VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 27/3/2020.

Mỹ ghi nhận 85.377 ca nhiễm COVID-19, cao nhất thế giới; Châu Âu liên tục chao đảo trong đại dịch; Việt Nam và những tín hiệu tích cực; Bác sĩ Tây Ban Nha phải chọn để bệnh nhân nào chết; CẬP NHẬT dịch COVID-19 và ứng phó: Thủ tướng nêu rõ mục tiêu tối thượng…là những tin chính được cập nhật.

Mỹ ghi nhận 85.377 ca nhiễm COVID-19, cao nhất thế giới

  covid-19 ngay 27/3: my tro thanh vung dich lon nhat the gioi, vuot ca trung quoc va italia - 1   Số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ liên tục tăng mạnh trong những ngày qua.
(ĐCSVN) – Số liệu cập nhật của trang Worldometers sáng 27/3, nước Mỹ ghi nhận có 85.377 ca nhiễm COVID-19 do chủng mới virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra, vượt qua cả Trung Quốc, Italy và trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới.
Theo Thống đốc tiểu bang New York, Andrew Cuomo, bang này ghi nhận đã có 100 người đã tử vong trong ngày 25/3 vừa qua. Đây là bang ghi nhận số ca tử vong nhiều nhất chỉ trong 1 ngày tại Mỹ kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 385 trường hợp tử vong kể từ đầu tháng 3 tại tiểu bang này.
New York hiện vẫn là trung tâm của dịch COVID-19 tại Mỹ. Virus SARS-CoV-2 đã khiến 37.258 người bị lây nhiễm tại đây, chiếm khoảng ½ tổng số ca dương tính tại nước này. Ông Cuomo cũng cảnh báo  dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tồi tệ hơn tại tiểu bang khi mà đỉnh điểm bùng phát dịch bệnh tại bang này có thể sẽ còn kéo dài thêm 2 tuần nữa.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Washington, Mỹ sẽ  có khoảng 38.000-162.000 người tử vong trong vòng 4 tháng tới bởi dịch COVID-19 và các bệnh viện có thể sẽ bị quá tải vào tuần thứ 2 của tháng 4.
Theo CNN, các chuyên gia y tế hàng đầu ở Mỹ cảnh báo nguy cơ bác sĩ buộc phải chọn lựa bệnh nhân COVID-19 để điều trị do bệnh viện quá tải tương tự như ở Italy, Anh và Tây Ban Nha.
Dịch COVID-19 đang bùng phát nhanh chóng khiến Tổng thống Donald Trump phải tuyên bố về tình trạng đại thảm họa đối với các bang New York, Illinois, California, Florida, Washington và Louisiana. Cũng theo Tổng thống Trump, ông đang chuẩn bị đưa ra các hướng dẫn mới đối với việc phòng chống dịch COVID-19, theo đó phân loại mức độ nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp đối với các hạt ở các bang của Mỹ.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, giới chức Mỹ cũng đã ban hành một loạt các biện pháp nhằm ứng phó với những hậu quả chưa từng thấy đối với mọi mặt của đời sống cả xã hội lẫn kinh tế của nước này.
Sáng ngày 26/3 (theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói ngân sách giải cứu kinh tế lên tới 2.000 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay. Khoản tiền này sẽ được chi để ứng phó đại dịch, hỗ trợ người dân, bệnh viện cũng như các doanh nghiệp Mỹ chịu thiệt hại vì COVID-19.
Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua gói ngân sách này vào ngày 27/3 và cuối cùng là Tổng thống Donald Trump ký thành luật để giải ngân.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với nhóm đặc trách chống COVID-19 ngày 26/3, Tổng thống Donald Trump cảm ơn lưỡng đảng tại Thượng viện đã cùng thông qua gói hỗ trợ trị giá 2.000 tỷ USD, đồng thời hy vọng dự luật này cũng sẽ sớm được thông qua tại Hạ viện. Ông Trump cũng tiếp tục nhấn mạnh nước Mỹ cần quay trở lại công việc, tuy nhiên ông cũng khuyến cáo người dân tiếp tục tránh tiếp xúc xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của virus.
Tính đến nay, dịch COVID-19 đã lan ra 199 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo Worldometer, thế giới ghi nhận đã có 531.804 ca dương tính với COVID-19 và 24.073 ca tử vong; đã có 123.942 ca bình phục.

