VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 21/10/2020.

       The ASEAN Post đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong ASEAN; Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo không bán vũ khí cho Iran; Tuần hành tại Pháp tưởng nhớ thầy giáo bị chặt đầu; Italia ban hành sắc lệnh mới về phòng chống dịch Covid-19; Venezuela sẽ tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho toàn dân từ tháng 12; Gần 41 triệu ca nhiễm, hơn 1,1 triệu người chết vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
  The ASEAN Post đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong ASEAN
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Theo bài viết đăng trên The ASEAN Post, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc thể hiện vai trò một nhà lãnh đạo hiệu quả, đặc biệt với việc chủ động ứng phó với đại dịch COVID-19.
Báo The ASEAN Post mới đây có bài viết đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020.
Báo trên nêu rõ Việt Nam đã tham gia tích cực vào tổ chức khu vực này ngay từ khi gia nhập năm 1995, với mục đích tập hợp tất cả các nước Đông Nam Á, thúc đẩy hòa bình, tự do và thịnh vượng trong khu vực.
Theo bài viết, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc thể hiện vai trò một nhà lãnh đạo hiệu quả, đặc biệt với việc chủ động ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, chính sách chống biến đổi khí hậu và sự ổn định chính trị. Nhiều chuyên gia đã đánh giá cao sự dẫn dắt của Việt Nam trong tình hình thực tế tại ASEAN.
Cụ thể, Việt Nam đã đạt được mục tiêu hành động về khí hậu của Liên hợp quốc, trong khi Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore đang bị rớt lại phía sau giống như hầu hết các quốc gia châu Âu. Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) 13 của LHQ là hành động vì khí hậu. Theo đó, các quốc gia phải đạt được 5 mục tiêu, bao gồm các biện pháp cắt giảm lượng khí thải carbon và đầu tư vào khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Báo cáo Phát triển bền vững năm 2020, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đã đạt được SDG 13. Việt Nam đang đi trước phần còn lại của Đông Nam Á khi thúc đẩy sự phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo.
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo không bán vũ khí cho Iran
Kinhtedothi – Mỹ đe dọa trừng phạt bất kỳ nước nào bán vũ khí cho Iran; tuần hành tại Pháp tưởng nhớ thầy giáo bị sát hại… là những tin quốc tế nổi bật trong ngày 19/10.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 18/10 tuyên bố rằng việc bán vũ khí cho Iran là vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp quốc (LHQ) và sẽ nhận hậu quả là các lệnh trừng phạt.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Ông Pompeo cũng nói rằng Mỹ đã sẵn sàng “sử dụng các thẩm quyền trong nước để trừng phạt bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có đóng góp đáng kể vào việc cung cấp, mua bán hoặc chuyển giao vũ khí thông thường đến hoặc từ Iran”.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, nếu một quốc gia ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố thì quốc gia đó “nên kiềm chế mọi giao dịch vũ khí với Iran”.
Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc lệnh cấm vận bán vũ khí thông thường cho Iran sẽ bắt đầu hết hiệu lực dần từ ngày 18/10, theo các điều khoản của nghị quyết LHQ trong đó xác nhận thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc trên thế giới.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề của Mỹ vẫn tiếp tục được áp dụng đối với Iran.
Tuần hành tại Pháp tưởng nhớ thầy giáo bị chặt đầu
Hàng chục nghìn người ngày 18/10 tuần hành ở nhiều thành phố của Pháp để tưởng nhớ thầy giáo bị chặt đầu vì cho học sinh xem tranh vẽ nhà tiên tri Mohammed.
Hàng chục nghìn người ngày 18/10 tuần hành ở nhiều thành phố của Pháp để tưởng nhớ thầy giáo bị sát hại ở ngoại ô Paris.
Những người biểu tình trên quảng trường Place de la Republique ở thủ đô Paris giơ cao những tấm áp phích ghi thông điệp: “Nói không với chủ nghĩa chuyên chế” và “Tôi là giáo viên” để tưởng nhớ người đồng nghiệp Samuel Paty.
Nhà chức trách địa phương cho hay khoảng 12.000 người đã tuần hành ở TP Lyon, phía Đông nước Pháp. Tại Toulouse, phía Tây Nam đất nước, khoảng 5.000 người đổ ra đường.
