VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

TIn vắn quốc tế ngày 29/3/2021.

    Giải cứu thành công tàu mắc kẹt trên kênh đào Suez; Iran muốn thay thế kênh đào Suez, ‘rủ rê’ Ấn Độ và Nga xây tuyến hàng hải mới; Quốc gia đầu tiên thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần; Gần 128 triệu ca Covid-19, Mỹ cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch…là những tin chính được cập nhật.
Giải cứu thành công tàu mắc kẹt trên kênh đào Suez

Siêu tàu container mắc kẹt khiến kênh đào Suez tắc nghẽn nghiêm trọng - Đọc  Tin Online

(VTC News) – Tàu container Ever Given được giải cứu thành công sau 6 ngày mắc cạn, kênh đào Suez và hàng hóa sẽ lưu thông trở lại.
Nhà cung cấp dịch vụ hàng hải Inchcape cho biết tàu container Ever Given đã nổi trở lại sau nhiều ngày đâm vào bờ kênh Suez và mắc cạn.
Theo nhà cung cấp dịch vụ hàng hải Inchcape Shipping, Ever Given – tàu container mắc cạn ở kênh đào Suez vừa được giải cứu vào khoảng 4h30 sáng 29/3 (giờ địa phương).
“Con tàu hiện đã an toàn. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về các bước tiếp theo”, đại diện của Inchcape Shippins cho biết.
Con tàu hiện đã nổi trở lại nhưng vẫn chưa rõ khi nào kênh đào Suez mới được khơi thông trở lại. Hiện có khoảng 450 tàu đang tập trung ở hai đầu kênh đào Suez để chờ được lưu thông.
Ever Given mắc cạn hôm 23/3 khi di chuyển qua đoạn phía nam của kênh đào Suez. Sự cố làm đình trệ giao thương tại một trong những tuyến đường thủy bận rộn nhất thế giới. Việc con tàu bị mắc cạn làm ách tắc 9,6 tỷ USD hàng hóa mỗi ngày giữa Châu Á và Châu Âu.
Với việc Ever Given được giải cứu, giá trị hàng hóa mỗi ngày sẽ được lưu thông trở lại. Điều này giúp ngăn nguy cơ gia tăng lạm phát trong bối cảnh nguồn hàng thế giới, đặc biệt là dầu và khí đang trong quá trình phục hồi hậu đại dịch.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, sau chiến dịch giải cứu, sẽ phải mất thêm nhiều thời gian nữa để khôi phục hoạt động vận chuyển trở lại mức như trước khi xảy ra sự cố.
Để giải cứu con tàu, 9 tàu kéo, máy cuốc được huy động và làm việc liên tục. Trong những ngày qua, hơn 17.000m3 khối cát xung quanh mũi tàu được loại bỏ để tàu có thể nổi. Tàu lai dắt hạng nặng cũng tham gia công tác cứu hộ.
Iran muốn thay thế kênh đào Suez, ‘rủ rê’ Ấn Độ và Nga xây tuyến hàng hải mới
Tehran đề xuất ý tưởng vận hành tuyến đường dài 7.200 km có sự tham gia của Nga, Ấn Độ, với điểm nhấn là sử dụng cảng Chabahar làm điểm kết nối của Ấn Độ và châu Âu.
Trong bối cảnh giao thông quốc tế qua kênh đào Suez bị tê liệt sau sự cố siêu tàu chở hàng Ever Given mắc kẹt, Iran muốn chứng minh rằng nước này hoàn toàn có thể đóng vai trò thay thế trong kết nối giao thương giữa châu Á và châu Âu.
Kênh Press TV (Iran) ngày 27/3 dẫn lời một quan chức ngoại giao nước này cho biết, Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC) có thể sẽ là một giải pháp thay thế hiệu quả so với tuyến kênh đào Suez.
Theo Kazem Jalali, Đại sứ Iran tại Matxcơva, hàng hóa từ châu Á có thể sang châu Âu qua cửa ngõ Iran trong thời gian 20 ngày và chi phí có thể sẽ giảm. Vì thế, INSTC sẽ là lựa chọn vượt trội để thế chỗ kênh đào Suez trên khía cạnh trung chuyển hàng hóa.
Iran cùng với Ấn Độ và Nga đang thúc đẩy sáng kiến hành lang vận tải đa hình thức, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phi chuyên chở hàng từ Ấn Độ sang châu Âu – Press TV đưa tin. Ý tưởng về INSTC dài 7.200 km từng được Nga, Ấn Độ, Iran khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2000, sau đó là sự tham gia của 10 nước Trung Á.INSTC hướng đến một mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường biển chuyên dùng cho vận tải hàng hóa, giúp cắt giảm từ 30-60% chi phí vận chuyển, rút ngắn hành trình từ 40 ngày xuống còn 20 ngày.
