Lao động tại Angola: Cực kỳ nguy hiểm; Kỷ nguyên “Made in China” đã chấm dứt?; Kịch bản chiến tranh khốc liệt giữa Mỹ và Iran; Các hãng máy tính ở Mỹ kêu gọi không đánh thuế laptop từ Trung Quốc…là những tin chính được cập nhật.
Lao động tại Angola: Cực kỳ nguy hiểm
Ảnh minh họa.
Hiện có khoảng 40.000 người Việt đang sinh sống và làm việc ở Angola…
Vụ hai người lao động quê Hà Tĩnh làm việc chui tại Angola bị bọn cướp sát hại dã man, một lần nữa gây chấn động cộng đồng người Việt Nam ở nước này trong những ngày qua. Vụ việc là lời cảnh tỉnh cho những ai ôm mộng đổi đời, tìm mọi cách sang thị trường đầy bất ổn này.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola ngày 23/5 thông báo về việc anh Nguyễn Trọng Đức (47 tuổi) và chị Trần Thị Thu Hường (40 tuổi, quê xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tử vong do cướp sát hại. Nhà chức trách cho hay, khoảng 2h ngày 20/5, trong lúc ở nhà trọ tại Angola, anh Đức và chị Hường bị nhóm cướp tới tấn công để cướp tài sản, chúng dùng dao đâm hai nạn nhân nhiều nhát khiến tử vong. Hai nạn nhân có quan hệ họ hàng.
Bất ổn, cướp bóc hoành hành
Đây không phải là những người Việt Nam đầu tiên thiệt mạng ở Angola và cũng có thể không phải là những người cuối cùng phải chịu thảm cảnh như vậy. Còn nhớ năm 2016, chị Hoàng Thị Văn (ngụ thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) làm việc chui tại Angola bị bọn cướp sát hại.
Người lao động không nên đi tự do
Angola là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi, nếu có việc làm đầy đủ, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam (chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng) đạt từ 800 – 1.000 USD/tháng. Đây là lý do chính khiến nhiều lao động sang đây bằng mọi giá. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có bất ổn an ninh, cướp bóc hoành hành nên đến nay Bộ Lao động và Thương binh xã hội chưa có chủ trương mở rộng xuất khẩu lao động sang thị trường này sau giai đoạn thí điểm, từ năm 2014 đến nay.
Kỷ nguyên “Made in China” đã chấm dứt?
Dân trí “Thế giới không còn bằng phẳng” Bonnie Tu, chủ tịch công ty sản xuất xe đạp hàng đầu thế giới Giant nói. Và giờ đây họ đã sẵn sàng chuyển các đơn đặt hàng khỏi Trung Quốc – nơi từ lâu được coi là công xưởng giá rẻ của thế giới.
Công ty sản xuất xe đạp hàng đầu thế giới Giant đã nhìn thấy tương lai của Trung Quốc từ sớm. Công ty này đã bắt đầu chuyển sản xuất các đơn đặt hàng tại Hoa Kỳ ra khỏi các cơ sở ở Trung Quốc, đến cơ sở tại Đài Loan ngay khi nghe tin ông Donald Trump đe dọa đánh thuế vào tháng Chín năm ngoái.
“Năm ngoái, tôi nhận thấy rằng thời đại hàng hóa Made In China trên toàn cầu đã kết thúc”, Bonnie Tu, Chủ tịch Giant đã nói.
Giant là một phần của một số lượng lớn các công ty toàn cầu đang xoay vòng sản xuất ra khỏi Trung Quốc để phản ứng với mối quan hệ thương mại đang ngày càng thù địch giữa hai siêu cường kinh tế thế giới.
Tập đoàn Intel trong tuần này đã nói rằng họ đang xem xét chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, đặc biệt là tại Trung Quốc, trong khi Li & Fung Ltd, nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, cho biết cuộc chiến thương mại đang thúc đẩy công ty rời khỏi Trung Quốc.
Nhà sản xuất xe đạp leo núi Giant đã đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc vào cuối năm 2018 và chuyển hầu hết các đơn đặt hàng của Hoa Kỳ ra khỏi đất nước. Giant đã thông báo vào tháng 7 năm ngoái rằng họ đang thiết lập một nhà máy ở Hungary, vì việc sản xuất gần với thị trường tiêu thụ đang là xu hướng.
