VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/10/2019.

Hình ảnh ‘lũ lụt không một cọng rác’ ở Nhật Bản gây sốt; Mâu thuẫn nội bộ;  “Ván cờ” Trung Đông trong chiến lược của Tổng thống Putin…là những tin chính được cập nhật.

Hình ảnh ‘lũ lụt không một cọng rác’ ở Nhật Bản gây sốt

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh 'lũ lụt không một cọng rác' ở Nhật Bản gây sốt      Nước lũ ở Nhật Bản không lẫn một cọng rác. (Ảnh: Twitter)

Hình ảnh biển nước bao quanh các ngôi nhà sau khi siêu bão Hagibis đổ bộ nhưng không mang theo bất cứ cọng rác được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Siêu bão Hagibis tối 12/10 đổ bộ vào Nhật Bản, mang theo mưa lớn, gây lũ lụt trên diện rộng ở nhiều khu vực.
Hình ảnh miền Trung Nhật Bản tan hoang sau trận bão lịch sử được chia sẻ hàng loạt trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, chia sẻ trên tài khoản Twitter Vikash singh được chú ý hơn cả.
“Nước lũ ở Nhật Bản rất sạch”, Vikash viết, đính kèm 2 bức ảnh nước lũ dâng lên nhưng không lẫn một cọng rác.
Nhật Bản từ lâu được biết tới là đất nước siêu sạch nhờ ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người dân xứ mặt trời mọc. Thực tế này tiếp tục được chứng minh sau siêu bão Hagibis.
Ít nhất 11 người thiệt mạng, 15 người mất tích sau khi siêu bão Hagibis được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 60 năm qua với sức gió tối đa 216 km/h quét qua Nhật Bản.
Siêu bão làm tê liệt hệ thống giao thông, tàn phá hệ thống cung cấp điện ở khắp các thành phố miền Trung Nhật Bản, đẩy hàng trăm nghìn hộ gia đình rơi vào cảnh mất điện và hàng chục nghìn căn nhà sống trong tình trạng thiếu nước.
Giới chức Nhật Bản cho biết sẽ thành lập một nhóm chuyên trách thu thập thông tin về thiệt hại sau siêu bão và thực hiện mọi biện pháp để giúp người dân khắc phục hậu quả của Hagibis.

Mâu thuẫn nội bộ
(SGGP) Tiến triển trong đàm phán giữa các quan chức Nga và Ukraine dưới sự trung gian của hai nước Pháp và Đức đang khiến nội bộ Liên minh châu Âu (EU) xuất hiện mâu thuẫn.
Một số quốc gia EU, một mặt hoan nghênh việc tiến hành một hội nghị thượng đỉnh giữa Pháp, Đức, Ukraine và Nga, mặt khác lại tỏ ra lo ngại EU có thể dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga kể từ khi Moscow sáp nhập trở lại bán đảo Crimea hồi năm 2014. Ngoài ra, còn xuất hiện lo ngại cho rằng hành động ủng hộ của Pháp và Đức – hai quốc gia có tiếng nói quan trọng trong EU có thể gây tác động tới chính sách đối ngoại của Brussels đối với Nga.
Nhận định về diễn biến trên, hãng tin Reuters cho rằng nếu mâu thuẫn lên cao, nội bộ EU có thể chia làm hai phe, với một bên ủng hộ chủ trương xích lại gần Nga như Pháp và Đức, bên còn lại gồm các nước vùng Baltic, Romania và Ba Lan. Đây có thể là trở ngại không nhỏ cho tiến trình giải quyết xung đột tại miền Đông Ukraine nếu hai phe không tìm được tiếng nói chung.
Thời gian gần đây, bất đồng trong EU về chính sách với Nga có xu hướng nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh Pháp là nước đi tiên phong có động thái “mở cửa” với Nga.
Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nỗ lực làm ấm lại quan hệ với Nga khi chủ trì cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại miền Nam nước Pháp và nhất trí về việc nối lại liên lạc ngoại giao cấp cao giữa hai nước. Hợp tác chặt chẽ với Nga, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn, là lựa chọn hàng đầu giúp Pháp và lục địa già đối phó hiệu quả hơn với những mối đe dọa và thách thức về an ninh.
Đối với Nga, những bước tiến trong quan hệ với Pháp giúp mở rộng cánh cửa để Nga cải thiện quan hệ với EU. Trong khi đó, Đức cũng có xu hướng xích lại quan hệ với Nga sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran gây khó khăn cho EU. Hiện Moscow và Berlin muốn thu hẹp các bất đồng, “cài đặt” lại quan hệ song phương và tìm kiếm các giải pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển. Giới phân tích cho rằng, những động thái của Pháp, cũng như từ Đức, phù hợp với xu hướng hiện nay của một số quốc gia EU, trong việc hàn gắn quan hệ với Nga nhằm tránh tổn thất nặng nề từ những đòn trừng phạt lẫn nhau.

