Căng thẳng địa chính trị đang ở mức cao nhất trong thế kỷ 21; Iran nã 10 tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Mỹ ở Iraq; Năm 2020: Châu Âu thêm nhiều biến số?; Iran được hai siêu cường bênh vực, Mỹ rơi vào bất lợi?…là những tin chính được cập nhật.
Căng thẳng địa chính trị đang ở mức cao nhất trong thế kỷ 21
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ngày 6/1. (Ảnh: Xinhua)
(ĐCSVN) – Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo những căng thẳng địa chính trị đang ở mức cao nhất trong thế kỷ này, để từ đó kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới kiềm chế tối đa và chấm dứt các hành động làm gia tăng căng thẳng.
Phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ngày 6/1, người đứng đầu Liên hợp quốc cho biết, ông đang duy trì liên hệ đều đặn với các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới và mong muốn phát đi một thông điệp rõ ràng, đơn giản rằng: “Hãy chấm dứt leo thang căng thẳng, hành động kiềm chế tối đa, tái khởi động đối thoại và đổi mới hợp tác quốc tế”.
“Năm mới đã bắt đầu với chúng ta trong một tình cảnh rối ren. Chúng ta đang sống trong những thời khắc nguy hiểm. Những căng thẳng địa chính trị đang ở mức cao nhất trong thế kỷ này. Và sự hỗn loạn này đang trở nên nghiêm trọng. Ngay cả việc không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng không còn được coi là một lẽ hiển nhiên” – người đứng đầu Liên hợp quốc bày tỏ.
Cũng theo lập luận của ông Guterres thì “chảo lửa căng thẳng hiện nay” đang dẫn tới việc này càng có nhiều nước đưa ra những quyết định khó lường, với những hậu quả không thể dự đoán và nguy cơ nghiêm trọng từ sự tính toán sai lầm.
“Trong khi đó, chúng ta cũng được chứng kiến những cuộc xung đột về công nghệ và thương mại làm đứt đoạn thị trường thế giới, đẩy lùi tăng trưởng và nới rộng sự bất bình đẳng. Hành tinh của chúng ta cũng đang bốc cháy. Một cuộc khủng hoảng khí hậu đang hoành hành…Tại nhiều nơi trên thế giới, chúng ta thấy người dân thất vọng và tức giận. Chúng ta thấy tình trạng bất ổn xã hội gia tăng và chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa dân tộc ngày càng lan rộng, cùng một sự lớn mạnh nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố, đáng chú ý là ở châu Phi. Điều này không thể tiếp diễn. Tôi đã dõi theo sự gia tăng gần đây của các mối quan hệ căng thẳng toàn cầu với một sự quan ngại sâu sắc. Tôi đang duy trì liên hệ với các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới… Đừng bao giờ quên nỗi đau khủng khiếp mà nhân loại đang phải hứng chịu do chiến tranh. Và lúc nào cũng vậy, những người dân thường lại là những người phải trả giá nhiều nhất. Trách nhiệm chung của chúng ta là phải ngăn chặn điều này” – ông Guterres nói./.
Năm 2020: Châu Âu thêm nhiều biến số?
(ĐCSVN) – Nhìn lại bức tranh châu Âu năm 2019, với sự lạc quan “khiêm tốn” bởi quan hệ Nga-Ukraine có những dấu hiệu tan băng và quan hệ EU-Nga có phần được cải thiện.
Tuy nhiên, những biến số mới khó lường lại nảy sinh bởi quan hệ Anh – EU trước nguy cơ “Brexit cứng” và quan hệ Mỹ – EU trước đòn trừng phạt Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” của Mỹ,… khiến giới phân tích và dư luận thế giới không khỏi quan ngại cho khu vực khi thế giới bước sang năm 2020.
Từ dấu hiệu tan băng…
Năm 2019, quan hệ Nga – Ukraine có dấu hiệu tan băng khi hai nước tiến hành trao đổi tù nhân và xúc tiến tổ chức các cuộc đối thoại. 70 tù nhân đã được Nga và Ukraine trao trả. Đây là kết quả của nhiều tháng đàm phán giữa hai nước. Tổng thống Ukraine V.Zelensky khẳng định, đây là bước tiến trong nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều năm qua tại miền Đông Ukraine. Tổng thống Nga V.Putin đánh giá thỏa thuận trao đổi tù nhân là “một bước đi lớn hướng tới bình thường hóa quan hệ” giữa Moscow và Kiev.
