Sứ quán Mỹ ước đoán nguyên nhân chính gây ô nhiễm ở Hà Nội; Trump tuyên bố luận tội ông là ‘đảo chính’; Trung Quốc ‘đổi chiêu’ đỡ đòn thương mại từ Mỹ; Triều Tiên phóng tên lửa…là những tin chính được cập nhật.
Sứ quán Mỹ ước đoán nguyên nhân chính gây ô nhiễm ở Hà Nội
Ảnh minh họa.
Phòng Môi trường, Khoa học và y tế của Đại sứ quán Mỹ cho rằng phương tiện giao thông có thể là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí Hà Nội.
“Dữ liệu thu được cho thấy nồng độ bụi PM2.5 cao nhất vào sau giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều ở Hà Nội, do đó tôi ước đoán nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm chính là khí thải từ giao thông”, Holly Lindquist Thomas, Trưởng phòng Môi trường, Khoa học, công nghệ và y tế, Đại sứ quán Mỹ, nói với VnExpress chiều 1/10.
Bà Thomas cho hay dữ liệu của Phái đoàn Mỹ tại Việt Nam hiện được thu thập từ hai thiết bị quan trắc. Một là thiết bị được đặt tại Câu lạc bộ Mỹ trên phố Hai Bà Trưng và hai là ở Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Hai thiết bị này chủ yếu đo lường nồng độ bụi PM2.5. Nồng độ này xuất phát từ việc các chất hoá học kết hợp với nhau.
“Cần có thêm nhiều công tác nghiên cứu để tìm ra giải pháp xử lý nồng độ bụi PM2.5 cao”, Thomas nói.
Theo Thomas, nhìn chung các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là khí thải của các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp nặng, các nhà máy sử dụng nguyên liệu than đá. Việc người dân ở nông thôn đốt rơm rạ, chế phẩm sản xuất nông nghiệp cũng có thể gây ô nhiễm không khí. Thời tiết như độ ẩm, tốc độ gió cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Nói về các khuyến cáo, bà Thomas cho rằng ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh hô hấp, thậm chí ung thư. Vì thế mọi người cần đeo khẩu trang ra đường.
“Đôi khi ưu tiên của chính phủ không nhất thiết tương đồng với ưu tiên của công chúng. Vì thế công chúng cần lên tiếng về mối quan tâm của mình để chính phủ biết”, Thomas nói.
Về phía chính quyền, Việt Nam nên có các quy định về bảo vệ sức khoẻ, cần có các luật lệ chặt chẽ về vấn đề này, đi kèm biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật tốt (những bên gây ô nhiễm có thể bị phạt).
Đại sứ quán Mỹ khuyến cáo Việt Nam nên nhìn nhận về tầm quan trọng của việc có một dữ liệu tổng thể về chất lượng không khí.
“Để có một hệ thống đo chất lượng không khí duy nhất, chính phủ cần có các chỉ số nhất quán và thường xuyên, từ các thiết bị được chứng nhận bởi cơ quan có uy tín. Điều đó giúp người dân có sự tin tưởng”, Thomas nói.
Về các giải pháp lâu dài, Thomas cho rằng Việt Nam nên có biện pháp khuyến khích giảm sử dụng than đá, áp dụng công nghệ mới để giảm ô nhiễm ở các nhà máy sử dụng than, nghiên cứu việc sử dụng năng lượng sạch hơn như khí tự nhiên, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Người dân nên cân nhắc phương án điều chỉnh giờ di chuyển nếu được, tham gia phương tiện công cộng, giảm chi phí tiêu thụ năng lượng, góp phần giảm ô nhiễm không khí.
Thomas cho hay Mỹ cũng bị ô nhiễm không khí như Việt Nam từ thập niên 1960-1970. Chẳng hạn có tình trạng người đứng bên này hồ nhìn sang bên kia không thấy rõ. Washington đã xử lý bằng cách phối hợp giữa chính phủ liên bang, chính quyền bang, các ngành công nghiệp và công chúng.
Trump tuyên bố luận tội ông là ‘đảo chính’
Tổng thống Mỹ nói rằng cuộc điều tra luận tội ông do đảng Dân chủ dẫn đầu chẳng khác nào một cuộc đảo chính.
“Khi tôi ngày càng hiểu rõ vấn đề, tôi đi tới kết luận rằng những gì đang diễn ra không phải luận tội, mà là một cuộc đảo chính”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng Twitter hôm 1/10. “Họ muốn lấy đi sức mạnh của nhân dân, lá phiếu, tự do, tu chính án thứ hai, tôn giáo, quân đội, bức tường biên giới và những quyền mà Chúa đã ban cho họ với tư các là công dân Mỹ”.
Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ có hiệu lực từ năm 1791, trong đó bảo vệ quyền mang vũ khí của dân thường và binh lính.