Châu Âu liên tục chao đảo trong đại dịch
Theo công bố hôm 26/3 của cơ quan y tế Pháp, nước này đã có thêm 365 ca tử vong mới trong 24 giờ qua, tương đương với mức tăng 27% so với một ngày trước đó, đưa tổng số ca tử vong do dịch Covid-19 lên 1.696. Tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới ở nước này hiện là 29.155, tăng 16% trong 24 giờ.
Lãnh đạo cơ quan y tế Pháp Jerome Salomon cho biết thêm, 3.375 người đang ở tình trạng nguy kịch, tăng 19% so với một ngày trước.
Chính phủ Anh hôm 26/3 cho hay, nước này đã có thêm 115 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 578. Tổng số ca nhiễm tại Anh hiện ở mức 11.658, tăng 9.529 ca. Đức ghi nhận thêm 6.615 ca nhiễm và 61 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt là 43.938 và 267.
Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ tư trên thế giới, với 57.786 ca nhiễm và 4.365 người chết, tăng lần lượt 8.271 và 718 ca so với một ngày trước đó. Mặc dù nước này đã áp lệnh phong tỏa từ ngày 14/3, nhưng số ca nhiễm mới và số ca tử vong do Covid-19 vẫn không ngừng tăng lên

Những tín hiệu tích cực từ Italia
Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu hôm 26/3 cho biết, cơ quan này đã ghi nhận những tín hiệu tích cực về tình hình dịch bệnh tại Italia, trước việc số ca nhiễm mới ở nước này đang giảm tốc. WHO cũng khẳng định vẫn còn quá sớm để nhận định rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua.
Trên thực tế, không lâu sau khi WHO đưa ra những đánh giá tích cực trên, chính quyền vùng Lombardy thông báo đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao trở lại với 2.500 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm của vùng lên 34.846. Hiện Italia có 80.589 ca nhiễm virus corona chủng mới, với 8.215 ca tử vong.

Tokyo ghi nhận mức tăng mạnh
Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm 26/3 đã xác nhận thêm 47 trường hợp tử vong sau khi nhiễm virus corona chủng mới. Đây là mức tăng số ca tử vong do dịch Covid-19 trong vòng một ngày cao kỷ lục ở Tokyo, xô đổ mức kỷ lục ghi nhận chỉ một ngày trước đó – 41 ca tử vong.
Con số gia tăng chóng mặt này khiến chính quyền thủ đô phải yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà trong dịp cuối tuần sắp tới, đồng thời làm dấy lên những đồn đoán rằng Tokyo cũng sắp ban bố lệnh phong tỏa giống như các thành phố lớn khác trên thế giới.
Tính đến tối cùng ngày, Nhật Bản ghi nhận 56 ca tử vong và 1.373 trường hợp nhiễm virus, trong đó Tokyo là nơi có nhiều bệnh nhân nhất, với 259 ca.

G20 quyết tâm cùng nhau vượt đại dịch
Tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm 26/3, các nhà lãnh đạo G20 đã ra tuyên bố khẳng định quyết tâm cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19, cam kết thành lập một mặt trận thống nhất chống dịch bệnh. Việc đối phó với đại dịch cũng như các tác động về y tế, xã hội và kinh tế là ưu tiên tuyệt đối của nhóm.
Các nhà lãnh đạo G20 cam kết khôi phục lòng tin, giữ vững sự ổn định tài chính, khôi phục tăng trưởng và trở lại mạnh mẽ hơn; đồng thời cam kết trợ giúp tất cả các nước đang gặp khó khăn cũng như phối hợp mọi biện pháp y tế công cộng và tài chính cần thiết để chống lại đại dịch, bảo vệ người dân.
Tuyên bố cũng nêu rõ, G20 cam kết chia sẻ mọi dữ liệu y tế và nghiên cứu dịch bệnh, tăng cường hệ thống y tế toàn cầu và mở rộng năng lực sản xuất các mặt hàng y tế; tăng cường vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc phối hợp cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

