Mỹ, Úc, Philippines phản đối quân sự hóa biển Đông; Nga cảnh báo IS âm mưu “cắm rễ” tại Mỹ Latinh; Triều Tiên bất ngờ công bố một loạt yêu cầu trước thềm thượng đỉnh với Mỹ; Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn sẽ diễn ra vào ngày 22-5…là những tin chính được cập nhật.
Mỹ, Úc, Philippines phản đối quân sự hóa biển Đông
Tàu chiến HMAS Anzac của Úc di chuyển qua biển Đông đến thăm Việt Nam hồi tháng 4. Ảnh: GUARDIAN
Úc và Philippines hôm 4-5 bày tỏ quan ngại trước cáo buộc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) ở biển Đông trong khi Mỹ cảnh báo Bắc Kinh có thể đối mặt hậu quả tức thời cũng như lâu dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop cùng ngày cho biết nếu thông tin Trung Quốc chuyển khí tài đến biển Đông là chính xác, chính quyền Canberra thực sự quan ngại. “Việc triển khai hệ thống tên lửa trái với tuyên bố không quân sự hóa trên các thực thể ở biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc rõ ràng có trách nhiệm với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tức phải bảo đảm hòa bình và an ninh trên thế giới” – bà Bishop nhấn mạnh. Theo hãng tin Reuters, nữ bộ trưởng cho rằng bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông đều đi ngược lại trách nhiệm đó.
Ngay sau Úc, Philippines cũng đưa ra phản ứng thận trọng. Ông Harry Roque, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cho biết sẽ vận dụng tất cả biện pháp ngoại giao có thể để giải quyết vấn đề này. Nếu thông tin Trung Quốc lần đầu triển khai tên lửa ra Trường Sa được xác thực, Thượng nghị sĩ Gregorio Honasan II cho rằng chính phủ Philippines nên viện dẫn các hiệp ước an ninh thường trực giữa nước này và các đồng minh, song song đó tái khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện Philippines – Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông (có lợi cho Philippines).
Nga cảnh báo IS âm mưu “cắm rễ” tại Mỹ Latinh
(SGGP) Theo đó, Nga phát hiện IS đang tìm cách xây dựng các cứ điểm hậu bị ở các khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Mỹ Latinh, khi thiết lập liên lạc với các tổ chức tội phạm và ma túy địa phương…
Vụ phó Vụ Chuyên trách về các thách thức và mối đe dọa mới thuộc Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Feoktistovcho biết tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang tìm cách thiết lập các cứ điểm hậu bị ở khu vực Mỹ Latinh trong bối cảnh hứng chịu nhiều thất bại ở Iraq và Syria.
Phát biểu ngày 3-5 ở Washington khi tham dự phiên họp Ủy ban liên Mỹ về chống khủng bố, cơ quan giám sát Công ước liên Mỹ chống khủng bố (IACAT) được Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) thông qua năm 2002 sau vụ khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, ông Dmitry Feoktistov cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để nói về việc loại trừ hoàn toàn IS.
Theo đó, Nga phát hiện IS đang tìm cách xây dựng các cứ điểm hậu bị ở các khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Mỹ Latinh, khi thiết lập liên lạc với các tổ chức tội phạm và ma túy địa phương, sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng vào mục đích khủng bố, và các hệ thống tài chính để kêu gọi tài trợ và rửa tiền.
Triều Tiên bất ngờ công bố một loạt yêu cầu trước thềm thượng đỉnh với Mỹ
Triều Tiên đã chính thức hối thúc Hàn Quốc và Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt cũng như rút Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc.
Tờ Chosun của Hàn Quốc ngày 3-5 dẫn nguồn tin Triều Tiên cho hay Bình Nhưỡng vừa chính thức kêu gọi Hàn Quốc và Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, rút hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ triển khai tại khu vực Tây Nam Hàn Quốc và chấm dứt việc chỉ trích Triều Tiên lạm dụng nhân quyền.
“Âm mưu của Mỹ nhằm vào các vấn đề nhân quyền là hành động khiêu khích, tạo ra rào cản trên con đường hòa bình và đối thoại. Chúng tôi nghi ngờ sự chân thành của Mỹ về việc liệu nước này có thực sự muốn đối thoại hay không”, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên loan báo.
Cũng theo Rodong Sinmun, “không còn bất cứ sự biện minh hay lý do nào” cho sự hiện diện của THAAD tại Hàn Quốc. Việc triển khai THAAD là hành động chống lại mối quan hệ liên Triều và do đó cần phải lập tức rút THAAD khỏi Hàn Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn sẽ diễn ra vào ngày 22-5
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tổ chức hội đàm ở Washington cuối tháng này trước cuộc họp của ông Trump vối lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên, Nhà Trắng cho biết hôm 4-5.
Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mỹ sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 22-5.“Tổng thống Trump và Tổng thống Moon sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ về tình hình liên quan đến bán đảo Triều Tiên sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều diễn ra vào ngày 27-4. Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận cuộc họp sắp tới của ngài Trump với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un”, Nhà Trắng tuyên bố.