Các cuộc tuần hành khác còn diễn ra tại TP Strasbourg, phía đông Pháp, TP Lille, phía bắc, cùng TP Marseille và Montpellier ở phía Nam.
Samuel Paty bị chặt đầu chiều 16/10 gần trường trung học nơi thầy giáo này làm việc ở Conflans Saint-Honorine, vùng ngoại ô cách trung tâm thủ đô Paris khoảng 30km về phía tây bắc.
Theo công tố viên, trước khi gây án, nghi phạm đã tìm đến trường của thầy giáo, tiếp cận các học sinh và yêu cầu họ chỉ mặt người thầy. Khi cảnh sát tới hiện trường, y đã dùng dao đe dọa, buộc lực lượng phải nổ súng. Nghi phạm sau đó chết vì vết thương nặng.
Italia ban hành sắc lệnh mới về phòng chống dịch Covid-19
Tối 18/10, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã ban hành sắc lệnh mới nhằm siết chặt hơn nữa các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Italia ban hành sắc lệnh mới về phòng chống dịch Covid-19.
Đáng chú ý, sắc lệnh quy định các thị trưởng có quyền ban hành lệnh đóng cửa quảng trường và đường phố ở các khu vực trung tâm đô thị sau 21 giờ nhằm tránh các hoạt động tụ tập đông người.
Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn như đình chỉ các cuộc họp, hội nghị; hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng, đồng thời các trường trung học phổ thông không được phép mở cửa trước 9 giờ sáng.
Sắc lệnh ngày 18/10 được Chính phủ Italia ban hành trong bối cảnh số lượng ca nhiễm mới trong những ngày qua liên tục vượt mức kỷ lục, trung bình hơn 10.000 ca mỗi ngày. Mức kỷ lục mới được ghi nhận trong ngày 18/10 với 11.705 ca nhiễm mới.
Tàu chở dầu Hong Kong bị tấn công ngoài khơi bờ biển Togo
Ngày 18/10, công ty Dryad Global chuyên quản lý rủi ro an ninh trong lĩnh vực hàng hải cho biết tàu chở dầu PTI Nile, đăng ký tại Hồng Kông (Trung Quốc), đã bị tấn công ở Vịnh Guinea, gần bờ biển Togo.
Dryad Global cho hay tàu chở dầu và hóa chất PTI Nile bị tấn công ở khu vực cách thủ đô Lome của Togo khoảng 115 hải lý (213km) về phía Nam.
Thủy thủ đoàn đã ẩn náu ở nơi an toàn. Hiện tại, con tàu vẫn đang đứng yên tại địa điểm được cho là xảy ra vụ tấn công.Các thông tin cụ thể liên quan vụ tấn công và tình hình của thủy thủ đoàn hiện vẫn chưa được làm rõ.
Đây là sự cố thứ 2 xảy ra trong vòng 24 giờ qua trong khu vực Vịnh Guinea rộng lớn, sau hơn một tháng không xảy ra các vụ việc nghiêm trọng ngoài khơi.
Trước đó, vào ngày 17/10, tàu chở khí tự nhiên lỏng Methane Princess đã bị tấn công trong vịnh, ngay sau khi hoàn thành việc chuyển hàng ở ngoài khơi TP cảng Malabo của Guinea Xích đạo. Một thuyền viên đã bị bắt làm con tin.
Venezuela sẽ tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho toàn dân từ tháng 12
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 20/10 thông báo nước này lên kế hoạch tiêm chủng cho các công dân vắcxin ngừa COVID-19 của Nga và Trung Quốc vào tháng 12/2020 hoặc tháng 1/2021.
Reuters đưa tin, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 20/10 thông báo nước này lên kế hoạch tiêm chủng cho các công dân vắcxin ngừa COVID-19 của Nga và Trung Quốc vào tháng 12/2020 hoặc tháng 1/2021.
Trong bài phát biểu được truyền hình quốc gia phát sóng trực tiếp, nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Chúng tôi được thông báo rằng các vắcxin của Nga và Trung Quốc sẽ tới vào tháng 12 năm nay, tháng 1/2021 và chúng ta sẽ bắt đầu tiêm chủng.”
