CNN: Tại sao vẫn bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin? Các chuyên gia đưa ra 5 lý do; Ông Biden không nể nang, trực tiếp cảnh cáo ‘rắn’ ông Putin: Mỹ sẽ không ‘nhún nhường’ Nga nữa!; Chuyên gia của WHO tiết lộ nơi có thể là nguồn gây đại dịch Covid-19; Indonesia, Malaysia muốn ASEAN họp về Myanmar; Biden: ‘Mỹ đã trở lại’; Thế giới có hơn 105 triệu ca mắc COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
CNN: Tại sao vẫn bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin? Các chuyên gia đưa ra 5 lý do
Ảnh minh họa.
Đã có những con số về người mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin phòng ngừa. Đây là 5 lý do có thể khiến kết quả xét nghiệm dương tính sau khi tiêm chủng.
Tại sao vẫn bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng?
Gần đây, có nhiều trường hợp xét nghiệm axit nucleic dương tính sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở nhiều nước. Trang web CNN đã chỉ ra rằng vắc xin không thể hoàn hảo, và 5 lý do sau đây có thể khiến kết quả xét nghiệm dương tính sau khi tiêm chủng.
1. Có sự chênh lệch về thời gian giữa tiêm chủng và miễn dịch
Hiện tại, vắc xin Covid-19 của Pfizer và Moderna đã được tiêm tại Hoa Kỳ, cần tiêm hai liều cách nhau 3 hoặc 4 tuần.
Trong khoảng thời gian giữa hai liều, có thể có một mức độ miễn dịch nhất định, nhưng người tiêm cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Pfizer tuyên bố rằng liều đầu tiên có hiệu quả khoảng 52% trong 14 ngày sau khi tiêm chủng, nhưng người phát ngôn của Moderna cho biết không có bằng chứng nào đảm bảo rằng vắc xin sẽ có hiệu quả chỉ với một liều.
Cơ thể con người cần có thời gian để thiết lập phản ứng miễn dịch. Phải mất vài ngày đến vài tuần sau khi tiêm liều thứ hai để cung cấp khả năng miễn dịch lý tưởng. Người tiêm cũng có thể bị nhiễm bệnh trong thời gian này.
2. Vắc xin Covid-19 có tỉ lệ hiệu quả đạt tiêu chuẩn, nhưng không đạt hiệu quả 100%
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Covid-19 phải đạt từ 60% -70% trở lên mới đạt tiêu chuẩn sử dụng, trong khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ, Tiến sĩ Fauci cho rằng tỷ lệ hiệu quả nên đạt 70% -85%.
Hiện tại, Pfizer và Moderna báo cáo rằng vắc xin này có tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 95% và 94%, thuộc phạm vi “rất hiệu quả”, nhưng xét cho cùng thì không phải là 100% nên vẫn có khả năng bị nhiễm trùng sau khi tiêm vắc xin.
3. Dữ liệu về hiệu quả của vắc xin đề cập đến việc ngăn ngừa “dịch bệnh”, không phải ngăn ngừa “lây nhiễm”
Vắc xin có thể giúp cơ thể ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh Covid-19 sau khi nhiễm virus, nhưng vẫn chưa biết liệu nó có thể ngăn ngừa lây nhiễm không triệu chứng hay không.
Chuyên gia Namandje Bumpus, chủ nhiệm Khoa Dược và Khoa học Phân tử tại Đại học Johns Hopkins, cho biết rằng các công ty vắc xin cung cấp dữ liệu về phòng chống dịch bệnh, và khả năng ngăn ngừa nhiễm virus vẫn chưa được biết rõ.
Đánh giá từ báo cáo hiện tại cho thấy những người mắc bệnh Covid-19 sau khi tiêm vắc xin có sức khỏe tốt hơn những bệnh nhân khác, điều này cũng chứng tỏ giá trị của vắc xin.
Điều cần nói thêm là, sau khi tiêm vắc xin vẫn có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm không triệu chứng, nghĩa là dù đã tiêm vắc xin nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh.
Khi trong khoang mũi của người bị bệnh có virus, virus đó có thể phát tán vào không khí khi thở, nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay cả khi đã tiêm vắc xin, vẫn không được gỡ bỏ thói quen đeo khẩu trang.
