VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 8/6/2021.

       Tổng thống Putin bị cảnh báo ngầm ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ; Các nước ASEAN, Trung Quốc quan ngại về diễn biến phức tạp ở Biển Đông; Báo Mỹ tiết lộ báo cáo ‘nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Vũ Hán’; Deutsche Bank cảnh báo về “quả bom hẹn giờ” lạm phát; G7 được kêu gọi hỗ trợ kinh phí tiêm vaccine trên toàn cầu…là những tin chính được cập nhật.
Tổng thống Putin bị cảnh báo ngầm ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ
Tổng thống Nga Putin có thể trở thành "lãnh đạo tối cao”?   Tổng thống Nga Vladimir Putin
– Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn Axios on HBO gần đây rằng Tổng thống Joe Biden sẽ gặp người đồng cấp Vladimir Putin trong 9 ngày nữa và ông Biden sẽ nói với ông Putin “một cách rõ ràng và trực tiếp những gì mà ông ấy có thể nhận được từ Mỹ nếu những hành động gây hấn và bất cẩn nhằm vào chúng tôi vẫn cứ tiếp tục”.
Ông Blinken cho biết, Mỹ “muốn một mối quan hệ ổn định hơn” với Nga.
“Tôi không thể nói với bạn là tôi có lạc quan hay không về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ biết được sau một cuộc gặp nhưng chúng ta sẽ có được một số dấu hiệu…”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết.
Ngoại trưởng Blinken cho rằng công việc của ông là tái kết nối lại với các đồng minh của Mỹ và rằng ông đã tìm thấy khát khao thực sự của Mỹ trong việc hợp tác với các nước.
“Các đối tác của chúng tôi cũng nhìn thấy điều tương tự như chúng tôi. Nếu các bạn nhìn vào tất cả những vấn đề lớn mà chúng ta đang nỗ lực giải quyết như đại dịch, biến đổi khí hậu, các công nghệ đang ra đời…. thì không nước nào có thể giải quyết một mình”, ông Blinken nói thêm.
Các nước ASEAN, Trung Quốc quan ngại về diễn biến phức tạp ở Biển Đông
– Các nước ASEAN, Trung Quốc bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán COC.
Ngày 07/6, tại Chong Qing (Trùng Khánh), Trung Quốc, trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM DOC).
Đây là cuộc họp đầu tiên của các quan chức cao cấp kể từ Hội nghị SOM DOC-18 ở Đà Lạt tháng 10/2019. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này.
Các nuớc ghi nhận mặc dù chịu tác động của tình hình dịch bệnh phức tạp, ASEAN và Trung Quốc vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, đảm bảo đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân v.v.
Các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán COC.
Báo Mỹ tiết lộ báo cáo ‘nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Vũ Hán’
(Wall Street Journal) tiết lộ một phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ đã kết luận giả thuyết “nCoV lọt từ phòng thí nghiệm” là có cơ sở.
Báo cáo do Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore tiến hành hồi tháng 5/2020 kết luận giả thuyết “nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán” là có cơ sở và cần nghiên cứu thêm. Báo cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng khi điều tra nguồn gốc đại dịch trong những tháng cuối nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donald Trump, tờ Wall Street Journal dẫn lời nguồn tin am hiểu tài liệu mật này hôm 7/6.
Thông tin về báo cáo gây chú ý trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các cơ quan tình báo Mỹ báo cáo về nguồn gốc nCoV trong vài tuần tới. Có hai giả thuyết chính về nguồn gốc Covid-19 gồm virus lây từ động vật, có thể bắt đầu từ dơi, sang người, hoặc lọt ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (WIV), nơi tiến hành nghiên cứu gây tranh cãi về virus corona ở dơi và được Mỹ tài trợ một phần.
Các nguồn tin cho biết nghiên cứu được tiến hành bởi “Phòng Z”, đơn vị tình báo riêng của Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore, cơ quan có chuyên môn sâu về vấn đề sinh học. Kết luận được đưa ra dựa trên phân tích bộ gen của nCoV.
