WHO: Phải sẵn sàng ứng phó với khả năng bùng phát đại dịch Covid-19; Mở rộng thử thuốc Covid-19 khắp châu Á; CDC Mỹ đưa VN ra khỏi danh sách ‘có nguy cơ lây nhiễm Covid-19’; Tạm ngừng miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc; Cách ly 92 người nghi nhiễm virus corona ở Việt Nam; CẬP NHẬT dịch COVID-19 và ứng phó: Hơn 2.000 ca mắc tại Hàn Quốc…là những tin chính được cập nhật.
WHO: Phải sẵn sàng ứng phó với khả năng bùng phát đại dịch Covid-19
Nhân viên phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở Daegu, Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, ngày 23/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN.
SGGP-Ngày 27-2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo dịch Covid-19 đang ở một “thời điểm quyết định” trên toàn cầu.
Ngày 27-2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo dịch Covid-19 đang ở một “thời điểm quyết định” trên toàn cầu; đồng thời hối thúc các quốc gia bị ảnh hưởng “hành động nhanh chóng” để ngăn chặn bùng phát đại dịch. Tuyên bố của WHO được đưa ra trong bối cảnh cùng ngày, Phó Tổng thống Iran, bà Masoumeh Ebtakar và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại và An ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran, ông Mojtaba Zolnour, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus nCoV.
Mối quan ngại lớn nhất ở ngoài Trung Quốc
Theo số liệu thống kê mới nhất, trong 24 giờ qua, Iran đã ghi nhận 106 ca nhiễm mới. Số trường hợp tử vong ở Iran đã tới 26 người, cùng với 246 ca nhiễm virus nCoV. Trước tình hình này, Chính phủ Mỹ ngày 27-2 đã cho phép ngân hàng trung ương Iran, vốn đang chịu lệnh trừng phạt của Washington, thực hiện một số giao dịch thương mại nhất định phục vụ mục đích nhân đạo. Theo Bộ Tài chính Mỹ, bước đi trên nằm trong quyết định chính thức hóa một kênh viện trợ nhân đạo của Thụy Sĩ, để các doanh nghiệp có thể gửi thực phẩm, thuốc men và hàng hóa thiết yếu khác tới Iran.
Trong khi đó, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) công bố số liệu cập nhật cho biết có thêm 171 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.766 ca, tăng 505 ca so với một ngày trước đó. Đây là mức tăng cao nhất hàng ngày được ghi nhận tại quốc gia Đông Bắc Á này kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Trong phiên họp hàng tuần Ủy ban Thường trực Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Hàn Quốc, ngày 27-2, các quan chức cũng đã tính đến việc mở rộng sự hỗ trợ của quân đội trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Kích hoạt kế hoạch khẩn
Theo số liệu cập nhật công bố sáng 27-2 của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, nước này đã ghi nhận thêm 29 ca tử vong trong ngày 26-2. Đây là mức tử vong trong một ngày thấp nhất tại Trung Quốc trong gần một tháng qua, cũng là ngày đầu tiên tổng số ca nhiễm mới ở các nước khác nhiều hơn ở Trung Quốc.
Thông tin tích cực từ Trung Quốc vẫn chưa thể khiến thế giới lạc quan khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm tại nhiều quốc gia khác. Đã xuất hiện thêm một số nước ghi nhận trường hợp nhiễm virus nCoV đầu tiên như Estonia, Đan Mạch…
Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe ngày 27-2 đề nghị tất cả trường học toàn quốc tạm thời đóng cửa để phòng dịch Covid-19 lây lan rộng. Thủ tướng Abe cho rằng thời điểm 1-2 tuần tới rất quan trọng đối với việc phòng dịch, do vậy cần cho học sinh nghỉ học trong thời gian này để tránh dịch bệnh lây lan rộng.
Chiều 27-2, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này xác định dịch Covid-19 là một đại dịch, đồng thời thông báo kích hoạt một kế hoạch khẩn cấp ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm này. Litva đã ban bố tình trạng khẩn cấp trước nguy cơ lây lan virus nCoV.
Mặc dù đánh giá nguy cơ dịch Covid-19 lây lan tại Mỹ vẫn thấp, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chỉ định Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phụ trách công tác ứng phó với dịch Covid-19. Trước đó, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer, đã gửi đề xuất tới Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Mỹ, theo đó yêu cầu khoản ngân sách khẩn cấp trị giá 8,5 tỷ USD cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.