4. Có thể đã bị nhiễm Covid-19 trước khi tiêm chủng
Trong các ứng dụng thực tế, chúng tôi không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi tiêm chủng.
Một số trường hợp bị dương tính sau khi tiêm chủng thực sự đã bị nhiễm trùng không có triệu chứng trước khi tiêm chủng, nhưng chúng tôi không biết. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn giữa các nhân viên y tế.
Tiến sĩ Eyal Leshem thuộc Trung tâm Y tế Sabah ở Israel cho biết, trong số 4.081 nhân viên y tế, 22 người có kết quả dương tính sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên. Trong số đó, một số người chắc chắn đã bị nhiễm bệnh trước khi tiêm phòng.
5. Virus đột biến kháng vắc xin
Đã có báo cáo về các đột biến của SARS-CoV-2 trên khắp thế giới. Một số đột biến có khả năng kháng lại các kháng thể do hệ thống miễn dịch của con người tạo ra trước đó.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy, vắc xin có tác dụng miễn dịch đối với virus đột biến, nhưng các chuyên gia khuyến nghị rằng nên càng nhiều người tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để giảm sự lây lan của virus và ngăn chặn nguy cơ đột biến của chúng.
Công ty sản xuất vắc xin này cũng cho biết họ đang thử nghiệm khả năng miễn dịch của vắc xin chống lại virus đột biến, đồng thời cũng đang phát triển một chất tăng cường miễn dịch có thể tăng khả năng bảo vệ và loại bỏ khả năng đề kháng do virus đột biến gây ra.
William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng thuộc Khoa Chính sách Y tế tại Đại học Vanderbilt, nói rằng có thể năm sau ông sẽ tiêm phòng cả vắc xin cúm và vắc xin Covid-19 để tăng cường miễn dịch. Con người phải liên tục thích ứng với tốc độ đột biến của virus để có thể bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua nó.
Ông Biden không nể nang, trực tiếp cảnh cáo ‘rắn’ ông Putin: Mỹ sẽ không ‘nhún nhường’ Nga nữa!
“Tôi đã nói rất rõ với Tổng thống Putin bằng thái độ khác hẳn so với người tiền nhiệm của mình”, Tổng thống Biden chia sẻ trong chuyến thăm Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 4/2.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Năm (4/2) vừa trực tiếp cảnh báo Nga rằng Mỹ sẽ không “nhún nhường” Nga thêm nữa, đồng thời tuyên bố Washington sẽ áp dụng một cách tiếp cận mới cứng rắn hơn trước đối với Moskva, hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin.
Chuyên gia của WHO tiết lộ nơi có thể là nguồn gây đại dịch Covid-19
Theo một nhà khoa học thuộc nhóm điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 tại Trung Quốc, nơi trú ẩn của loài dơi có thể nắm giữ những manh mối quan trọng về yếu tố di truyền của virus corona.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 4/5, chuyên gia bệnh truyền nhiễm trên động vật Peter Daszak cho hay, những hang dơi nằm ở trung tâm thành phố Vũ Hán nên là một phần của cuộc điều tra cấp cao về nguồn gốc dịch Covid-19.
Ông Daszak, một trong các thành viên của đội điều tra dịch Covid-19 do WHO dẫn đầu, cho biết nhóm của ông đã nhận được một số thông tin mới về cách virus corona có thể gây ra đại dịch khiến gần 2,3 triệu người trên toàn thế giới tử vong. Dù không giải thích chi tiết, song vị chuyên gia này khẳng định, không có bằng chứng nào cho thấy loại virus này có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.
Bằng kinh nghiệm của một người từng tham gia truy tìm nguồn gốc Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) từ những đàn dơi sinh sống trong một hang động ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), ông Peter Daszak tin rằng, các nghiên cứu tương tự cần được thực hiện nếu “chúng ta tìm ra nguồn gốc động vật hoang dã thực sự” của dịch Covid-19.
