VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 5/10/2019.

‘Ông lớn’ rút khỏi Trung Quốc, đưa công xưởng vào Việt Nam;  Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thấp nhất 50 năm;  Dân Trung Quốc siết hầu bao, thế giới lao đao…là những tin chính được cập nhật.

‘Ông lớn’ rút khỏi Trung Quốc, đưa công xưởng vào Việt Nam

  'Ông lớn' rút khỏi Trung Quốc, đưa công xưởng vào Việt Nam    TQ ngày càng mất lợi thế cạnh tranh 
Rời Trung Quốc sang Việt Nam là chiến lược của Samsung và nhiều công ty công nghệ khác. Trung Quốc đang bị mất đi lợi thế cạnh tranh là công xưởng của toàn cầu.
Giảm dần “Made in China”
Theo Reuters, Samsung Electronics Co Ltd đã chính thức ngừng sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc khi vấp phải những khó khăn cạnh tranh với nhiều hãng điện thoại khác, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt hơn.
Việc đóng cửa diễn ra sau khi Samsung cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở thành phố Huệ Châu vào tháng 6 và đình chỉ một nhà máy khác vào cuối năm ngoái. Samsung không tiết lộ công suất nhà máy Huệ Châu hoặc số lượng nhân viên. Nhà máy được xây dựng vào năm 1992.
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã ngừng sản xuất điện thoại ở Trung Quốc sau khi các nhà sản xuất khác chuyển đi do chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế tại quốc gia này.
TQ ngày càng mất lợi thế cạnh tranh
Theo một nghiên cứu, thị phần của Samsung tại thị trường Trung Quốc đã giảm xuống 1% trong quý đầu tiên từ mức 15% vào giữa năm 2013. Doanh số của Samsung thua xa các hãng địa phương như Huawei và Xiaomi.
Theo ông Park Sung-Soon, một nhà phân tích tại Cape Investment & Securities, người dân Trung Quốc mua điện thoại thông minh giá rẻ từ các thương hiệu nội địa và điện thoại cao cấp từ Apple hoặc Huawei. Samsung có rất ít hy vọng để tăng trưởng doanh số.
Samsung cho hay họ đã rất khó khăn khi phải đưa ra quyết định này trong nỗ lực cứu vớt tình hình, song mọi chuyện không dễ dàng. Họ rời đi nhưng vẫn sẽ duy trì bán điện thoại tại Trung Quốc.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết, Samsung đã thuê 6.000 công nhân và sản xuất 63 triệu chiếc trong năm 2017. Theo báo cáo hàng năm, Samsung đã sản xuất 394 triệu thiết bị di động trên toàn thế giới.
Gần đây, những biến động trong thương mại toàn cầu đã khiến Samsung quyết định rút lui dần khỏi quốc gia đông dân số 1 thế giới. Đối với riêng Trung Quốc, đây là một điều rất đáng lo ngại, làm dấy lên mối quan ngại lớn hơn về tương lai kinh tế được xem là “công xưởng thế giới” và vai trò của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Cánh cửa nào cho Việt Nam
Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên như một sự thay thế mạnh mẽ, nhờ vào sự gần gũi về vị trí địa lý với Trung Quốc giúp thuận lợi cho việc cung ứng linh kiện dễ dàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chi phí lao động thấp nhưng tay nghề cao cũng là một yếu tố quan trọng để các hãng công nghệ cân nhắc lựa chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm của mình.
Những năm gần đây, công ty Samsung đã mở rộng sản xuất điện thoại thông minh ở các nước có chi phí thấp hơn, như Ấn Độ và Việt Nam. Việc giá nhân công tại Trung Quốc tăng khiến Samsung rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ những năm 2000. Việt Nam sau đó trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Samsung với khoảng 200.000 công nhân.

 Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thấp nhất 50 năm
Theo báo cáo việc làm Mỹ công bố hôm qua, trong tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp nước này xuống 3,5% – thấp nhất kể từ cuối năm 1969.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo thêm 136.000 việc làm trong tháng trước. Gần như tất cả các ngành, từ y tế, giao thông đến dịch vụ công đều có tín hiệu cải thiện về tuyển dụng.
Chứng khoán Mỹ hôm qua cũng tăng mạnh sau báo cáo việc làm. Chốt phiên, cả ba chỉ số chủ chốt tại Wall Street, là DJIA, Nasdaq Composite và S&P 500 đều tăng 1,4%.
Dù vậy, nhìn chung, tốc độ thuê nhân công tại Mỹ đã chậm lại đáng kể từ năm 2018. Năm ngoái, Mỹ bổ sung trung bình 223.000 việc làm mỗi tháng. Báo cáo việc làm tháng 9 cũng được công bố cùng thời điểm với nhiều số liệu khác, cho thấy kinh tế Mỹ đang chậm lại.
Chỉ số sản xuất Mỹ giảm 2 tháng liên tiếp. Ngành dịch vụ – chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế – cũng tăng trưởng với tốc độ chậm nhất 3 năm. Hầu hết doanh nghiệp lo ngại về thuế nhập khẩu, thiếu nhân công và hướng đi của nền kinh tế.
Vì vậy, đa phần các nhà kinh tế học và nhà đầu tư coi báo cáo việc làm là số liệu trung lập. Nó không đủ mạnh để xoa dịu lo ngại nền kinh tế yếu đi, nhưng cũng không đủ yếu để khẳng định chắc chắn Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ hạ lãi suất trong phiên họp tháng này. Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm qua nhận xét nền kinh tế “vẫn đang trong tình trạng tốt” và cho biết “công việc của chúng tôi là giữ nó ở mức hiện tại”.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo việc làm, nhưng tính chung tuần này vẫn đang đi xuống. DJIA và S&P 500 đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp.

 Dân Trung Quốc siết hầu bao, thế giới lao đao
(NLĐO) – 40 năm sau khi Trung Quốc bắt đầu hành trình trở thành động lực mạnh nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, người dân nước này đang cảm thấy giai đoạn tuyệt vời nhất đã qua.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng trưởng chậm lại nhưng chi phí sinh hoạt lại gia tăng. Trong khi đó, chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Tiền lương tăng ì ạch trong lúc cơ hội việc làm cho người trẻ ngày một ít đi.
Chính vì vậy, người tiêu dùng Trung Quốc tăng cường siết chặt hầu bao. Họ không còn mua xe hơi, điện thoại thông minh hay các loại thiết bị nữa. Thay vì những chuyến đi xem phim hay du lịch nước ngoài, giờ đây người dân Trung Quốc chỉ muốn giữ tiền trong ngân hàng.
100 nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc ghi nhận doanh số sụt giảm mạnh trong những tháng gần đây, theo Công ty nghiên cứu Capital Economics (Anh).
Đối với thế hệ trẻ, những người chưa từng trải qua một cuộc khủng hoảng kéo dài, đây là sự thay đổi đặc biệt khắc nghiệt. Nguyên nhân là dù Trung Quốc đã từng trải qua những giai đoạn suy thoái trước đây nhưng người tiêu dùng hầu như chưa bao giờ phải cắt giảm chi tiêu.
Giờ đây, giới trẻ Trung Quốc có rất nhiều lý do để cảm thấy lo lắng. Theo thống kế từ trang web tìm việc Zhaopin.com, triển vọng nghề nghiệp dành cho các tân cử nhân đã trở nên ít ỏi trong năm vừa qua và số lượng người tìm việc vượt quá số lượng công việc cần người.
Rất nhiều công việc trong số này lại nằm trong lĩnh vực dịch vụ có mức lương thấp.
Sự rút lui của người tiêu dùng Trung Quốc, lực lượng hùng hậu đại diện cho 4,9 ngàn tỉ USD về hoạt động kinh tế hàng năm, sẽ có tác động không nhỏ đến thế giới.
Trước đây, nhu cầu mua sắm của họ đối với nhà cửa, xe cộ và điện thoại iPhone đã thay đổi thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn như Apple và General Electric.
Theo Công ty tư vấn Boston Consulting Group (Mỹ), chỉ riêng người tiêu dùng Trung Quốc đã góp phần vào 1/7 tăng trưởng của thế giới trong thập kỷ vừa qua.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách khuyến khích người dân chi tiêu trở lại. Hồi tháng 8 qua, Bắc Kinh đã tiến hành nhiều biện pháp mới, trong đó có cả việc giảm giá các thiết bị gia dụng đắt tiền.

***   Máy bay vận tải Ukraine gặp nạn, 5 thành viên tổ lái thiệt mạng
Sputnik ngày 4-10 dẫn nguồn tin từ Bộ Cơ sở Hạ tầng Ukraine cho biết, một chiếc vận tải cơ của hãng hãng hàng không Ukraine Air Alliance đã phải hạ cánh khẩn cấp ở khu vực bãi đất hoang gần thành phố Lviv do hết nhiên liệu. Sự việc đã khiến năm thành viên tổ lái thiệt mạng.

Lạm dụng tình dục trẻ em ngày càng biến tướng
Nạn lạm dụng tình dục trẻ em đang ngày càng lan rộng khắp Đông Nam Á. Và internet góp phần khiến tệ nạn này ngày càng gia tăng. Các hình thức lạm dụng cũng ngày càng tinh vi hơn.

