TTK Liên hợp quốc: Khủng hoảng khí hậu tiến gần tới điểm không thể cứu vãn; Nga – Trung sưởi ấm quan hệ bằng đường khí đốt 55 tỷ USD; Ông Trump dọa áp thuế lên nhôm thép Brazil và Argentina…là những tin chính được cập nhật.
TTK Liên hợp quốc: Khủng hoảng khí hậu tiến gần tới điểm không thể cứu vãn
Biến đổi khí hậu – Nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn
(ĐCSVN) – Tổng thư ký António Guterres nêu rõ: “Chúng ta hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu”, đồng thời nhấn mạnh cuộc khủng hoảng này đang tiến gần tới “điểm không thể cứu vãn”.
Một ngày trước khai mạc Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) tại Tây Ban Nha, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng cảnh báo các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris đã không được tôn trọng và không đủ.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Madrid ngày 1/12, Tổng thư ký António Guterres nêu rõ: “Chúng ta hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu”, đồng thời nhấn mạnh cuộc khủng hoảng này đang tiến gần tới “điểm không thể cứu vãn”. “Cuộc chiến chống lại tự nhiên của chúng ta phải dừng lại. Và chúng tôi biết điều đó là có thể” – ông Guterres nói thêm, và lưu ý rằng cộng đồng khoa học đã cung cấp cho thế giới bản đồ đường đi để đạt được điều này.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nhân loại phải hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C, đạt mức trung lập carbon vào năm 2050 và giảm lượng khí nhà kính phát thải bằng 45% so với mức của năm 2010 vào năm 2030.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Liên hợp quốc, cho đến nay, những nỗ lực của chúng ta để đạt được những mục tiêu này là hoàn toàn không thỏa đáng. “Các cam kết được thực hiện tại Paris (thỏa thuận khí hậu đạt được năm 2015) sẽ luôn dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trên 3 độ C. Nhưng nhiều quốc gia thậm chí còn không tôn trọng các cam kết này” – ông nêu rõ.
Tuy nhiên, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng nhắc lại rằng việc hạn chế tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C vẫn nằm trong tầm tay của chúng ta và các công nghệ cần thiết để thực hiện điều đó là có thể. “Các tín hiệu của hy vọng đang được nhân lên. Dư luận đang thức dậy ở khắp mọi nơi” – ông cho biết, đồng thời đề cập đến việc huy động giới trẻ, các thành phố, tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Theo ông, “điều còn thiếu là ý chí chính trị”. Ý chí chính trị sẽ định giá carbon, ngừng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, ngừng xây dựng các nhà máy than từ năm 2020, đánh thuế ô nhiễm hơn là đánh thuế vào dân số.
Nga – Trung sưởi ấm quan hệ bằng đường khí đốt 55 tỷ USD
Với đường ống khí đốt gần 2.900 km Sức mạnh Siberia, Trung Quốc và Nga tạo động lực cho nhau vào thời điểm quan hệ với phương Tây lạnh nhạt.
Sức mạnh Siberia được đánh giá là dự án năng lượng quan trọng nhất của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã và là liên kết giúp bồi đắp kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Bắc Kinh và Moskva, sau nhiều năm cạnh tranh và nghi ngờ lẫn nhau, đang mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược, động thái có tác động không nhỏ tới chính trị toàn cầu cũng như thị trường thương mại và năng lượng thế giới. Cùng lúc, Bắc Kinh đang xảy ra chiến tranh thương mại với Washington trong khi quan hệ giữa Nga với phương Tây ngày càng lạnh giá hơn.
Đướng ống khí đốt 55 tỷ đô củng cố quan hệ Nga – Trung
Các công nhân Trung Quốc tại công trường xây dựng tuyến đường ống Sức mạnh Siberia ở thành phố Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Ảnh: Reuters.
“Việc Trung Quốc và Nga hợp lực truyền đi thông điệp rằng vẫn có những lựa chọn thay thế cho trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn dắt”, Erica Downs, học giả từ Đại học Columbia, cựu chuyên gia phân tích về năng lượng thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), bình luận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chủ trì lễ khánh thành đường ống. Chủ tịch Tập từng mô tả ông chủ Điện Kremlin là “người bạn thân thiết và gắn bó nhất” của mình trong số các lãnh đạo thế giới.
