VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 3/10/2019.

Hoảng loạn toàn cầu, tín hiệu đáng sợ và nỗi lo cho Donald Trump; Cơn ác mộng của Trung Quốc chính thức bắt đầu: Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng, rút lui hoàn toàn khỏi đây! Ông Trump bất ngờ ‘ra tay’ với EU; Donald Trump toan tính chưa từng có, Trung Quốc chờ đợi cú động trời…là những tin chính được cập nhật.

Hoảng loạn toàn cầu, tín hiệu đáng sợ và nỗi lo cho Donald Trump

  Hoảng loạn toàn cầu, tín hiệu đáng sợ và nỗi lo cho Donald Trump   Hoạt động sản xuất xuống mức thấp nhất 10 năm trong tháng 9 vừa qua.
Thị trường tài chính thế giới rúng động, chứng khoán Mỹ giảm ngang ngửa với hồi khủng hoảng tài chính. Giới đầu tư bán tháo do lo ngại suy thoái kinh tế và cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Tụt giảm ngang khủng hoảng hơn 10 năm trước
Chỉ trong vòng 2 phiên, chứng khoán Mỹ đã giảm tổng cộng gần 840 điểm, ngang ngửa cú giảm thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ cách đây hơn 10 năm.
Trong phiên giao dịch 2/10 trên thị trường Mỹ (rạng sáng 3/10 giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm gần 500 điểm sau khi đã “bốc hơi” hơn 340 điểm trong phiên trước đó. Tổng cộng 2 phiên, chỉ số này giảm gần 840 điểm.
Chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm tổng cộng khoảng 3% trong hai phiên và xuống dưới ngưỡng 3.000 điểm, dưới mức trung bình động 100 ngày, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm tổng cộng gần 3% xuống dưỡi ngưỡng 8.000 điểm.
Gần như tất cả các cổ phiếu công nghệ lớn đều lao dốc, trong đó có các gương mặt như Amazon, Apple, Alphabet,…
Chứng khoán Mỹ sụt giảm hơn 800 điểm.
Tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán xảy ra trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về quá trình luận tội tổng thống Mỹ Donald Trump. Một khi ông Trump bị kết tội thì nền kinh tế sẽ có những biến động rất lớn khi mà nước Mỹ đang tiến hành những cải tổ lớn về mặt kinh tế, trong đó có những thỏa thuận thương mại với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật, Ấn, EU,…
Gần 3 năm kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump có hàng loạt chính sách kinh tế cởi mở, cắt giảm thuế doanh nghiệp, cắt bỏ nhiều rảo cản trong thủ tục cho hoạt động kinh doanh cũng như hút dòng vốn về nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đã có những thành tích đáng kể. Thất nghiệp xuống mức thấp nhất 50 năm, tăng trưởng khá cao và chứng khoán lên mức cao kỷ lục.
Chứng khoán Mỹ tụt giảm còn do Mỹ vừa công bố hoạt động sản xuất trong tháng 9 bất ngờ tụt giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm. Giới đầu tư lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi mà các nền kinh tế lớn nuối đuôi nhau báo cáo số liệu tiêu cực.
Trước Mỹ, châu Âu cũng ghi nhận triển vọng kinh tế u ám khiến đồng euro giảm. Tại khu vực kinh tế sử dụng đồng euro (Eurozone), chỉ số sản xuất PMI (đo lường sức mua) giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm. Chỉ số sản xuất PMI của Đức thậm chí còn tồi tệ hơn, chỉ đạt 41,7 điểm trong tháng 9.
Hôm 1/10, Ngân hàng Trung ương Úc cũng giảm lãi suất cơ bản bớt 25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục mọi thời đại: 0,75% sau khi nước này ghi nhận tăng trưởng quý 2 chậm nhất trong một thập kỷ.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2019 sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng thương mại thấp nhất trong hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Theo đó, tăng trưởng sẽ chỉ đạt 1,2% so với mức 3% trong năm 2018. Lý do là do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Cơn ác mộng của Trung Quốc chính thức bắt đầu: Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng, rút lui hoàn toàn khỏi đây!
