VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 9/6/2021.

       Quy định mới của EU về hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam trong EVFTA sẽ có hiệu lực từ 2022; Pfizer bắt đầu thử nghiệm vaccine ở trẻ em dưới 12 tuổi; Cảm tính kiểu AI; Cạn kiệt vaccine, châu Phi nguy cơ hứng chịu “cơn sóng thần” Covid-19 tồi tệ hơn Ấn Độ; Diễn biến đại dịch Covid 19 trong 24 giời qua sáng 9/6/2021…là những tin chính được cập nhật.
Quy định mới của EU về hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam trong EVFTA sẽ có hiệu lực từ 2022
Xuất khẩu gạo năm 2016: Bài toán lấy “chất” bù “lượng”    Gạo Việt Nam.
Việc thực thi hạn ngạch EU dành cho Việt Nam 80.000 tấn gạo/năm, gồm: 30.000 tấn gạo xát, 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm…
Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg cho biết Liên minh châu Âu (EU) vừa ban hành Quy định thực thi số (EU) 2021/760 sửa đổi Quy định thực thi số (EU) 2020/761, sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2020/761 và (EU) 2020/1988 liên quan đến hệ thống quản lý một số hạn ngạch thuế quan có giấy phép và bãi bỏ Quy định thực hiện (EU) 2020/991.
Quy định có hiệu lực từ ngày 11/5/2021. Tuy nhiên, quy định này áp dụng đối với gạo trong hạn ngạch Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam có hiệu lực 1/1/2022.
Quy định này (khoản f, mục 3 Phụ lục I) nêu rõ, việc thực thi hạn ngạch EU dành cho Việt Nam 80.000 tấn gạo/năm, gồm: 30.000 tấn gạo xát, 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm.
Cụ thể, đối với 20 ngàn tấn gạo xay phân bổ như sau: 10 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/1- 31/3; 5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 đến 30/6 và 5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7 đến 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10 đến 31/12.
Đối với 30 ngàn tấn gạo xát thường phân bổ như sau: 15 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/1-31/3; 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 đến 30/6 và 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7 đến 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10 đến 31/12.
Đối với 30 ngàn tấn gạo thơm (9 giống Jasmine 85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9,VD 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào) phân bổ như sau: 15 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/1- 31/3; 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 đến 30/6 và 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7đến 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10 đến 31/12.
Việc đặt cọc bảo đảm thực thi giấy phép hạn ngạch gạo là 30 Euro/tấn.
Bên cạnh đó, tại quy định này (mục 12 Phụ lụcI) phần D quy định cụ thể về Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu vào EU. Mẫu giấy này đã được Việt Nam và EU thống nhất và được Quy định tại Phụ lục VI của Nghị định 103/2020/NĐ-CP ngày 4/9/2020 của Chính phủ quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.
Pfizer bắt đầu thử nghiệm vaccine ở trẻ em dưới 12 tuổi
(ĐCSVN) – Ngày 8/6, liên minh dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm mức độ hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Pfizer/BioNTech sẽ thực hiện một nghiên cứu trên gần 4.500 trẻ em tại hơn 90 cơ sở khám bệnh ở Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha và Phần Lan.
Pfizer cho biết, dựa trên sự an toàn và phản ứng miễn dịch của 144 trẻ em tham gia giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm, công ty này sẽ áp dụng liều lượng 10 microgam đối với trẻ em từ 5 – 11 tuổi và 3 microgam đối với trẻ em từ 6 tháng tới 5 tuổi.
Phát ngôn viên của Pfizer cho biết, công ty dự kiến sẽ có kết quả thử nghiệm đối với lứa tuổi từ 5 – 11 trong tháng 9, sau đó sẽ yêu cầu các cơ quan quản lý cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine cho lứa tuổi này. Tiếp đó là dữ liệu từ nhóm tuổi 2 đến 5 tuổi, sau cùng là dữ liệu từ nhóm tuổi 6 tháng đến 2 tuổi vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11.
Vaccine COVID-19 do Pfizer và đối tác BioNTech của Đức sản xuất đang được sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi tại châu Âu, Mỹ và Canada với liều lượng 30 microgam.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 7 triệu thanh thiếu niên ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine của Pfizer.
