VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 15/8/2020.

Cố vấn Mỹ cảnh báo hậu quả nếu thả nổi để đạt miễn dịch cộng đồng; Cảnh báo nạn lừa đảo bán vắc xin COVID-19 trên mạng tại Trung Quốc; Cuối tuần, giá vàng tiếp tục tăng; Mỹ – Trung bất ngờ hủy đàm phán đánh giá thỏa thuận thương mại; Người Trung Quốc cảnh giác khi phát hiện vi rút trên thực phẩm nhập khẩu…là những tin chính được cập nhật.

Cố vấn Mỹ cảnh báo hậu quả nếu thả nổi để đạt miễn dịch cộng đồng

  Hàn Quốc tuyên bố các vùng thảm họa đặc biệt vì dịch COVID-19   Ảnh Minh họa.
Cố vấn Nhà Trắng Anthony Fauci cảnh báo việc thả nổi để đạt miễn dịch cộng đồng với COVID-19 ở Mỹ sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc, trong bối cảnh Mỹ có 18 ngày liên tiếp có trên 1.000 người chết vì dịch.
“Nếu mọi người đều mắc, dù phần lớn là mắc mà không có triệu chứng, nhiều người sẽ chết. Hãy nhìn vào các con số người dân Mỹ bị béo phì, tăng huyết áp và mắc bệnh tiểu đường. Nếu mọi người đều nhiễm bệnh, con số tử vong sẽ rất lớn và hoàn toàn không thể chấp nhân được”, cố vấn Nhà Trắng về bệnh truyền nhiễm cảnh báo.
Miễn dịch cộng đồng đạt được khi 70-90% dân số miễn dịch với mầm bệnh. Hiện chưa rõ liệu những người khỏi đã COVID-19 có hình thành miễn dịch hay không, nhưng có ý kiến cho rằng nếu để thả nổi mầm bệnh lây lan, miễn dịch cộng đồng sẽ dễ hình thành hơn. Mặc dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo rằng đây sẽ là kịch bản thảm họa với các bệnh viện khi các bác sĩ bị quá tải và chắc chắn sẽ có thêm nhiều người chết.

Cảnh báo nạn lừa đảo bán vắc xin COVID-19 trên mạng tại Trung Quốc
Các nhà sản xuất vắc xin Trung Quốc đã cảnh báo người tiêu dùng không bị mắc bẫy trong các trò lừa đảo bán vắc xin COVID-19 trên mạng internet.
Theo SCMP, các nền tảng trực tuyến Trung Quốc trong thời gian qua đã xuất hiện những nội dung quảng cáo về vắc xin COVID-19 dù nước này chưa chính thức ra mắt bất cứ sản phẩm nào.
Ví dụ như trên mạng xã hội Wechat, xuất hiện những bài viết như: “Liên lạc với tôi nếu bạn cần vắc xin COVID-19. Nó được sản xuất để xuất khẩu và số lượng có hạn nên mọi người phải chờ đợi. Nó sẽ được ra mắt chính thức vào ngày 2/9”. Người quảng cáo nói rằng họ đang bán vắc xin của công ty Sinovac Biotech.
Tuy nhiên, đại diện của công ty Sinovac Liu Peicheng nói với SCMP rằng đoạn quảng cáo trên WeChat là giả. Liu nói vắc xin của Sinovac mới đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 ở Brazil và Indonesia. Nó chưa được cấp phép để tung ra thị trường.

Cuối tuần, giá vàng tiếp tục tăng
Theo đà đi lên của phiên trước đó, giá vàng tại thị trường New York trong phiên giao dịch đêm qua (14/8 – theo giờ Việt Nam) tiếp tục tăng 38,9 USD lên 1.952,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York giảm 13,4 USD xuống 1.945,9 USD/ounce.
Giá vàng tăng sau khi có thông tin về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước của Mỹ lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3 ở dưới mức 1 triệu đơn. Việc sụt giảm này theo giới phân tích, có thể một phần do gói cứu trợ 600 USD/tuần chấm dứt vào cuối tháng 7. Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Mỹ chỉ lấy lại được 9,3 triệu việc làm trong tổng số 22 triệu việc làm đã mất từ tháng 2 đến tháng 4.
Tại thị trường trong nước, sáng nay 15/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 54,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,3 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 600 nghìn đồng so với ngày hôm qua ở chiều mua vào. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 54,43 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,19 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 56,17 triệu đồng/lượng.

