VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 28/5/2021

     Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc xin COVID-19 qua nhiều kênh; Trung Quốc giữa bão giá nguyên liệu: Càng làm càng lỗ; Vì sao Mỹ thúc giục lật lại hồ sơ điều tra nguồn gốc Covid-19?; Ngư dân Hàn Quốc “tố” hàng trăm tàu cá của Trung Quốc vét sạch mọi thứ; Israel thành công trong thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19; Châu Á vẫn là tâm điểm của đại dịch COVID-19 thế giới…là những tin chính được cập nhật.
Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc xin COVID-19 qua nhiều kênh
Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc xin COVID-19 qua nhiều kênh - Ảnh 1.   Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 28-5 – Ảnh: BNG
TTO – Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao thành công ứng phó COVID-19 của Việt Nam và cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc xin qua nhiều kênh, bao gồm gói 80 triệu liều vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca…
Tại cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn ngày 28-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chúc mừng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trên cương vị mới.
Trên cơ sở cam kết của Mỹ về việc ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng, Ngoại trưởng Blinken khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ lên tầm cao mới.
Ngoại trưởng Blinken đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong ứng phó với dịch COVID-19, đồng thời cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước và Việt Nam tiếp cận vắc xin thông qua chương trình chia sẻ vắc xin COVAX do WHO hậu thuẫn và các nước đối tác, trong đó có 80 triệu liều vắc xin Mỹ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin trước đó, giữa tháng này Mỹ đã quyết định chia sẻ thêm 20 triệu liều vắc xin ra nước ngoài, bao gồm vắc xin của các hãng được cấp phép sử dụng tại Mỹ như Pfizer, Moderna, và Johnson & Johnson.
20 triệu liều này bổ sung cho 60 triệu liều AstraZeneca mà Mỹ đã chia sẻ trước đó.
Được biết, việc mua vắc xin Pfizer là một trong những yêu cầu được Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh trong thời gian qua. Chính phủ Việt Nam mới đây thống nhất đặt mua 31 triệu liều vắc xin của Pfizer trong quý 2 năm nay.
Trung Quốc giữa bão giá nguyên liệu: Càng làm càng lỗ
Trung Quốc – “công xưởng của thế giới” đang đứng trước làn sóng đóng cửa và tạm dừng hoạt động hàng loạt nhà máy do giá nguyên liệu thô tăng đột biến thời gian gần đây…
Làn sóng đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động đang lan rộng khắp các trung tâm sản xuất miền Nam Trung Quốc trong bối cảnh giá nguyên liệu thô tăng vọt làm xói mòn lợi nhuận của các nhà máy và dấy lên quan ngại về rủi ro lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“CÀNG SẢN XUẤT CHÚNG TÔI CÀNG LỖ”
Tại tỉnh Quảng Đông, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng công nghiệp – sản xuất mọi thứ từ thép đúc cho tới đồ gia dụng – đều than thở rằng tình hình hiện tại còn khó khăn hơn so với năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc.
“Chi phí vật liệu đúc đã vượt xa lợi nhuận gộp của chúng tôi và đến mức mà chúng tôi không thể chịu thêm bất kỳ khoản lỗ nào nữa…”
Theo tờ South China Morning Post, điều này có thể khiến một số người ngạc nhiên bởi nhiều công ty ở nước ngoài đã quay sang đặt hàng Trung Quốc nhiều hơn khi các quốc gia láng giềng như Ấn Độ hay Đông Nam Á đang hứng chịu đợt bùng dịch Covid-19 mới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch tàn phá nặng nề các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều nhà sản xuất tại Trung Quốc cho biết chi phí để nhập nguyên liệu thô hiện tại quá đắt đỏ.
Modern Casting Ltd, một trong những nhà máy cung cấp sắt và thép đúc tại Quảng Đông, mới đây gửi thông báo cho các khách hàng nói rằng họ không thể thực hiện các đơn hàng đã nhận do giá nguyên liệu thô quá cao cũng như tình trạng khan hiếm nguyên liệu.
“Chi phí vật liệu đúc đã vượt xa lợi nhuận gộp của chúng tôi và đến mức mà chúng tôi không thể chịu thêm bất kỳ khoản lỗ nào nữa”, Modern Casting cho biết.
Vì sao Mỹ thúc giục lật lại hồ sơ điều tra nguồn gốc Covid-19?
