VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 19/10/2019.

Mặt trái của các thành phố thông minh; Pháp phá âm mưu khủng bố tương tự vụ 11-9; Nga hướng về châu Phi; Mỹ giáng đòn thuế kỷ lục, EU thề đáp trả…là những tin chính được cập nhật.

Mặt trái của các thành phố thông minh

 Forest City -  được tiếp thị là một thành phố mang tính biểu tượng như Singapore - khá đắt đỏ so với người dân Malaysia    Forest City – được tiếp thị là một thành phố mang tính biểu tượng như Singapore – khá đắt đỏ so với người dân Malaysia

(SGGP) Phát biểu tại một hội thảo về đô thị ở Penang (Malaysia) ngày 17-10, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Armida Salsiah Alisjahbana kêu gọi chính quyền cần giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư và bảo vệ những người dễ bị tổn thương.
Từ Ấn Độ đến Indonesia, nhiều chính phủ ở khu vực châu Á đang ủng hộ xây dựng hàng trăm thành phố thông minh, sử dụng công nghệ như nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo (AI) và các dữ liệu trong các dịch vụ công cộng, an sinh xã hội để cải thiện quản lý rác thải, bảo tồn năng lượng, giải quyết tắc nghẽn giao thông và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, phát biểu tại một hội thảo về đô thị ở Penang (Malaysia) ngày 17-10, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Armida Salsiah Alisjahbana kêu gọi chính quyền cần giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư và bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Việc gia tăng sử dụng dữ liệu và các hệ thống như phần mềm nhận diện khuôn mặt cũng đang gây nhiều lo ngại liên quan đến an ninh, quyền riêng tư và sự bình đẳng.
Bên cạnh đó, theo Colin Fernandes, chuyên gia tại Trung tâm Sẵn sàng cho thảm họa toàn cầu thuộc Hội Chữ thập đỏ Mỹ, các cư dân nghèo hơn và những người không dùng công nghệ có thể bị “gạt ra ngoài lề”. Phần lớn các thành phố thông minh đang nằm trong các dự án đều không được thiết kế để trở thành nơi ở của làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị.
Theo chuyên gia này, việc thu thập thông tin thường “bỏ quên” những người không có chỗ ở chính thức, và họ chính là những người dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra thảm họa và biến đổi khí hậu. Họ là những người cần được hưởng các lợi ích từ an ninh xã hội và các hỗ trợ khác.
Một chuyên gia về thành phố thông minh của Chính phủ Singapore, ông Lim Teng Leng, cho biết các giải pháp dựa trên công nghệ cũng không phải “thuốc chữa bách bệnh” cho các vấn đề của đô thị, mà thường gây ra nhiều vấn đề buộc chúng ta phải giải quyết.

Pháp phá âm mưu khủng bố tương tự vụ 11-9
(SGGP) Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cho biết, cơ quan đặc nhiệm nước này đã bắt một đối tượng âm mưu tiến hành tấn công khủng bố dưới hình thức tương tự như các vụ tấn công ngày 11-9-2001 ở Mỹ.
Theo ông Castaner, trong những năm qua, nước Pháp liên tục phải đối phó với các phần tử cực đoan là người Pháp cũng như các đối tượng khủng bố nước ngoài.
Kể từ năm 2013 đến nay, cảnh sát Pháp đã triệt phá ít nhất 60 âm mưu tấn công khủng bố. Trong 4 năm qua, tại Pháp đã có tới 230 người thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố do các phần tử thánh chiến tiến hành, đặc biệt là các vụ tấn công liên hoàn ở thủ đô Paris hồi tháng 11-2015.
Những vụ tấn công này chủ yếu là do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện. Sau những vụ tấn công trên, Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với các phần tử Hồi giáo thánh chiến trong nước và các tay súng cực đoan người nước ngoài. Tuy nhiên theo cảnh sát, nguy cơ xảy ra những vụ tấn công tương tự như vậy hiện vẫn rất cao.