Giant hiện có một nhà máy ở Đài Loan và Hà Lan, và vẫn còn năm nhà máy ở Trung Quốc. Trang web của nhà máy tại Đài Loan cho biết công ty sẽ làm việc gấp đôi năng suất để theo kịp các đơn đặt hàng di dời. Công ty cũng cho biết họ đang tìm kiếm một đối tác ở Đông Nam Á.
Kịch bản chiến tranh khốc liệt giữa Mỹ và Iran
VOV.VN – Dư luận đang lo ngại về những diễn biến căng thẳng giữa Iran và Mỹ và khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh nóng khốc liệt giữa 2 quốc gia này.
LTS: Hiện nay (tháng 6/2019), quan hệ giữa Mỹ và Iran hết sức căng thẳng. Mỹ đang điều binh tới khu vực Trung Đông với thái độ có thể can thiệp quân sự vào Iran bất cứ lúc nào. Dù chiến tranh không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra giữa Mỹ và Iran nhưng điều đó cũng không hoàn toàn bị loại trừ. Bài học Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003 dựa trên các chứng cứ ngụy tạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn còn đó.
Trang web tiếng Anh Military Times đã tập hợp các ý kiến của hơn một chục chuyên gia để xây dựng kịch bản về khả năng nổ ra chiến tranh nóng giữa Mỹ và Iran trong bối cảnh hiện nay. Xin giới thiệu bản dịch các ý kiến này:
Sẽ có những cuộc tấn công “thánh chiến” tại các điểm trung chuyển quan trọng như kênh đào Suez và Eo biển Hormuz. Vùng biển ngoài khơi Yemen cũng tràn ngập thủy lôi, khiến việc đi lại bằng tàu bè qua khu vực này trở nên chậm chạp và gần như đồng nghĩa với tự sát.
Lãnh đạo của cả Mỹ và Iran cho phát các nội dung đầy thù địch, thông qua một loạt các công cụ và nền tảng. Hai bên chỉ trích nhau và nói rằng mình không muốn chiến tranh nhưng “cây muốn lặng gió chẳng đừng”.
Các đám đông tụ tập, thể hiện sự tức tối với các địa điểm của Mỹ và đồng minh ở Iraq. Ban đầu họ ném gạch đá, sau đó xe bom phát nổ tạo ra lỗ thủng ở thành tường các cơ sở này.
Tiếp đó diễn ra việc sơ tán. Các lực lượng Mỹ đồng thời đổ xô vào các vị trí chiến đấu trọng yếu.
Các cuộc tấn công điện tử diễn ra trong không gian mạng, dẫn tới việc sập toàn bộ mạng lưới cung cấp điện. Nhiễu điện tử xen đầy vào các làn sóng điện tử, làm giảm hiệu quả của các mạng lưới truyền thông và kiểm soát quân sự. Điều này khiến các viên chỉ huy phải vật vã xác định điều gì đang xảy ra trong giờ thực.
Đột nhiên các mạng lưới thánh chiến ngầm thân Iran từ Trung Đông đến Trung Mỹ tìm ra những phương thức mới mẻ khiêu khích Mỹ bằng cách tấn công các mục tiêu mềm ở mọi nơi mọi lúc có thể.
Hàng ngàn người chết.
Các hãng máy tính ở Mỹ kêu gọi không đánh thuế laptop từ Trung Quốc
Dell Technologies Inc, HP Inc, Microsoft Corp và Intel Corp, đã phản đối đề xuất của Tổng thống Mỹ Trump đưa máy tính xách tay và máy tính bảng vào danh mục các hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.
Dell Technologies Inc, HP Inc, Microsoft Corp và Intel Corp, ngày 19/6 đã phản đối đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa máy tính xách tay và máy tính bảng vào danh mục các hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc bị đánh thuế quan.
Dell, HP và Microsoft, cùng chiếm 52% số máy tính xách tay và máy tính bảng có thể tháo rời được bán ở Hoa Kỳ, cho biết mức thuế được đề xuất sẽ làm tăng giá thành của máy tính xách tay ở nước này.
Cũng theo các công ty, động thái này sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng và ngành công nghiệp máy tính.
*** Nga bác bỏ toàn diện cáo buộc bắn rơi báy bay MH17
Nga nhấn mạnh nước này đang bị bôi nhọ, sau khi các điều tra viên quốc tế do Hà Lan dẫn đầu quyết định truy tố 3 công dân Nga liên quan đến vụ bắn rơi máy bay MH17 trên bầu trời Ukraine cách đây 5 năm.