Theo nhà lãnh đạo này, những người già và những người đã nhiễm SARS-CoV-2 sẽ được ưu tiên song tất cả công dân Venezuela đều sẽ được tiêm chủng.
Nước này đã tiếp nhận đợt đầu tiên vắcxin ngừa COVID-19 “Sputnik V” của Nga vào đầu tháng 10 như một phần của việc thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 và chính quyền Maduro thông báo khoảng 2.000 người tình nguyện sẽ tham gia./.
Chính phủ Brazil đồng ý sử dụng vắcxin ngừa COVID-19 của Trung Quốc
Bộ trưởng Y tế Brazil Eduardo Pazuello khẳng định chính phủ nước này có ý định bắt đầu chương trình tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho người dân từ đầu năm 2021.
Ngày 20/10, Chính phủ Brazil thông báo sẽ sử dụng rộng rãi loại vắcxin ngừa COVID-19 do phòng thí nghiệm Sinovac của Trung Quốc phát triển, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho các tình nguyện viên tại Brazil và dự kiến sẽ được Viện Butantan của Brazil đưa vào sản xuất từ tháng 12 tới.
Phát biểu trong một cuộc họp với thống đốc của 27 bang trên cả nước, Bộ trưởng Y tế Brazil Eduardo Pazuello cho biết ngay sau khi được Cơ quan Giám sát Dịch tễ Quốc gia cấp giấy phép, loại vắcxin này sẽ được đưa vào Hệ thống Y tế duy nhất thông qua chương trình miễn dịch quốc gia.
Chính phủ Brazil cũng dự kiến sẽ mua khoảng 46 triệu liệu vắcxin mang tên CoronaVac này với tổng giá trị khoảng 427 triệu USD.
Bộ trưởng Pazuello khẳng định Chính phủ Brazil có ý định bắt đầu chương trình tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho người dân từ đầu năm 2021.
Trước đó, Chính phủ Brazil cũng đã thỏa thuận về hợp đồng cung cấp 100 triệu liều vắcxin do công ty AstraZeneca của Anh và trường Đại học Oxford phát triển và sản xuất.
Gần 41 triệu ca nhiễm, hơn 1,1 triệu người chết vì COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 21/10 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 40.992.022 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 1.128.284 ca tử vong và 30.582.840 ca phục hồi.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 352.841 ca mắc mới và 5.525 ca tử vong vì đại dịch. Trong đó, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (57.861 ca); Ấn Độ (54.184 ca) và Brazil (22.827 ca). Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (825 ca); Ấn Độ (712 ca) và Brazil (611 ca). Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 8.514.514 ca nhiễm COVID-19, trong đó 226.047 ca tử vong vì dịch bệnh.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên.
Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 7.313.991 người, với 242.037 ca tử vong. Ngày 20/10, châu lục này ghi nhận đã có thêm 149,469 ca nhiễm mới và 1.780 ca tử vong vì COVID-19. Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 1.431.635 ca mắc COVID-19 và 24.635 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 16.319 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 269 ca. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thị trưởng thành phố Moskva Sergei Sobyanin cho biết chính quyền Thủ đô sẽ áp dụng hình thức học trực tuyến cho học sinh lớp 6 đến lớp 11 trong 2 tuần kể từ ngày 19/10 nhằm khống chế dịch COVID-19. Tây Ban Nha, Pháp, Anh lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 1.029.668; 930.745 và 762.542 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại.
Châu Á, đã có tổng cộng 12.688.279 ca nhiễm và 226.996 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 90.939 ca mắc mới và 1.507 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 11.088.751 ca được điều trị khỏi; 1.372.532 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 20.937 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 20/10, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 54.184 ca mắc mới và 712 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 7.648.920 và 115.948 ca.
Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 20/10, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 539.670 người, sau khi có thêm 5.039 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 322 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 31.034 trường hợp.
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 7.419 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 4 quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 20.687 trường hợp, trong đó 853.590 ca mắc COVID-19. Trong ngày 20/10, Indonesia ghi nhận 3.602 ca mắc COVID-19 mới và 117 ca tử vong. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 12.734 ca tử vong và 368.842 ca mắc COVID-19.