Thông tin chưa được công bố trong báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy ba chuyên gia Viện Virus học ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019, đã nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự cả Covid-19 và bệnh cúm mùa. Trung Quốc bác thông tin này, tố Mỹ thổi phồng thuyết âm mưu về nguồn gốc dịch bệnh.
Viện Virus học Vũ Hán là cơ sở nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc, nằm không xa chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là xảy ra tình trạng virus lây từ động vật sang người vào đầu đại dịch. Đây cũng là nơi ghi nhận sự kiện siêu lây nhiễm đầu tiên trong đại dịch Covid-19.
Deutsche Bank cảnh báo về “quả bom hẹn giờ” lạm phát
(Enternews.vn) Theo cảnh báo từ các nhà kinh tế của Deutsche Bank, lạm phát có thể là một vấn đề sẽ qua đi, nhưng nhiều khả năng sẽ kéo dài dai dẳng và dẫn đến khủng hoảng trong những năm tới.
Deutsche Bank đưa ra cảnh báo về một
Trong một dự báo nằm ngoài sự đồng thuận từ các nhà hoạch định chính sách và Phố Wall, Deutsche Bank đã đưa ra một cảnh báo rằng việc tập trung vào kích cầu trong khi gạt bỏ lo ngại lạm phát sẽ chứng tỏ là một sai lầm nếu không phải trong ngắn hạn khoảng năm 2023 và xa hơn nữa.
Phân tích đặc biệt chỉ ra điểm nhấn vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và khuôn khổ mới của nó, trong đó nó sẽ chịu được lạm phát cao hơn để phục hồi toàn diện. Ngân hàng cho rằng ý định của Fed không thắt chặt chính sách cho đến khi lạm phát tăng liên tục sẽ có tác động nghiêm trọng.
Nhà kinh tế học của Deutsche, David Folkerts-Landau cho biết: “Hậu quả của sự chậm trễ sẽ là sự gián đoạn hoạt động kinh tế và tài chính nhiều hơn so với trường hợp Fed hành động. Đổi lại, điều này có thể tạo ra một cuộc suy thoái đáng kể và gây ra một chuỗi khó khăn tài chính trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi”.
Là một phần của cách tiếp cận đối với lạm phát, Fed sẽ không tăng lãi suất hoặc cắt giảm chương trình mua tài sản của mình cho đến khi thấy “tiến bộ đáng kể hơn nữa” đối với các mục tiêu bao trùm của mình. Nhiều quan chức Ngân hàng Trung ương cho biết họ chưa tiến đến các mục tiêu đó.
*** G7 được kêu gọi hỗ trợ kinh phí tiêm vaccine trên toàn cầu
Hơn 100 vị cựu tổng thống, cựu thủ tướng và cựu bộ trưởng ngoại giao trên thế giới kêu gọi nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu G7 chi ngân sách phục vụ tiêm chủng vaccine COVID-19 trên toàn cầu, khẳng định đây sẽ là “khoản đầu tư công tốt nhất lịch sử”.
Nỗ lực tham gia thị trường vũ khí của Nhật Bản
Kể từ thời Minh trị Duy tân, Nhật Bản đã có truyền thống nhập khẩu công nghệ nước ngoài và áp dụng nó vào quá trình hiện đại hóa của mình. Nỗi “ám ảnh quốc gia” này đã kích thích tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghệ, theo thời gian, đã nuôi dưỡng xu hướng gia tăng yếu tố bản địa và phổ biến công nghệ. Điều này cho phép Nhật Bản đang dần thu hẹp khoảng cách về năng lực công nghệ vũ khí với phương Tây.
Thêm động thái mở rộng của Bộ tứ
Từ sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến hồi tháng 3-2021, Đối thoại an ninh 4 bên (gọi tắt là Bộ tứ – quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia một mặt mở rộng các chủ đề hợp tác, thúc đẩy cơ chế đối thoại theo hướng thiết thực hơn, mặt khác tăng cường sự tương tác với các nước ngoài nhóm, xây dựng khuôn khổ theo hướng “Bộ tứ mở rộng” với nhiều động thái náo nhiệt.
Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Chiều 7/6/2021, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác (1991-2021). Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
“Ván cờ” Syria dần ngã ngũ
Sau khi ông Bashar al-Assad giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 26-5, Qatar vẫn chưa muốn bình thường hóa quan hệ với Damascus. Syria vẫn có thể trông chờ vào sự hỗ trợ của một số quốc gia Arab nhưng sự hỗ trợ thực sự đến từ các đồng minh truyền thống là Iran và Nga, nay lại có thêm sự xuất hiện của Trung Quốc.
Trung Quốc xây thêm loạt phòng thí nghiệm sinh học mới
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng thêm khoảng từ 25 đến 30 phòng thí nghiệm sinh học có độ an toàn cấp độ 3 và 4, tương đương viện Virus học Vũ Hán.
Hơn 90 chính trị gia Mexico bị giết trước bầu cử
Hơn 90 chính trị gia Mexico, gồm nhiều ứng viên của cuộc bầu cử lập pháp diễn ra ngày 6/6, đã thiệt mạng trong các phi vụ ám sát táo tợn do các băng đảng thực hiện.
Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/6 chính thức ký đạo luật rút Nga khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, sau khi chính quyền Mỹ đương nhiệm từ chối trở lại thoả thuận này.
Trung Quốc đã cung cấp hơn 350 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho thế giới
Trung Quốc đã cung cấp hơn 350 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước trên thế giới và đang đẩy mạnh sản xuất trong nước để tăng thêm nguồn cung vaccine cho nước ngoài, đặc biệt là cho các nước đang phát triển, một quan chức y tế cấp cao hôm 6/6 cho biết.
Nga, Trung Quốc dự kiến vẫn là trọng tâm thảo luận của lãnh đạo G7
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo G7 vào tuần này tại Anh, với trọng tâm là cải thiện quan hệ đồng minh và tập hợp sức mạnh nhằm đối phó với COVID-19, Nga và Trung Quốc.
Hàng triệu người Thái Lan tham gia chiến dịch tiêm vaccine “thần tốc”
Người dân Thái Lan ngày 7/6 đổ xô đến các trung tâm tiêm chủng trên khắp cả nước, sau khi Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế nước này tuyên bố tất cả công dân đủ điều kiện sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Thủ tướng Israel Netanyahu tố có gian lận bầu cử
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi liên minh vừa được thành lập của phe đối lập là kết quả của “vụ gian lận bầu cử lớn nhất” trong lịch sử quốc gia Trung Đông.
Quốc gia Bắc Âu tuyên bố “đánh bay” COVID-19
Financial Times dẫn lời chuyên gia y tế phụ trách chiến dịch đối phó với đại dịch COVID-19 của Na Uy ngày 6/6 (giờ địa phương) tuyên bố: Đại dịch này đã kết thúc tại Na Uy!
Hungary dừng kế hoạch xây đại học Trung Quốc vì sức ép dư luận?
Bộ trưởng Nội các Hungary mới đây cho biết, nước này có thể sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở thủ đô Budapest về việc xây cơ sở của Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), sau khi hàng nghìn người biểu tình phản đối.
Tàu hỏa đâm nhau tại Pakistan, ít nhất 30 người thiệt mạng
Vụ va chạm giữa hai đoàn tàu ở quận Ghotki, tỉnh Sindh, miền nam Pakistan sáng nay (7/6) đã khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương, theo các quan chức địa phương.
Máy bay của Phó Tổng thống Mỹ buộc phải quay đầu trong chuyến công du đầu tiên
Chuyến đi đến Guatemala là công du nước ngoài đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kể từ khi nhậm chức, với mục tiêu tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế, khí hậu và lương thực, cùng với các vấn đề về phụ nữ.
Tàn sát đẫm máu 7 ngôi làng để cướp gia súc
The Guardian ngày 7/6 đưa tin, một băng nhóm trộm gia súc tại Nigeria đã ra tay với hàng chục người dân tại bảy ngôi làng ở bang Kebbi, phía Tây Bắc nước này trong một cuộc đột kích hôm 3/6.

TQ-TT