Ông Moon dự kiến sẽ báo cáo vắn tắt với người đồng cấp Mỹ Trump về kết quả cuộc họp lịch sử với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vào tuần qua.
Hai nhà lãnh đạo nhất tri theo đuổi “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” trên bán đảo Triều Tiên và hướng đến một hiệp ước hòa bình trong năm nay để chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-53.
*** Kim Jong Un ra một loạt yêu sách
Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul và Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, rút hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ra khỏi Hàn Quốc và ngừng đề cập nhân quyền ở Triều Tiên.
Loạt yêu cầu trên được chính quyền Chủ tịch Kim Jong Un đưa ra sau khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều kết thúc và trước khi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều.
Nhật báo Rodong Sinmun đăng bài viết có đoạn: “Âm mưu của Mỹ chống lại các hoạt động nhân quyền là thủ đoạn khiêu khích hòng cản trở xu hướng đối thoại và hòa bình. Chúng tôi hoài nghi sự chân thành của Mỹ về việc liệu Washington có ý định tổ chức đối thoại hay không”.
Uriminzokkiri, trang web của nhà nước Triều Tiên cung cấp thông tin lấy từ hãng thông tấn trung ương nước này (KCNA), lên án phát biểu của giới chức Mỹ ủng hộ việc duy trì sức ép tối đa đối với Triều Tiên. Uriminzokkiri gọi đó là “sự lăng mạ và xúc phạm những nỗ lực thực sự của chúng tôi hướng tới hòa bình”.
Cũng theo truyền thông Triều Tiên, “không còn bất cứ sự biện minh hay lý do nào” cho sự hiện diện của THAAD tại Hàn Quốc. Bình Nhưỡng chỉ ra rằng, việc triển khai THAAD là hành động mang ý đồ xấu nhằm chống lại mối quan hệ liên Triều nên Mỹ cần lập tức rút THAAD khỏi Hàn Quốc.
– Ít nhất 12 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương trong một vụ lở đất tại một khu mỏ khai thác đá quý ở miền bắc Myanmar.
– Trước tòa án hình sự ở London, đối tượng Naa’imur Rahman bị buộc tội âm mưu sát hại Thủ tướng Anh Theresa May không nhận các tội danh về tấn công khủng bố.
– Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố các tội ác của Tổ chức ly khai xứ Basque (ETA) sẽ tiếp tục bị điều tra và những kẻ gây tội ác sẽ bị đưa ra tòa án xét xử. Ông Rajoy khẳng định tổ chức này sẽ không đạt được gì kể cả khi đã tuyên bố giải tán.
– Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov cho rằng Mỹ sẽ không rút quân khỏi Syria và có khả năng duy trì lực lượng tại quốc gia này thêm nhiều năm. “Họ (Mỹ) sẽ không rút quân (khỏi Syria), ví dụ tại Afghanistan đã chứng minh khi quân đội Mỹ xuất hiện ở đâu, họ sẽ ở lại đó trong thời gian dài”, ông nói.
– Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, Tổng thống Donald Trump không chỉ thị Lầu Năm Góc “chuẩn bị các phương án giảm số lính Mỹ tại Hàn Quốc” trong thời gian chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Trước đó, ngày 3/5, báo New York Times đưa tin ông Trump đang cân nhắc việc cắt giảm quân tại Hàn Quốc.
*** Sợ Kim Jong Un thân Trump, Trung Quốc lo đối phó?
(VnMedia) – Giới phân tích phương Tây tin rằng, Trung Quốc đang tìm cách “ve vãn“ đồng minh Triều Tiên vì lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ quá gần gũi với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên và Nga khởi động dự án xây cầu cao tốc nối biên giới hai nước
Bộ Phát triển Viễn Đông Nga cho biết Bình Nhưỡng sẽ cung cấp nhân lực và vật liệu để xây dựng một cây cầu hiện đại chạy qua biên giới hai nước.
Thấm đòn đau, Nga vội vàng xuống nước với Mỹ?
– Ngoại trưởng Lavrov vừa bất ngờ phát biểu Nga rất hoan nghênh mong muốn của Tổng thống Mỹ Trump trong việc đối thoại và hợp tác với Moscow trong vấn đề liên quan đến cuộc chạy đua vũ trang cũng như trong nhiều thách thức toàn cầu khác.
Bão cát kinh hoàng và mưa dông ở Ấn Độ làm 251 người thương vong
Theo nhà chức trách Ấn Độ, số nạn nhân thiệt mạng do bão cát và mưa dông xảy ra vào đêm 2/5 tại miền Bắc và miền Tây Ấn Độ đã lên tới 91 người. Ngoài ra, có 160 trường hợp bị thương.
*** Đến lượt phiến quân ở Homs hạ vũ khí đầu hàng quân đội Syria
Các nhóm phiến quân ở tỉnh Homs đã giao nộp vũ khí hạng nặng cho quân đội Syria, sau khi chấp thuận một thỏa thuận mới với chính phủ nhằm sơ tán án toàn khỏi khu vực và tránh đòn tấn công phủ đầu.
