VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 28/6/2021.

    Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một nước Mỹ mới; Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế: Năng lực không gian mạng của Trung Quốc kém xa Mỹ 10 năm; Sau Delta, chủng đột biến mới đang dấy lên lo ngại: Cứ 10 ca tử vong thì có 9 ca là vì virus Gamma; “Mối đe dọa lớn nhất” đối với cuộc chiến chống đại dịch; Covid-19 càn quét, châu Phi nguy cơ thành “Ấn Độ thứ hai”; Sydney lần đầu tiên bị phong tỏa vì Covid-19; Thế giới ghi nhận 181.796.408 ca nhiễm COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một nước Mỹ mới
   Đại dịch COVID-19 đã và đang “bóc mẽ” những bất cập của toàn cầu hóa và làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới.
Những kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp sau đại dịch Covid-19 tại Mỹ đang bị dập tắt bởi nạn bạo lực súng đạn cùng những thách thức nền kinh tế gặp phải trước sự chuyển đổi bất ngờ.
Mỹ dường như đã vượt qua làn sóng Covid-19 tồi tệ nhất. Nỗ lực triển khai tiêm chủng 300 triệu liều vaccine đã đem cuộc sống của hàng triệu người dân quay trở lại bình thường.
Một nhiệm kỳ tổng thống mới đã đặt tầm quan trọng của khoa học lại đúng vị trí của nó. Hơn 600.000 người chết được tưởng nhớ thay vì lãng quên.
Thế nhưng, bất chấp những hy vọng về sự chuyển mình nhanh chóng tại xứ sở cờ hoa, đại dịch kinh hoàng đã làm thay đổi xã hội Mỹ theo những cách không tưởng, CNN đưa tin.
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước kịch bản về một cuộc khủng hoảng mới khi nguồn cung không đủ đáp ứng cho nhu cầu bùng nổ của người dân sau đại dịch.
Nhiều ngành kinh tế nước này như du lịch, hàng không phải vật lộn trước những chuyển biến nhanh chóng do Covid-19 tác động trên mọi khía cạnh xã hội.
Và trên tất cả, đó là sự trở lại “chói tai” của cơn ác mộng dai dẳng tại Mỹ: Bạo lực súng đạn.
Các thành phố như San Francisco và New York dường như quay lại thời kỳ đen tối trong quá khứ, khi mà “bóng ma” súng đạn là nỗi “ám ảnh” trong tâm trí mỗi người dân.
Câu hỏi đặt ra là liệu những mất mát dồn nén trong nhiều tháng giãn cách xã hội, cùng các vấn đề sức khỏe tâm thần có phải là nguyên nhân dẫn đến một quốc gia ngập trong súng đạn.
Bạo lực gia tăng
Vào thời điểm Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế Covid-19 và bước vào một mùa hè mới tràn đầy hy vọng, khắp đất nước liên tục ghi nhận sự gia tăng đột ngột về bạo lực súng đạn.
Các vụ xả súng hàng loạt đã được báo cáo từ Oregon, Louisiana cho đến Michigan.
Khó có thể quay trở lại
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với thời kỳ hậu đại dịch theo cách chưa từng có trong lịch sử.
Sự mất cân bằng trong cung và cầu đẩy Mỹ vào một tình thế rất khác so các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây.
Những khách hàng đã được tiêm phòng đổ xô đến các nhà hàng sau khi mở cửa. Nhưng nan giải thay, đôi khi nhà hàng không có đủ bồi bàn và đầu bếp phụ để phục vụ họ.
Một số nhân viên đã rời đi vì đại dịch. Một số khác dựa vào trợ cấp thất nghiệp của chính phủ để trang trải cuộc sống thay vì đi làm.
Hàng triệu người Mỹ cũng quay trở lại bầu trời, nhưng tình trạng thiếu phi công cùng các vấn đề bảo dưỡng máy bay đang khiến mạng lưới hàng không phải “gồng mình”.
Tương tự ngành hàng không, các khách sạn đang trải qua một giai đoạn khó khăn vì không kịp chuẩn bị trước sự thay đổi đột ngột.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế: Năng lực không gian mạng của Trung Quốc kém xa Mỹ 10 năm
Kinhtedothi – Theo một nghiên cứu mới công bố hôm nay (28/6), năng lực trong không gian mạng của Trung Quốc sẽ còn tụt hậu so với Mỹ ít nhất 10 năm.
Nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố hôm 28/6, trong bối cảnh một loạt các chiến dịch xâm nhập làm gia tăng mối đe dọa gián điệp trong không gian mạng giữa hai quốc gia.