Tính đến 22 giờ ngày 27-2 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có 82.588 ca nhiễm và 2.814 ca tử vong do dịch Covid-19. Dịch bệnh đã xuất hiện và lây lan tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo chuyên gia Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm nghiên cứu dịch bệnh Covid-19 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), chủng mới của virus nCoV có điểm đặc trưng là gây ra một lượng lớn chất nhầy bám dính trong vùng trong tiểu phế quản của bệnh nhân. Việc những chất nhầy này cản trở đường thở có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng thứ phát và nhóm của ông Chung đang nghiên cứu cách thức giải quyết vấn đề này.
Mở rộng thử thuốc Covid-19 khắp châu Á
Công ty Công nghệ sinh học Mỹ Gilead mở rộng thử nghiệm lâm sàng Remdesivir khắp châu Á và một số nước, trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Tốc độ và phạm vi nghiên cứu lâm sàng thuốc Remdesivir phản ánh nhu cầu cấp thiết trong việc điều trị viêm phổi nCoV. Hai thử nghiệm mới với khoảng 1.000 bệnh nhân dự kiến bắt đầu vào tháng tới tại các trung tâm y tế châu Á và những khu vực có đông bệnh nhân. Các nhà khoa học sẽ tiến hành đánh giá hai liều thuốc tiêm tĩnh mạch.
Công ty Gillead đang thảo luận với các bệnh viện tại Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc về việc mở rộng thử nghiệm. Sớm nhất là tháng 5 năm nay, kết quả sơ bộ sẽ được công bố.
Số bệnh nhân cho hai nghiên cứu mới bằng với thử nghiệm trước đó được thực hiện tại Vũ Hán và Mỹ. Gilead đã quyên góp thuốc và lựa chọn 1.155 bệnh nhân cho quá trình này.
Tốc độ và phạm vi của nghiêm cứu lâm sàng thuốc remdesivir phản ánh nhu cầu cấp thiết đối với phương pháp điều trị Covid-19. Đến nay, số ca dương tính đã vượt 82.000 ở hơn 40 quốc gia, trên 2.800 trường hợp tử vong. Các ca mắc mới tại Hàn Quốc, Italy và Iran tăng vọt.
Hiện chưa có cơ quan nào phê duyệt hoặc cấp phép sử dụng Remdesivir trong điều trị viêm phổi. Thuốc cũng chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Gilead vẫn cung cấp sản phẩm cho người bệnh Covid-19 nguy kịch sử dụng nhân đạo thông qua cơ quan chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
“Mục đích chính là nhanh chóng xác định tính an toàn và hiệu quả của Remdesivir trong điều trị viêm phổi nCoV. Hai nghiên cứu bổ sung giúp chúng tôi mở rộng dữ liệu y tế ra phạm vi toàn cầu trong khoảng thời gian ngắn”, Merdad Parsey, Giám đốc Y tế của Gilead cho biết.
Thử nghiệm mới tập trung đánh giá hai khoảng thời gian dùng thuốc. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm. Nhóm đầu tiên gồm 400 người có biểu hiện nghiêm trọng được điều trị bằng Remdesivir trong khoảng 10 ngày. Nhóm thứ hai 600 người với triệu chứng nhẹ đến trung bình dùng thuốc từ 5 đến 10 ngày hoặc được chăm sóc theo tiêu chuẩn.
Vào đầu tháng này, Trung Quốc đã bắt đầu thử thuốc sau khi một bệnh nhân Mỹ hồi phục trong thời gian ngắn vì dùng Remdesivir. Song quá trình này bị gián đoạn bởi không tìm được đủ tình nguyện viên đạt tiêu chuẩn tham gia.
CDC Mỹ đưa VN ra khỏi danh sách ‘có nguy cơ lây nhiễm Covid-19’
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Ngày 27/2, trong khuôn khổ kênh trao đổi thường xuyên với các cơ quan y tế của Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tổ chức cuộc họp trực tuyến (teleconference) với Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Y tế & Dịch vụ nhân sinh Mỹ, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Tại cuộc họp, các đại diện của CDC và Văn phòng Các vấn đề toàn cầu, Văn phòng Châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Y tế & Dịch vụ nhân sinh Mỹ đánh giá những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đã đạt các kết quả tích cực, công tác giám sát, cách ly và điều trị đã được triển khai đồng bộ.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, CDC đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng”.