Nga hướng về châu Phi
(SGGP) Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga, khẳng định châu Phi là một lục địa quan trọng; Nga luôn hiện diện ở châu Phi và sẽ đưa ra các điều khoản hợp tác đôi bên cùng có lợi với các quốc gia tại khu vực.
Sau Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản, đến lượt Nga tổ chức trọng thể Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi, dự kiến từ ngày 22 đến 24-10 tới. Moscow không còn che giấu tham vọng mở rộng ảnh hưởng tại lục địa đen trên con đường khôi phục hào quang của nước Nga trên trường quốc tế.
Đôi bên cùng có lợi
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi đầu tiên được tổ chức tại TP Sochi (Nga) lần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đón tiếp 35 vị nguyên thủ đến từ châu Phi. Điện Kremlin cho biết đây là cơ hội để các bên thảo luận về các vấn đề chính trị và kinh tế, về những ưu thế của nước Nga qua các chương trình hợp tác có lợi cho cả đôi bên.
Trên thực tế, sau gần 3 thập niên để phương Tây rồi Nhật Bản, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi, ngay từ nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Vladimir Putin, Nga đã quyết định quay trở lại châu lục này bởi Nga và châu Phi cùng chia sẻ nhiều quyền lợi chung.
Hợp tác quân sự và kinh tế
Một điểm mạnh của Moscow trong mắt các đối tác châu Phi là vũ khí. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), 35% vũ khí của châu Phi do Nga cung cấp.
Ngoài quân sự, hợp tác kinh tế cũng là một ưu tiên trong quan hệ giữa Nga và châu Phi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này Moscow đi chậm hơn so với các đối thủ. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Nga và các đối tác châu Phi chỉ đạt 17 tỷ USD, chưa bằng 1/10 so với giao thương giữa châu lục này với Trung Quốc. Ngoài vũ khí, Nga cũng không có nhiều mặt hàng để chinh phục người tiêu dùng châu Phi. Khả năng tài chính của Moscow cũng không cho phép đưa ra các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như Bắc Kinh. Tuy nhiên, Nga rất quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên ở lục địa đen và như vậy, Nga có thể đề nghị với các đối tác châu Phi cùng thăm dò và khai thác từ đất hiếm đến mỏ vàng, đồng và cả dầu khí.

Mỹ giáng đòn thuế kỷ lục, EU thề đáp trả
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa thông báo đánh thuế lên tổng lượng hàng hóa Liên minh châu Âu (EU) trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD để trả đũa việc trợ giá cho hãng chế tạo máy bay Airbus. Ngay lập tức, EU thề sẽ đáp trả.
Các biện pháp mà Mỹ đưa ra bao gồm mức thuế 10% đánh vào máy bay Airbus và 25% vào các sản phẩm nông nghiệp như rượu vang Pháp, phô mai Italia và rượu whisky Scotland.
Trước đó, hôm 14/10, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của EU liên quan cáo buộc liên minh này trợ giá cho ngành công nghiệp hàng không. Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh là các quốc gia chịu tác động chính.
Ngay lập tức, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom tuyên bố liên minh không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả. Trong một thông cáo, nữ quan chức này bày tỏ lấy làm tiếc về hành động của Mỹ và khẳng định EU cũng sẽ áp thuế “đúng trình tự” trong vụ kiện liên quan tới tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ, mà theo đó Washington bị phát hiện vi phạm các quy định của WTO.
RT dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire chỉ trích quyết định của chính quyền Trump: “Chúng tôi, những người châu Âu, sẽ áp dụng các đòn cấm vận tương tự trong vài tháng nữa, thậm chí là gay gắt hơn – trong khuôn khổ của WTO – để đáp trả cấm vận này của Mỹ”.
Ông Le Maire cũng kêu gọi một giải pháp thông qua đàm phán, nhấn mạnh rằng tại một thời điểm mà kinh tế toàn cầu đang chậm lại thì “trách nhiệm của chúng ta là phải làm hết sức mình để tránh xa loại xung đột đó”.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết các nhà chức trách EU đang tích cực làm việc để đạt tới một thỏa thuận thương mại với Mỹ, ngăn chặn nguy cơ Washington áp thuế như đã đe dọa.
Nhiều hiệp hội thương mại ở châu Âu, trong đó có các hãng sản xuất công cụ của Đức và các nhà sản xuất rượu ở Scotland, đã lên tiếng phản đối và yêu cầu Washington đảo ngược hành động.
Nhiều năm qua, Mỹ và EU cáo buộc nhau trợ cấp trái phép cho các tập đoàn chế tạo máy bay Airbus và Boeing. WTO cho rằng cả Airbus lẫn Boeing đều nhận được hàng tỷ đôla trợ cấp, nhưng Washington được phép đánh thuế trước vì khởi kiện trước 9 tháng.
Đầu năm 2020, WTO dự kiến sẽ ra phán quyết về quyền trả đũa của EU liên quan trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing.

***   Liên minh châu Âu và Anh đạt đồng thuận về Brexit
Ngày 17-10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thông báo Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua thỏa thuận mới mà Anh và EU vừa đạt được trước đó cùng ngày liên quan tới việc London rời khỏi khối này (còn gọi là Brexit).

FBI công bố hồ sơ vụ án kinh hoàng nhất nước Mỹ
Vì sao Samuel Little, kẻ sát hại đến 93 phụ nữ, có thể trốn thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật suốt 50 năm qua? Khi FBI công bố thông cáo báo chí chi tiết về cuộc đời kẻ sát nhân hàng loạt, người ta không khỏi rùng mình!