(Kinhtedothi) – Theo CNN, những kết luận của cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 1 là chưa đủ thuyết phục.
Mỹ đang tiến gần tới mục tiêu khống chế dịch Covid-19 hơn bao giờ hết, với một nửa dân số đã được tiêm chủng và nhiều hạn chế đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, nguồn gốc của loại virus gây ra đại dịch vẫn chưa được làm rõ, trong khi ngày càng có nhiều gợi ý rằng việc bùng phát dịch bệnh không xảy ra một cách tự nhiên, như nhiều chuyên gia tranh luận trước nay, theo CNN.
Mỹ đang kêu gọi nghiên cứu nhiều hơn, cảnh báo về những nguy cơ gây ra đại dịch trong tương lai và đang xem xét giả thuyết rằng những sai lầm hoặc một tai nạn trong phòng thí nghiệm Trung Quốc đã tạo ra đại dịch Covid-19. Về phía Trung Quốc cho rằng mọi hồ sơ về vụ việc đã đóng lại.
Ngư dân Hàn Quốc “tố” hàng trăm tàu cá của Trung Quốc vét sạch mọi thứ
(DTO) Hàn Quốc cáo buộc hàng trăm tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trong vùng biển nước này, trong khi các ngư dân cho biết các tàu của Bắc Kinh “vét sạch” mọi thứ.
SCMP đưa tin, Hàn Quốc đã cáo buộc hàng trăm tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển xung quanh Đường giới hạn phía Bắc trên biển Hoàng Hải – ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Seoul cho rằng các hoạt động từ đội tàu đông đảo của Trung Quốc đang gây thiệt hại về sản lượng và phá hoại môi trường biển.
Phía Hàn Quốc ước tính khoảng 180 tàu Trung Quốc đánh bắt mỗi ngày trong tháng qua tại phía bắc đảo Yeonpyeong, một trong những đảo ở cực bắc Hàn Quốc.
“Con số này cao gấp 3 lần số năm ngoái. Từ hòn đảo này, quý vị có thể dễ dàng nhìn thấy các tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động gần Đường giới hạn phía Bắc”, Shin Joong-geun, lãnh đạo hiệp hội ngư dân trên đảo Yeonpyeong, cho hay.
Ông Song Joo-hyun thuộc lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho biết, các tàu cá Trung Quốc thường hoạt động về đêm, lợi dụng trời tối để di chuyển xuống phía nam của Đường giới hạn phía Bắc.
“Họ phá hủy lưới đánh cá của ngư dân Hàn Quốc và thả trôi trên biển, gây thiệt hại lớn cho ngư dân địa phương về ngư cụ và sản lượng đánh bắt”, ông Hwang Yeon-soo, một quan chức tại văn phòng hành chính quận Ongjin, cho biết.
Trong khi đó, ngư dân Park Tae-won nói với đài KBS rằng, các ngư dân Trung Quốc “vét sạch mọi thứ, từ cá sống gần mặt biển, cho tới các hải sản có vỏ dưới đáy biển. Họ không quan tâm tới những thiệt hại tới sinh vật biển”.
Israel thành công trong thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19
(SGGPO) Ngày 28-5, Tập đoàn công nghệ sinh học Bonus BioGroup của Israel thông báo họ đã thành công trong các thử nghiệm lâm sàng đối với một loại thuốc mới điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Loại thuốc trên có tên MesenCure, được Bonus BioGroup phát triển để điều trị tình trạng suy hô hấp có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân Covid-19.
Thuốc mới này bao gồm các tế bào gốc trung mô từ mô mỡ – được lấy từ những người khỏe mạnh hiến tặng – truyền vào bệnh nhân qua đường truyền máu.
Theo Bonus BioGroup, thuốc này có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong mô phổi và giúp ích cho quá trình bình phục ở bệnh nhân.
Thuốc MesenCure đã được thử nghiệm thành công ở động vật và đã được Chính phủ Israel “bật đèn xanh” để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở người tại Trung tâm Y tế Rambam, miền Bắc Israel.
Thử nghiệm đã được thực hiện đối với 10 bệnh nhân mắc Covid-19 từ 45 đến 75 tuổi và có các bệnh lý nền khác. Tất cả những người này đều có các triệu chứng suy hô hấp cấp tính, viêm phổi nặng. Sau khi dùng thuốc MesenCure, các bệnh nhân đã có sự cải thiện rõ rệt và được xuất viện chỉ sau 1 ngày kể từ khi điều trị kết thúc.
Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tiếp theo sẽ được thực hiện trên 50 bệnh nhân.
*** Châu Á vẫn là tâm điểm của đại dịch COVID-19 thế giới
(ĐCSVN) – Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, với 50.336.003 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 28/5, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới; trong đó, 668.048 ca đã tử vong và 45.910.792 ca được điều trị khỏi.
    Sáng 28/5, thế giới có tổng số 169.616.816 ca nhiễm và 3.524.509 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 537.668 ca nhiễm và 11.643 ca tử vong mới. Tính đến nay, Mỹ vẫn là nước có tổng số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 28/5, đã có 151.326.802 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 14.765.505 ca bệnh đang điều trị, có 14.667.603 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 97.902 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 179.770 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (66.722 ca) và Mỹ (24.393 ca). Cùng với đó, Ấn Độ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 3.558 ca, sau đó là Brazil (2.130 ca) và Mỹ (630 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 50.336.003 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 28/5, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 668.048 ca đã tử vong do COVID-19 và 45.910.792 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 27.547.705; 5.220.549 và 2.875.858 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 318.821; 46.970 và 79.384 ca.
Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia, bà Dante Saksono Harbuwono, ngày 27/5, dự báo số ca mắc mới COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr và đạt đỉnh vào giữa tháng 6 tới. Bộ Y tế Indonesia dự báo rằng đỉnh dịch lần này sẽ không cao như thời điểm sau các kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới 2021 nhờ các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt của chính phủ.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch gia hạn tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo, tới ngày 20/6. Theo Thủ tướng Yoshihide Suga, số ca nhiễm mới đang giảm ở một số khu vực, trong đó có thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka, nhưng “về tổng thể, tình hình rất khó dự đoán”. Chính phủ sẽ tham vấn nhóm chuyên gia cố vấn trong ngày 28/5 trước khi đưa ra quyết định chính thức về việc có gia hạn tình trạng khẩn cấp hay không.
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 64.467 ca nhiễm và 1.555 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.635.629; 5.035.207 và 4.473.677 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện vẫn là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.758 ca, sau khi có thêm 10 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (125.793 ca) và Nga (120.002 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 39.639.671 ca, trong đó có 889.980 ca tử vong và 32.406.174 ca được điều trị khỏi. Với 33.999.680 ca nhiễm và 607.726 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.402.722 và 1.371.073 ca nhiễm, cùng 222.232 và 25.411 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 159.232 ca nhiễm và 3.874 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 28.309.133 ca và 767.998 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 66.722 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 16.342.162 vào thời điểm hiện tại. Với 2.130 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Argentina với 547 ca tử vong mới và Colombia với 513 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 28/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.842.464 ca, trong đó có 129.912 ca tử vong và 4.362.378 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.649.977 ca nhiễm và 56.170 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 4.422 ca nhiễm mới và 93 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 518.122 và 340.250 ca nhiễm bệnh cùng 9.134 và 12.451 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 67.914 ca nhiễm (tăng 85 ca) và 1.252 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 15 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.063 ca, trong đó 910 ca tử vong./.
*** Tổng thống Syria Bashar al-Assad tái đắc cử
Tổng thống Syria đương nhiệm Bashar al-Assad tái đắc cử với hơn 95% số phiếu ủng hộ, nhưng kết quả bầu cử không được phương Tây công nhận.
Bỏ bản quyền sáng chế vaccine ư? Họ đâu phải Marie Curie
“Thế anh có cấp bằng sáng chế mặt trời không?”, Jonas Salk hùng hồn nói trong buổi phỏng vấn cùng Edward R.Murro trên một chương trình truyền hình, khi được hỏi về việc tại sao ông không xin cấp bằng sáng chế cho vaccine bại liệt của mình.
Liên Hợp Quốc điều tra xung đột Israel-Hamas
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra quy mô nhằm làm rõ việc có hay không tội ác chiến tranh trong đợt xung đột đẫm máu vừa rồi giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas của người Palestine.