Đại diện CDC cho biết đang lên kế hoạch thăm Việt Nam vào nửa cuối tháng 3 để tăng cường các hoạt động hợp tác y tế giữa hai nước và thúc đẩy việc thành lập Văn phòng khu vực của CDC tại Việt Nam. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng sẵn sàng xem xét hỗ trợ thêm các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.
Về hợp tác khu vực, phía Mỹ mong muốn tăng cường các hoạt động trao đổi, hợp tác ASEAN – Mỹ về phòng chống dịch bệnh. Nội dung này cũng sẽ là một trong các vấn đề quan tâm của Mỹ tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 14/3 tại Las Vegas, Mỹ.
Thời gian qua, bên cạnh chính quyền, nhiều doanh nghiệp của Mỹ cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác y tế với Việt Nam. Theo Hội đồng doanh nghiệp Mỹ – ASEAN (USABC), trong đoàn hơn 40 doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam từ 3-6/3 sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp chuyên về y tế, dược phẩm để thúc đẩy các cơ hội hợp tác về y tế với Việt Nam.
Tạm ngừng miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc
(Chinhphu.vn) – Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc từ 0 giờ ngày 29/2.
Cách ly 92 người nghi nhiễm virus corona ở Việt Nam
Bộ Y tế cho biết tính đến 7h30 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona, 14 ngày chưa có ca mắc mới.
Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, tính đến 7h30 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona (14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới). Trong đó, số trường hợp đã điều trị khỏi là 16, số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh đang theo dõi, cách ly là 92. Ngày 26/2, số ca nghi nhiễm ở Việt Nam là 31 người.
Từ đầu tháng 2 đến nay, thời điểm ghi nhận số ca nghi nhiễm cao nhất là ngày 11/2 với 97 trường hợp. Khi đó, Việt Nam có 15 trường hợp mắc Covid-19, 6 người đã khỏi bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, người nghi ngờ nhiễm virus corona phải là người đến vùng nguy cơ, tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh và có triệu chứng nghi ngờ (các triệu chứng liên quan đến hô hấp như sốt, ho, khó thở…) còn trong thời gian ủ bệnh.
Những người có nguy cơ này cần tự cách ly (trong 14 ngày) cho đến khi chứng minh không mang virus corona trong người, kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu các đối tượng đến từ vùng nguy cơ nhưng lưu trú quá thời gian ủ bệnh (quá 14 ngày) xem như không còn nguy cơ.
Ngoài ra, tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 5.474, 1.381 mẫu đã xét nghiệm (số mẫu dương tính: 16, số mẫu âm tính: 1.365).
Trước đó, ngày 26/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký văn bản quyết định công bố hết dịch Covid-19 đối với tỉnh Khánh Hòa.
Văn bản nêu rõ quyết định số 240/QĐ-BYT ngày 31/1 về việc công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hết hiệu lực kể từ ngày 26/2.
Quyết định được đưa ra sau 22 ngày kể từ khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện (4/2).
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Phó ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đã quyết định cho phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus corona (Covid-19) đối với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Quyết định này không những góp phần giảm tải cho khoa Xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM mà còn rút ngắn trả lời kết quả cho các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.
Sở Y tế cho biết cơ quan này sẽ ban hành văn bản hướng dẫn các bệnh viện trực thuộc về chỉ định và gửi mẫu bệnh phẩm đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus Corona (Covid-19) trong thời gian sớm nhất.
Số ca nhiễm mới nCoV ở Trung Quốc thấp nhất một tháng qua
Trung Quốc ghi nhận thêm 327 ca nhiễm mới và 44 ca tử vong, mức nhiễm mới thấp nhất tại nước này trong một tháng qua
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 327 ca nhiễm mới nCoV, trong đó 318 trường hợp tại tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19. Trung Quốc đại lục hiện ghi nhận 78.824 ca nhiễm, riêng tại Hồ Bắc là 65.914 ca.
NHC cũng công bố thêm 44 ca tử vong do nCoV, gồm 41 ca tại Hồ Bắc, nâng tổng số ca tử vong tại tỉnh này lên 2.682 và trên cả nước lên 2.788. Quan chức y tế cho biết có thêm 3.622 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, nâng tổng số người được chữa khỏi lên 36.117, trong khi 8.346 người trong tình trạng nguy kịch.