 “Ván cờ” Trung Đông trong chiến lược của Tổng thống Putin
(DTO) Chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Ả rập Xê út tuần này được xem là động thái cân bằng chiến lược rủi ro của Nga và hé lộ chiến lược của Moscow tại Trung Đông.
Tổng thống Vladimir Putin sẽ tới Ả rập Xê út hôm nay 14/10, đánh dấu chuyến thăm thứ hai của nhà lãnh đạo Nga tới quốc gia Trung Đông này kể từ năm 2007. Vài ngày trước đó, Ả rập Xê út đã phớt lờ đề xuất của ông Putin về việc mua các hệ thống phòng không của Nga. Thậm chí mới đây, Ả rập Xê út chấp thuận để Mỹ triển khai khoảng 3.000 binh sĩ trên lãnh thổ nước này.
Những động thái trên là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Ả rập Xê út vẫn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ, ít nhất trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Tuy vậy, Nga dường như không quay lưng với Ả rập Xê út. Thay vào đó, mối quan hệ giữa Moscow và Riyadh chưa bao giờ tốt đẹp đến thế.
Thời điểm đột phá quan hệ?
Điều đáng lưu ý là Nga đang phát triển mối quan hệ ngày càng tốt hơn với Ả rập Xê út so với thời điểm cách đây 20 năm, khi Tổng thống Putin vừa “thừa kế” một nước Nga với nền kinh tế gặp khủng hoảng và tập trung quá nhiều vào các vấn đề nội tại khiến nước này khó đóng vai trò quyết đoán trên trường quốc tế. Ngay cả khi Nga và Ả rập Xê út không chung lập trường trong cuộc chiến tại Syria, nhưng Quốc vương Ả rập vẫn tới thăm Moscow vào năm 2017 để giải quyết cuộc xung đột đang diễn ra.
Nga là bạn của các nước Trung Đông
Các chuyên gia đồng tình rằng, với vị thế là bạn của tất cả các nước ở Trung Đông, Nga giữ vai trò hoàn hảo trong việc làm trung gian hòa giải cho mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Ả rập Xê út. Tuy vậy, Tổng thống Putin không mấy mặn mà với vai trò trung gian. Ông chủ Điện Kremlin không muốn can dự vào chính trị khu vực nếu điều đó không ảnh hưởng trực tiếp tới Nga hay các cơ hội của Moscow.
“Bởi vì chúng tôi duy trì quan hệ rất thân thiết với tất cả các nước trong khu vực, bao gồm Iran và các nước Ả rập như Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, nên chúng tôi chắc chắn có thể giúp chuyển một số thông điệp giữa các bên để họ có thể lắng nghe quan điểm của nhau. Nhưng, vì cá nhân tôi đều biết lãnh đạo của các nước này, nên tôi chắc chắn rằng họ không có nhu cầu xin lời khuyên hay trung gian”, ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 13/10.

***   Quân đội Nga tiến vào kiểm soát căn cứ Mỹ ở Manbji
Các binh sĩ Nga nhận kiểm soát căn cứ quân sự của Mỹ ở thành phố Manbji phía Đông Bắc Syria nhằm ngăn nguy cơ đụng độ trực diện giữa quân đội Syria và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Washington rút binh sĩ khỏi khu vực.

Vụ án “Người đàn ông Somerton” và bí ẩn thách thức Australia
Xác chết được gọi là “The Somerton Man” (“người đàn ông Somerton”) – theo tên bãi biển ở thành phố Adelaide miền nam Australia, tức nơi ông được tìm thấy.

Ông Trump gây “sốc” khi khuyên Tổng thống Syria chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Tổng thống Syria nên điều quân đội tới bảo vệ người Kurd và chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo toàn lãnh thổ.