Cùng ngày, Philippines ghi nhận 1.640 ca nhiễm mới và 17 ca tử vong vì dịch COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 360.775 ca mắc COVID-19, trong đó 6.690 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 20/10, Malaysia thông báo thêm 682 ca mắc mới và 3 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 22.225 ca và 193 ca. Myanmar hiện đang ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng lên nhanh chóng trong nhiều ngày qua. Tính đến nay, nước này ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã lên tới 38.502 trường hợp, trong đó 945 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này có 1.297 ca nhiễm mới và 31 ca tử vong vì dịch bệnh.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 66.537 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 10.202.152 ca, tổng số người tử vong là 336.397 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 6.790.382 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 854.926 ca nhiễm và 86.338 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 203.198 ca nhiễm và 9.729 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 9.077.739 ca nhiễm; 281.599 ca tử vong và 8.033.433 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 5.273.954 ca nhiễm, trong đó 154.837 ca tử vong. Argentina xếp sau Brazil tại khu vực với 1.002.662 ca nhiễm và 26.716 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 974.139 ca nhiễm và 29.272 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 30 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 27.429 ca. Tính đến sáng 21/10, nước này không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, Australia ghi nhận đã có 905 trường hợp tử vong vì COVID-19.
French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 4.548 ca, trong đó 16 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này không ghi nhận thêm ca dương tính mới COVID-19 nào. New Zealand đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 1.887 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 25 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm 1 ca dương tính mới với COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.674.632 ca mắc COVID-19, trong đó 40.285 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 706.304 trường hợp, trong đó 18.656 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.050 ca mắc mới COVID-19 và 164 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 179.003 ca nhiễm COVID-19 và 3.027 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Ai Cập với 105.705 ca nhiễm và 6.142 ca tử vong vì COVID-19./.
*** Anh ghi nhận số ca mắc cao nhất từ khi xảy ra đại dịch COVID-19
Số ca mắc mới COVID-19 ở Anh trong ngày 20/10 là 21.330 ca – mức cao nhất từ khi xảy ra đại dịch; trong khi số ca tử vong trong 24 giờ qua là 241 ca, mức cao nhất trong bốn tháng.
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson ngày 20/10 đã quyết định áp dụng lệnh phong tỏa cấp độ cao nhất tại vùng Greater Manchester bất chấp sự phản đối của chính quyền địa phương. Theo đó 2,8 triệu người dân tại vùng này sẽ phải tuân thủ lệnh phong tỏa cấp độ cao nhất (cấp độ 3) bắt đầu từ 23/10.
Thủ tướng Johnson cũng cho biết một số thành phố ở phía Bắc vùng England nhiều khả năng cũng sẽ phải đưa vào diện phong tỏa cấp độ 3.
Số ca mắc mới COVID-19 ở Anh trong ngày 20/10 là 21.330 ca – mức cao nhất từ khi xảy ra đại dịch. Số ca tử vong trong 24 giờ qua là 241 ca, mức cao nhất trong bốn tháng qua. Hiện nay, nhóm người trẻ mắc COVID-19 có chiều hướng giảm nhẹ, nhưng số ca mắc mới gia tăng ở nhóm người nhiều tuổi đặc biệt là ở Tây Bắc England.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với 8.519.641 ca mắc và 226.137 ca tử vong, tiếp đến là Ấn Độ với 7.649.158 ca mắc và 115.950 ca tử vong;
Brazil với 5.274.817 ca mắc và 154.888 ca tử vong. Số liệu của Bộ Y tế Brazil công bố ngày 20/10 cho thấy, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 23.227 ca mắc COVID-19 và 661 ca tử vong.
Sau Brazil là Nga với 1.431.635 ca mắc và 24.635 ca tử vong, Tây Ban Nha với 1.029.668 ca mắc và 34.210 ca tử vong.
Tại Italy – tâm dịch trước đây ở châu Âu, chính quyền các vùng, thành phố ngày 20/10 đã triển khai các biện pháp cần thiết, từ áp lệnh giới nghiêm đến phong tỏa các đường phố, quảng trường, nhằm hạn chế tối đa hoạt động về đêm, ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh.