Thế giới hiện ghi nhận 83.105 ca nhiễm, 2.858 ca tử vong và 36.525 người đã được chữa khỏi. Hai ổ dịch lớn hiện nay là Hàn Quốc và Italy. Hàn Quốc ghi nhận gần 1.800 ca nhiễm, trong đó 13 ca tử vong, trong khi Italy công bố 655 ca nhiễm, trong đó 17 người đã chết.
Nhiều trường hợp nhiễm mới xuất hiện trên khắp châu Âu có liên quan đến điểm nóng dịch bệnh ở miền bắc Italy. Hà Lan hôm qua ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên, trong khi số ca tại Pháp tăng gấp đôi từ 18 lên 38.
Dịch Covid-19 cũng đang lan nhanh ở Italy khi nước này ghi nhận 245 ca nhiễm trên toàn quốc, trong đó 26 ca đã tử vong. Các ca nhiễm ở Iran bao gồm cả Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc quốc hội Iran Mojtaba Zolnour, nghị sĩ Mahmoud Sadeghi và Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi.
CẬP NHẬT dịch COVID-19 và ứng phó: Hơn 2.000 ca mắc tại Hàn Quốc
(Chinhphu.vn) – Báo điện tử Chính phủ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 và các chỉ đạo ứng phó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Ngày 31/1/2020, WHO công bố dịch bệnh là SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG KHẨN CẤP GÂY QUAN NGẠI TOÀN CẦU (PHEIC).
Cập nhật lúc 9h00 ngày 28/2:
Thế giới: 83.367 người mắc, 2.858 người tử vong, trong đó:
– Lục địa Trung Quốc: 2.788 người tử vong.
– Hồng Kông (Trung Quốc): 02 người tử vong.
– Đài Loan (Trung Quốc): 01 người tử vong.
– Phillippines: 01 người tử vong
– Nhật Bản: 04 người tử vong.
– Pháp: 02 người tử vong.
– Tàu Diamond Princess: 04 người tử vong
– Iran: 26 người tử vong
– Hàn Quốc: 13 người tử vong
– Ý: 17 người tử vong.
Việt Nam: 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được điều trị khỏi.
Tính đến ngày 27/2/2020, đã 15 ngày liền Việt Nam không ghi nhận trường hợp nào mắc mới.
16 người dương tính với COVID-19 đã điều trị khỏi gồm:
– 02 cha con người Trung Quốc;
– 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc;
– 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19;
– 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
– 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 1.432 trường hợp.
80% ca nhiễm nCoV ở Trung Quốc ‘không nghiêm trọng’
Nghiên cứu của Trung Quốc chỉ ra hơn 80% ca nhiễm nCoV không nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng nhẹ có thể khiến dịch bệnh khó kiểm soát hơn.
Virus corona chủng mới gây ảnh hưởng nặng nề tại Trung Quốc và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, với số người mắc bệnh lên tới hơn 83.000. Hơn 2.800 người đã chết và toàn bộ 6 châu lục đều có ca nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, trong các cảnh báo về dịch bệnh, quan chức chính phủ và các chuyên gia y tế đều lưu ý rằng dù virus có thể gây chết người, nhưng phần lớn những người bị nhiễm cho đến nay chỉ có các triệu chứng nhẹ và hồi phục hoàn toàn. Giới chuyên gia cho rằng đó là yếu tố quan trọng cần hiểu rõ để tránh sự hoảng loạn toàn cầu không cần thiết và có bức tranh rõ ràng về khả năng lây nhiễm.
“Nhiều người bây giờ đang hoảng loạn và một số người thực sự đang phóng đại những rủi ro”, tiến sĩ Jin Dongyan, chuyên gia về virus học tại Đại học Hong Kong, hôm 27/2 cho biết. “Các chính phủ và chuyên gia y tế công cộng cũng phải đối phó với những điều này bởi chúng cũng gây hại”.
Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu nhiều về loại virus này và mối nguy hiểm có thể gia tăng khi nó lây lan sang những nơi khác trên thế giới, song dựa vào thông tin hiện có, giới chuyên gia đã có những đánh giá nhất định về mức độ nghiêm trọng của virus.
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, hơn 80% ca các ca nhiễm bệnh là nhẹ. Trong số 44.672 trường hợp nhiễm nCoV tại Trung Quốc tính đến ngày 11/2, hơn 36.000, tương đương 81%, là nhẹ.
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo kỹ thuật số ASEAN chào đón mọi doanh nghiệp
– Thành công của chuyển đổi kỹ thuật số của ASEAN cần sự hỗ trợ của khu vực tư nhân và các công ty trên thị trường trong việc xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và giải quyết các vấn đề liên quan đến các ý tưởng lớn và quyền riêng tư dữ liệu.