Vì sao Mỹ bỏ rơi người Kurd?
Tối Chủ nhật, 6-10, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Syria. Vài giờ sau, cơ quan thông tấn Kurdistan phát đi một đoạn video cho thấy đoàn xe bọc thép Mỹ ra khỏi khu vực biên giới Tal Abyad.

Giằng co đàm phán thương mại Mỹ – Trung
Trả lời phóng viên báo chí ngày 10-10, người đứng đầu bộ phận quan hệ quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ, ông Myron Brilliant cho biết Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đang “cố gắng tìm ra giải pháp nhằm có được một thỏa thuận lớn hơn bằng việc đạt được tiến bộ đối với vấn đề tiếp cận thị trường và bảo vệ sở hữu trí tuệ trong một số lĩnh vực quan trọng”.

Hàng trăm người thương vong, Nhật Bản điêu đứng vì bão Hagibis
Số liệu mới nhất do Japan Times cung cấp trưa 15-10 cho biết, ít nhất 68 người đã thiệt mạng vì siêu bão Hagibis, trong bối cảnh chính phủ đã điều hơn 100.000 nhân viên cứu hộ tham gia giải cứu các nạn nhân.

Apple vướng cáo buộc gửi dữ liệu iPhone về Trung Quốc
Hãng công nghệ Apple của Mỹ vừa vướng vào nghi án thông tin dữ liệu trình duyệt Safari trên iPhone, iPad và macOS gửi địa chỉ trang web của người dùng cho công ty Trung Quốc.

Thách thức với khủng bố trên không gian mạng
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã phát động một cuộc tấn công truyền thông mới trên toàn thế giới, cho phép tổ chức này phản bác quan điểm của thế giới khi cho rằng họ đã bị đánh bại sau khi vương quốc Hồi giáo (caliphate) của họ bị sụp đổ.

Iran hé lộ hình ảnh tàu dầu bị tên lửa đánh trúng gần Arab Saudi
Những lỗ thủng lớn lõm vào trong trên mạn tàu Sabiti cho thấy con tàu chở dầu của Iran đã trúng tên lửa uy lực khi di chuyển cách bờ biển Arab Saudi chưa đầy 100km.

Tổng thống Putin tặng chim quý cho nhà vua Arab Saudi
Một con chim cắt săn mồi cỡ lớn được Tổng thống Vladimir Putin mang từ vùng lãnh thổ Bắc Cực của Nga tới tặng cho Quốc vương Arab Saudi Salman bin Abdel Aziz Al Saud.

Iran bất ngờ tiết lộ chuyện đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo nước này từng đàm phán với Mỹ về vấn đề trao đổi tù nhân, song Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra một số điều kiện sơ bộ mà Tehran chưa thể chấp nhận.

Bắt giữ nam thanh niên 19 tuổi “tàn sát” đàn chuột túi
Với cáo buộc đã lái xe đâm vào đàn chuột túi với ý đồ làm cho chúng giật mình khiếp sợ, một nam thanh niên 19 tuổi đã bị bắt giữ…

Thổ Nhĩ Kỳ đổ lỗi cho người Kurd về IS, thề không dừng tấn công
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc dân quân người Kurd cố tình để khủng bố IS trốn khỏi nhà nhằm mục đích kích động Mỹ, đồng thời khẳng định không chấm dứt cuộc tấn công ở Syria.

Đồng minh Mỹ hân hoan đón quân đội Syria tới giúp chống lại Thổ Nhĩ Kỳ
Các lực lượng Chính phủ Syria tiến vào thị trấn Tal Tamr giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đạt thoả thuận giúp đỡ dân quân người Kurd chống đỡ các cuộc tấn công của Ankara.

Mỹ áp lệnh trừng phạt lên quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vì tấn công Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định cuộc tấn công của TNK đã gây ra nhiều hậu quả về nhân đạo, tuy nhiên, việc rút quân Mỹ khỏi Syria là không thể bị đảo ngược.

Nhà tù giam giữ chiến binh IS được phát hiện “không một bóng người”
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) Hulusi Akar ngay 14-10 cho biết các chiến binh của lực lượng YPG người Kurd đã sơ tán toàn bộ tù nhân của tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tại một khu vực của Syria nơi mà Ankara đang tăng cường chiến dịch của mình.

Tổng hợp-TT