Cho đến nay, một số vùng tâm điểm như Piemonte, Lombardia, Campania, Liguria… đã triển khai các biện pháp đóng cửa cục bộ theo nguy cơ từng khu vực, như ban bố lệnh giới nghiêm từ 23h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau, đóng cửa các trung tâm mua sắm vào cuối tuần ngoại trừ các cửa hàng nhu yếu phẩm và hiệu thuốc.
Số ca mắc COVID-19 ở Italy tăng trung bình hơn 10.000 ca mỗi ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, nước này có 434.449 ca mắc COVID-19, trong đó có 36.705 ca tử vong.
Đức cũng tăng cường các hạn chế phòng dịch tại thủ đô Berlin. Thượng viện Berlin đã ra quyết định áp dụng mở rộng việc đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc, theo đó, từ ngày 24/10, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những khu vực không thể đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1,5m. Quy định này được áp dụng đối với các phiên chợ hàng tuần, đặc biệt là các khu phố mua sắm đông đúc, trung tâm mua sắm và việc xếp hàng.
Ngoài ra, Thị trưởng Berlin Michael Müller thông báo sẽ sớm áp dụng giới hạn đối với các cuộc gặp riêng tư. Đối với các cuộc gặp ngoài trời chỉ được phép tối đa 25 người tham gia, thay vì 50 người trước đây, các cuộc gặp trong nhà tối đa năm người thay vì 10 người.
Theo số liệu báo cáo, số ca mắc mới COVID-19 ở Berlin tiếp tục tăng. Ngày 20/10 cơ quan y tế ghi nhận 822 ca mắc mới, so với 476 ca ngày 19/10. Trên cả nước Đức, đến nay đã có hơn 380.800 ca mắc COVID-19 và 9.900 ca tử vong
Trong khi đó, tại châu Á, Ủy ban Y tế Trung Quốc (NHC) thông báo, trong ngày 20/10, Trung Quốc đại lục không ghi nhận ca mắc COVID-19 nào trong cộng đồng, song có thêm 11 ca nhập cảnh – giảm so với 19 ca của ngày trước đó. Như vậy, đến nay Trung Quốc đại lục có 85.715 ca mắc COVID-19, trong đó 4.634 ca tử vong.
Liên quan cuộc chiến chống dịch COVID-19, Chính phủ Brazil ngày 20/20 thông báo sẽ sử dụng rộng rãi loại vắcxin ngừa COVID-19 do phòng thí nghiệm Sinovac của Trung Quốc phát triển, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba cho các tình nguyện viên tại Brazil.
Dự kiến, vắcxin này sẽ được Viện Butantan của Brazil đưa vào sản xuất từ tháng 12 tới. Chính phủ Brazil cũng dự định mua khoảng 46 triệu liệu vắcxin mang tên CoronaVac này với tổng giá trị khoảng 427 triệu USD.
Theo kế hoạch, Chính phủ Brazil bắt đầu chương trình tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho người dân từ đầu năm 2021.
Trước đó, Chính phủ Brazil cũng đã thỏa thuận về hợp đồng cung cấp 100 triệu liều vắcxin do công ty AstraZeneca của Anh và trường Đại học Oxford phát triển và sản xuất.
Ngoài ra, Brazil cũng đang tiến hành thử nghiệm các loại vắcxin ngừa COVID-19 của phòng thí nghiệm Johnson & Johnson, cũng như của liên doanh BioNTech của Đức và Wyeth/Pfizer của Mỹ.
Chính quyền các bang Bahia và Parana cũng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác để tiến hành thử nghiệm vắcxin Sputnik-V của Nga./.
*** Bầu cử Mỹ: Điều chỉnh quy định cuộc tranh luận cuối cùng
Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ (CPD) thông báo đã thông qua các quy định mới về việc tạm ngắt micro của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng sắp diễn ra. Theo đó, khi bắt đầu mỗi phần tranh luận, micro của Tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, ông Joe Biden, sẽ bị tạm ngắt trong 2 phút để tránh gián đoạn phần phát biểu mở đầu của ứng cử viên còn lại.
Lãnh đạo Armenia-Azerbaijan nêu điều kiện hóa giải xung đột
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev thừa nhận cần đối thoại để tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Nagorno-Karabakh, song vẫn bất đồng trong quan điểm về vùng lãnh thổ này.