Quan điểm này đã được tiến sĩ Aladdin D. Rillo, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), phát biểu tại một Hội nghị Chuyển đổi Kỹ thuật số cho các ngành được tổ chức trực tuyến mới đây.
“Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN đã tăng vọt lên 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2019, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 300 tỷ USD vào năm 2025. Đối với các chính phủ, các doanh nghiệp và xã hội, chuyển đổi kỹ thuật số không còn là một lựa chọn mà là một con đường bắt buộc để thúc đẩy phát triển kinh tế và các doanh nghiệp”, tiến sĩ Rillo nói.
“Để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong ASEAN, các sáng kiến mới hiện đang được triển khai như phát triển hệ sinh thái 5G, xây dựng khung khổ về chuyển vùng di động quốc tế, sản xuất thông minh, và một mạng lưới đổi mới sáng tạo ASEAN. Nhưng để thành công, chúng tôi cũng cần sự hỗ trợ của khối tư nhân và các doanh nghiệp như Huawei, đặc biệt là trong việc xây dựng một hệ sinh thái thân thiện đổi mới sáng tạo và giải quyết các vấn đề liên quan đến ý tưởng lớn và quyền riêng tư dữ liệu”, Phó Tổng thư ký Cộng đồng kinh tế ASEAN chia sẻ.
Chuyển đổi kỹ thuật số khu vực ASEAN có một điểm thuận lợi đặc trưng là có một cơ sở hạ tầng ICT rất phát triển và đầy tính sáng tạo. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng, nền kinh tế Internet đang phát triển nhanh chóng, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp tràn đầy năng lượng và lượng dân số trẻ khổng lồ khiến Đông Nam Á trở thành một khu vực đầy hứa hẹn để nhảy vọt trong làn sóng kỹ thuật số.
Với chủ đề “Xin chào, Thế giới thông minh”, Hội nghị chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu, được tổ chức thông qua phát trực tiếp, kết nối các nhà lãnh đạo ngành và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Đức, Ý và ASEAN để cùng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của họ về chuyển đổi kỹ thuật số. Hội nghị đã xem xét năm xu hướng của một thế giới thông minh trong 10 năm tới và đề xuất một nền tảng được xây dựng trên các loại kết nối, điện toán, nền tảng và hệ sinh thái mới.
Các chuyên gia đã nhất trí rằng các luồng thông tin với các công nghệ ICT mới, như 5G, AI và IoT, sẽ giúp xây dựng nền tảng để từ đó mọi thứ khởi nguồn, cho phép phát triển thông minh nhiều ngành, lĩnh vực, bao gồm phát triển đô thị, sản xuất, năng lượng, tài chính, giao thông vận tải…
*** Italia có 650 ca nhiễm, Châu Âu thành đích mới của Covid-19
Số ca nhiễm Covide-19 tại Pháp tăng gấp đôi chỉ sau một đêm, trong khi số ca lây nhiễm tại Italia đã vượt mức 650, và Hà Lan cũng ghi nhận ca dương tính với Covid-19 đầu tiên, biến châu Âu trở thành đích đến mới của dịch bệnh này.
Thủ tướng Abe định hình lại chính sách Trung Quốc của Nhật Bản
Vị thế của Nhật Bản ở châu Á đã thay đổi đáng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Là cơ sở hậu cần quan trọng nhất đối với Mỹ khi đó, Nhật Bản hiện đang đứng đầu trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, với số lượng tài nguyên ít hơn nhiều so với trước đây.
Phố Wall “đỏ rực”, COVID-19 có thể đẩy Mỹ vào suy thoái
Phố Wall đã chịu tổn thất nặng nề trong ngày 27/2 khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giao động đến hơn 1.000 điểm trước khi đóng cửa phiên giao dịch với 1.190 điểm, đánh dấu tuần tồi tệ nhất của chỉ số chứng khoán blue-chip kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mỹ bật “chế độ thám tử” vì ca nhiễm COVID-19 hy hữu
Một người phụ nữ tại California được coi là trường hợp lây nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Mỹ nhưng không thể xác định được nguồn lây nhiễm, điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào bệnh nhân này lại tiếp xúc được với virus và những ai khác có thể đã bị nhiễm?
