Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm; Mong muốn hợp tác với Nhật Bản chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm; Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Campuchia; Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35…là những tin chính được cập nhật.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+) Rạng sáng 31/10, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC)-cơ quan thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)-đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25% điểm, từ biên độ 1,75-2% xuống còn 1,5-1,75%.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, sau hai ngày họp tại thủ đô Washington DC, rạng sáng 31/10 theo giờ Hà Nội, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC)-cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)-đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25% điểm, từ biên độ 1,75-2% xuống còn 1,5-1,75%.
Đây là lần thứ 3 Fed hạ lãi suất trong năm nay nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ do tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát dưới mục tiêu và những bất ổn do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài.
Theo đánh giá của giới phân tích, trong bối cảnh có những dấu hiệu tích cực cho thấy Mỹ và Trung Quốc có khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại, Fed sẽ duy trì tỉ lệ lãi suất này cho tới khi có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế Mỹ cần một “một cú huých” nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Với triển vọng như vậy, chắc chắn rằng Fed tiếp tục là mục tiêu tấn công của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, Chủ tịch của Fed–ông Jeremy Powell khẳng định các quan chức Fed không chịu sự chi phối về mặt chính trị và chỉ dựa vào các yếu tố kinh tế khi ra quyết định về lãi suất.
Trong năm nay, Fed đã hai lần cắt giảm lãi suất. Hồi đầu tháng 9, cơ quan này đã cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25% từ biên độ 2-2,25% xuống biên độ 1,75-2%. Trước đó, vào ngày 31/7, Fed đã cắt giảm lãi suất (cũng 0,25%) – lần đầu tiên kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2008./.
Mong muốn hợp tác với Nhật Bản chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm
(ĐCSVN) – Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao dự án xử lý ô nhiễm nước tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây. Bộ trưởng mong muốn được hợp tác với Nhật Bản để cùng nhau chuyển giao công nghệ, xử lý ô nhiễm trên các con sông tại Việt Nam.
Trưa ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có chuyến thị sát khu vực thí điểm xử lý nước bằng công nghệ Nano Bioreactor Nhật Bản tại Hồ Tây của Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE).
Tại khu vực thị sát, TS. Yamamura Tadashi – Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản đã công bố kết quả thí nghiệm tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, gồm 5 kết quả chất lượng nước tại 2 khu thí điểm đều đạt hiệu quả theo quy chuẩn Việt Nam 08; mùi hôi thối tại sông Tô Lịch giảm 200 lần, mùi tanh hôi của Hồ Tây giảm 30 lần.
Phân hủy vi khuẩn có hại tại sông Tô Lịch giảm đến 61 triệu lần. Tại Hồ Tây, việc kích hoạt sinh vật có lợi theo đánh giá của Trung tâm Điều tra tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng lên 738 lần, tổng vi sinh vật hiếm khí tăng 47 lần. Bùn hữu cơ tại sông Tô Lịch cách đầu đường Hoàng Quốc Việt 50m giảm 91,3 cm – 15cm.
“So sánh chi phí, chúng tôi đã báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc xây dựng các nhà máy thu gom nước thải, chúng tôi không phản đối. Tuy nhiên để xây dựng chúng ta cần mất một thời gian khá dài, sẽ tốn hàng trăm tỷ đồng, người dân phải chịu đựng mùi hôi thối từng đấy năm. Chính vì thế chúng tôi đã đề xuất việc xử lý một dòng sông an toàn”, TS. Yamamura Tadashi cho hay
Tại buổi thị sát, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao dự án xử lý ô nhiễm nước tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây. Bộ trưởng mong muốn được hợp tác với Nhật Bản để cùng nhau chuyển giao công nghệ, xử lý ô nhiễm trên các con sông tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, với công nghệ của Nhật Bản, bước đầu đã giải quyết được 3 mục tiêu: xử lý mùi, xử lý bùn và một số chất cơ bản. Trao đổi thêm với chuyên gia Nhật Bản về hiện trạng hiện nay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, nguồn thải của Việt Nam khác với Nhật Bản.
Cụ thể, thành phần kim loại nặng trong nước rất nhiều; thêm nữa, các con sông chủ yếu là kênh nước thải (chuyên gia Nhật Bản đang xử lý đến 90% nước thải). Bên cạnh đó, Việt Nam rất chú trọng đến kinh tế nên Bộ trưởng yêu cầu các chuyên gia nhanh chóng tính toán các chi phí và công bố trong thời gian sớm nhất để Việt Nam có thể tiến hành đầu tư công nghệ xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực đông dân cư và những vùng có cảnh quan đặc biệt./.
Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Campuchia
(ĐCSVN) – Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương (APS) 2019 với chủ đề “Ứng phó với những thách thức chính hiện tại: Sự phụ thuộc chung, Hòa giải quốc gia, Thịnh vượng chung và Những giá trị toàn cầu” sẽ diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia từ ngày 18 – 20/11.
Phát ngôn viên Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, ông Ek Tha cho biết: Campuchia sẽ phối hợp với Liên đoàn Hòa Bình toàn cầu (UPF) để đồng tổ chức Hội nghị. Ông cũng cho hay Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen sẽ chủ trì phiên khai mạc hội nghị.
Hội nghị dự kiến sẽ thu hút khoảng 500 khách mời đến từ 50 quốc gia và khu vực, bao gồm các nguyên thủ và cựu nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và các nhà lãnh đạo quốc hội, lãnh đạo tôn giáo, đại diện lãnh đạo các tổ chức phụ nữ, giới học giả cũng như các nghệ sĩ, giới trẻ của hơn 150 quốc gia cùng đến tham dự.
“APS sẽ là một sự kiện mang tính lịch sử tại Campuchia”, ông Ek Tha cho biết. “Campuchia, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã có những đóng góp tích cực cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và thịnh vượng cho toàn thế giới”.
Theo thông báo của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, Hội nghị APS 2019 sẽ cho thấy các tác động tích cực của sự hợp tác giữa chính phủ và xã hội dân sự đối với việc xây dựng hòa bình và hòa giải, sự phát triển bền vững, hợp tác thịnh vượng và giải pháp khả thi cho những vấn đề quan trọng. Dựa trên cơ sở này, “một sáng kiến mới sẽ được công bố trong Hội nghị sắp tới”, ông cho biết.
UPF, một tổ chức phi chính phủ hiện đang hợp tác với Hội đồng kinh tế – xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) và có các chương trình quốc gia tại hơn 150 quốc gia.
Năm ngoái, Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại Kathmandu, thủ đô của Nepal./.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35
Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Junever Mahilum-West cho biết, các cuộc thảo luận về Biển Đông là không thể tránh khỏi tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 diễn ra ở Thái Lan từ ngày 31-10 đến ngày 4-11. Đặc biệt, ASEAN quyết tâm đẩy nhanh tiến trình ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) để có những ràng buộc pháp lý trong việc giải quyết những vấn đề liên quan.
Quyết tâm của ASEAN và EAS
Trả lời phỏng vấn tờ Express của Anh ngày 30-10, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Junever Mahilum-West, khẳng định các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thảo luận về một loạt các chủ đề bao gồm những cơ hội kinh tế và an ninh của vùng Biển Đông giàu năng lượng và là tuyến giao thương hàng hải sầm uất bậc nhất thế giới.
“ASEAN đang thúc đẩy hợp tác nội khối ở cả 3 trụ cột: An ninh chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Biển Đông chắc chắn sẽ được bàn luận sâu, kỹ và được nhiều quốc gia nêu quan điểm rõ ràng, vì lợi ích dân tộc và vì an ninh cho toàn khu vực cũng như trên thế giới. Với việc Philippines là điều phối viên của quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Trung Quốc cho đến năm 2021, Tổng thống Rodrigo Duterte là người được kỳ vọng sẽ nói về tình hình hiện nay trên Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh khu vực”, bà Mahilum-West cho biết thêm.
Chiêu trò của Trung Quốc
Trên thực tế, cho đến nay, Trung Quốc vẫn là một đối tác kinh tế lớn của ASEAN và là mối đe dọa đối với sự ổn định, hoà bình trong khu vực, nhất là với vấn đề Biển Đông.
“Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN hiện coi Trung Quốc là đối tác đối thoại quan trọng nhất của nhóm 10 quốc gia và quan hệ đối thoại ASEAN với Trung Quốc nên là mối quan hệ năng động và thực chất nhất trong khu vực. Tuy nhiên, cuộc đối thoại ngày càng được tiến hành dưới sự áp đặt, uy hiếp.
*** Lại phát hiện 12 người nhập cư trong xe container đông lạnh
Một tuần sau khi vụ việc 39 thi thể trong xe container tại Anh bị phanh phui, cảnh sát Bỉ ngày 30-10 (giờ địa phương) cho biết họ vừa tìm thấy 12 người “an toàn và khỏe mạnh” trên một chiếc xe container đông lạnh.
Đưa quân trở lại Syria – Quyết định không giản đơn của Mỹ
Mỹ ngày 13-10 tuyên bố rút hơn 1.000 quân còn lại tại Đông Bắc Syria, tập trung lại tại khu vực biên giới với Iraq, tuy nhiên sau đó đã triển khai 500 quân và các khí tài đến vùng chiến sự Idlib, một động thái được cho là bất ngờ và có tính toán của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Vòi bạch tuộc” IS chưa thể bị chặt đứt
Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng đã chỉ định Abdullah Qardash, còn gọi là Hajji Abdullah al-Afari, kế nhiệm Abu Bakr al-Baghdadi làm thủ lĩnh IS sau khi trùm khủng bố này bị tiêu diệt. Qardash là đối tượng được Baghdadi lựa chọn để phụ trách các vấn đề Hồi giáo của IS.