Bất chấp Mỹ doạ dẫm, nhiều nước sắp mua vũ khí Iran
Iran cho biết nhiều quốc gia đang đối thoại với nước này về khả năng trao đổi và cung ứng một số mẫu vũ khí do Tehran tự phát triển.
Trợ lý ông Trump bí mật đến Syria đàm phán với chính quyền Assad
Quan chức cấp cao trong Nhà Trắng có thể đã đến Syria thời gian qua để đàm phán bí mật với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad về khả năng trao trả tự do cho công dân Mỹ.
Thái Lan triệu tập quốc hội họp khẩn vì biểu tình lan rộng
Thủ tướng Thái Lan đồng ý triệu tập quốc hội nước này họp khẩn, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính phủ lan rộng.
Ấn Độ bắt lính Trung Quốc ở khu Ladakh
Một binh sĩ Trung Quốc bị lực lượng Ấn Độ đóng tại khu vực Demchok ở Ladakh bắt giữ, thẩm vấn. Người này có thể sớm được trao trả theo quy ước mà hai bên ký kết.
Thủ tướng Anh Johnson sắp từ chức vì… lương thấp?
Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể đang cân nhắc chuyện từ chức sau tầm nửa năm nữa vì chật vật trang trải cuộc sống với mức lương thấp.
Pháp có thể trục xuất hơn 200 người mang xu hướng “Hồi giáo cực đoan”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 19/10 tổ chức một cuộc họp hội đồng quốc phòng sau vụ tấn công tàn bạo nhằm vào một giáo viên lịch sử ở ngoại ô Paris, tuyên bố rằng “các phần tử Hồi giáo sẽ không ngủ yên ở Pháp”.
Biểu tình biến thành bạo loạn, cướp bóc ở Chile
Hàng chục nghìn người Chile đã tập trung tại quảng trường trung tâm thành phố Santiago để kỷ niệm một năm cuộc biểu tình tập thể đòi thay đổi nhiều quy định sống còn, một số cuộc biểu tình ôn hòa ngày 18/10 đã biến thành bạo loạn và cướp bóc.
Báo quốc tế đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam
Tối 18/10, Thủ tướng Yoshihide Suga cùng phu nhân và đoàn quan chức đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, chuyến thăm được truyền thông quốc tế đánh giá cao về ý nghĩa và tầm quan trọng.
Iran khẳng định không cần mua vũ khí sau khi lệnh cấm vận của LHQ được dỡ bỏ
Ngày 18/10, lệnh cấm vận vũ khí do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) áp đặt nhằm vào Iran chính thức hết hiệu lực. Theo đó Tehran có thể hợp pháp mua và bán các loại vũ khí thông thường.
Lệnh ngừng bắn thứ hai giữa Armenia-Azerbaijan đổ vỡ, Su-25 lại bị bắn rơi
Lệnh ngừng bắn thứ hai giữa Armenia và Azerbaijan xung quanh khu vực tranh cãi Nagorno-Karabakh không được tuân thủ khi cả hai liên tiếp cáo buộc đối phương vi phạm.
Nước Pháp “nổi sóng” sau vụ giáo viên bị chặt đầu
Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình trên khắp nước Pháp trong ngày 18/10 để ủng hộ các giáo viên và bảo vệ quyền tự do ngôn luận sau vụ sát hại Samuel Paty, một giáo viên lịch sử bị một nghi phạm Hồi giáo chặt đầu.
Cố vấn ông Trump bị Twitter xóa bài vì tung tin sai lệch
Twitter ngày 18/10 đã xóa một dòng tweet “gây hiểu lầm” cho rằng việc đeo khẩu trang không hề hiệu quả trong phòng chống COVID-19, được đăng bởi một cố vấn hàng đầu cho Tổng thống Donald Trump.
Mỹ đe dọa trừng phạt bất kỳ nước nào bán vũ khí cho Iran
Iran hồi đầu tuần tuyên bố, tất cả các hạn chế đối với việc chuyển giao vũ khí, các hoạt động liên quan và dịch vụ tài chính đến và từ nước này sẽ được dỡ bỏ ngày 18/10.

Tổng hợp-TT