Tiêm chủng cho trẻ em và thanh niên được coi là một bước quan trọng để đạt được miễn dịch cộng đồng và kiểm soát đại dịch COVID-19.
Cảm tính kiểu AI
SGGP Bốn năm sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ, Kevin Carballo, một sinh viên 27 tuổi gốc Latinh, đã không ít lần thất bại khi gửi hồ sơ xin việc (chỉ vài giờ sau khi gửi, anh nhận lại những lá thư từ chối tự động).
Không chỉ Carballo, hiện nay, rất nhiều người xin việc cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự mà nguyên nhân chủ yếu là do nhà tuyển dụng dùng thuật toán, các hệ thống có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), để tự động sàng lọc ứng viên.
Công cụ hỗ trợ tuyển dụng có yếu tố AI ngày càng phổ biến nhờ tốc độ xử lý hồ sơ nhanh và chi phí thấp, đặc biệt phát triển trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Theo nhà khoa học máy tính Manish Raghavan thuộc Đại học Cornell (Mỹ), việc sử dụng hệ thống AI sẽ giúp tránh được những tình huống thiên vị xuất phát từ cảm tính của người tuyển dụng với ứng viên, không bị chi phối bởi giới tính hay màu da của các ứng viên. Thế nhưng, cách mà hệ thống này tự động sàng lọc ứng viên qua các chương trình nhận diện khuôn mặt, đánh giá biểu cảm ứng viên trong phỏng vấn video, hay các nền tảng sàng lọc hồ sơ để lựa chọn những ứng viên phù hợp với mô tả công việc… lại mang nhiều cảm tính, theo nhiều cách khác.
Cạn kiệt vaccine, châu Phi nguy cơ hứng chịu “cơn sóng thần” Covid-19 tồi tệ hơn Ấn Độ
VOV.VN – Châu Phi có thể phải đối mặt với làn sóng Covid-19 tương tự hoặc thậm chí tồi tệ hơn ở Ấn Độ, trong bối cảnh thiếu hụt vaccine và 8 nước tại châu lục này báo cáo số ca mắc bệnh mới tăng 30% trong một tuần.
Cạn kiệt nguồn vaccine
Các quan chức y tế hàng đầu cảnh báo rằng, các quốc gia ở châu Phi đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba, trong khi việc cung cấp vaccine cho châu lục này lại bị ngừng trệ.
“Mối đe dọa về làn sóng Covid-19 thứ ba ở châu Phi là có thật và đang gia tăng. Ưu tiên của chúng tôi là phải nhanh chóng tiêm vaccine cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19”, Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi cho biết.
Theo WHO, đại dịch đang có xu hướng nghiêm trọng hơn ở 14 quốc gia châu Phi. Chỉ trong tuần qua, 8 quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng đột biến trên 30% số ca mắc bệnh. Trong khi đó, các chuyến hàng vaccine đến các quốc gia châu Phi gần như phải dừng lại.
“Trong khi nhiều quốc gia bên ngoài châu Phi hiện đã tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên cao và thậm chí có thể cân nhắc việc tiêm chủng cho trẻ em, thì các nước châu Phi thậm chí không thể tiếp tục tiêm liều vaccine thứ hai cho các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao”, bà Moeti nói.
*** Diễn biến đại dịch Covid 19 trong 24 giời qua sáng 9/6/2021.
(ĐCSVN) – Đến sáng 9/6, thế giới có tổng số 174.738.762 ca nhiễm và 3.762.570 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 359.127 và 10.164 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất trên thế giới do đại dịch này.
       Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 9/6, đã có 158.133.935 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 12.842.257 ca bệnh đang điều trị, có 12.756.329 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 85.928 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 91.227 ca nhiễm, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (52.448 ca) và Mỹ (13.542 ca). Tuy nhiên, Brazil lại là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 2.693 ca, sau đó là Mỹ (2.213 ca) và Argentina (721 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 52.758.113 ca. Trong đó, 718.143 ca đã tử vong do COVID-19 và 49.549.362 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 29.088.176; 5.300.236 và 2.980.116 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 353.557; 48.341 và 81.362 ca.
