VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/9/2019.

Châu Âu quyết can dự nhiều hơn ở biển Đông; Kim Jong-un có thể đã mời Trump đến Bình Nhưỡng; ‘Kẻ hưởng lợi’ nhiều nhất từ thương chiến Mỹ-Trung;  Trung Quốc khó duy trì tăng trưởng kinh tế…là những tin chính được cập nhật.

Châu Âu quyết can dự nhiều hơn ở biển Đông

Ảnh minh họa.  Kết quả hình ảnh cho biểu tượng châu âu 
  (SGGPO) Ngày 15-9, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nhận định của giới phân tích cho rằng nhiều nước lớn ở châu Âu đang tìm cách nâng cao vị thế ở châu Á – Thái Bình Dương, thông qua các chiến dịch tự do hàng hải và lo ngại về căng thẳng gia tăng ở biển Đông.
Frans-Paul van der Putten, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Clingendael ở Hà Lan, phân tích, cách đây vài năm các nước châu Âu thích duy trì vị thế thấp hơn trong các vấn đề an ninh khu vực này, song trong bối cảnh hiện tại châu Âu lại cho thấy “có sự gấp rút liên quan”. Đánh giá của nhà nghiên cứu Putten được đưa ra sau khi Anh, Pháp và Đức trong một tuyên bố chung hồi cuối tháng trước nhấn mạnh “lo ngại tình hình ở biển Đông có khả năng dẫn đến sự bất ổn và căng thẳng trong khu vực”.
Sarah Raine, nhà nghiên cứu về địa chính trị, chiến lược tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở London (Anh) thì nhận định trong việc can dự nhiều hơn vào những diễn biến ở biển Đông, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang cùng nhau ủng hộ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương và tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Còn theo chuyên gia Siemon Wezeman ở Thụy Điển, EU đang tìm cách tăng cường vị thế của mình trước Trung Quốc và Mỹ thông qua việc thể hiện rằng EU là một nhân tố lớn ở các vùng biển có tranh chấp này.

 Kim Jong-un có thể đã mời Trump đến Bình Nhưỡng
Lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ mong muốn gặp thượng đỉnh lần thứ ba trong thư gửi Tổng thống Mỹ hồi tháng trước, báo Hàn Quốc cho biết.
Tờ Joongang Ilbo của Hàn Quốc hôm nay dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên cho hay đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần ba ở Bình Nhưỡng được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nêu ra trong bức thư thứ hai gửi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump giữa tháng 8.
Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao Mỹ và phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã gặp nhau ba lần kể từ tháng 6/2018 để bàn về cách giải quyết khủng hoảng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán giữa hai nước vẫn đang bế tắc và Triều Tiên gần đây liên tục thực hiện các vụ thử tên lửa tầm ngắn.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui hôm 9/9 nói rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng tái khởi động đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân theo thời gian và địa điểm hai bên thống nhất. Bà Choe nhấn mạnh Washington cần đưa ra cách tiếp cận mới, nếu không đàm phán có thể sụp đổ thêm lần nữa.
Tổng thống Mỹ sau đó cũng tỏ ý sẵn sàng gặp lãnh đạo Triều Tiên để nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa vào cuối năm nay.

‘Kẻ hưởng lợi’ nhiều nhất từ thương chiến Mỹ-Trung
Theo CNBC, Trung Quốc và Mỹ đang làm gián đoạn thương mại trên toàn thế giới do sự cạnh tranh thương mại giữa hai nước này, và Mexico là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.
Mặc dù có những hy vọng từ giới đầu tư về một kết thúc hòa bình cho cuộc cạnh tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tuy nhiên hiện thương chiến Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu gì sẽ kết thúc.
Theo nhận định của Phó Chủ tịch về Chính sách Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Mỹ John Murphy, thì Mexico đang dần nổi lên như một trung tâm sản xuất “với các hiệp định thương mại tự do đảm bảo cho hơn 50 quốc gia”.
“Mexico có rất nhiều lợi thế so với các sự lựa chọn khác, nhất là so với vùng Đông Nam Á, như một nền tảng cho việc sản xuất và xuất khẩu. Thứ nhất, Mexico có khoảng cách gần với thị trường Mỹ và được miễn thuế bởi Washington. Thứ hai, khoảng cách văn hóa giữa Mỹ và Mexico đã được thu hẹp trong nhiều năm qua. Thứ ba, mức độ hội nhập của hai nước rất lớn, như có tới 36 triệu người Mỹ có nguồn gốc từ Mexico. Giao thương giữa hai nước lên tới hàng trăm tỷ USD, đồng thời Mỹ cũng đầu tư trực tiếp hơn 100 tỷ USD vào Mexico. Cuối cùng, sự kết nối giữa cơ sở hạ tầng trong nước và xuyên biên giới vẫn tiếp tục được cải thiện”, tờ CNBC trích dẫn nhận xét của ông John Murphy cho biết.
Trong bản báo cáo của Ngân hàng đầu tư Nomura (Nhật Bản) tháng 9/2019 cho thấy, Mexico là kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ thương chiến Mỹ-Trung. Cụ thể, bản báo cáo chỉ ra Mexico đã có thêm 6 nhà máy mới từ tháng 4/2018 tới tháng 8/2019 trong các lĩnh vực đồ điện tử, điện tử, ô tô và linh kiện.
Mexico luôn là nơi các công ty Mỹ tìm tới với lý do mức giá nhân công rẻ. Ngoài ra, nước này cùng Mỹ và Canada năm 2018 đã ký hiệp định thương mại mới USMCA, nhằm thay cho hiệp định thương mại NAFTA trước đây.
Bản báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ chỉ ra rằng, mức thương mại giữa Mỹ-Mexico đã đạt mức 671 tỷ USD trong năm 2018, điều này khiến Mexico trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Mỹ. Cụ thể trong danh sách xuất khẩu hàng hóa từ Mexico sang Mỹ, máy móc Mexico xuất sang Mỹ có trị giá 46 tỷ USD, hàng điện tử 43 tỷ USD, khoáng sản 34 tỷ USD, các phương tiện giao thông 22 tỷ USD và hàng hóa làm từ nhựa có giá trị 18 tỷ USD.