Vào tháng 12/2020, giới chức Mỹ phát hiện cơ quan tình báo Nga – SVR, đã chiếm quyền điều khiển phần mềm SolarWinds để xâm nhập vào các mục tiêu của chính phủ ở Washington, bao gồm Bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Ba tháng sau, phần mềm email của Microsoft bị tin tặc nghi ngờ do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn xâm nhập để thăm dò các tổ chức phi chính phủ và tổ chức tư vấn của Mỹ.
Nghiên cứu của IISS đã xếp hạng các quốc gia theo một loạt các tiêu chuẩn về không gian mạng, từ sức mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số cho đến sự trưởng thành của các chức năng tình báo – an ninh và khả năng tích hợp các cơ sở mạng với các hoạt động quân sự.
theo Nikkei, Trung Quốc, cũng như Nga bị cáo buộc thực hiện những chiến dịch gián điệp trực tuyến, đánh cắp tài sản trí tuệ và tung thông tin sai lệch chống lại Mỹ và các đồng minh. Nhưng IISS khẳng định cả Bắc Kinh và Moscow vẫn bị hạn chế bởi hệ thống an ninh mạng tương đối lỏng lẻo so với các đối thủ.
Kết quả là, Mỹ được tổ chức tư vấn xếp hạng là cường quốc có năng lực không mạng “bậc nhất”, với Trung Quốc, Nga, Anh, Australia, Canada, Pháp và Israel ở hạng thứ hai.
Greg Austin, một chuyên gia về không gian mạng tại IISS, cho biết các báo cáo truyền thông chỉ tập trung vào những mặt tích cực của những tiến bộ kỹ thuật số của Trung Quốc – chẳng hạn như khát vọng trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo – đã góp phần gây ra sự “phóng đại” nhận thức về sức mạnh không gian mạng của Bắc Kinh.
Ông nói: “Xét trên mọi phương diện, sự phát triển các kỹ năng về an ninh mạng ở Trung Quốc đang ở vị thế kém hơn so với nhiều quốc gia khác.Theo báo cáo, việc Bắc Kinh tập trung vào “an ninh nội dung” – hạn chế thông tin mang tính chất ảnh hưởng chính trị trên internet trong nước – có thể đã làm giảm sự tập trung của họ vào việc kiểm soát an ninh mạng. IISS cũng cho rằng phân tích của Trung Quốc về tình báo mạng “kém chín chắn” hơn so với các thành viên nhóm liên minh chia sẻ thông tin tình báo -Five Eyes (Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand).
Sau Delta, chủng đột biến mới đang dấy lên lo ngại: Cứ 10 ca tử vong thì có 9 ca là vì virus Gamma
Bộ Y tế Brazil cho biết kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, 1.122 trẻ em dưới 10 tuổi đã chết ở Brazil, cứ 10 ca tử vong do Covid-19 thì có 9 ca nhiễm virus đột biến Gamma.
Sau Delta, virus đột biến Gamma lại làm dấy lên lo ngại
Một làn sóng cũ chưa kịp lắng xuống và một làn sóng mới lại nổi lên trong cơn đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới.
Đó là virus đột biến gen mới – chủng Delta vẫn đang lây lan trên toàn cầu tới 90 quốc gia thì bây giờ, một loại virus đột biến tiếp theo là Gamma lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil cũng có thể trở thành một mối đe dọa mới.
Virus đột biến Gamma hiện đang là chủng virus “chiếm ưu thế” ở Brazil, số ca tử vong do nhiễm virus đột biến này ngày càng tăng.
Các virus đột biến Gamma hiện cho thấy khả năng lây truyền gia tăng, các triệu chứng nghiêm trọng hơn và khả năng kháng vắc xin và phương pháp điều trị bằng kháng thể nhiều hơn, đây chính là điều mà các nhà khoa học cảm thấy thực sự đáng lo ngại.
“Mối đe dọa lớn nhất” đối với cuộc chiến chống đại dịch
Đây là nhận định chung của các nhà khoa học hàng đầu thế giới đối với biến thể virus SARS-CoV-2 mang tên Delta, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Biến thể này hiện đang khiến số ca mắc COVID-19 tại một số nước tăng vọt, thậm chí ở cả những quốc gia, khu vực có tỷ lệ dân số tiêm chủng cao.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay: “Tôi biết rằng trên toàn cầu hiện đang có rất nhiều mối quan tâm về biến thể Delta và WHO cũng lo ngại về nó”. Theo ông, đây là biến thể có tốc độ lây lan nhanh nhất hiện nay.