Nga, quốc gia sở hữu trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, cần tiền trong bối cảnh kinh tế đất nước đang gặp khó khăn dưới sức ép từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cần nhiên liệu và đang hướng tới mục tiêu loại bỏ than đá trong sản xuất, sinh hoạt.
“Trung Quốc cần nguồn cung năng lượng và Nga có nguồn cung như thế”, Tổng thống Putin hồi tháng 10 nói. “Đây là mối quan hệ đối tác hoàn toàn tự nhiên và nó sẽ tiếp tục”.
Nga và Trung Quốc bắt đầu tăng cường hợp tác sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt Nga vì sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Đối mặt với các biện pháp cấm vận đau thương, Điện Kremlin phải tìm đến bắt tay với những quốc gia không quay lưng với mình nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014. Chỉ hai tháng sau, một hợp đồng cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD được Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập ký.
Hợp tác sau đó còn mở rộng sang cả lĩnh vực quân sự. Tháng 9/2018, các binh sĩ Trung Quốc và Nga tham gia một cuộc tập trận chung. Đây là lần đầu tiên Nga mời một quốc gia nằm ngoài các đồng minh Liên Xô cũ tham gia vào cuộc tập trận thường niên lớn nhất năm.
Thương mại Nga – Trung đã vươn lên mức lịch sử vào năm ngoái, vượt 100 tỷ USD, theo dữ liệu từ chính phủ Nga.
Ông Trump dọa áp thuế lên nhôm thép Brazil và Argentina
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 2/12, công kích Brazil và Argentina về việc giảm giá đồng nội tệ, tuyên bố ông sẽ ngay lập tức áp đặt lại thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu từ hai quốc gia.
“Brazil và Argentina đã điều khiển giảm giá mạnh đồng tiền của họ và điều này không tốt cho nông dân của chúng tôi”, ông Trump viết trên Twitter. “Vì vậy, có hiệu lực ngay lập tức, tôi sẽ khôi phục Thuế quan lên tất cả Thép và Nhôm được chuyển vào Mỹ từ hai nước đó”
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng yêu cầu Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm các mức lãi suất.
Năm ngoái, sau khi cáo buộc hai nước Nam Mỹ làm suy yếu đồng nội tệ để có được lợi thế bất công bằng, Tổng thống Trump đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập từ hai nước. Ông lý giải hành động này là biện pháp để bảo vệ các nhà máy thép và nhôm của Mỹ khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài.
Brazil và Argentina sau đó đạt được “sự miễn giảm lâu dài” khỏi các khoản thuế.
Là nền kinh tế lớn thứ 3 của Mỹ Latinh, Argentina hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng nghiêm trọng, vốn đã buộc chính phủ nước này phải thực hiện các biện pháp kiểm soát tiền tệ trong nỗ lực bình ổn thị trường tài chính. Đất nước này rơi vào suy thoái hơn một năm qua, với giá trị đồng peso sụt giảm không ngừng.
Là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới, Brazil vừa thoát khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng kéo dài từ năm 2014 đến 2016. Tuy nhiên, đất nước này hiện cũng đang trong tình trạng suy thoái và lạm phát.
*** Cam go đàm phán thương mại Mỹ – Trung
Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway hôm 26-11 cho biết Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1”, song vẫn còn 3 điểm bất đồng lớn nhất tồn đọng giữa hai bên: chuyển giao công nghệ bắt buộc, đánh cắp sở hữu trí tuệ, mất cân bằng thương mại lên tới 500 tỷ USD/năm.
Tổng thống Ukraine bác nghi án bị ông Trump gạ “đổi chác”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các cuộc đối thoại giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra bình đẳng, không có chuyện “đổi chác”.