Cảng Chabahar của Iran được cho là sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm phụ thuộc vào kênh đào Suez đối với vận tải hàng hóa sang châu Âu. Theo thỏa thuận ba bên Nga-Ấn Độ-Iran ký năm 2017, Ấn Độ đồng ý chi 21 tỉ USD cho tuyến hành lang nối từ cảng Chabahar tới Hajigak ở miền trung Afghanistan.
Thêm thông tin
Quốc gia đầu tiên thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần
SGGP Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc trong tuần.
Kế hoạch này cho phép người lao động làm ít giờ hơn mà không bị giảm lương. Cuộc thử nghiệm do đảng cánh tả Mas Paas đề xuất, với lập luận rằng, thời gian làm việc dài hơn không nhất thiết sẽ cho năng suất cao hơn. Dự án này kéo dài 3 năm, trị giá 50 triệu EUR, cho phép các công ty quan tâm tham gia thử nghiệm với rủi ro tối thiểu. Chi phí của các công ty sẽ được bảo hiểm ở mức 100% trong năm đầu tiên, 50% trong năm thứ hai và 33% trong năm thứ ba.
Việc thử nghiệm đặt mục tiêu có sự tham gia của 3.000 – 6.000 công nhân thuộc 200 công ty trên khắp Tây Ban Nha. Trước đó, Software Delsol là công ty đầu tiên của Tây Ban Nha áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần cho các nhân viên của mình. Năng suất của công ty này đã tăng lên rõ rệt, các nhân viên cũng chia sẻ rằng họ cảm thấy cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn với chế độ làm việc mới.
Không chỉ riêng ở Tây Ban Nha, ý tưởng giảm giờ làm cho người lao động xuống còn 4 ngày/tuần đang được nghiên cứu và thử nghiệm tại một số quốc gia khác.
Chẳng hạn ở New Zealand, tháng 5-2020, Thủ tướng Jacinda Ardern từng đề nghị các chủ doanh nghiệp ở nước này xem xét cho nhân viên làm việc 4 ngày/tuần.
Cũng trong năm ngoái, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã kêu gọi áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần, mỗi ngày 6 giờ nhằm giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo gia đình.
*** Gần 128 triệu ca Covid-19, Mỹ cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch
Thế giới ghi nhận gần 128 triệu người nhiễm nCoV, gần 2,8 triệu người chết, Mỹ cảnh báo mở cửa quá sớm sẽ làm số ca mới tăng trở lại.
Thế giới đã ghi nhận 127.741.268 ca nhiễm nCoV và 2.795.341 ca tử vong, tăng lần lượt 486.850 và 6.807, trong khi 102.896.957 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Antony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng tốc độ lây nhiễm không giảm trong thời gian qua nhiều khả năng do các bang đã nới lỏng những biện pháp kiểm soát phòng dịch quá sớm, bên cạnh sự xuất hiện của nhiều biến chủng nCoV mới.
“Khi đồ thị đà tăng ca nhiễm bắt đầu đi ngang, bạn thực sự đối mặt nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Chúng ta đã thấy điều đó tại Mỹ, đó cũng là điều xảy ra ở nhiều nước châu Âu, khi họ chứng kiến tốc độ lây nhiễm không suy giảm và tăng trở lại”, Fauci nói trên truyền hình hôm 28/3.
Tổng thống Joe Biden cho rằng “mọi người đang mất cảnh giác” và sẽ họp với cấp dưới để tìm hiểu tình hình trong ngày 29/3.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 30.956.871 ca nhiễm và 562.457 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 44.122 và 1.599 trường hợp so với một ngày trước đó.
Tốc độ lây nhiễm nCoV tại Mỹ đang ổn định ở mức gần 50.000 trường hợp/ngày, sau khi nước này đợt bùng phát cuối năm 2020 với hàng trăm nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Các bang như Texas, Maryland, Connecticut và Mississippi đã bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang và cho phép nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại mà không hạn chế.
Tiến sĩ Fauci cũng cảnh báo hoạt động đi lại trong lễ Phục sinh có thể làm bùng phát dịch như kỳ nghỉ lễ cuối năm ngoái. “Dù mọi người đeo khẩu trang trên máy bay, những địa điểm và hoạt động tại sân bay cũng tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm”, ông nói.
Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 12.534.688 ca nhiễm và 312.206 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 44.326 và 1.512 ca.