Tuyên bố gây bất ngờ từ phía Iran
Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Hossein Salami hôm 26/3 bất ngờ tuyên bố rằng, nước này sẵn sàng giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra. Tuy nhiên, Tehran không cần bất cứ sự hỗ trợ ngược lại nào.
“Tôi nói với họ rằng, nếu như nước Mỹ cần tới bất cứ sự hỗ trợ nào, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng chúng tôi không cần sự giúp đỡ của họ”, hãng tin Fars dẫn lời tướng Salami cho hay. Ông nói thêm rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ không thể đối phó với virus corona chủng mới và bảo vệ công dân Mỹ.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đưa ra đề nghị giúp đỡ Tehran đối phó với dịch Covid-19.
Iran hiện đứng thứ tư thế giới về số ca tử vong. Tại cuộc họp báo diễn ra hôm 26/3, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho hay, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 157 ca tử vong và 2.389 ca nhiễm mới, nâng số ca tử vong lên 2.234 và số ca nhiễm lên 29.406.

Việt Nam và những tín hiệu tích cực
Tai Việt Nam, đến tối 26/3, có 37 bệnh nhân đang điều trị đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần; 3 trong số này đã bình phục, sẽ được chuyển cơ sở điều trị trong ngày mai (27/3) để được tiếp tục theo dõi sức khoẻ.
Trong số 153 ca bệnh mắc COVID-19, đã có 17 ca khỏi bệnh hoàn toàn và xuất viện. 136 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khoẻ ổn định.
Tin vui trong điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 tính đến 19h tối ngày 26/3 là đã có 37 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính lần với COVID-19, trong đó 27 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1; 02 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 04 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3; đặc biệt có 04 bệnh nhân đã âm tính 4 lần là bệnh nhân 29, 45, 53 và 66.
Trong số các bệnh nhân này có 03 trường hợp bình phục, dự kiến trong ngày mai 27/3 sẽ được chuyển cơ sở y tế khác để theo dõi sức khoẻ là các bệnh nhân 45, 53 và 66.
Về sức khoẻ của 03 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, có 01 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 02 bệnh nhân còn lại thở ô xy. Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.
Sáng ngày 26/3, từ Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành đã tiếp tục hội chẩn trực tuyến điều trị cho các ca bệnh nặng này.
Đến thời điểm này, cũng đã ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của Bệnh viện Bạch Mai và 2 người của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mắc COVID-19.
Cũng liên quan đến công tác điều trị dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 3. Điểm đáng lưu ý của hướng dẫn mới nhất là tập trung chính điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về ô xy liệu pháp và đích ô xy máu
Đồng thời, các cơ sở khám chữa bệnh cần theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của XQ phổi để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng. Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam vừa qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