Máy bay trực thăng cứu hộ gặp nạn, 3 người thiệt mạng
Đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ ở vùng lũ lụt, chiếc trực thăng đã gặp sự cố khiến cả 3 người trên máy bay thiệt mạng…
Trung Quốc cấm tàu Mỹ thăm Hong Kong, trừng phạt nhiều tổ chức NGO
Trung Quốc ngày 2-12 tuyên bố tàu và máy bay quân sự của Mỹ sẽ không được đến thăm Hong Kong và trừng phạt một số tổ chức phi chính phủ (NGO) của Mỹ vì khuyến khích người biểu tình “tham gia vào các hành vi cực đoan, bạo lực và tội phạm”.
Hàn Quốc và chính sách hướng nam
Ngày 25-11, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Hàn Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại, Hội nghị cấp cao đặc biệt Hàn Quốc – ASEAN đã được tổ chức tại trung tâm triển lãm và hội nghị Busan.
Lịch thi đấu SEA Games có nguy cơ đảo lộn vì bão Kammuri
Kammuri được dự đoán sẽ là một siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp, gây mưa kéo dài cục bộ, ảnh hưởng tới nhiều địa phương tại Philippines và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới Sea Games 2019 được tổ chức tại nước này.
Xung quanh kế hoạch thành lập lực lượng quân sự chung châu Âu
Ý tưởng về việc thành lập lực lượng vũ trang toàn châu Âu không phải là điều mới mẻ. Những đề xuất về kế hoạch này trên thực tế đã được nêu từ thời cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac, thậm chí trước đó đã có những kế hoạch tương tự.
Bí mật phía sau diện mạo mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Không phải bộ quần áo kiểu Mao Trạch Đông quen thuộc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện tại buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa tuần qua với chiếc áo khoác da lạ lẫm.
Chính phủ Malta chao đảo vì vụ nữ nhà báo bị sát hại
Một loạt quan chức chính phủ từ chức giữa bão chính trị do hậu quả vụ sát hại nữ phóng viên điều tra Daphne Caruana Galizia. Thậm chí, Thủ tướng Joseph Muscat cũng đang phải chịu áp lực lớn từ công luận và các đảng phái đối lập kêu gọi ông từ chức vì có liên quan trong vụ án.
Iraq lại chìm trong bạo động
Sau nhiều thập kỷ xung đột liên miên, Iraq lại đang chìm trong phong trào biểu tình đường phố lớn nhất và đẫm máu nhất, với 360 người chết và 15.000 người bị thương. Trong những ngày qua, bạo lực leo thang cực độ và một phần dân chúng lại xuống đường. Tại miền Nam Iraq, thêm nhiều thành phố tham gia vào phong trào biểu tình.
Nước Mỹ và học thuyết Carter
Hệ thống răn đe của Mỹ ở Trung Đông sau nhiều biến động vừa qua sẽ ra sao? Chắc chắn rằng, ông Trump không còn thiết tha gì với một cuộc chiến kéo dài. Cái chết của thủ lĩnh IS Baghdadi có thể làm giảm nhẹ nhưng không thể đảo ngược được quan điểm cho rằng hệ thống răn đe của Mỹ ở Trung Đông đang sụp đổ.
Máy bay lao xuống phố, 3 người thiệt mạng
Gặp sự cố động cơ, chiếc máy bay cỡ nhỏ đã không thể hạ cánh xuống sân bay mà lao xuống đường phố khiến 3 người thiệt mạng…
Băng đảng đấu súng cảnh sát tại Mexico, 20 người thiệt mạng
Các cuộc đụng độ gây ra bởi các tay súng băng đảng ma túy tại một thị trấn phía Bắc Mexico đã khiến 20 người thiệt mạng trong cuối tuần qua, gây thêm áp lực đối với Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador trong kiềm chế bạo lực băng đảng.
Nhà Trắng: Ông Trump sẽ không tham gia phiên điều trần luận tội
Nhà Trắng ngày 1-12 tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và luật sư sẽ không tham gia phiên điều trần luận tội tại Quốc hội trong tuần này với lý do “thiếu sự công bằng cơ bản”.
Iran dọa xét lại cam kết với cơ quan nguyên tử quốc tế
Iran cảnh báo sẽ xem lại những cam kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nếu các nước châu Âu kích hoạt cơ chế có thể dẫn đến thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran.
Tổng hợp-TT