Hỗn loạn bao trùm Mỹ Latin
Biểu tình phản đối chính phủ đã bùng phát và kéo dài trong nhiều tuần lễ qua tại một số quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latin và vùng Caribbe. Mấu chốt gây ra các cuộc biểu tình này được cho là do sự bất công đã tồn tại trong xã hội lâu nay chưa được giải quyết.
Biểu tình tạm lắng sau khi Thủ tướng Lebanon từ chức
Một số tuyến đường cao tốc ở Lebanon đã mở cửa trở lại vào ngày 30-10 sau khi quân đội kêu gọi những người biểu tình rỡ bỏ các rào chắn để các hoạt động có thể trở lại bình thường sau 13 ngày biểu tình làm tê liệt đất nước và buộc thủ tướng nước này từ chức.
Thành phố chết chóc ở Mexico
Hàng chục biển hiệu “để bán” được dán bên ngoài các ngôi nhà ở La Estancia, một vùng ngoại ô thành phố Guadalajara của Mexico. Mọi người bắt đầu rời đi vào tháng 5-2019, khi cảnh sát tìm thấy thi thể bị phân hủy trong một ngôi nhà trên một con phố yên tĩnh.
Nhà vua Thái Lan sa thải hàng loạt quan chức vì có “hành vi bạo lực”
Thông báo do Hoàng gia Thái Lan phát đi ngày 29-10 cho biết, nhà vua Maha Vajiralongkorn đã sa thải hai quan chức phục vụ cho hoàng gia nước này với tội danh “thông dâm và có hành vi bạo lực”.
Những chuyện hãi hùng bên trong nhà tù ở Philippines
Tình trạng quá nhiều tù nhân tử vong trong nhà tù đã khiến nhiều người sửng sốt. Tuy nhiên, đây không hẳn là một vấn đề mới.
Vụ 39 thi thể trong container: Điều gì đã xảy ra trong 10 ngày qua?
Đã một tuần kể từ khi vụ việc 39 thi thể trên xe container tại khu công nghiệp Anh được phát hiện, với một loạt dữ kiện chứng minh sự xuất hiện của chiếc xe đầu kéo chở container chứa các nạn nhân từ ngày 20-10. Các dữ kiện được xâu chuỗi lại trong 10 ngày qua chứa đựng nhiều nút thắt bất ngờ.
Syria và những cuộc mặc cả giếng dầu
Sau khi thông báo vào ngày 6-10 về việc rút 1.000 lính Mỹ khỏi phía Đông Bắc Syria, để mở đường cho một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng một số lượng nhỏ binh sĩ Mỹ sẽ ở lại Syria “để bảo vệ các khu vực có dầu”.
Nhiều kẻ bịt mặt xả súng sát hại 18 người biểu tình ở Iraq
Ít nhất 18 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương khi những kẻ bịt mặt chưa rõ danh tính xả súng vào đoàn người biểu tình ở thành phố Karbala của Iraq.
Nhói lòng hình ảnh “con đường chết chóc” của người di cư tới châu Âu
Lên đường vượt Địa Trung Hải với hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, song hàng ngàn người di dân tới từ châu Phi và Trung Đông lại đã bỏ mạng trước khi đến đích.
Thổ Nhĩ Kỳ – Syria đấu pháo dữ dội gần biên giới, nhiều người thiệt mạng
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đụng độ dữ dội ở khu vực biên chung gần thành phố trọng điểm Ras al-Ain, khiến ít nhất 6 binh sĩ Syria thiệt mạng.
Nghi vấn: 39 nạn nhân trong xe container chết vì lạnh hay ngạt khí?
Lời khai mới nhất do tài xế người Bắc Ireland vừa bị bắt cung cấp đã dấy lên nghi ngại rằng 39 nạn nhân được phát hiện trên xe container đông lạnh tại Anh đã tử vong vì ngạt khí, thay vì chết cóng như phỏng đoán trước đây.
Nga tuyên bố người Kurd đã rút sạch khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố các nhóm dân quân người Kurd đã rút sạch khỏi hành lang biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga-Iran nhất quyết phản đối Mỹ hút dầu Syria
Nga và Iran khẳng định việc Mỹ có ý định khai thác dầu khí trên lãnh thổ Syria mà không được sự cho phép của Chính phủ Syria là hành động phi pháp.
Tổng hợp-TT