Đến quan hệ “nồng ấm”…
Theo giới quan sát, quan hệ Nga – EU cũng được cải thiện bởi quan hệ giữa Nga và Đức – một trong những quốc gia đầu tàu trong EU trở nên “nồng ấm” hơn kể từ năm 2018, khi Tổng thống Nga V.Putin hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel về Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, vấn đề hòa bình tại Syria, tình hình Ukraine…, kết quả đáng ghi nhận nhất là sáng kiến về cơ chế đối thoại 4 bên.
Tổng thống Nga V.Putin, hồi tháng 8/2019 đã có chuyến thăm Cộng hòa Pháp. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp E.Macron đã trao đổi về việc bảo đảm an ninh tại châu Âu và hợp tác giữa Nga và EU, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), cuộc khủng hoảng tại Syria, Ukraine, Lybia, chống khủng bố và an ninh mạng… Cuộc gặp không chỉ là cơ hội tốt để phát triển quan hệ song phương giữa hai nước, mà còn phát đi tín hiệu hòa giải giữa Nga và EU.
Và vẫn còn những biến số khó lường
Theo giới quan sát, sự phân hóa nội tình EU có dấu hiệu gia tăng. Theo đó, các đảng theo đường lối dân túy, cực hữu,… giành được kết quả quan trọng. Khối đảng Nhân dân châu Âu (EEP) và Liên minh tiến bộ xã hội và dân chủ (S&D) không còn giữ được vị thế độc tôn, khiến cho quá trình ra các quyết định lập pháp trở nên khó khăn hơn.
Iran được hai siêu cường bênh vực, Mỹ rơi vào bất lợi?
– Cả Nga và Trung Quốc đều công khai lên tiếng chỉ trích Mỹ về quyết định tiến hành cuộc tấn công giết hại vị Tướng quyền lực hàng đầu Iran, gây ra “trận sóng gió” đáng lo ngại hiện nay ở khu vực Trung Đông vốn ẩn chứa đầy sự bất ổn và nguy cơ.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ là nhân tố bất ổn ở Trung Đông
Trung Quốc cáo buộc Mỹ duy trì một sự hiện diện gây bất ổn ở Trung Đông, miêu tả sự thù địch ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Iran là mối đe dọa đối với an ninh khu vực.
Mỹ không nên lạm dụng sức mạnh quân sự, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết trong cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua (6/1). Ông Geng cũng kêu gọi Washington và Tehran kiềm chế để tránh làm leo thang căng thẳng trong khu vực sau khi xảy ra vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ khiến Tướng Qassem Soleimani – Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, thiệt mạng.
“Nền chính trị dùng sức mạnh không được ủng hộ cũng không bền vững”, ông Shuang nói thêm.
Trung Quốc chỉ trích gay gắt việc Mỹ phát động cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu cụ thể, miêu tả vụ ám sát Tướng Soleimani là hành động vi phạm các quy chuẩn của quốc tế, gây phá hoại an ninh khu vực. Những lời chỉ trích trên được Ngoại trưởng Wang Yi đưa ra trong cuộc điện đàm gần đây với người đồng cấp Iran. Washington là “một lực lượng gây rối” và Bắc Kinh sẽ duy trì một lập trường khách quan, công bằng để giúp cải thiện tình hình ở Trung Đông”, Ngoại trưởng Wang nói thêm.
Nga cảnh báo hậu quả nghiêm trọng gây ra từ vụ giết hại Tướng Soleimani
Cùng với Trung Quốc, Nga cũng chỉ trích Mỹ về vụ giết hại Tướng Iran. Moscow hồi cuối tuần vừa rồi đã lên án mạnh mẽ vụ việc, nói rằng việc ám sát Tướng Soleimani sẽ “gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hòa bình và sự ổn định”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
“Chúng ta đang bị dẫn dắt bởi tiền đề là những hành động như vậy không có lợi cho việc tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề phức tạp đang chồng chất lên ở Trung Đông. Ngược lại, những hành động đang dẫn đến một vòng leo thang căng thẳng mới ở khu vực”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm.