Cứng chọi cứng
Sau 11 ngày giao tranh đẫm máu, Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza đã tuyên bố ngừng bắn với sự trung gian của Ai Cập. Thỏa thuận này giúp trút đi gánh nặng về một cuộc bộ chiến ác liệt có thể diễn ra ở Dải Gaza. Nhưng…
Mỹ tuyên bố không tái gia nhập Hiệp ước Bầu trời Mở
Hãng thông tấn AP trước đó đưa tin rằng chính quyền Biden đã thông báo với Nga rằng họ không có ý định quay trở lại Hiệp ước Bầu trời Mở, cho phép hai nước thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau.
Cuộc không kích của Israel có thể là “tội ác chiến tranh”
Người đứng đầu Cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc (LHQ), Michelle Bachelet, ngày 27/5 cho biết rằng việc Israel bắn phá Gaza khiến ít nhất 250 người Palestine thiệt mạng có thể cấu thành “tội ác chiến tranh” nếu được chứng minh là “hành động không tương xứng”.
Đức tìm ra nguyên nhân gây đông máu sau khi tiêm vaccine COVID-19
Một nhóm các nhà khoa học Đức tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân gây đông máu ở một số trường hợp tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson và khẳng định đã có cách cải tiến vaccine.
Azerbaijan bắt 6 lính Armenia “lẻn” qua biên giới đặt mìn
Azerbaijan thông báo bắt nhóm 6 binh sĩ người Armenia khi đang tiến hành đặt mìn bên vùng lãnh thổ do Baku kiểm soát.
Bệnh nhân COVID-19 tại Campuchia sát hại lính gác rồi bỏ trốn
Một nam bệnh nhân mắc COVID-19 người Campuchia đã tấn công một quân nhân canh gác bệnh viện đến chết rồi bỏ trốn trong đêm, Khmer Times đưa tin.
Ai Cập “được gì” sau nỗ lực hòa giải xung đột Israel – Hamas?
Hôm 26/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Ai Cập Sisi. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh, Cairo vừa hoàn thành xứ mệnh là trung gian hòa giải cho xung đột gần đây giữa Israel và Hamas. Giới chuyên gia nhận định, dường như Ai Cập đã chứng minh được uy tín và vai trò tại Trung Đông, buộc Washington phải có sự nhìn nhận kỹ càng hơn.
Phong tỏa bang đông dân thứ hai Australia vì siêu ổ dịch COVID-19
Bang Victoria, Australia sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa trong vòng một tuần, nhằm ngăn chặn một đợt bùng phát COVID-19 mới có nguy cơ lây nhiễm rất cao, sau khi phát hiện ổ dịch đáng lo ngại hồi đầu tuần qua.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ truyền bá thông tin sai lệch về nguồn gốc virus SARS-CoV-2
Trung Quốc hôm 26/5 cáo buộc Mỹ “truyền bá các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch” về khả năng virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Nga phát triển chiến đấu cơ tàng hình siêu thanh khác Su-57
Nhà sản xuất máy bay hàng đầu Nga Sukhoi cho biết họ đang phát triển một mẫu máy bay siêu âm đa năng có khả năng tấn công, trinh sát đồng thời.
Tổng thống Mỹ yêu cầu điều tra lại nguồn gốc virus Corona
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị cho các cơ quan tình báo xem xét thông tin mật về nguồn gốc của virus Corona, bao gồm cả việc liệu virus lây sang người từ động vật, hay từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Mỹ và đồng minh cam kết số tiền khổng lồ tái thiết Gaza
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Đông, giành được sự ủng hộ ngoại giao và củng cố lệnh ngừng bắn chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 11 ngày giữa Israel và Hamas tại Gaza.
Hội nghị Thượng đỉnh Nga – Mỹ: Cơ hội “vàng” thu hẹp bất đồng
Nga và Mỹ không kì vọng cuộc gặp tới đây giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden có thể đảo chiều mối quan hệ đầy “chông gai” giữa hai nước, nhưng tin tưởng rằng đó là dịp để thu hẹp bất đồng và tìm kiếm những lĩnh vực có thể hợp tác hiệu quả.
Tiếp tục xả súng đẫm máu tại Mỹ, 8 người chết
Ít nhất 8 người đã thiệt mạng và một số người khác bị thương nghiêm trọng trong một vụ xả súng tại một bãi xe lửa ở thành phố San Jose, bang California, Mỹ.
TQ-TT