Tuyên bố của Trump được đưa ra giữa lúc ông đang phải đối mặt với cuộc điều tra luận tội của Hạ viện do đảng Dân chủ dẫn đầu. Tâm điểm của cuộc điều tra là cuộc điện đàm ngày 25/7 giữa Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Theo nội dung bản ghi cuộc gọi được công bố, Trump thúc giục Zelensky điều tra cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai ông, Hunter Biden. Hunter từng làm việc tại công ty năng lượng Ukraine Burisma. Trump và các đồng minh nghi ngờ Joe Biden dùng quyền lực khi còn làm phó tổng thống Mỹ hồi năm 2016 để giúp Burisma không bị điều tra hình sự.
Joe Biden là ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 và được xem là đối thủ đáng gờm của Trump.
Ba ủy ban Hạ viện hôm 27/9 gửi trát cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu xuất trình các tài liệu liên quan đến Ukraine nhằm phục vụ cuộc điều tra luận tội. 5 quan chức khác của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhận được trát đề nghị cung cấp bằng chứng về vấn đề này từ ngày 2 đến 10/10.
Ngoại trưởng Pompeo bác bỏ yêu cầu, cho rằng những lệnh này “hoàn toàn thiếu sót về thủ tục pháp lý”, là hành vi “đe dọa, bắt nạt” và việc yêu cầu 5 quan chức bắt đầu cung cấp bằng chứng từ ngày 2/10 là “không khả thi”.
Trung Quốc ‘đổi chiêu’ đỡ đòn thương mại từ Mỹ
Trung Quốc dự kiến tổ chức Hội nghị Trung ương lần 4 của Ban Chấp hành thứ 19 cuối tháng này, nhằm tìm ra chiến lược trong những năm tới, khi nước này bị vướng vào thương chiến với Mỹ.
Cách đây một năm, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung nhanh chóng leo thang và Bắc Kinh khi đó hoàn toàn không có sự đồng thuận về việc nước này nên đối phó với thương chiến như thế nào. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Trung Quốc lúc đó buộc phải hoãn lại do thiếu chiến lược đối phó.
Chuyên gia Hao Zhou thuộc SCMP nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump và cuộc thương chiến do ông phát động dường như đã giúp Trung Quốc đề ra được chiến lược phát triển trong những năm tới. Và vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay sẽ là hiện đại hóa lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã hé lộ chiến lược mới này trong chuyến thăm tới các cơ sở khai thác than ở Trịnh Châu hôm 19/9 vừa qua, khi ông nói Trung Quốc là xưởng sản xuất lớn nhất thế giới, phải nỗ lực hơn nữa nhằm chuyển đổi và nâng cấp nền công nghiệp, thông qua đổi mới kỹ thuật và công nghiệp, nhằm đưa ngành sản xuất thành chuỗi công nghiệp.
Khác với chiến lược “khôi phục xưởng sản xuất Mỹ” của ông Trump, chiến lược mới này của chính quyền Bắc Kinh sẽ hợp lý hóa và nâng cấp công nghệ cho ngành sản xuất, vốn đã rất khổng lồ của nước này. Đồng thời, Bắc Kinh cũng khuyến khích các công ty của nước này triển khai những dây chuyền sản xuất ở các nền kinh tế lân cận, nhất là ở các nước ASEAN, nhằm thắt chặt quan hệ với các nước đang phát triển trong khu vực.
Rõ ràng với chiến lược cốt lõi là hiện đại hóa việc sản xuất, có vẻ như Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đấu thương mại ‘trường kỳ’ với Mỹ. Điều này có vẻ khá hợp lý, khi Bắc Kinh cần nền sản xuất công nghiệp mạnh để làm hậu phương vững chắc cho nước này khi cạnh tranh với cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ.
Triều Tiên phóng tên lửa
Triều Tiên sáng nay phóng quả đạn từ Wonsan, Kangwon ra vùng biển phía đông, theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc.
Một tên lửa đã rơi vào Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Nhật Bản ngoài khơi tỉnh Shimane vào lúc 7h27 (5h27 giờ Hà Nội), Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết. Một quả đạn khác được bắn vài phút trước đó rơi ra ngoài EEZ.
Đây là vụ phóng tên lửa thứ 9 của Triều Tiên kể từ khi Trump gặp Kim Jong-un tại biên giới Hàn – Triều hồi tháng 6. Nó diễn ra một ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cho biết đàm phán cấp cao Mỹ – Triều sẽ được tổ chức ngày 5/10, song không nói rõ địa điểm.
Đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng đã bị đình trệ từ tháng 2, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 không đạt được kết quả. Hai bên nhiều lần bày tỏ sẵn sàng tái khởi động đàm phán nhưng chưa có tiến triển cụ thể.
Triều Tiên đầu tháng 9 cho biết họ sẵn sàng đàm phán với Mỹ, song Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần trước nói rằng các cuộc đàm phán không thể diễn ra trong tháng 9. Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc nói Bình Nhưỡng sẵn sàng “thảo luận toàn diện” với Washington về các vấn đề quan trọng khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm kia.
*** Mất kiên nhẫn, Thổ Nhĩ Kỳ dọa tràn quân sang Syria tấn công đồng minh của Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện mất kiên nhẫn với Mỹ trong nỗ lực thiết lập “vùng an toàn” ở phía Bắc Syria, dọa thực hiện chiến dịch quân sự riêng chống lại lực lượng dân quân người Kurd.
