VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới: Châu Phi đã qua đỉnh dịch

 – Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 26/9 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 32.710.454 ca, trong đó 992.004 ca tử vong và 24.134.650 ca đã được chữa khỏi.
     Chỉ trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 281.243 ca nhiễm COVID-19.  (Ảnh: ripplesnigeria.com)
Chỉ trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 281.243 ca nhiễm mới, và thêm 4.869 ca tử vong. Mỹ tiếp tục là ổ dịch lớn nhất thế giới, với số ca mắc lên đến 7.228.953 ca sau khi nước này có thêm 43.482 ca mắc mới trong ngày hôm qua. Mỹ đã ghi nhận 208.248 ca tử vong, 4.469.844 ca bình phục. Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai là Ấn Độ với 5.901.576 ca nhiễm, 93.410 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 4.689.613 ca nhiễm, 140.537 ca tử vong. Số ca nhiễm mới ở các quốc gia này trong vòng 24 giờ qua vẫn ở mức rất cao, lần lượt là 43.482; 85.473; 29,704.
Châu Á đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 lên tới 10.056.102 sau khi có thêm 120.152 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Khu vực này đã ghi nhận tổng số 186.029 ca tử vong. Hiện tại châu Á đang có sự khác nhau trong cách xử lý dịch COVID-19 ở một số quốc gia. Cụ thể, Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị cho giai đoạn chống dịch then chốt khi số ca mắc mới hằng ngày vẫn trên 100 ca trong ngày thứ 3 liên tiếp. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 25/9 cho biết nước này ghi nhận thêm 114 ca mắc COVID-19, trong đó có 95 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 23.455 ca. Thủ đô Jakarta của Indonesia cũng quyết định kéo dài các hạn chế thêm 2 tuần do các ca nhiễm mới hàng ngày ở Jakarta đã giảm kể từ đầu tuần này. Hiện Indonesia xác nhận 266.845 ca mắc COVID-19 và 10.218 ca tử vong. Trong khi đó, Thái Lan dự kiến rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh, xuống còn 7 ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới nếu không phát hiện ca mắc COVID-19 từ nước ngoài trong tháng 10. Thái Lan hiện có 3.519 ca nhiễm, trong đó có 59 ca tử vong.
Trong khi đó, châu Âu hiện ghi nhận 4.748.738 ca mắc COVID-19, trong đó có 219.382 ca tử vong. Nga là nước dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm với 1.136.048 ca, trong đó 20.056 ca đã tử vong. Nga ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng 7.212 ca trong 24 giờ qua (mức cao nhất kể từ ngày 23/6). Người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov ngày 25/9 cho biết nước này không có kế hoạch áp đặt những hạn chế đóng cửa nghiêm ngặt mặc dù số ca nhiễm mới COVID-19 mỗi ngày gia tăng.
Không chỉ có Nga, một số nước khác ở châu Âu cũng ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh trong những tuần gần đây, buộc các chính phủ phải tăng cường các biện pháp chống dịch. Cụ thể, ngày 24/9, Anh ghi nhận thêm 6.634 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch, dấu hiệu cho thấy nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai. Số ca tử vong cũng tăng 40 ca lên 41.902 ca, trong tổng số 416.363 ca mắc. Cùng ngày, lệnh giới nghiêm tại các quán bar bắt đầu có hiệu lực ở vùng England và Wales nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Tại Pháp, Bộ Y tế cũng thông báo số ca mắc COVID-19 trong ngày ở mức cao nhất, lên tới 16.096 ca ngày 24/9, nâng tổng số ca bệnh lên 497.237 ca, trong đó có 31.511 ca tử vong. Hiệp hội các bệnh viện công ở thủ đô Paris thông báo các ca phẫu thuật không khẩn cấp sẽ phải lùi ngày do số ca mắc COVID-19 đang tăng cao. Trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19 ở Pháp đã tăng hơn gấp đôi, từ 150 ca lên 330 ca, trong khi số ca phải điều trị tích cực tăng từ 50 ca lên 132 ca.
Tại Bắc Mỹ, số ca mắc COVID-19 đã tăng lên 8.622.610 ca sau khi khu vực này ghi nhận thêm 54.109 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 305.294 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ chiếm khoảng 85% số ca mắc COVID-19 ở khu vực này. Tiếp theo đó là Mexico với 715.457 ca nhiễm, 75.439 ca tử vong. Canada cũng ghi nhận con số 150.358 ca nhiễm, trong đó 9.255 ca đã tử vong.
Nam Mỹ ghi nhận 7.800.068 ca nhiễm sau khi có thêm 41.418 ca nhiễm mới trong ngày qua, trong đó có 245.481 ca đã tử vong. Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm và ca tử vong với con số lần lượt là 4.689.613 và 140.537. Riêng trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 29.704 ca nhiễm, 654 ca tử vong.
Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 6.709, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 1.451.328, trong đó 34.895 ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia đứng đầu trong khu vực về số ca nhiễm COVID-19, với 668.529 ca, trong đó 16.312 ca đã tử vong. Ngày 25/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo châu Phi đã thoát khỏi giai đoạn đỉnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong 2 tháng qua, tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 tại châu lục này đã giảm đáng kể. Tính riêng trong giai đoạn 4 tuần vừa qua, Lục địa Đen chỉ ghi nhận 77.147 ca mắc COVID-19, thấp hơn nhiều so với 131.647 ca trong cùng quãng thời gian trước đó. Theo WHO, phần lớn các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 tại châu Phi như Nam Phi, Algeria, Ethiopia, Nigeria… đều ghi nhận số ca mắc mới giảm mạnh trong 2 tháng vừa qua, trong đó Nam Phi, quốc gia chiếm tới nửa số ca mắc tại châu lục, chứng kiến số ca mắc mới giảm tới 70-80%. Lý giải cho hiện tượng này, WHO cho rằng mật độ dân số thấp, khí hậu nóng ẩm cùng cơ cấu dân số trẻ là những nguyên nhân giúp châu lục 1,3 tỷ dân này vượt qua giai đoạn đỉnh dịch. Theo WHO, 91% số ca mắc COVID-19 tại châu Phi nằm trong độ tuổi dưới 60, trong khi khoảng 80% số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 không biểu hiện triệu chứng
Trong khi đó, châu Đại Dương có thêm 19 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 30.887 ca, trong đó có 908 ca tử vong. Trong số các ca mắc mới của khu vực này trong 24 giờ qua, Australia có 17 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 27.000, trong đó có 869 ca tử vong. Bang Victoria của Australia cũng đang lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch sau khi chỉ ghi nhận 14 ca mắc mới và 8 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tỷ lệ nhiễm trung bình 2 tuần qua tại thành phố Melbourne đã giảm xuống dưới 26, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 30-50 mà thành phố này đặt ra để nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh./.
Nguồn (ĐCSVN)-TT