Đánh bom nhà thờ Hồi giáo làm 62 người chết
Ít nhất 62 người chết và hơn 100 người bị thương khi một quả bom phát nổ tại một nhà thờ Hồi giáo tỉnh Nangarhar, Afghanistan trong lúc hàng trăm người đang cầu nguyện.

Thổ Nhĩ Kỳ đòi lập 12 chốt quân sự trên đất Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Ankara sẽ lập 12 chốt giám sát tại vùng đệm an toàn mà nước này đang hối thúc người Kurd rời khỏi ở Bắc Syria, đồng thời doạ chính phủ ở Damascus “đừng nên có hành động sai lầm”.

Tiếng súng vẫn vang lên tại Syria bất chấp thỏa thuận tạm ngừng chiến
Tiếng súng, lựu đạn vẫn vang lên tại thị trấn biên giới Ras al-Ain của Syria trong ngày 18-10 bất chấp lệnh ngừng bắn do Mỹ khởi xướng.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ sẽ từ chức cuối năm nay
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-10 cho biết Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry sẽ thôi giữ chức vụ vào cuối năm nay.

Hạ màn thương vụ vũ khí bí mật giữa Pháp và Pakistan
Hơn 25 năm sau thương vụ mua bán vũ khí giữa Pháp và Pakistan, ngày 7-10 vừa qua, Tòa án Hình sự Paris tiến hành phiên tòa đầu tiên xét xử 6 nhân vật liên quan tới vụ việc trên.

Tranh chấp thương mại Mỹ – EU lại dậy sóng
Đầu tháng 10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết vì EU trợ cấp trái phép cho Airbus, Mỹ có thể áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của EU xuất sang nước này mỗi năm. Washington bày tỏ sẽ tăng thuế trên phạm vi lớn. Châu Âu thì tuyên bố có thể sẽ “ăn miếng trả miếng”.

Hạ viện Mỹ thúc đẩy điều tra luận tội ông Trump
Hạ viện Mỹ, mà đứng đầu là Chủ tịch Nancy Pelosi thuộc đảng Dân chủ, đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump với cáo buộc ông Trump lợi dụng các khoản viện trợ để yêu cầu Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden – người của đảng Dân chủ và là một đối thủ tiềm năng chính của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.

Syria bác khả năng cho người Kurd tự trị sau chiến dịch của người Thổ
Chính phủ Syria khẳng định không chấp nhận việc người Kurd thành lập nhà nước tự trị trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhấn mạnh cộng đồng người Kurd luôn được tôn trọng và là một phần không tách rời khỏi Syria.

Quan hệ Mỹ-Trung vào “vòng xoáy” mới
Các nhân viên ngoại giao Trung Quốc làm việc tại Mỹ sẽ phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về bất cứ cuộc gặp nào với quan chức liên bang và địa phương, theo một quy định được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố….

Con trai trùm ma túy khét tiếng Mexico bị bắt sau trận đấu súng trên phố
Một trận đấu súng dữ dội đã xảy ra tại thành phố Culiacan của Mexico ngày 17-10 (giờ địa phương), quê hương băng đảng Sinaloa của trùm ma túy Joaquin “El Chapo” Guzman, sau khi lực lượng an ninh bắt giữ con trai của trùm ma túy này.

Thổ Nhĩ Kỳ hoãn tấn công người Kurd sau “tâm thư” của ông Trump
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ chiến dịch quân sự ở Đông Bắc Syria trong vòng 5 ngày để người Kurd rút khỏi biên giới hai nước sau khi nhận bức thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump tổ chức G7 tại sân golf của mình bất chấp chỉ trích
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tổ chức Hội nghị các nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới G7 năm sau tại khu nghỉ dưỡng sân golf của ông tại Florida, một động thái mà phía đảng Dân chủ và nhiều quan chức khác coi là “lạm quyền” của Tổng thống.

Syria khen Mỹ rút quân, cảnh báo đụng độ trực diện Thổ Nhĩ Kỳ
Syria hoan nghênh việc Mỹ rút quân, song coi việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh sĩ chống người Kurd ở miền Bắc Syria là hành vi xâm lược và cảnh báo đáp trả.

Tiêm kích F-15 dội bom phá nát căn cứ Mỹ ở Syria
Các máy bay chiến đấu của Mỹ không kích phá hủy kho đạn dược trong căn cứ mà lực lượng của Washington từng đồn trú vì lo ngại chúng rơi vào tay những phần tử cực đoan.

Tổng hợp-TT