 Trung Quốc khó duy trì tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận việc duy trì tăng trưởng kinh tế 6% trở lên là mục tiêu rất khó khăn do tình hình thế giới phức tạp.
Kinh tế Trung Quốc “nhìn chung ổn định” trong 8 tháng đầu năm với GDP tăng 6,3% trong nửa đầu 2019, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga hôm 15/9.
“Với Trung Quốc, để duy trì tỷ lệ tăng trưởng 6% hoặc hơn là rất khó trước bối cảnh tình hình thế giới phức tạp hiện nay và nền tảng tăng trưởng khá cao của Trung Quốc. Tỷ lệ này cũng đang ở tốp đầu trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới”, ông nói.
Theo Thủ tướng Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt áp lực suy giảm do sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng như chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương gia tăng. GDP của Trung Quốc trong quý II chỉ tăng 6,2%, thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ thấp hơn trong quý này. Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Morgan Stanley có trụ sở tại Mỹ cho biết họ dự đoán mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ thấp hơn mục tiêu cả năm 6-6,5% do chính phủ nước này đặt ra.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 6/9 quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của tất cả các ngân hàng trong nước lần thứ bảy kể từ năm 2018, giúp các ngân hàng “giải phóng” 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế đang trên đà sụt giảm.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài hơn một năm qua đã gây tác động lớn đến cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh dự kiến công bố nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa trong những tuần tới để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế khi Mỹ tăng các biện pháp trừng phạt thuế quan.

***   Pakistan triệu hồi nhân viên ngoại giao Afghanistan và Ấn Độ
Pakistan ngày 15-9 triệu hồi các nhà ngoại giao của Afghanistan và Ấn Độ sau nhiều vụ nổ súng dọc theo biên giới với hai nước này, khiến bốn binh sĩ Pakistan và một phụ nữ thiệt mạng.

Iran cảnh báo Mỹ sau cáo buộc tấn công nhà máy dầu của Saudi
Một quan chức cấp cao của lực lượng Vệ binh Cách mạnh Iran ngày 15-9 cho biết tất cả căn cứ và tàu sân bay của Mỹ trong khu vực đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran, sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công các nhà máy dầu của Saudi, gây thêm căng thẳng ở Trung Đông.

Mỹ có thể bắt tay với Israel trong hiệp ước quốc phòng mới
Hiệp ước phòng thủ tiềm năng giữa hai nước có thể thúc đẩy khả năng tái đắc cử của ông Netanyahu, chỉ vài ngày trước khi Israel chính thức bước vào cuộc bầu cử.

Aramco, công ty dầu khí “máu mặt” hàng đầu thế giới
Cả ngành sản xuất lẫn xuất khẩu đầu mỏ của Arab Saudi đã bị gián đoạn sau các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào hai cơ sở sản xuất dầu lớn do công ty dầu khí nhà nước Aramco quản lý, bao gồm cả nhà máy chế biến dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Cuba phản bác các biện pháp siết chặt cấm vận mới của Mỹ
Theo một văn kiện do Nhà Trắng công bố ngày 13-9 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp kéo dài lệnh cấm vận thương mại với Cuba thêm 1 năm.

Trung Đông lại nóng sau vụ tấn công vào “nhà máy dầu quan trọng nhất thế giới”
Nhóm Houthi tại Yemen tuyên bố đã tấn công vào hai nhà máy quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Arab Saudi ngày 14-9 (giờ địa phương), gây ảnh hưởng đến hơn một nửa sản lượng dầu của nước này, một động thái có thể làm tăng giá dầu và căng thẳng tại khu vực Trung Đông.

Trung Quốc “hạ nhiệt” với Mỹ trước khi tái đàm phán thương mại
Tân Hoa Xã hôm 13-9 đưa tin, Trung Quốc sẽ miễn áp thuế bổ sung đối một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ, trước khi hai nước nối lại đàm phán thương mại sau khoảng thời gian căng thẳng.

Các nước G20 kêu gọi chấm dứt căng thẳng thương mại Mỹ – Trung
Trong một tuyên bố chung được công bố ngày 13-9, các bộ trưởng Ngân khố và Tài chính của Australia, Canada, Indonesia và Singapore – 4 quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã kêu gọi Mỹ và Trung Quốc chấm dứt những căng thẳng thương mại hiện nay và tránh gây thiệt hại cho các quốc gia khác.

“17 khoảnh khắc mùa xuân” và câu chuyện về cặp vợ chồng điệp viên XôViết
Không mấy người được biết, bộ phim nổi tiếng “17 khoảnh khắc mùa xuân” đã được thai nghén dựa trên hình ảnh của cặp vợ chồng này – trong đó Anna Filonenko là khuôn mẫu của nữ điệp viên liên lạc điện đài Kathe, còn trong nhân vật Stirlitz có hình bóng của Mikhail Filonenko…

Tổng hợp-TT