Bác sĩ Tây Ban Nha phải chọn để bệnh nhân nào chết
Trong phòng cấp cứu bệnh viện ở Madrid, bác sĩ Bernabeu ký giấy chứng tử cho một cụ ông và lập tức quay sang giúp bệnh nhân đang ngạt thở.
“Trong hoàn cảnh khác, cụ ông đó sẽ có cơ hội được cứu sống. Nhưng ở đây có quá nhiều người, tất cả đều đang hấp hối cùng lúc”, bác sĩ Daniel Bernabeu tại bệnh viện La Paz, một trong những bệnh viện lớn nhất thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, hôm qua cho biết.
Theo Bernabeu, các phòng chăm sóc đặc biệt đều quá tải và các bác sĩ được yêu cầu ưu tiên điều trị cho bệnh nhân trẻ, bởi người cao tuổi nhiễm nCoV không có cơ hội sống sót cao như người trẻ. Nhiều người trút hơi thở cuối cùng trong phòng chờ trước khi được nhập viện, vì các bệnh viện và nhân viên y tế đều quá tải.
Tại bệnh viện La Paz, khu phức hợp rộng lớn gồm 17 tòa nhà, phòng cấp cứu hôm 24/3 có lúc tiếp tới 240 người chờ được tiếp nhận. Các bác sĩ tuyến đầu không mặc đồ bảo hộ đầy đủ, chỉ khoác áo choàng vải và đeo khẩu trang. Họ được khuyến nghị giữ khoảng cách một mét với bệnh nhân, nhưng điều đó là không thể.
“Các đồng nghiệp đang đổ bệnh xung quanh chúng tôi”, bác sĩ Bernabeu nói. “Tôi là bác sĩ X-quang, không được phép ở phòng cấp cứu, nhưng hiện giờ tôi đang phải làm vậy”.
Bệnh viện La Paz hôm 25/3 đã cải tạo nhiều phòng chờ thành buồng điều trị bệnh nhân Covid-19. Sảnh lễ tân cũng bệnh viện sắp tới cũng được biến thành phòng điều trị.
Tuy nhiên, các tiêu chí để bệnh nhân được vào phòng chăm sóc tích cực ngày càng khắt khe hơn. Phòng bệnh mới sẽ được dành cho số bệnh nhân trẻ ngày càng tăng, những người có xu hướng phổi bị tổn thương rất nhanh. “Chúng tôi hoàn toàn bị quá tải”, bác sĩ Bernabeu nói.
Tây Ban Nha hiện ghi nhận gần 58.000 ca nhiễm và hơn 4.300 ca tử vong do Covid-19, cao hơn Trung Quốc và chỉ xếp sau Italy. Thủ tướng Pedro Sanchez, người chưa đầy ba tuần trước vẫn xem nhẹ mối đe dọa của dịch bệnh, cảnh báo người dân rằng phần lớn họ chưa bao giờ trải qua mối đe dọa ở quy mô này.
Thủ tướng Sanchez hôm 8/3 khuyến khích người Tây Ban Nha tham gia cuộc tuần hành rầm rộ ủng hộ Ngày Quốc tế Phụ nữ, bất chấp miền bắc Italy đã áp lệnh phong tỏa. Tây Ban Nha khi đó ghi nhận 589 ca nhiễm, trong đó 4 trường hợp tử vong.
Khoảng 120.000 người đã tham gia cuộc tuần hành ở Madrid ngày hôm đó, bao gồm một số bộ trưởng và vợ của ông Sanchez, bà Begona Gomez. Chính phủ Tây Ban Nha khi đó tin rằng dịch bệnh vẫn trong giai đoạn kiểm soát. Tuy nhiên, bà Begona Gomez cùng Bộ trưởng Bình đẳng Irene Montero và Phó thủ tướng Carmen Calvo sau đó đã dương tính nCoV.
Ông Sanchez hôm 15/3 áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Người Tây Ban Nha phải đối mặt những hạn chế chưa từng có trong cuộc sống hàng ngày, trong khi chính phủ tìm cách tăng cường trang bị cho hệ thống chăm sóc y tế để đối phó sự bùng nổ ca nhiễm.

CẬP NHẬT dịch COVID-19 và ứng phó: Thủ tướng nêu rõ mục tiêu tối thượng
(Chinhphu.vn) – Báo Điện tử Chính phủ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 và các chỉ đạo ứng phó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, 199 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.
Tại Việt Nam, 18h ngày 26/3, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc ở Việt Nam lên 153 trường hợp.
Ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ  ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chấp nhận thiệt hại về kinh tế để phòng chống dịch; bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân là mục tiêu tối thượng, quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tăng tốc thực hiện các biện pháp phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để.
Cập nhật lúc 7h30 ngày 27/3:
Thế giới: 529.487 người mắc, 23.968 người tử vong, trong đó:
– Hoa Kỳ: 83.545 người mắc; 1.201 người tử vong.
– Trung Quốc: 81.285 người mắc; 3.287 người tử vong
– Italy: 80.589 người mắc; 8.215 người tử vong.
– Tây Ban Nha: 57.786 người mắc; 4.365 người tử vong
Việt Nam: 153 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1); 01 bệnh nhân (BN18) mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 20/3) được chữa khỏi (giai đoạn 2).
136 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khoẻ ổn định.

***   Tỷ phú Bill Gates: Đừng mong cuộc sống trở lại bình thường vào tháng 4
Nhà sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates đưa ra cảnh báo rằng hy vọng về “cuộc sống trở lại bình thường vào tháng 4” đang mong manh.

Trung Quốc cấm người nước ngoài nhập cảnh từ ngày 28/3
Lệnh cấm sẽ được bắt đầu từ 0h ngày 28/3, áp dụng đối với người nước ngoài có thị thực và người có giấy phép cư trú hợp lệ của Trung Quốc nhập cảnh vào nước này.