Cảnh sát nhí Wasil Ahmad: Một cuộc đời bi hùng
Wasil Ahmad còn chưa đủ cao lớn để khoác một khẩu tiểu liên AK trên người mà báng súng không quệt xuống đất, nhưng cậu bé vẫn tham gia chiến đấu như một sĩ quan cảnh sát chuyên nghiệp.
Nga cảnh báo lạnh lẽo về sự trỗi dậy của khủng bố IS tại Mỹ Latinh
Nga cho biết tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang tìm cách “móc nối” với các băng đảng tội phạm và ma túy ở Mỹ Latinh, sau khi chúng vấp phải thất bại nặng nề về quân sự ở Trung Đông.
Nga sẽ là “ngư ông đắc lợi” khi Mỹ-Trung chiến tranh thương mại?
Nga cho rằng một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không được hoan nghênh, song sẽ mở đường để Moscow tăng cường hợp tác kinh tế với Bắc Kinh, trước hết là trong xuất khẩu nông sản.
Bỏ qua Ukraine, “Dòng chảy phương Bắc 2” được khởi công tại Đức
Trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch đầy tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, ngày 3-5, hãng thông tấn Đức DPA cho biết, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” đã được khởi công tại thành phố Lubmin của nước này.
Israel mong Nga thông cảm và ủng hộ trong các vấn đề về Syria và Iran
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho hay Tel Aviv đã không “vào hùa” trừng phạt Nga cùng các nước phương Tây, đồng thời đề nghị Moscow có hành động tương ứng bằng cách ủng hộ Israel trong các vấn đề Iran và Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tính chuyện rút bớt quân ở Hàn Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc chuẩn bị các phương án cho việc cắt giảm binh sĩ Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc, vài tuần trước khi ông tổ chức một cuộc họp mang tính bước ngoặt với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, Kim Jong-un, The New York Times đưa tin hôm 4-5.
Tội phạm buôn nô lệ tình dục trong lòng nước Mỹ
Buôn người làm nô lệ tình dục hiện nay khá lan tràn, theo Nathan Wilson – người sáng lập Project Meridian Foundation ở Arlington, tổ chức hỗ trợ cảnh sát xác định bọn buôn người và các nạn nhân của chúng.
Nobel Văn học có nguy cơ bị hoãn vì bê bối tình dục
Lễ trao giải Nobel Văn học năm nay có nguy cơ phải hoãn lại sau hơn 70 năm tổ chức do một bê bối về tình dục và tài chính nghiêm trọng.
Tổng thống Putin bất ngờ sa thải một loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao
Ông Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh miễn nhiệm một loạt quan chức, tướng lĩnh cấp cao của Bộ Nội vụ và Ủy ban điều tra Nga, chưa đầy 1 tuần trước khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ tư.
2,5 triệu bolivar thì mua được những gì ở “vương quốc dầu mỏ”?
2,5 triệu bolivar tương đương với gần 40 USD, liệu với số tiền này, người dân Venezuela có thể mua được những gì?
Iran “chơi rắn” dù Mỹ đòi rút khỏi JCPOA
Ngày 3-5, kênh truyền hình quốc gia Iran dẫn lời Cố vấn Chính sách Đối ngoại Ali Akbar Velayati tái khẳng định lập trường của quốc gia này về vấn đề thoả thuận hạt nhân (JCPOA).
Nga nổi giận vì Mỹ “lặng như tờ” về thảm kịch ở Odessa, Ukraine
Giới chức Moscow đã bày tỏ thái độ phẫn nộ với chính quyền Mỹ, sau khi họ cố tình lờ đi thảm kịch xảy ra ở Odessa của Ukraine cách đây 4 năm và sự miễn cưỡng của Kiev trong việc tiến hành điều tra.
Hành khách hoảng hốt khi cửa sổ máy bay bỗng nhiên rạn vỡ
Một chuyến bay của hãng hàng không Southwest Airlines từ Chicago đến Newark, New Jersey, đã phải hạ cánh bất ngờ hôm 2-5 (giờ địa phương) sau khi cửa sổ máy bay bị nứt.
Vì sao tỷ phú Vincent Bolloré bị bắt?
Ông Vincent Bolloré, một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất ở Pháp đã bị bắt vì cáo buộc tham nhũng khi thực hiện các hợp đồng khai thác cảng biển ở châu Phi. Ngay sau đó, báo chí lập tức vào cuộc điều tra ông đã xây dựng đế chế của mình ở châu Phi như thế nào?
Triều Tiên hủy tên lửa, cho phép thanh sát kho hạt nhân
CHDCND Triều Tiên đã nhất trí tiêu hủy các tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM và lần đầu tiên cho phép các thanh sát viên tiếp cận kho hạt nhân của nước này, tờ Asahi Shimbun ngày 3-5 đưa tin.
Su-30SM Nga rơi ở Syria, 2 phi công thiệt mạng
Bộ Quốc phòng Nga cho biết một máy bay chiến đấu Su-30SM của nước này đã bị rơi ở biển Địa Trung Hải, sau khi vừa cất cánh từ căn cứ Hmeymim ở Syria khiến 2 phi công thiệt mạng.
Tổng hợp-TT