Trung Đông đang trên bờ vực của tình trạng căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát gây ra từ vụ giết hại Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds. Giới chức Iran đã thể hiện sự phẫn nộ trước vụ tấn công của Mỹ. Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo “đòn trả thù khốc liệt đang đợi Mỹ” ở phía trước.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif miêu tả vụ tấn công giết hại tướng Iran của Mỹ là một hành động khủng bố. “Hành động mang tính chất khủng bố quốc tế của Mỹ – nhằm mục tiêu và giết hại Tướng Soleimani – vị tướng hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống khủng bố IS, Al Nusrah, Al Qaeda – là cực kỳ nguy hiểm và là một sự leo thang đầy ngu ngốc”, ông Zarif gay gắt chỉ trích. Ông này nhấn mạnh, “Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả về cuộc phiêu lưu điên rồ của họ”.
Một cố vấn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhanh chóng lên tiếng cảnh báo về đòn trả đũa sắp tới từ Tehran. “Tổng thống Trump qua hành động bất cẩn của mình đã đẩy Mỹ vào tình thế nguy hiểm nhất trong khu vực. Bất kỳ ai đặt một chân qua lằn ranh đỏ đều phải đối mặt với hậu quả”, ông Hessameddin Ashena đã đe dọa như vậy.
Trong khi đó, một cựu Chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran – ông Mohsen Rezaei hôm qua (3/1) đã lên tiếng thề sẽ tung “đòn trả đũa khốc liệt” nhằm vào Mỹ.
Iran nã 10 tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Mỹ ở Iraq
Nguồn tin quân sự Mỹ cấp cao tại Iraq ngày 8/1 cho biết căn cứ không quân Mỹ Ain Al-Asad ở Iraq vừa bị tấn công tên lửa từ Iran.
Theo ABC News, không chỉ có căn cứ quân sự Ain Al-Asad (gọi tắt là Asad) bị tấn công. Iran cũng đã phóng tên lửa vào căn cứ Erbil ở miền Bắc Iraq, một quan chức Mỹ xác nhận.
“Những người lính dũng cảm của đơn vị không gian thuộc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã thực hiện thành công vụ tấn công với 10 quả tên lửa đạn đạo vào căn cứ quân sự Ain Al-Asad, vì tướng Qassem Soleimani”, IRGC cho hay trong một thông báo.
Iran đã bắt đầu tấn công Mỹ bằng tên lửa bắn vào một căn cứ quân đội Mỹ ở miền Tây Iraq, truyền thông chính thức của Iran cho biết rạng sáng 8/1.
Iran tuyên bố cuộc trả thù ác liệt bắt đầu
“Cuộc trả thù ác liệt của Vệ binh Cách mạng đã bắt đầu”, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết trong một thông báo trên kênh Telegram.
Hossein Soleimani, chủ biên của Mashregh, trang tin chính của IRGC, cho hay các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đã được bắn vào căn cứ Asad ở tỉnh Anbar của Iraq.
Theo New York Times, một quan chức Mỹ cho biết 6 quả rocket đã hạ xuống căn cứ không quân Asad, nhưng không thể xác nhận chúng có phải tên lửa hay không.
Trong khi đó, các nguồn tin an ninh nói với AFP rằng ít nhất 9 quả rocket đã nã vào căn cứ Asad – nơi Mỹ và các lực lượng đồng minh đang đồn trú.
Thư ký báo chí Nhà Trắng cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được thông báo về vụ tấn công và đang theo dõi tình hình cùng đội ngũ an ninh quốc gia.
*** Cộng đồng quốc tế kêu gọi Mỹ – Iran “hạ hỏa”
Sau cuộc không kích hôm 3-1 do Washington tiến hành khiến người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng, sau đó, hai bên đã liên tục đưa ra cảnh báo đáp trả nhau bằng hành động quân sự.
Ivittuut, khu mỏ chiến lược trong Thế Chiến II
Ivittuut có trữ lượng cryolite – một khoáng chất được sử dụng trong sản xuất máy bay chiến đấu – lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1854, thị trấn Ivittuut (trước đây là Ivigtut) từng sở hữu khu bảo tồn lớn nhất thế giới về các loại đá tự nhiên.
Những cố vấn quyền lực nhất thế giới năm 2019
Tất cả những người nắm quyền lực trên thế giới đều có những cố vấn, luật sư riêng, những phụ tá tin cẩn hoặc những người thầy dìu dắt. Bên cạnh đó còn có cả những người được xem là kẻ giật dây, chuyên gia khắc phục sự cố và những kẻ thao túng đầy tham vọng.
Người dân Puerto Rico sơ tán vì động đất mạnh
Một trận động đất mạnh kèm theo dư chấn đã xảy ra tại Puerto Rico ngày 7-1, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, gây ra tình trạng mất điện diện rộng và nhiều thiệt hại về tài sản.
