực hiện cuộc điều tra chống độc quyền đối với các hãng công nghệ lớn hay gọi chung là Big Tech, 4 ông lớn công nghệ Facebook, Google, Amazon và Apple đều phải đón nhận những thiệt hại đầu tiên về kinh tế.

Iran ‘thách’ Mỹ trưng được bằng chứng bắn rơi UAV
Iran bác tin máy bay không người lái (UAV) trinh sát của nước này bị Mỹ bắn rơi trên Eo biển Hormuz, đồng thời thách thức Mỹ công bố bằng chứng cho tuyên bố.

Iran gửi thư lên LHQ trần tình vụ bắt tàu Anh
Trong thư gửi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), Iran khẳng định tàu dầu của Anh bị bắt sau khi va chạm với một tàu cá của Iran, làm nhiều người bị thương nhưng lại bỏ trốn.

Phạt Facebook 5 tỉ USD, chính phủ Mỹ khởi kiện luôn Cambridge Analytica
Sau khi công bố quyết định chính thức với án phạt khủng lên tới 5 tỉ USD dành cho Facebook, công ty liên quan đến vụ việc rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook là Cambridge Analytica cũng bị chính phủ Mỹ khởi kiện

Tân Thủ tướng Anh liệu có thể đảo ngược ván bài Brexit?
Giành lấy 66% số phiếu bầu ở vòng bỏ phiếu cuối cùng do các thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền quyết định, cựu Ngoại trưởng Boris Johnson đã trở thành tân Thủ tướng Anh, mở đường cho việc hiện thực hóa chủ trương Brexit mà ông luôn theo đuổi.

Nga-Pháp thảo luận kín trước cuộc gặp ‘sống còn’ với Iran
Ngoại trưởng Nga-Pháp tái khẳng định phải duy trì thoả thuận hạt nhân Iran bằng mọi giá, trong bối cảnh thoả thuận này đứng trước nguy cơ sụp đổ toàn diện.

Israel dội bão hoả lực vào tiền đồn cũ của Nga ở Syria
Israel điều chiến đấu cơ phóng ồ ạt tên lửa vào một căn cứ quân sự ở miền Nam Syria, nơi từng là tiền đồn quan trọng của quân đội Nga.

Nga ‘hối tiếc sâu sắc’, thừa nhận máy bay xâm phạm không phận Hàn Quốc
Nga thông báo máy bay cảnh báo sớm A-50 của nước này đã di chuyển vào không phận Hàn Quốc do lỗi thiết bị và đang tiến hành điều tra về sự cố.

Iran tuyên bố ‘sốc’ sau khi Mỹ nói bắn rơi 2 UAV ở vùng Vịnh
Mỹ nói rằng tàu chiến nước này đã tung đòn vào 2 máy bay không người lái (UAV) của Iran trong khi Tehran khẳng định nắm chắc “nhất cử, nhất động” của tàu Mỹ ở vùng Vịnh.

Mỹ: Mạnh tay chống nạn nâng giá của các công ty dược
Các hãng dược phẩm của Mỹ từ nhiều thập niên qua được đánh giá là đã tìm cách nâng giá vô tội vạ những loại thuốc có tầm quan trọng sống còn tới tính mạng bệnh nhân, trốn thuế và nói chung lợi dụng những kẽ hở của luật pháp để làm giàu.

Facebook, Google không còn được “dùng chùa” tin bài báo chí ở Pháp
Luật Cải cách tác quyền vừa được chính quyền Pháp thông qua mới đây sẽ buộc hai gã khổng lồ Facebook cùng Google phải trả tiền bản quyền tin bài báo chí nếu muốn được sử dụng.

Tổng hợp-TT