Áp lực đang ngày càng gia tăng với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, khiến ông thay đổi thái độ về nỗ lực phòng chống Covid-19 và triển khai vaccine. Giới chức y tế nước này cho biết đang phát triển hai loại vaccine nội địa nhằm kiểm soát dịch bệnh, dù chúng sẽ mất nhiều tháng thử nghiệm.
Ấn Độ là vùng dịch thứ ba thế giới với 12.039.210 ca nhiễm và 161.881 ca tử vong, tăng lần lượt 68.206 và 295. Ca nhiễm ở Ấn Độ tăng trở lại trong những tuần gần đây, khiến một số khu vực phải áp hạn chế tụ tập đông người. Các điểm nóng như bang phía tây Maharashtra và thủ phủ Mumbai tiến hành xét nghiệm bắt buộc tại chỗ ở những khu vực đông đúc.
Ấn Độ sẽ bắt đầu tiêm chủng cho tất cả những người trên 45 tuổi kể từ ngày 1/4. Các chuyên gia cho biết Ấn Độ đã tiêm chủng cho gần 50 triệu người nhưng chương trình với mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trước cuối tháng 7 đang bị chậm so với kế hoạch.
Hiện chỉ những nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác, cùng với người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh nền mới đủ điều kiện để tiêm vaccine AstraZeneca hoặc vaccine nội địa Bharat Biotech.
Pháp, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 4.545.589 ca nhiễm và 94.596 ca tử vong. Số ca mới hàng ngày ở Pháp đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu tháng.
Pháp thừa nhận tình hình là “nguy cấp” và 19 khu vực đã áp đặt biện pháp hạn chế khắt khe. 20 triệu người ở Pháp, bao gồm Vùng đô thị Paris, được coi là đang sống trong các khu vực lây nhiễm cao.
Nước này đang đối phó sóng Covid-19 thứ ba, nhưng tụt hậu so với nhiều nước phương Tây về số lượng người được tiêm chủng khi mới tiêm được 9,8 triệu liều vaccine, so với hơn 32 triệu ở Anh và hơn 12 triệu ở Đức.
Xu hướng tiêm chủng tăng nhanh những tuần gần đây, song ca nhiễm cũng tăng đột biến. Các bệnh viện ở một số khu vực bị quá tải khiến chính phủ đặt một phần ba dân số vào tình trạng phong tỏa và công bố kế hoạch thành lập 35 trung tâm tiêm chủng đại trà. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều người dân mệt mỏi với các lệnh phong tỏa.
Anh báo cáo 4.333.042 người nhiễm và 126.592 người chết, tăng lần lượt 3.862 và 19 trường hợp. Ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng liên tục giảm trong những ngày gần đây.
Anh sẽ nới lỏng biện pháp phòng dịch từ ngày 29/3, cho phép các nhóm lên đến 6 người gặp nhau ngoài trời. Chính phủ cũng có kế hoạch cho phép uống rượu ngoài trời và mở lại dịch vụ không cần thiết như tiệm làm tóc kể từ ngày 12/4.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.496.085 ca nhiễm, tăng 4.083, trong đó 40.449 người chết, tăng 85. Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng một và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 10 triệu người đã được tiêm vaccine.
Philippines ghi nhận 9.475 ca mới, nâng tổng ca nhiễm lên 721.892. Thêm 11 người chết do nCoV, nâng số ca tử vong lên 13.170.
Philippines bắt đầu lệnh phong tỏa với hơn 24 triệu người tại Vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận từ ngày 29/3. Người dân sẽ phải làm việc tại nhà trừ khi được coi là lao động thiết yếu, phương tiện giao thông công cộng sẽ dừng hoạt động. Tất cả cuộc tụ tập đông người đều bị cấm, lệnh giới nghiêm từ 18h đến 5h được thực thi và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ bị đóng cửa.
*** Nổ lớn thiêu rụi nhà máy lọc dầu Indonesia trong đêm
Chuỗi vụ nổ lớn liên hoàn xảy ra tại nhà máy lọc dầu Balongan ở khu vực Indramayu, tỉnh Tây Java, Indonesia ngày 29/3 được nhận định là “một trong những vụ nổ lớn nhất” từng xảy ra tại các nhà máy lọc dầu ở nước này.
Triều Tiên chỉ trích Liên hợp quốc sau vụ thử tên lửa
Triều Tiên hôm 29/3 chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vi phạm chủ quyền của nước này và áp dụng “tiêu chuẩn kép” khi chỉ trích và đưa ra quyết định điều tra vụ thử tên lửa hôm 25/3 của Bình Nhưỡng.