Việc gã khổng lồ điện thoại thông minh toàn cầu Samsung rút lui hoàn toàn khỏi Trung Quốc làm dấy lên mối quan ngại lớn về tương lai nền kinh tế Trung Quốc.
Theo thông tin từ tờ Nikkei, Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, Trung Quốc vào cuối tháng này. Bước đi này đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của Samsung khỏi Trung Quốc.
Trước đó, Samsung đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tại nhà máy ở Huệ Châu theo sau việc đóng cửa một nhà máy khác ở Thiên Tân vào cuối năm ngoái.
Hiện Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, bán ra khoảng 290 triệu chiếc mỗi năm. Họ từng chiếm 15% thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc – lớn nhất thế giới. Nhưng sau đó thị phần bắt đầu giảm xuống còn 1% trong bối cảnh họ gặp phải sự cạnh tranh lớn của Huawei và Xiaomi.
Việc giá nhân công tại Trung Quốc tăng khiến Samsung bắt đầu rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ những năm 2000. Quốc gia Đông Nam Á này sau đó trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Samsung với khoảng 200.000 công nhân. Gần đây, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đã khiến Samsung quyết định rút lui hoàn toàn khỏi quốc gia đông dân số 1 thế giới.
Đối với riêng Trung Quốc mà nói đây là một điều rất đáng lo ngại, làm dấy lên mối quan ngại lớn hơn về tương lai kinh tế được xem là ‘công xưởng thế giới’ và vai trò của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhà máy Samsung tại Huệ Châu được khởi công xây dựng vào năm 1992 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993. Thời điểm năm 2003, lượng công nhân tại nhà máy này lên tới 9.000 người, sản lượng điện thoại xuất khẩu từ nhà máy Huệ Châu có lúc lên tới 70,14 triệu chiếc.
Ông Trump bất ngờ ‘ra tay’ với EU
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa mở thêm một mặt trận chiến tranh thương mại mới bằng quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU).
Sputnik dẫn lời các quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) tiết lộ, Washington sẽ áp thuế nhập khẩu 10% đối với máy bay dân dụng cỡ lớn của EU và tới 25% đối với nhiều mặt hàng nông sản và sản phẩm khác của liên minh như rượu vang Pháp, pho mát Italia, rượu mạnh Scotland, đồ len Anh cũng như ôliu có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Đức và Pháp. Hàng rào thuế quan mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 18/10.
USTR dự kiến sẽ sớm công bố danh sách toàn bộ các mặt hàng EU bị tăng thuế nhập khẩu.
Một tuyên bố của USTR ngày 2/10 nhấn mạnh, Washington có quyền tăng thuế bất cứ lúc nào, kể cả tới 100% hoặc thay đổi danh mục các sản phẩm bị áp thuế mới. Song, chính quyền ông Trump sẽ giới hạn các mặt hàng EU bị tăng thuế vào thời điểm này.
Động thái diễn ra sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra phán quyết rằng, Mỹ được phép áp thuế đối với lượng hàng hóa EU trị giá khoảng 7,5 tỷ USD nhằm trả đũa việc liên minh nhiều năm trợ cấp trái phép cho công ty hàng không châu Âu Airbus, đối thủ của hãng Boeing thuộc Mỹ.
“Suốt nhiều năm, châu Âu đã cung cấp các khoản trợ cấp khủng cho Airbus, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp hàng không Mỹ cũng như người lao động của chúng tôi. Cuối cùng, sau 15 kiện tụng, WTO đã xác nhận Mỹ có quyền thực thi các biện pháp trả đũa những hoạt động trợ cấp trái phép của EU… Chúng tôi dự kiến sẽ đàm phán với EU nhằm giải quyết vấn đề này theo cách sẽ có lợi cho người lao động Mỹ”, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer giải thích.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU dự kiến khó có thể được giải quyết trong nay mai. Airbus đã đệ đơn kiện ngược Boeing nhận trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ Mỹ để cạnh tranh với họ. WTO đang xem xét khiếu nại này.