Indonesia, Malaysia muốn ASEAN họp về Myanmar
Lãnh đạo Indonesia và Malaysia đang thúc đẩy cuộc họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEAN để thảo luận tình hình Myanmar, nơi mới xảy ra đảo chính.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tại Jakarta hôm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ngoại trưởng hai nước đã được đề nghị trao đổi với Brunei, chủ tịch ASEAN, để tìm cách tổ chức cuộc họp đặc biệt về Myanmar.
Thủ tướng Muhyiddin gọi cuộc đảo chính Myanmar là “một bước lùi trong tiến trình dân chủ ở quốc gia đó”.
Tuy nhiên, những cuộc họp như vậy hiếm khi được tổ chức và việc sắp xếp cuộc họp có thể là một thách thức lớn, bởi ASEAN duy trì chính sách không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của quốc gia thành viên và phản ứng của mỗi nước với tình hình Myanmar cũng khác nhau.
Trong một tuyên bố đưa ra hồi đầu tuần, ASEAN, trong đó Myanmar là thành viên, cho biết đang theo dõi chặt chẽ diễn biến ở nước này.
Quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng sáng 1/2, vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới được bầu từ cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, trong đó đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định “hành động theo luật pháp”.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không “làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar”.
Trong khi đó, một số quốc gia thành viên ASEAN như Thái Lan, Campuchia và Philippines khẳng định việc quân đội bắt bà Suu Kyi và giành quyền lực là “vấn đề nội bộ của Myanmar”.
Biden: ‘Mỹ đã trở lại’
Biden tuyên bố “nước Mỹ đã trở lại” trên trường quốc tế và hứa hẹn chính sách đối ngoại khác biệt so với người tiền nhiệm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4/2 tới phát biểu tại Bộ Ngoại giao, cơ quan chính phủ đầu tiên ông đến thăm sau khi nhậm chức, nhằm đưa ra tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trong bài phát biểu về đối ngoại đầu tiên, Biden cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong vai trò lãnh đạo của mình, đến từ tham vọng cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc và cũng như sức ép từ Nga.
“Chúng ta phải đáp ứng thời điểm mới này, với các thách thức toàn cầu ngày càng tăng từ đại dịch, khủng hoảng khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân”, Biden nói.
“Đầu tư vào chính sách ngoại giao không phải là điều chúng ta làm chỉ vì đó là điều đúng đắn cần làm cho thế giới. Chúng ta làm điều đó để được sống trong hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Chúng ta làm điều đó vì nó nằm trong lợi ích cá nhân của riêng chúng ta”, ông tuyên bố.
Phát biểu trên của Biden được coi là một nỗ lực nhằm xóa bỏ những hoài nghi của cộng đồng quốc tế về vai trò của Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump và thuyết phục người Mỹ về giá trị của một cách tiếp cận quốc tế mạnh mẽ.
Trump từng khiến các lãnh đạo châu Âu và châu Á tức giận bằng chính sách thuế quan, phá vỡ các liên minh toàn cầu và đe doạ rút binh sĩ Mỹ khỏi các quốc gia đồng minh. Sau khi đám đông ủng hộ Trump tấn công Đồi Capitol hôm 6/1 để phản đối chiến thắng của Biden, các đồng minh cũng như đối thủ nước ngoài đều bày tỏ nghi ngờ về nền dân chủ Mỹ.
*** Thế giới có hơn 105 triệu ca mắc COVID-19 (ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 05/02/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 105.318.792 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.290.317 ca tử vong và 76.919.851 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 425.935 ca mắc và 11.946 ca tử vong mới vì đại dịch.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 27.235.589 ca nhiễm COVID-19, trong đó 465.806 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (84.552 ca); Brazil (56.372 ca); Tây Ban Nha (29.960 ca); Pháp (23.448 ca); Anh (20.634 ca); Nga (16.714 ca) …Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.340 ca); Mexico (1.707 ca); Brazil (1.203 ca); Anh (915 ca); Đức (609 ca)…
Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 30.913.344 người, với 724.602 ca tử vong. Ngày 04/02, châu lục này ghi nhận đã có thêm 177.208 ca nhiễm mới và 4.870 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Nga ghi nhận đã có 3.917.918 ca mắc COVID-19 và 75.205 ca tử vong vì dịch bệnh. Anh xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Hiện số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 3.892.459 người sau khi ghi nhận thêm 20.634 ca nhiễm mới; trong đó số ca tử vong vì đại dịch tại quốc gia này là 110.250 ca.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, số ca nhiễm mới theo ngày vẫn quá cao để có thể xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo nhà lãnh đạo Anh, mặc dù số ca nhập viện có chiều hướng giảm, Cơ quan y tế quốc gia (NHS) của Anh hiện vẫn đang chịu áp lực lớn. Anh hiện đứng thứ 5 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Âu về số ca nhiễm.