Mỹ – Trung bất ngờ hủy đàm phán đánh giá thỏa thuận thương mại
Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho hay, theo kế hoạch ban đầu, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự kiến sẽ cuộc điện đàm video trực tuyến với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Tuy nhiên, kế hoạch hiện đã bị hoãn vô thời hạn.
Trước đó, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng 1/2020. Trong đó, Washington chấp nhận ngưng kế hoạch đánh thuế lên 155 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và giảm một nửa mức thuế nhập khẩu xuống còn 7,5% đối với 120 tỷ USD hàng hóa khác có xuất xứ từ Trung Quốc. Song, chính quyền ông Trump vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD.
Đổi lại, Bắc Kinh cam kết trong vòng 2 năm sẽ mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ so với năm 2017, bao gồm cả lượng nông sản trị giá 40 tỷ USD.
Sức khỏe

Người Trung Quốc cảnh giác khi phát hiện vi rút trên thực phẩm nhập khẩu
Người dân Trung Quốc lo ngại trước thông tin phát hiện vi rút corona trên thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Hai thành phố tại Trung Quốc trong tuần này đã phát hiện vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 trên cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil và tôm từ Ecuador. Thông tin này khiến người dân Trung Quốc lo lắng, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm qua thực phẩm. WHO cũng kêu gọi mọi người không lo ngại về thực phẩm.
Tuy vậy, một số người Trung Quốc nói rằng họ sẽ tránh sử dụng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài.

Trung Quốc dọa trả đũa Mỹ vì Viện Khổng Tử
Bắc Kinh hôm qua (14/8) cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump xếp các Viện Khổng Tử của Trung Quốc trên khắp nước Mỹ là phái bộ nước ngoài.
“Viện Khổng Tử là cây cầu giúp người dân khắp thế giới học tiếng Trung và hiểu về Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ.
“Một số người tại Mỹ can thiệp thô bạo vào sự hợp tác nhân văn Trung – Mỹ vì thành kiến tư tưởng và ích kỷ, điều vốn không thể chấp nhận được. Chúng tôi hối thúc Mỹ từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, ngừng chính trị hóa và ngừng can thiệp vào các trao đổi văn hóa giữa hai nước. Trung Quốc có quyền đưa ra biện pháp đáp trả tiếp theo về động thái đó”, ông Kiên nói thêm.

***    Số lượng người mắc COVID-19 trên thế giới vẫn liên tục tăng cao
(ĐCSVN) – Đến sáng 15/8, thế giới có tổng số 21.335.960 ca nhiễm và 762.438 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 232.935 và 5.369 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 15/8, đã có 14.130.287 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 6.443.235 ca bệnh đang điều trị, có 6.378.674 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 64.561 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoàn hành tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 65.609 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca mới nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Mỹ và Brazil với lần lượt là 60.499 và 49.274 ca. Tuy nhiên, Mỹ là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19 khi con số này tăng lên 1.116 ca ghi nhận được trong 24 giờ qua.

Bắc Mỹ tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới khi 24 giờ qua đã ghi nhận thêm tới 73.664 ca nhiễm COVID-19 và 1.854 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 6.448.529 và 244.278 ca. Với 5.476.165 ca nhiễm và 171.531 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 505.751 và 121.652 ca nhiễm, cùng 55.293 và 9.020 ca tử vong vì COVID-19. Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, Canada và Mỹ tiếp tục hạn chế hoạt động đi lại không cần thiết qua biên giới. Ngày 14/8, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf khẳng định Mỹ sẽ gia hạn lệnh cấm đối với hoạt động đi lại không cần thiết giữa nước này với Canada và Mexico thêm 30 ngày, tới 21/9. Cùng ngày, Bộ trưởng An ninh Công cộng Canada Bill Blair cũng xác nhận biên giới Canada – Mỹ sẽ đóng cửa thêm 30 ngày.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 72.673 ca nhiễm và 1.648 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 5.145.658 ca và 173.009 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm tới 49.274 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 3.278.895 vào thời điểm hiện tại. Với 1.007 ca tử vong được ghi nhận chỉ trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; trong khi Peru – nước có số ca nhiễm nhiều thứ hai khu vực (507.996) lại không ghi nhận thêm ca nhiễm và tử vong mới nào trong vòng 24 giờ qua.

Với 5.486.531 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 15/8, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong đó, 117.103 ca đã tử vong do COVID-19 và 4.196.373 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Iran và Saudi Arabia với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 2.525.222 ; 338.825 và 295.902 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 49.134; 19.331 và 3.338 ca.

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 3.128.623 ca, trong đó có 202.493 ca tử vong và 1.891.200 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 23.314 ca nhiễm và 323 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Tây Ban Nha và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 912.823; 358.843 và 316.367 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong khu vực, với tổng số 41.358 ca, sau khi có thêm 11 ca trong 24 giờ qua. Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế liên bang Đức xác nhận chính phủ nước này ngày 14/8 đã quyết định đưa Tây Ban Nha vào danh sách các nước và khu vực rủi ro đối với virus SARS-CoV-2, ngoại trừ quần đảo Canary. Bộ Ngoại giao Đức cũng đã ban hành cảnh báo du lịch đối với tất cả các khu vực thuộc diện nguy cơ cao.