Ngồi cạnh Phó Tổng thống nhiễm COVID-19, Tổng thống Iran có nguy cơ lây nhiễm
Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtakar, người nhiễm virus Corona chủng mới gây dịch viêm phổi cấp (COVID-19), ngồi cạnh Tổng thống Rouhani và nhiều thành viên nội các trong cuộc họp cách đây hai hôm.
Số ca lây nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc vượt mốc 2.000
2.022 người đã nhiễm chủng mới virus Corona (Covid-19), đây là con số chính thức được cơ quan Y tế Hàn Quốc xác nhận sáng 28/2, với thêm 256 ca nhiễm mới tại nước này trong một đêm. Tình trạng dịch bệnh tại Hàn Quốc đang ở mức đáng báo động!
Tàu Hải quân Mỹ được lệnh “tự cách ly” trên biển 14 ngày
Hải quân Mỹ đã ra lệnh cho tất cả các tàu từng đến thăm các nước trong khu vực Thái Bình Dương tự cách ly trên biển trong vòng 14 ngày để theo dõi các thủy thủ về các dấu hiệu, triệu chứng của Covid-19.
Mỹ tố Trung Quốc cố tình chiếu laser quân sự vào máy bay
Hải quân Mỹ ngày 27/2 cho biết một tàu chiến quân sự Trung Quốc đã bắn tia laser cấp quân sự vào máy bay giám sát P-8 của Hải quân Mỹ hồi tuần trước trong khi máy bay này đang bay qua Thái Bình Dương.
Phó Tổng thống Iran nhiễm Covid-19
Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar được xác nhận dương tính với virus Corona chủng mới (Covid-19), hãng thông tấn IRNA ngày 27/2 đưa tin.
Thêm một quan chức Iran nhiễm Covid-19
Mojtaba Zonnour, người đứng đầu Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran, đã bị nhiễm virus Corona chủng mới (Covid-19), hãng IRNA ngày 27/2 đưa tin.
Dịch Covid-19: Nhân viên chính phủ Hàn Quốc tử vong do làm việc quá sức
Một nhân viên chính phủ làm việc tại tòa thị chính Jeonju, Hàn Quốc được phát hiện tử vong vào sáng 27/2 sau nhiều giờ làm việc quá sức để tham gia ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh do virus Corona chủng mới (Covid-19).
Quan hệ Trung-Nhật tan băng giữa tâm bão Covid-19
“Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên” (Sông núi khác bờ cõi, nhưng trăng gió cùng trời), là những dòng thơ được in trên các thùng khẩu trang và nhiệt kế được Hiệp hội Phát triển Thanh niên Nhật Bản (JYDA) gửi tới Trung Quốc nhằm hỗ trợ quốc gia láng giềng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.
Hàn Quốc ghi nhận thêm 505 ca nhiễm, Iran có 26 ca tử vong
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) chiều ngày 27/2 thông báo, nước này đã ghi nhận thêm 171 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 1.766 người.
Quy tắc lạ biến giáo phái Hàn Quốc trở thành tâm dịch COVID-19?
Ốm đau và bệnh tật không bao giờ được coi là lý do hợp lệ để từ chối tham gia các hoạt động của giáo phái Shincheonji, một cựu thành viên giáo phái này tiết lộ. Thực tế, hơn một nửa số ca lây nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc hiện nay đều liên quan tới giáo phái này.
Facebook cấm các quảng cáo chứa thông tin sai lệch về Covid-19
Facebook Inc ngày 26/2 thông báo sẽ cấm quảng cáo cho các sản phẩm cung cấp bất kỳ phương pháp chữa trị hoặc phòng ngừa nào liên quan đến Covid-19 và những sản phẩm khiến người dùng có “cảm giác cấp bách” trong thời điểm này.
Tờ báo hàng đầu của Mỹ bị ông Trump kiện ra tòa
Đại diện chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/2 cho biết đang đệ đơn kiện tờ New York Times với cáo buộc cố tình xuất bản một bài viết trong đó có quan điểm cho rằng Nga và chiến dịch của ông Trump đã có một thỏa thuận bao quát trong cuộc bầu cử năm 2016.
Hé lộ kế hoạch Nga tìm người thế thân cho Putin
Quan chức Nga từng tính toán tìm kiếm một người giống hệt Tổng thống Putin để thay ông dự những sự kiện có nguy cơ cao về an ninh, song ông chủ Điện Kremlin nhất quyết từ chối.
Tổng hợp-TT