Châu Á đã có tổng cộng 23.372.874 ca nhiễm và 376.780 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 70.396 ca mắc và 956 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 21.835.606 ca được điều trị khỏi; 1.160.488 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 23.128 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 04/02, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 11.708 ca mắc mới và 99 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.802.831 ca và 154.841 ca. Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Trong 24 giờ qua, giới chức nước này ghi nhận thêm 113 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 26.467 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 2.508.988 ca sau khi ghi nhận thêm 7.909 ca mắc mới trong ngày.
Ngày 04/02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, dù chi phí sản xuất các loại vaccine ngừa COVID-19 là khác nhau, song Trung Quốc cam kết cung cấp mặt hàng này ở mức giá công bằng và hợp lý, đảm bảo bản chất của vaccine là mặt hàng toàn cầu. Thông tin này đã được ông Uông Văn Bân đưa ra trong một buổi họp báo khi được hỏi về giá thành của 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mà Trung Quốc đã cam kết cung cấp cho cơ chế phân bổ vaccine trên toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng.
Tại ASEAN, số ca nhiễm và tử vong ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan tiếp tục tăng. Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận có thêm 11.434 ca mắc mới COVID-19 và 231 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 1.123.105 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 31.001 ca tử vong.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 104.718 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 31.152.251 ca, tổng số người tử vong là 671.408 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 20.102.585 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.886.245 ca nhiễm và 161.240 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 792.684 ca nhiễm và 20.494 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 16.188.357 ca nhiễm; 422.869 ca tử vong và 14.404.060 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 9.396.293 ca nhiễm, trong đó 228.795 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 2.125.622 ca nhiễm và 54.877 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Argentina với 1.952.744 ca nhiễm và 48.539 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 9 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.838 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19.
French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 18.145 ca, trong đó 133 trường hợp tử vong. New Zealand xếp vị trí thứ 3 về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại khu vực. Nước này ghi nhận có 2.313 ca mắc và 25 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, New Zealand ghi nhận thêm 5 ca mắc mới COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 3.640.949 ca mắc COVID-19, trong đó 93.565 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.466.767 trường hợp, trong đó 45.605 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 3.751 ca mắc mới COVID-19 và 261 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 473.667 ca nhiễm COVID-19 và 8.351 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Tunisia với 212.679 ca nhiễm và 6.980 ca tử vong vì COVID-19./.
*** Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ muốn “một tô phở ngon ở Hà Nội”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tweet rằng cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh rất vui vẻ và ông hi vọng cuộc trò chuyện tiếp theo là về “một tô phở ngon ở Hà Nội”.
Tổng thống Pháp đề nghị làm trung gian Mỹ-Iran trở lại thoả thuận hạt nhân
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị trở thành “trung gian” điều phối các bước đi của Mỹ và Iran nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân 2015.
Ngoại trưởng Nga-Mỹ lần đầu điện đàm, bàn về số phận của Navalny
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong đó hai ông bàn về quan hệ song phương, vấn đề Navalny và hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Mỹ sẽ ngưng hỗ trợ Arab Saudi trong cuộc chiến tại Yemen
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chấm dứt hỗ trợ của Mỹ đối với các hoạt động tấn công quân sự do Arab Saudi dẫn đầu ở Yemen. Việc này cho thấy chính quyền mới đang lên kế hoạch về vai trò tích cực hơn của Mỹ trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến tại Yemen.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ cán mốc mới
Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ đã vượt qua 450.000 trong ngày 4/2 (giờ địa phương), trong khi số ca tử vong theo ngày vẫn ở mức cao hơn 3.000 và số ca nhiễm mới có xu hướng giảm.