Tính đến sáng 15/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 1.101.065 ca, trong đó có 25.139 ca tử vong và 814.375 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 579.140 ca nhiễm và 11.556 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 6.275 ca nhiễm mới và 286 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Ai Cập và Nigeria, với tổng số lần lượt 96.220 và 48.445 ca nhiễm bệnh.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 24.833 ca nhiễm (tăng 425 ca) và 401 ca tử vong (tăng 14 ca) do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 385 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 22.743 ca, trong đó 375 ca tử vong (tăng 14 ca)./.

***   Đài Loan chi 62 tỷ USD mua loạt tiêm kích F-16 từ Mỹ
Đài Loan được cho là vừa hoàn tất việc mua loạt tiêm kích F-16 từ nhà sản xuất máy bay Mỹ Lockheed Martin vào hôm 14/8 với thoả thuận trong vòng 10 năm trị giá tới 62 tỷ USD, động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, theo AFP.

“Mỹ sẽ sớm có vaccine COVID-19 vào cuối năm nay”
Khi được hỏi về loại vaccine được Nga phát triển nhanh chóng để phòng ngừa COVID-19 trong một cuộc họp báo hôm 14/8 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng vaccine này sẽ có hiệu quả.

Chương mới trong quan hệ Israel – UAE
Israel và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đạt thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mang tên Thỏa thuận Abraham, do Tổng thống Mỹ Donald Trump làm trung gian hòa giải.

Triều Tiên từ chối viện trợ, đưa ra loạt động thái mới giữa “khủng hoảng kép”
Loạt động thái mới như bổ nhiệm tân thủ tướng, dỡ bỏ phong tỏa của Triều Tiên diễn ra vào thời điểm nước này đang chống chọi hệ quả nặng nề bởi mưa lũ, và gồng mình bảo vệ quốc gia khỏi nguy cơ bùng phát COVID-19.

Nga đề nghị giúp Mỹ phát triển vaccine ngừa COVID-19
Quan chức Nga cho biết họ đã đề nghị giúp đỡ Mỹ đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine ngừa COVID-19, song phía Washington không mặn mà với lời đề nghị này.

Vụ gián điệp khiến Thủ tướng phải từ chức
45 năm trước, vào ngày 15/12/1975, Tòa án CHLB Đức đã chính thức chưa ra phán quyết về tội danh hoạt động gián điệp đối với Gunter Guillaume, trợ lý riêng của Thủ tướng Willy Brandt.

Cherizier – Ông vua không ngai ở Haiti
Là quốc gia ở vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, với dân số gần 12 triệu, thu nhập bình quân 800USD/người/năm, Haiti được Quỹ Tiền tệ thế giới xếp vào hàng một trong những nước nghèo khó và kém phát triển nhất hành tinh.

Mỹ bất ngờ bắt bốn tàu chở dầu của Iran
Mỹ đã bắt giữ bốn tàu chở dầu của Iran với cáo buộc các tàu này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc đăng ký Viện Khổng Tử là “phái bộ nước ngoài”
Mỹ hôm 13/8 (giờ địa phương) cho biết họ đang yêu cầu các Viện Khổng Tử hoạt động tại Mỹ đăng ký vào diện “phái bộ nước ngoài”, một động thái có thể sẽ khiến căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục tăng nhiệt.

Malaysia phản bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Malaysia đã phản đối yêu sách chủ quyền mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là động thái phản kháng hiếm thấy của Malaysia đối với đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Alibaba sẽ là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến của ông Trump?
Mỹ đã nhắm vào một số gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, từ công ty viễn thông Huawei, hai ứng dụng Tiktok và Wechat thuộc công ty ByteDance và Tencent. Theo các nhà phân tích, Alibaba, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và là gã khổng lồ internet, rất có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo của Mỹ.

Philippines sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nga vào tháng 10 tới
Người phát ngôn Tổng thống Philippines ngày 13/8 cho biết nước này có kế hoạch tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 của Nga vào tháng 10 tới, và Tổng thống Duterte dự kiến sẽ được tiêm vào đầu tháng 5 năm sau.

Hé lộ giá và danh sách các quốc gia sản xuất vaccine COVID-19 của Nga
Giá vaccine COVID-19 của Nga được dự báo rẻ hơn nhiều so với các mẫu tương tự của phương Tây và dự kiến sẽ được cung cấp người dùng thông qua các nhà máy ở ít nhất 6 quốc gia.

Nga tuyên bố sẵn sàng hợp tác sản xuất vaccine COVID-19 với bất cứ nước nào
Nga sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 vào tháng 9 tới, trong khi hoạt động sản xuất mẫu vaccine này có thể sẽ diễn ra ở ít nhất 6 quốc gia.

Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã nằm trong tầm ngắm của FBI từ lâu
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), với vai trò như một căn cứ phục vụ những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 12/8 cho biết.

Tổng hợp-TT