Donald Trump toan tính chưa từng có, Trung Quốc chờ đợi cú động trời
Chính quyền Donald Trump có thể sẽ tung ra loạt đòn chưa từng có vào Trung Quốc ngay ở thời điểm rất quan trọng. Tín hiệu từ Washington là khá rõ ràng, Bắc Kinh hiểu điều gì xảy ra nhưng có lẽ vẫn chờ một cú động trời tại Mỹ.
Sức ép lịch sử
Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump vừa hé lộ những toan tính lịch sử: hất cẳng doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ. Đây là một động thái chưa từng có và đảo chiều hoàn toàn so với các chính sách của chính quyền tổng thống Obama trước đó.
Động thái nói trên được cho là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm hạn chế những khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc vì những mối lo ngại về an ninh.
Cho dù thông tin chưa được xác nhận và sau đó Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết hiện tại Mỹ chưa có kế hoạch này nhưng thị trường tài chính thế giới vẫn chứng kiến một cú sốc mạnh. Chứng khoán Mỹ giảm khá sâu trong khi các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết trên sàn New York và Hong Kong giảm 3,8% chỉ trong 1 phiên.
Cổ phiếu Mỹ và Trung Quốc giảm mạnh.
Cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba giảm hơn 5,1% trong phiên cuối tuần, ông lớn công nghệ JD giảm gần 6%, trong khi cổ phiếu công ty tìm kiếm dữ liệu Baidu Inc giảm gần 3,7%…
Cú sốc diễn ra ở vào một thời điểm khá nhạy cảm khoảng 2 tuần trước cuộc tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần thứ 13.
Nỗi lo sợ của các thị trường tài chính được xem là có cơ sở bởi mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu hơn bao giờ hết. Sự căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến nền kinh tế thế giới vốn đang èo uột trở nên u ám hơn.
Kể từ khi nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn xóa bỏ các ưu đãi dành cho Bắc Kinh trước đó để lấy lại sự cân bằng trong các quan hệ kinh tế trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên là một đối thủ số 1 của Mỹ ở nhiều lĩnh vực và mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.

***   Nối lại đàm phán Mỹ – Triều Tiên: Bước đi chiến lược hướng đến một thỏa thuận “thức thời”
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1-10 xác nhận, Washington sẽ nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên vào cuối tuần này. Động thái trên được coi là câu trả lời cho việc Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng để “xứ cờ hoa” quyết định tương lai các cuộc đối thoại vốn đang kẹt trong bế tắc.

Trên những triền cát cháy
Mỹ – Iran và một bầu không khí sặc mùi thuốc súng, cả thế giới đang chú mục vào họ. Song, có lẽ sẽ là đơn giản hóa vấn đề nếu chỉ tiếp cận “điểm nóng” ấy như một xung đột song phương giữa hai quốc gia đơn lẻ.

“Pháo đài bay” thời Thế chiến thứ hai rơi, 7 người thiệt mạng
Một máy bay ném bom B-17 từng được sử dụng trong Thế chiến thứ hai ngày 2-10 đã bị rơi và bốc cháy khi đang cố gắng hạ cánh khẩn cấp tại một sân bay gần Hartford, Connecticut, làm 7 người trên máy bay thiệt mạng và sân bay bị đóng cửa trong nhiều giờ.

Vũ khí lợi hại của Na Uy chống Đức Quốc xã
Một sáng lạnh giá vào tháng 4 năm 1940, đường phố Oslo choàng tỉnh giấc trước âm thanh vang rền của hàng ngàn tên lính Đức xâm lược, chúng đã dọn đường cho sự chiếm đóng quốc gia Na Uy suốt 5 năm.

Timothy Leary – Người nguy hiểm hay người đại diện?
Timothy Leary là một trong những nhân vật nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi nhất trong cái gọi là phản văn hóa thế kỷ 20.

Israel bị cáo buộc cài thiết bị do thám Nhà trắng
Sau hai năm điều tra hiện tượng các thiết bị thu phát sóng lạ do thám điện thoại di động gần Nhà Trắng và ở nhiều khu vực nhạy cảm khác trong thủ đô Washington, các cơ quan tình báo Mỹ đã đi đến kết luận rằng thủ phạm rất có thể là tình báo Israel.