Ông nói: “Delta là biến thể dễ lây lan nhất trong số các biến thể được xác định cho đến nay. Biến thể này đã xuất hiện ít nhất 85 quốc gia, vùng lãnh thổ và đang lây lan nhanh chóng trong các nhóm người chưa được tiêm chủng. Khi một số quốc gia nới lỏng các biện pháp phòng bệnh, chúng tôi đã bắt đầu thấy sự lây lan gia tăng trở lại. Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc số ca nhập viện nhiều hơn, tử vong nhiều hơn”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Thực tế cho thấy, ở châu Âu, Delta dù được phát hiện ở Anh cách đây không lâu nhưng đã nổi trội hơn biến thể Alpha (B.1.1.7) được phát hiện đầu tiên tại nước này về tốc độ lây lan. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) ước tính đến đầu tháng 8, biến thể Delta có thể chiếm tới 70% số ca mắc COVID-19 mới tại “Lục địa già” và đến cuối tháng 8 sẽ là 90%.
Covid-19 càn quét, châu Phi nguy cơ thành “Ấn Độ thứ hai”
(DTO) Đại dịch Covid-19 đang tấn công mạnh mẽ các nước châu Phi do các biến thể dễ lây lan hơn xuất hiện, chiến dịch tiêm chủng chậm trễ và bệnh viện ở nhiều nơi bị quá tải.
Trước khi Tổng thống Uhuru Kenyatta và các nhà lãnh đạo khác đến thăm Kisumu – một thành phố nằm bên hồ Victoria của Kenya – vào cuối tháng 5 để kỷ niệm một ngày lễ lớn, các quan chức y tế ở đây đã chứng kiến những con số thảm họa Covid-19. Các ca nhiễm tăng đột biến, các khu cách ly trong bệnh viện quá tải và biến thể Delta rất dễ lây lan đã xuất hiện lần đầu tiên tại Kenya.
Tiến sĩ Boaz Otieno Nyunya, Giám đốc điều hành y tế và dịch tễ của khu vực này, cho biết ông và các chuyên gia y tế khác đã phản đối kế hoạch trên và khẩn thiết kêu gọi các chính trị gia tổ chức lễ kỷ niệm trực tuyến vì nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Chỉ vài tuần trước đó, tại Ấn Độ, các cuộc tụ tập quy mô lớn đã khiến làn sóng Covid-19 thảm khốc càn quét khắp Ấn Độ, nơi biến chủng Delta lần đầu tiên xuất hiện và hiện thống trị khắp thế giới.
Sydney lần đầu tiên bị phong tỏa vì Covid-19
– Giới chức Australia vừa thông báo sẽ tiến hành phong tỏa thành phố và các vùng lân cận trong hai tuần trong bối cảnh biến thể virus corona Delta đang lây lan mạnh.
Đây là lần đầu tiên Sydney phải tiến hành phong tỏa thành phố kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng lên năm 2020. Lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ 6h tối ngày 26/6 cho đến ít nhất 12h đêm ngày 2/7.
Người dân Sydney sẽ chỉ được phép rời nhà vì những lý do “thiết yếu” như đi mua lương thực, đi khám bệnh, “đi làm hoặc đi học khi mà họ không thể làm việc hay học tại nhà”.
Tập thể dục ngoài trời sẽ chỉ được phép diễn ra trong nhóm nhỏ từ 10 người trở xuống. Các hoạt động thể thao cộng đồng và đám cưới đều bị cấm.
Australia là một trong số nhiều nước “tiếp tục phải vật lộn với tình trạng lên xuống của đại dịch Covid-19, chủ yếu là do các biến thể mới và tình trạng tiêm vắc xin chậm cho công dân. Nguồn cung cấp vắc xin ở bên ngoài các nước Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đang thiếu”, tờ Times nhận định.
Nga hạ thủy tàu ngầm lớn nhất trong 30 năm
– Nga vừa lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm một tàu ngầm hạt nhân khổng lồ mới. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga vừa có một cuộc đối đầu căng thẳng ở Biển Đen với một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh.
Tàu Belgorod được tin là tàu ngầm lớn nhất được phát triển trên thế giới trong 30 năm và nó đã được thử nghiệm ở Biển Trắng hồi cuối tuần vừa rồi, báo chí Nga đưa tin.
Một khi được thông qua để đưa vào sử dụng, tàu ngầm mới của Nga có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân với 6 ngư lôi Poseidon xuyên lục địa. Tàu ngầm mới của Nga được cho là có thể phá hủy cả một thành phố.
Tàu Belgorod cũng đóng vai trò như một con tàu mẹ cho các tàu ngầm nhỏ hơn và lặn sâu được trang bị cánh tay robot có thể phá hoại hoặc thậm chí là cắt đứt các nguồn cáp quang quan trọng nằm dưới đáy biển.