Chính phủ Venezuela ngày 28/3 đã lên tiếng chỉ trích mạng xã hội Facebook vì đóng băng tài khoản của Tổng thống Nicolas Maduro với lý do tung thông tin không đúng về COVID-19.
Mỹ kêu gọi đồng minh hợp tác để đối phó với Nga, Trung Quốc
Washington đã tăng cường đe dọa áp trừng phạt và các hạn chế khác đối với cả Moscow và Bắc Kinh trong những tuần gần đây, với lý do hai nước này là những đối thủ đe dọa đến “trật tự quốc tế dựa trên quy tắc” do Mỹ đứng đầu.
Nỗi lo mang tên Suez
Mặc dù Ever Given đã hơi “nhúc nhích”, nhưng chưa rõ tới khi nào dòng chảy thương mại hàng hải thế giới đi qua Kênh đào Suez mới có thể lưu thông. Vụ việc này được đánh giá là có thể khiến hoạt động giao thương toàn cầu rơi vào kịch bản tồi tệ.
Tình hình Myanmar vẫn chưa lắng dịu
Đã gần 3 tháng trôi qua, nhưng cho tới nay, tình hình tại Myanmar sau chính biến ngày 1/2 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Các tổ chức quốc tế và nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán.
Đánh bom liều chết kinh hoàng tại Indonesia
Jakarta Post ngày 28/3 đưa tin, ít nhất 14 người bị thương và 1 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết làm rung chuyển một nhà thờ công giáo tại thủ phủ Makassar, tỉnh Nam Sulawesi, miền Trung Indonesia. Tổng thống Joko Widodo đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công này.
Ngày 16-3-2021, một vụ xả súng hàng loạt đẫm máu đã xảy ra ở 3 Spa tại khu đô thị Atlanta, Georgia, Mỹ và hậu quả là 8 nạn nhân, trong đó có 6 người phụ nữ gốc Châu Á và 2 người Mỹ đã thiệt mạng.
Những hình ảnh thế giới nổi bật tuần qua
The Guardian ngày 28/3 đã công bố loạt hình ảnh nổi bật, phản ánh nhiều sự kiện đáng chú ý trên thế giới trong tuần. Đây là những bức hình từ nhiều hãng tin và nhiếp ảnh gia khác nhau với đa dạng chủ đề như núi lửa Fagradalsfjall phun trào, lũ lụt tại Australia, biểu tình tại Myanmar hay tàu hàng mắc cạn tại kênh đào Suez.
200 người thương vong vì tai nạn tàu hỏa
Cơ quan chức năng Ai Cập đã bắt đầu vào cuộc điều tra vụ tai nạn đường sắt mới xảy ra, khiến ít nhất 19 người thiệt mạng và hơn 180 người bị thương.
Mỹ nỗ lực chấm dứt thù hận nhằm vào người gốc Á
Tối 26/3 (giờ địa phương – sáng 27/3 giờ Việt Nam), tòa nhà biểu tượng thành phố New York Empire State được thắp sáng với hai màu đen và vàng. Đây là một trong nhiều sự kiện được tổ chức trong “Ngày hàn gắn và hành động quốc gia” (National Day of Action and Healing) nhằm kêu gọi chấm dứt các hành động bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á.
Đâm dao kinh hoàng ở Canada, bất ổn do biểu tình ở Bangladesh và Belarus
Một phụ nữ đã thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong một vụ đâm dao tại một thư viện công cộng nằm gần khu mua sắm sầm uất ở ngoại ô Vancouver ngày 27/3 (giờ địa phương).
Trung Quốc trừng phạt đáp trả Mỹ và Canada
Trung Quốc mới đây đã công bố các biện pháp trừng phạt chống lại các quan chức Mỹ và Canada, đòn đáp trả lại động thái của hai nước này đưa ra vào tuần trước liên quan đến cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương.
Hơn 110 người biểu tình Myanmar thiệt mạng chỉ trong một ngày
Lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết 114 người, trong đó có một số trẻ em, trong một cuộc đối đầu nhằm với những người biểu tình hôm 27/3, ngày có số người thiệt mạng cao nhất kể từ cuộc chính biến đầu tháng 2.
Trung Quốc “bắt tay” Iran trong thỏa thuận chiến lược lịch sử
Lễ ký kết diễn ra sau nhiều năm đàm phán hậu kỳ căng thẳng, với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất phiên bản dự thảo của một thỏa thuận toàn diện với Tehran trong chuyến thăm năm 2016 tới Iran.

Tổng hợp-TT