Ít nhất 35 người chết vì giẫm đạp trong lễ tang tướng Iran
Đã có hơn 80 người thương vong vì giẫm đạp lên nhau trong tang lễ của tướng Qassem Soleimani tại quê nhà ông hôm nay (7-1), RT đưa tin.
Tình hình hỗn loạn mới ở Trung Đông có thể là cơ hội của Trung Quốc?
Tọa lạc ở trung tâm của khu vực Trung Á, thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan không phải nơi thích hợp để các chính sách lớn của quốc tế được ra đời.
Iran hé lộ về 13 “cơn ác mộng lịch sử” đáp trả Mỹ
Quốc hội Iran ngày 7-1 đã nhất trí bỏ phiếu và tuyên bố tất cả các lực lượng của Mỹ là “khủng bố”, động thái mới nhất nhằm đáp trả vụ ám sát tướng quân đội Qassem Soleimani ngày 3-1 vừa qua.
Truy tìm nguyên nhân dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc
Các cơ quan y tế Trung Quốc hiện vẫn chưa thể xác định được chủng viêm phổi siêu vi bí ẩn đã lây nhiễm cho hàng chục người ở thành phố Vũ Hán và khiến các nước khác trong khu vực châu Á lo ngại.
Những hình ảnh đau lòng trong thảm kịch cháy rừng tại Australia
Ước tính, khoảng nửa tỷ động vật đã bị thiêu cháy trong các vụ cháy rừng tại Australia. Hơn 3 tháng đã trôi qua kể từ những đợt cháy đầu tiên, cơn giận của thần lửa vẫn đang bao trùm lấy mảnh đất này, đe dọa sự sống của hàng triệu sinh vật.
Mỹ “cấm cửa” Ngoại trưởng Iran
Mỹ được cho là đã từ chối cấp thị thực cho Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif, một điều khiến ông này khó có thể tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York ngày 9-1 này.
Australia đón “cơn mưa vàng” giữa thảm kịch cháy rừng chưa từng có
Mưa đã rơi trên những vùng đất bị giặc lửa càn quét suốt nhiều tuần qua tại Australia. Những cơn mưa vàng đã kéo nền nhiệt giảm xuống, trong bối cảnh cháy rừng vẫn đang rất khó để kiểm soát tại xứ sở chuột túi.
Cựu trùm Hollywood chống nạng hầu tòa vì quấy rối tình dục
Cựu nhà sản xuất phim nổi tiếng của Hollywood, Harvey Weinstein, đã bị buộc tội tại Los Angeles ngày 6-1 với tội danh liên quan đến xâm hại tình dục, vài giờ sau khi ông này xuất hiện tại tòa án ở New York xét xử cáo buộc liên quan đến tình dục.
Iraq cấm lính Mỹ rời căn cứ, liên quân chống IS phát tín hiệu hỗn loạn
Chính phủ Iraq yêu cầu toàn bộ binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ Iraq không rời căn cứ hoặc bay trên vùng trời nước này, đồng thời hối thúc Washington lên kế hoạch rút quân.
Australia gồng mình trong thảm họa cháy rừng
Trong khi phần lớn thế giới đón chào những ngày đầu năm mới 2020 trong không khí lạnh giá thì Australia lại đang trông giống một “thảm lửa” khi bị hàng trăm đám cháy rừng quy mô lớn bủa vây, gây thiệt hại nặng về người, tài sản và kéo theo những nguy cơ nghiêm trọng đối với hệ sinh thái.
Cựu cố vấn ANQG Mỹ sẵn sàng làm chứng trong phiên tòa luận tội ông Trump
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 6-1 cho biết ông sẵn sàng làm chứng trong phiên tòa luận tội ông Trump tại Thượng viện nếu được triệu tập.
Mỹ khẳng định không rút quân khỏi Iraq
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 6-1 khẳng định Mỹ sẽ không rút quân khỏi Iraq.
Biển người Trung Đông xuống đường thương tiếc tướng Iran
Hàng trăm ngàn người ở Iran, Iraq và nhiều nơi khác thuộc Trung Đông xuống đường tuần hành bày tỏ tiếc thương tướng chỉ huy đặc nhiệm Iran Qassem Soleimani, người qua đời trong một vụ không kích có chủ đích của Mỹ.
Tổng hợp-TT