Số ca nhiễm COVID-19 mới ở “ổ dịch” Iran vượt mọi kỷ lục
Số ca nhiễm mới dịch COVID-19 ở Iran trở lại xu hướng tăng sau dịp lễ năm mới của người Ba Tư, khiến các chuyên gia lo khả tình hình dịch sẽ xấu đi nhanh tại nước này.

Tình hình COVID-19 quá “căng”, ông Trump sắp gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhận được khuyến nghị từ các cố vẫn của ông hồi tuần trước về những bước tiếp theo trong cuộc chiến với virus Corona và vực dậy nền kinh tế Mỹ, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ngày 26/3.

Nỗ lực “chưa từng có” liệu có giúp Mỹ chiến thắng COVID-19?
Thượng viện Mỹ ngày 26/3 đã bỏ phiếu với kết quả ủng hộ áp đảo dự luật ngân sách trị giá 2.000 tỷ USD trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang huỷ diệt kinh tế đất nước, đánh dấu gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thế nhưng, nỗ lực “chưa từng có” này liệu có giúp Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19?

Năm kỷ niệm thứ 25 ảm đạm của Hiệp ước “biên giới chung” Schegen
Ngày 26/3, Liên minh châu Âu (EU) đã đánh dấu năm kỷ niệm thứ 25 ảm đạm của thỏa thuận “biên giới chung” Schengen khi các quốc gia thành viên đang hứng chịu hậu quả nặng nề do dịch COVID-19 gây ra.

Ca nhiễm COVID-10 tại Nga tăng vọt, Moscow đóng tất cả các cửa hàng
Số ca nhiễm COVID-19 tại Nga tăng đột biến trong 24 giờ qua khi có tới 182 ca nhiễm mới được xác nhận, trong đó 136 ca ở thủ đô Moscow.

Lạ kỳ hình thức phạt người vi phạm lệnh phong toả ở Ấn Độ
Ấn Độ chính thức bước vào lệnh giới nghiêm quy mô nhất thế giới ngày 25/3 khi hơn 1,3 tỷ dân được yêu cầu ở nhà nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Bệnh nhân Anh kể lại trải nghiệm đáng sợ khi nhiễm COVID-19
Andy Hardwick là một người đàn ông Anh khỏe mạnh và hoàn toàn bình thường. Ông dành ít nhất 3 lần mỗi tuần để đến phòng gym. Ông đôi khi gặp các triệu chứng hen suyễn. Và giờ, ông nhiễm COVID-19.

Loạt du thuyền lao đao vì Australia từ chối cho cập cảng
Hai du thuyền đã được lệnh rời khỏi vùng biển Australia hôm 26/3, sau khi một du thuyền cập cảng Sydney hồi tuần trước trở thành nguồn lây nhiễm chính cho sự bùng phát COVID-19 tại quốc gia này.

Xe rơ-mooc gây tai nạn liên hoàn, ít nhất 15 người chết
Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vài giờ sau khi lệnh giới nghiêm tại Ai Cập bắt đầu có hiệu lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Đặc vụ FBI được cho là đã chết sau 13 năm mất tích tại Iran
Gia đình của Robert Levinson, cựu đặc vụ FBI biến mất hồi tháng 3/2007 sau khi đến một hòn đảo do Iran kiểm soát, ngày 25/3 cho biết họ tin rằng Levinson đã chết khi bị Iran giam giữ, dựa trên thông tin từ các quan chức của Mỹ.

Cô gái 21 tuổi tử vong vì COVID-19 dù hoàn toàn khoẻ mạnh
Cái chết của Chloe Middleton cho thấy virus này nguy hiểm tới mức nào, gia đình cô gái cho biết.

Dịch COVID-19 đã “xâm lấn” Tây Ban Nha nhanh như thế nào?
Ngày 7/3, 24 giờ trước khi hàng trăm nghìn người Tây Ban Nha đổ ra đường chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, chính quyền khu vực phía Bắc La Rioja nước này đang phải đưa ra một quyết định khó khăn.

Quan chức ngoại giao Anh tử vong vì COVID-19
Phó Đại sứ Anh tại Hungary, ông Steven Dick, đã qua đời tại Budapest sau khi được phát hiện nhiễm bệnh COVID-19, Bộ Ngoại giao Anh ngày 25/3 (giờ địa phương) cho biết.
Tổng hợp-TT