Với 46.968.755 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 9/6, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.081.225 ca tử vong và 44.175.114 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 40.102 ca nhiễm và 1.188 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.719.937; 5.145.843 và 4.528.442 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.854 ca, sau khi có thêm 13 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (126.690 ca) và Nga (124.496 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 23.530 ca nhiễm COVID-19 và 583 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 40.027.866 và 903.645 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 34.242.866 ca nhiễm và 613.052 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.434.562 và 1.395.410 ca nhiễm, cùng 228.838 và 25.791 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 121.546 ca nhiễm và 4.575 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 29.915.694 ca và 924.607 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 52.448 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 17.038.260 vào thời điểm hiện tại, và 2.693 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 477.307 ca.
Tính đến sáng 9/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.991.358 ca, trong đó có 133.382 ca tử vong và 4.492.103 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.704.058 ca nhiễm và 57.183 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 4.209 ca nhiễm và 120 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 522.003 và 358.183 ca nhiễm bệnh cùng 9.187 và 13.126 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 69.646 ca nhiễm (tăng 141 ca) và 1.254 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 10 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.204 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, vấn đề sản xuất, phân bổ và tiêm phòng vaccine đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.
Quỹ Mastercard đã thông báo một sáng kiến trị giá 1,3 tỷ USD nhằm thúc đẩy chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19. Sáng kiến này được triển khai thông qua mối quan hệ đối tác với Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi.
Trong khi đó, hai hãng dược phẩm của Mỹ và Đức lần lượt là Pfizer và BioNTech thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Hai hãng được sẽ thực hiện một nghiên cứu trên gần 4.500 trẻ em tại hơn 90 cơ sở khám bệnh ở Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha và Phần Lan. Nghiên cứu cũng sẽ tuân theo một chế độ sử dụng vaccine cụ thể cho các nhóm tuổi nhất định. Theo đó, trẻ em từ 5 – 11 tuổi được cung cấp một liều 10 microgam vaccine, trong khi trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ được tiêm 3 microgam vaccine.
Ngoài ra, hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc cho biết các nhà chức trách nước này đã cấp phép cho việc tiêm vaccine của hãng cho trẻ 3 tuổi.
Trước diễn biến dịch bệnh khả quan hơn cùng với chương trình tiêm phòng vaccine được đẩy mạnh tại nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay ở mức 5,6%, nhanh hơn 1,5% so với dự báo đưa ra tháng 1/2021 và là mức tăng nhanh nhất trong vòng 80 năm qua. Tuy nhiên, WB cảnh báo nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước nghèo, đang bị bỏ lại phía sau và phải mất nhiều năm mới có thể quay trở lại mức tăng trưởng trước khi đại dịch bùng phát./.
*** Trở ngại thỏa thuận hạt nhân Iran
Phát biểu ngày 7/6 (giờ địa phương) tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: “Chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đối thoại gián tiếp, như các bạn biết đấy, trong vài tháng qua, và chúng tôi vẫn chưa rõ liệu Iran có sẵn sàng và thực hiện những gì nước này cần làm để trở lại tuân thủ (thỏa thuận hạt nhân)”.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tái đắc cử
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres được Hội đồng Bảo an bỏ phiếu phê chuẩn nhiệm kỳ thứ hai, kéo dài từ năm 2022 đến năm 2027.
Syria bắn hạ loạt tên lửa Israel nhắm vào thủ đô Damascus
Lưới phòng không Syria một lần nữa được kích hoạt để đánh chặn loạt tên lửa do Israel phóng vào thủ đô Damascus từ không phận Lebanon.
Tham vọng “siêu chiến binh” của Lầu Năm Góc
Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang nghiên cứu một phương pháp sản xuất hiệu quả cho loại áo giáp chống đạn chainmail dựa trên graphene, có khả năng giúp quân đội được bảo vệ tốt hơn so với những chiếc áo khoác cồng kềnh hiện nay.
Bùng nổ dịch vụ hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 giả
Vaccine ngừa COVID-19, hộ chiếu vaccine và giấy xét nghiệm âm tính giả đang được bán trên thị trường “đen” online toàn cầu, có thể gây ra nguy cơ lớn về bùng phát đợt dịch bệnh mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị tấn công
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị một người đàn ông tấn công khi đang đi dạo ở vùng Drome, thuộc đông nam nước Pháp. Hai người đàn ông bị bắt giữ sau sự việc này, BFMTV đưa tin.