Tổng thống Trump tái tranh cử, tự tin có thêm 4 năm ở Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phát động chiến dịch tái tranh cử năm 2020 và kêu gọi cử tri giúp ông có thêm 4 năm tại Nhà Trắng để “giữ nước Mỹ tiếp tục vĩ đại”.
Công nhân Trung Quốc và tuyến đường sắt xuyên nước Mỹ
Được khởi công vào tháng 1-1864 và hoàn thành vào tháng 12-1873, tuyến đường sắt xuyên nước Mỹ dài 3.103 dặm (khoảng 5.000km), bắt đầu từ bang California ở phía tây đến bang Iowa ở phía đông, do Liên hiệp Đường sắt Thái Bình Dương (Union Railroad Pacific) là nhà thầu chính, sử dụng phần lớn công nhân nhập cư người Trung Quốc trong những công việc nặng nhọc và nguy hiểm
Xả súng kinh hoàng tại Mali, ít nhất 41 người thiệt mạng
Aljazeera ngày 19-6 đưa tin, một vụ thảm sát đã xảy ra tại hai ngôi làng ở miền Trung Mali hôm 17-6, khiến ít nhất 41 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Hầu hết các nạn nhân được xác định là người dân tộc Dogons.
Amniyat, mạng lưới điệp viên khét tiếng ở Somalia
“Thông thường, khi từ Somalia trở về Anh, tôi nhận được một cuộc gọi từ al-Shabab. Nó thường xảy ra ngay cả trước khi tôi nói chuyện với gia đình, trong khi tôi đang chờ lấy hành lý hoặc trên một chiếc taxi trên đường về nhà. Một lần, sau một chuyến đi đến thị trấn Baidoa phía tây nam Somalia, tôi được cung cấp một thông tin chi tiết về những gì tôi đã làm và nơi tôi đã ở.
Ông Trump cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Iran
Tổng thống Donald Trump nói ông sẽ cân nhắc hành động quân sự với Iran để ngăn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Tehran tính rút khỏi thoả thuận năm 2015.
Viện Kurchatov, chiếc nôi năng lượng hạt nhân Nga
Viện Kurchatov là trung tâm của chương trình vũ khí nguyên tử Liên Xô trong những năm 1940, nhưng sau đó chuyển sang nghiên cứu dân sự vào những năm 1950. Ngày nay, Viện Kurchatov là một trong những Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Nga. Năm 2018, Viện kỷ niệm 75 năm thành lập.
Châu Âu đi tìm lời giải cho tương lai
Chương trình nghị sự chiến lược 2019-2024 vừa được Ủy ban châu Âu đưa ra những ưu tiên của EU trong vòng nửa thập kỷ tới, đây chính là hướng đi để EU có thể vượt qua những thách thức rất lớn hiện tại và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Nhật Bản muốn hóa giải căng thẳng Mỹ-Iran
Ngày 12-6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Tehran trong một chuyến thăm bất ngờ. Chuyến đi của ông Abe là nỗ lực của một giới chức quốc tế ở cấp cao nhất cho tới nay nhằm giảm nhiệt cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Iran, trong lúc Tehran có vẻ muốn từ bỏ thỏa thuận hạt nhân đã ký với các cường quốc thế giới từ năm 2015.
Iran cảnh báo phong tỏa công khai Eo biển Hormuz, đòi Mỹ lập tức rút quân
Iran khẳng định nước này có đủ năng lực quân sự để phong tỏa công khai toàn bộ Eo biển Hormuz chiến lược, đồng thời yêu cầu Mỹ lập tức rút binh sĩ và khí tài khỏi khu vực này.
Mexico có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Mexico có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng đó là một cuộc chiến mà Mexico không hề mong muốn vì tổn thất sẽ rất nặng nề, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết.
Mỹ sẽ tiếp tục gửi thêm quân đến Trung Đông
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 17-6 tuyên bố triển khai thêm khoảng 1.000 binh sĩ đến Trung Đông với mục đích phòng thủ, viện dẫn lý do lo ngại về mối đe dọa đến từ Iran.
Iran tuyên bố phá mạng lưới gián điệp mạng ‘khủng’ của CIA
Iran tuyên bố đã vô hiệu hoá một trong những mạng lưới tình báo gián điệp mạng phức tạp nhất của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hoạt động tại các nước đồng minh của Tehran.
Tổng hợp-TT