Hải quân Hoàng gia Anh hồi đầu năm nay thông báo, họ sẽ triển khai “một tàu do thám” đến làm nhiệm vụ ngăn chặn các tàu ngầm phá hoại cáp quang Internet của Anh thông qua những “thủ đoạn” như nói ở trên.
Các thông số kỹ thuật của tàu ngầm Belgorod chưa được tiết lộ. Hiện con tàu này đang trải qua các cuộc thử nghiệm của nhà sản xuất và dự kiến sẽ được bàn giao cho nhà nước Nga vào cuối năm 2021. Tàu ngầm mới của Nga được cho là sẽ phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, phương Tây lo ngại Nga có thể triển khai tàu ngầm Belgorod đến Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương – nơi Moscow đang gia tăng đáng kể hoạt động của các tàu ngầm trong những năm gần đây.
*** Thế giới có thêm gần 255.000 ca nhiễm COVID-19 mới trong một ngày
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 28/6/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 181.796.408 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.937.430 ca tử vong và 166.271.572 ca bình phục.
     Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 254.676 ca mắc và 4.661 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 34.493.998 ca nhiễm COVID-19, trong đó 619.434 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Ấn Độ (46.592 ca); Brazil (33.704 ca); Indonesia (21.342 ca); Nga (20.538 ca); Anh (14.876 ca);… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Ấn Độ (973 ca); Nga (599 ca); Indonesia (409 ca); Mexico (175 ca)…
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 47.792.275 ca mắc COVID-19, trong đó 1.099.420 ca tử vong. Hết ngày 27/6, châu lục này ghi nhận đã có thêm 42.616 ca nhiễm mới và 719 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 5.770.021 ca mắc COVID-19 và 110.968 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 27/6, Pháp có thêm 1.578 ca nhiễm mới và 17 ca tử vong mới vì dịch bệnh. Nga, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan… lần lượt xếp sau Pháp về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 55.412.726 ca nhiễm và 784.937 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 130.245 ca mắc và 2.314 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 52.800.196 ca được điều trị khỏi; 135.015 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 26.425 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 28/6, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 46.592 ca mắc mới và 973 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 30.278.912 ca và 396.753 ca.
Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 38.858 ca mắc mới và 664 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 4.781.939 người mắc COVID-19, trong đó 92.341 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 và 7 quốc gia ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19. Indonesia là quốc gia chiếm nhiều ca tử vong vì dịch bệnh nhất với 409 ca; Philippines đứng thứ hai với 128 ca; tiếp đó là Malaysia ghi nhận 60 ca tử vong.
Indonesia hiện vẫn là ổ dịch nghiêm trọng nhất khu vực ASEAN. Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận 21.342 ca nhiễm mới COVID-19. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận với tổng cộng 2.115.304 ca bệnh và 57.138 ca tử vong vì COVID-19.
Philippines ghi nhận 6.096 ca nhiễm mới trong ngày 27/6, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này lên 1.397.992 ca, trong đó 24.372 người tử vong. Trong khi đó, Malaysia ghi nhận 5.586 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng ca bệnh lên734.048, trong đó có 4.944 ca tử vong vì dịch bệnh.
Cùng ngày Thái Lan chứng kiến 3.995 ca nhiễm mới. Campuchia cũng ghi nhận 839 ca nhiễm mới. Hiện nay, Campuchia đang phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 15.145 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 40.519.048 ca, tổng số người tử vong là 916.591 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 33.965.662 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.503.408 ca nhiễm và 232.521 ca tử vong. Tiếp đó là các quốc gia Canada, Panama, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala lần lượt xếp sau Mỹ và Mexico về tác động của đại dịch COVID-19 trong khu vực.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 32.537.852 ca nhiễm; 993.720 ca tử vong và 29.389.111 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 39.818 ca nhiễm và 845 ca tử vong vì dịch bệnh. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 18.420.598 ca nhiễm, trong đó 513.474 ca tử vong. Các quốc gia Argentina, Colombia, Peru, Chile, Ecuador, Bolivia lần lượt xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trong khu vực.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 5.460.273 ca mắc COVID-19, trong đó 141.473 ca tử vong. Những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.928.897 trường hợp, trong đó 59.900 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và Fiji là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 39 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 30.495 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 910 trường hợp tử vong vì COVID-19. Các quốc gia French Polynesia, Papua New Guinea, New Zealand, Fiji… lần lượt xếp sau Australia vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại khu vực này. Ngày 27/6, Fiji ghi nhận có 262 ca nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc virus SARS-CoV-2 tại nước này lên 3.591 ca, trong đó 15 ca tử vong vì dịch bệnh./.

TQ-TT