Chiến thuật né thuế của Google
Là đại gia có tiếng trong làng công nghệ nổi bật với khả năng kiếm tiềm, Google – cỗ máy tìm kiếm hàng đầu thế giới – lại liên tục phải hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội vì trốn thuế.

Chìa khóa cài ứng dụng Google cho Mate 30 Pro đã bị chặn
LZPlay – “chiếc chìa khóa” giúp người dùng tự cài ứng dụng Google trên dòng Huawei Mate 30 Pro đã bị sập một cách bất ngờ.

Mạng xã hội Twitter gặp sự cố mạng diện rộng
Người dùng Twitter tại nhiều khu vực trên thế giới đồng loạt phản ánh tình trạng không thể đăng nhập vào tài khoản cá nhân.

Giới chuyên gia nhận định về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên
Sáng 2-10, Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn một vật thể bay không xác định từ  thị trấn duyên hải Wonsan ra phía Biển Nhật Bản. Đặc biệt, vật thể này dường như là phiên bản mới hơn và tầm xa hơn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vốn có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn cho an ninh toàn cầu.

Tổng thống Ukraine nói gì giữa lùm xùm về cuộc điện đàm với ông Trump?
The Hill hôm 1-10 (giờ địa phương) đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc về việc nước này bị Mỹ đóng băng tài khoản viện trợ, nhằm gây sức ép buộc Kiev phải điều tra đối thủ tranh cử của ông Trump là Joe Biden.

Hé lộ câu chuyện kỳ bí về “con tàu ma” mất tích 118 năm trước
Hứng chịu cơn lốc dữ, con tàu vỏ thép chạy bằng hơi nước Hudson dài 90m vốn được mệnh danh là “một trong những con tàu nhanh nhất trên biển hồ” đã bị nhấn chìm dưới đáy Hồ Thượng mang theo toàn bộ 25 thủy thủ đoàn…

Dền dứ
Bởi vì mâu thuẫn cơ bản dẫn tới quá trình dền dứ dằng dai giữa hai bên vẫn chỉ là không bên nào chịu đi trước trong việc “phi hạt nhân hóa” hay “nới lỏng cấm vận”.

Thủ tướng Anh và quyết tâm không thể xoay chuyển
Bất chấp nguy cơ phải từ chức khi những sóng gió liên tục bủa vây “chiếc ghế nóng” ở số 10 phố Downing, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn đang kiên định với lập trường “Anh sẽ rời Liên minh châu Âu (EU)”, hay còn gọi là Brexit, đúng thời hạn, dù có thỏa thuận hay không.

Mất kiên nhẫn, Thổ Nhĩ Kỳ dọa tràn quân sang Syria tấn công đồng minh của Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện mất kiên nhẫn với Mỹ trong nỗ lực thiết lập “vùng an toàn” ở phía Bắc Syria, dọa thực hiện chiến dịch quân sự riêng chống lại lực lượng dân quân người Kurd.

Gã triệu phú giết vợ sa lưới sau 4 năm lẩn trổn
Các nhà chức trách Mỹ trong suốt 4 năm đã không thể lần ra một nhà triệu phú bị nghi ngờ sát hại chính vợ mình. Nhân vật này đã rất khôn ngoan khi tạo ra những dấu vết giả để đánh lừa cảnh sát, bản thân giả dạng mặc đồ phụ nữ, vượt biên với cả một vali tiền mặt rồi biến mất tăm.

Giải mật hồ sơ 30 nghìn người Argentina mất tích
Cứ mỗi thứ Năm hàng tuần, hàng nghìn phụ nữ lại tập họp về quảng trường Plaza de Mayo ở thủ đô Buenos Aires với những chiếc khăn trắng choàng ngang đầu để yêu cầu chính phủ giải thích về sự mất tích của hơn 30 nghìn người, là thân nhân của họ trong thời gian từ năm 1976 đến 1983…

Tổng hợp-TT