Triều Tiên ví tên lửa Pukguksong-3 như “thanh đoản kiếm đáng sợ nhất”
Hôm 3-10, tờ Rodong Sinmun, Cơ quan Ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đã đăng tải một bài xã luận về vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng. Theo đó, tờ này nhấn mạnh rằng tên lửa Pukguksong-3 được bắn đi như một quả bom hẹn giờ treo lơ lửng sau lưng các thế lực thù địch.

Thế giới lo ngại Trung Quốc đang vận dụng những hình thức “bắt nạt” tại Biển Đông
Trong những ngày gần đây, báo chí quốc tế tiếp tục có những bài viết về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Liều mạng khám phá “vùng đất chết” sau thảm họa hạt nhân
Đã hơn 33 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân – vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina vào ngày 26-4-1986, giờ đây du khách có thể khám phá nơi nguy hiểm nhất tại đây…

Cuộc khủng hoảng Venezuela và sự thách thức giới hạn đỏ của Mỹ
Hôm 11-9, Mỹ và các nước đồng minh Mỹ Latin đã kích hoạt lại hiệp ước phòng thủ chung khu vực, nhằm ủng hộ Colombia trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Venezuela. Liệu Mỹ có sẵn sàng vượt qua “giới hạn đỏ” của mình trong vấn đề này?

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ sắp từ chức
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry dự kiến sẽ tuyên bố từ chức vào tháng 11 này.

Hai bờ Đại Tây Dương đối diện cuộc thương chiến mới
Ngay sau khi được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) “bật đèn xanh”, ngày 2-10 (giờ địa phương), chính quyền Mỹ đã tuyên bố áp dụng thuế 10% đối với các máy bay Airbus do Liên minh châu Âu (EU) sản xuất và 25% đối với nhiều mặt hàng của khối này, một động thái được cho là sẽ châm ngòi cuộc thương chiến mới giữa hai bên.

JP Morgan thao túng giá kim loại: Những “con sâu” trong ngân hàng
Đầu tuần qua, ngân hàng JPMorgan (Mỹ) vướng phải rắc rối liên quan đến giao dịch trong một giai đoạn kéo dài gần 10 năm.

Anh công bố kế hoạch Brexit “mang tính quyết định”
London đề nghị thiết lập vùng quản lý đồng bộ với cả Bắc Ireland và EU để tránh việc thiết lập các điểm kiểm tra hải quan với hàng hóa trao đổi giữa hai bên thời hậu Brexit.

Iran tuyên bố Israel ám sát bất thành tướng chỉ huy đặc nhiệm
Iran tuyên bố chặn đứng một âm mưu ám sát nhằm vào tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), đồng thời bắt giữ 3 phần tử khủng bố có liên hệ với Israel.

Triển vọng cho thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố một cách lạc quan rằng thỏa thuận nhằm chấm dứt căng thẳng thương mại kéo dài gần 15 tháng với Trung Quốc có thể đạt được sớm hơn so với dự tính.

Sự trở lại ngoạn mục của cựu Thủ tướng Áo
Trong cuộc bầu cử trước thời hạn ngày 29-9 vừa qua, đảng Nhân dân Áo (OVP) theo đường lối bảo thủ của ứng cử viên hàng đầu, cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã dẫn đầu và cầm chắc khả năng đứng ra thành lập chính phủ mới.

Brexit: Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố không từ chức
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẽ không từ chức để tránh phải tuyên bố trì hoãn việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, dự kiến vào ngày 31-10 tới. Trong bối cảnh đảng Bảo thủ cầm quyền và đất nước ở vào thời điểm khó khăn, ông khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện công việc với niềm tin đó là trách nhiệm.

Ai tiếp tay cho biểu tình tại Ai Cập?
Các cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra vừa qua ở Ai Cập nhằm gây sức ép đòi Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi phải từ chức là minh chứng khiến người ta nhớ lại về cuộc nổi dậy “Mùa xuân Arab”.

Thoát cảnh nô lệ tình dục của IS, nhiều phụ nữ lại sập bẫy buôn người
Các đường dây buôn người bám vào các ổ mại dâm ngầm đang mọc như nấm sau mưa hoạt động khắp Iraq, gần các trại tị nạn sau nội chiến.

Iran trước nguy cơ trả đũa của Arab Saudi
Bầu không khí giữa Iran và Arab Saudi đang bị đốt nóng, 15 ngày sau vụ 2 cơ sở lọc dầu của Saudi Aramco bị nghi ngờ do Iran tấn công. Ngoài việc Mỹ chuyển từ lời nói sang hành động chuyển quân tới Arab Saudi, chính quyền Riyadh gần đây liên tục đưa ra những tuyên bố “dọn đường” cho một cuộc phản công nhằm vào Iran.

Tổng hợp-TT