Dền dứ
Bởi vì mâu thuẫn cơ bản dẫn tới quá trình dền dứ dằng dai giữa hai bên vẫn chỉ là không bên nào chịu đi trước trong việc “phi hạt nhân hóa” hay “nới lỏng cấm vận”.
Giải mật hồ sơ 30 nghìn người Argentina mất tích
Cứ mỗi thứ Năm hàng tuần, hàng nghìn phụ nữ lại tập họp về quảng trường Plaza de Mayo ở thủ đô Buenos Aires với những chiếc khăn trắng choàng ngang đầu để yêu cầu chính phủ giải thích về sự mất tích của hơn 30 nghìn người, là thân nhân của họ trong thời gian từ năm 1976 đến 1983…
Tổ chức ngầm thao túng thị trường thực phẩm toàn cầu
Năm 2018, chính phủ Ấn Độ đã từng phải nhượng bộ các công ty thực phẩm lớn và hoãn quyết định cho dán nhãn cảnh báo đỏ lên các bao bì thực phẩm có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hơn 1.600 người tử vong trong mùa lũ khốc liệt ở Ấn Độ
Theo dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ công bố ngày 1-10, nước này đang phải trải qua mùa mưa gió mùa khốc liệt nhất trong vòng 25 năm qua, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng từ hồi tháng 6.
Cặp song sinh 11 tháng tuổi bị bỏ quên trong ô tô, một bé tử vong
Một cặp song sinh một trai một gái mới 11 tháng tuổi đã bị bỏ quên trong xe ô tô suốt nhiều giờ khi người bố đi làm. Bé gái may mắn sống sót trong khi bé trai đã tử vong…
Moscow nói gì về nghi án lén điều đặc nhiệm đến đảo của Na Uy?
Nga bác nghi án triển khai lực lượng đặc nhiệm đến quần đảo Svalbard của Na uy ở Bắc Băng Dương, gọi tin đồn về việc này là hành vi “khiêu khích thô bạo”.
Brexit: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Chính phủ Anh do Thủ tướng Boris Johnson dẫn đầu vẫn liên tục gặp khó khăn trong việc hoàn thành tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – hay còn gọi là Brexit – đúng thời hạn. Cản trở ông Boris Johnson đương nhiên vẫn là sự phản đối của Quốc hội và đảng đối lập.
Canada: Ông Justin Trudeau gặp sóng gió trước kỳ bầu cử
Sau một tuần lễ đầy sóng gió với sự cố những bức ảnh hóa trang da màu, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang nỗ lực tối đa để lấy lại hình ảnh và uy tín với cử tri trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 21-10 tới.
Indonesia: Dự luật Hình sự mới gây tranh cãi
Quốc hội Indonesia dự kiến thông qua luật hình sự mới thay thế cho hình luật cũ đã có từ cách đây khoảng 100 năm. Tuy nhiên, dự luật đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của dân chúng, nhất là những người chịu tác động mạnh nhất từ dự luật, do nó chứa đựng quá nhiều điều bất lợi cho một bộ phận không nhỏ dân Indonesia.
Lần đầu phô diễn F-35, Hàn Quốc “động chạm” cả Nhật Bản lẫn Triều Tiên
Hàn Quốc đã quyết định trình diễn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới nhân ngày kỉ niệm thành lập các lực lượng vũ trang nước này 1-10, bất chấp những lo ngại quan hệ giữa hai miền Triều Tiên sẽ bị ảnh hưởng bởi động thái trên.
“Người rừng” trốn truy nã trong hang núi, 17 năm không tắm
Trốn thoát khỏi trại giam sau khi bị kết án tù về tội buôn bán phụ nữ và trẻ em, đối tượng đã ẩn náu trong hang núi suốt 17 năm trước khi bị máy bay không người lái phát hiện…
Guatemala triệt phá cánh đồng thuốc phiện trị giá gần 1 tỷ USD
Chính phủ Guatemala đã tiêu hủy khoảng 1,5 triệu cây coca trị giá lên đến hơn 800 triệu USD trong chiến dịch chống tội phạm có tổ chức và ngành công nghiệp cocain.
Nga tố Mỹ áp trừng phạt “ngớ ngẩn”, thề đáp trả mạnh tay
Nga lên án các biện pháp trừng phạt mới do Mỹ ban hành là “ngớ ngẩn” và không mang lại kết quả gì, đồng thời cảnh báo đáp trả tương xứng.
Trung Quốc duyệt binh kỉ niệm 70 năm Quốc khánh
Lễ duyệt binh chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 – 1/10/2019) diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn sáng 1-10 với sự tham gia của Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao nước này.
Triều Tiên sẵn sàng “nhường” Mỹ quyết định tương lai đàm phán
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ngày 30-9 (giờ địa phương) lên tiếng kêu gọi Mỹ tiến đến đàm phán hạt nhân bằng những đề xuất mới mà Triều Tiên có thể chấp nhận được.
Ông Trump tiếp tục bị tố gọi điện nhờ Australia giúp đỡ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Thủ tướng Australia để điều tra nguồn gốc của cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ do ông Robert Mueller dẫn đầu.
Tổng hợp-TT