27 người chết vì sét đánh tại Ấn Độ
27 người thiệt mạng và 4 hành khách trên chuyến bay phải nhập viện sau khi bị sét đánh tại nhiều khu vực ở bang Tây Bengal, miền Đông Ấn Độ tối 7/6, theo các quan chức địa phương.
Tiết lộ chấn động về bê bối “hộ chiếu vàng” của Cyprus
Euractiv mới đây dẫn thông tin từ cựu thẩm phán toà án tối cao Cyprus cho hay, hơn một nửa số “hộ chiếu vàng” Cyprus đã bị cấp trái phép theo chương trình khuyến khích đầu tư vào quốc đảo này từ năm 2007.
Hàn Quốc tạm dừng hoạt động toàn bộ chiến đấu cơ vì sự cố hiếm gặp
Một phi công Hàn Quốc ngày 8/6 đã nỗ lực thoát ra khỏi chiếc máy bay chiến đấu KF-16 ngay khi phát hiện khói bốc ra từ động cơ. Lực lượng không quân nước này đã phải tạm dừng hoạt động tất cả máy bay chiến đấu sau sự cố.
Nỗ lực tham gia thị trường vũ khí của Nhật Bản
Kể từ thời Minh trị Duy tân, Nhật Bản đã có truyền thống nhập khẩu công nghệ nước ngoài và áp dụng nó vào quá trình hiện đại hóa của mình. Nỗi “ám ảnh quốc gia” này đã kích thích tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghệ, theo thời gian, đã nuôi dưỡng xu hướng gia tăng yếu tố bản địa và phổ biến công nghệ. Điều này cho phép Nhật Bản đang dần thu hẹp khoảng cách về năng lực công nghệ vũ khí với phương Tây.
Bóc trần đường dây tội phạm khủng nhờ “bẻ khóa” hàng triệu tin nhắn mã hóa
Hơn 200 nghi phạm đã bị cảnh sát Australia bắt giữ, sau khi lực lượng chức năng giải mã thành công ứng dụng nhắn tin mã hóa ngầm liên quan đến đường dây tội phạm buôn bán ma túy và âm mưu giết người có tổ chức.
Thêm động thái mở rộng của Bộ tứ
Từ sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến hồi tháng 3-2021, Đối thoại an ninh 4 bên (gọi tắt là Bộ tứ – quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia một mặt mở rộng các chủ đề hợp tác, thúc đẩy cơ chế đối thoại theo hướng thiết thực hơn, mặt khác tăng cường sự tương tác với các nước ngoài nhóm, xây dựng khuôn khổ theo hướng “Bộ tứ mở rộng” với nhiều động thái náo nhiệt.
4 người trong gia đình đạo Hồi bị tông xe ở Canada
Cảnh sát ở tỉnh Ontario của Canada cho biết một tài xế đã cố tình lao xe vào một gia đình, giết chết 4 người và làm bị thương nặng một cậu bé 9 tuổi, vì những người này theo đạo Hồi.
Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Chiều 7/6/2021, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác (1991-2021). Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
G7 được kêu gọi hỗ trợ kinh phí tiêm vaccine trên toàn cầu
Hơn 100 vị cựu tổng thống, cựu thủ tướng và cựu bộ trưởng ngoại giao trên thế giới kêu gọi nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu G7 chi ngân sách phục vụ tiêm chủng vaccine COVID-19 trên toàn cầu, khẳng định đây sẽ là “khoản đầu tư công tốt nhất lịch sử”.
“Ván cờ” Syria dần ngã ngũ
Sau khi ông Bashar al-Assad giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 26-5, Qatar vẫn chưa muốn bình thường hóa quan hệ với Damascus. Syria vẫn có thể trông chờ vào sự hỗ trợ của một số quốc gia Arab nhưng sự hỗ trợ thực sự đến từ các đồng minh truyền thống là Iran và Nga, nay lại có thêm sự xuất hiện của Trung Quốc.
Trung Quốc xây thêm loạt phòng thí nghiệm sinh học mới
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng thêm khoảng từ 25 đến 30 phòng thí nghiệm sinh học có độ an toàn cấp độ 3 và 4, tương đương viện Virus học Vũ Hán.

TQ-TT