Quốc tế hoan nghênh Mỹ-Nga gia hạn Hiệp ước START Mới
Chấm dứt chuỗi ngày “dùng dằng”, Mỹ và Nga chính thức đồng ý gia hạn Hiệp ước START Mới thêm 5 năm, một động thái nhận được sự hoan nghênh từ nhiều nước và tổ chức quốc tế, coi đây là phương tiện để duy trì các giới hạn với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Mỹ-Nga nhất trí về gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí trước hạn chót
Mỹ và Nga ngày 3/2 đã trao đổi về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết để gia hạn hiệp ước START Mới, theo đó, hiệp ước được gia hạn không sửa đổi và bổ sung trong 5 năm, cho đến ngày 5/2/2026, Sputnik đưa tin.
Iran “thề” không thay đổi một chữ nào trong thỏa thuận hạt nhân
Tổng thống Iran Hassan Rouhani bác bỏ mọi thay đổi đối với thỏa thuận hạt nhân 2015 cũng như khả năng mở rộng số lượng quốc gia tham gia vào văn kiện.
Máy bay Israel bị tên lửa nhắm bắn khi bay qua Lebanon
Một máy bay quân sự không người lái (UAV) của Israel bị tên lửa nhắm bắn khi đang bay qua bầu trời Lebanon, song không bị hư hại.
Myanmar “hoang mang” giữa chính biến
Mang khát khao về một tương lai ổn định hơn, người dân Myanmar giờ đây lại chìm trong hoang mang một lần nữa, khi chính phủ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt giữ. Những cuộc biểu tình và đình công đang lan rộng trên khắp cả nước, với hi vọng và lo lắng đan xen nhau trong lòng người dân về tương lai của chính đất nước này.
Thêm cáo buộc mới nhằm vào bà Aung San Suu Kyi
Cảnh sát Myanmar ngày 3/2 đệ đơn lên tòa án cáo buộc nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc, tuyên bố bà sẽ bị giam giữ cho đến ngày 15/2 để điều tra.
Đằng sau biến cố trên chính trường Myanmar
Chính trường Myanmar lại dậy sóng sau biến cố bất ngờ diễn ra vào sáng sớm ngày 1-2, gây lo ngại trong dân chúng Myanmar và cộng đồng quốc tế về viễn cảnh quân đội quay trở lại nắm quyền và áp đặt chế độ cai trị hà khắc như trước đây.
Thỏa thuận hạt nhân Iran và thế khó của ông Biden
Chính quyền ông Biden cuối cùng đã lên tiếng về vấn đề hạt nhân Iran. Ngày 27-1, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói rằng “nếu Iran một lần nữa đáp ứng đầy đủ các cam kết của mình theo thỏa thuận thì Mỹ cũng vậy”.
Bác sĩ Myanmar nhất loạt đình công, quân đội vẫn “làm ngơ”
Nhân viên y tế trên khắp Myanmar đã tham gia chiến dịch bất tuân dân sự nhằm phản đối hành vi đảo chính của quân đội Myanmar. Thế nhưng, điều này dường như không khiến quân đội “xuống thang”, The Guardian ngày 3/2 đưa tin.
Ông Biden ký sắc lệnh đảo ngược chính sách nhập cư tiền nhiệm
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 2/2 (giờ địa phương) đã ký 3 lệnh hành pháp để giải quyết những lo ngại về các chính sách nhập cư của chính quyền Trump.
Hé lộ tung tích bà Aung San Suu Kyi sau cuộc chính biến tại Myanmar
Hai ngày sau khi quân đội đột kích bắt giữ nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức cấp cao, những thông tin đầu tiên về nơi bà Suu Kyi bị quản thúc đã được tiết lộ, Reuters ngày 3/2 đưa tin.
Nhóm điều tra WHO đến phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán
Trong khuôn khổ cuộc điều tra nguồn COVID-19, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sáng nay (3/2) đã tới Viện virus học ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), nơi các quan chức Mỹ từng cáo buộc làm rò rỉ virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.