VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 22/1/2021.

      Phe Cộng hòa hối thúc Tổng thống Biden trừng phạt Trung Quốc; Buôn lậu ngày càng tinh vi, hàng Trung Quốc dễ dàng ‘hô biến’ thành hàng Việt; Biến thể SARS-CoV-2 ở Nam Phi xuất hiện tại 23 nước: Hà Nội tăng cường xử phạt vi phạm; Bom nổ liên hoàn ở Baghdad, hơn 30 người mất mạng; Ca nCoV toàn cầu vượt 98 triệu, Biden ký 10 sắc lệnh ngăn đại dịch…là những tin chính được cập nhật.
Phe Cộng hòa hối thúc Tổng thống Biden trừng phạt Trung Quốc
Toàn cảnh lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden qua ảnh - Ảnh 18.   Tổng thống Biden trước chồng sắc lệnh hành pháp ông ký ngay sau lễ nhậm chức – Ảnh: REUTERS
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối mặt với sức ép từ các nhà lập pháp Cộng hòa trong ngày thứ hai nắm quyền liên quan đến lệnh trừng phạt của Trung Quốc, theo Reuters.
Trong lúc ông Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/1, Bắc Kinh công bố lệnh trừng phạt nhằm vào Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm Mike Pompeo cùng 27 quan chức khác của chính quyền ông Donald Trump.
Chính quyền Tổng thống Biden, vốn đang tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phe Cộng hòa để phục vụ chính sách đối phó Trung Quốc, mô tả lệnh trừng phạt nói trên là “vô tác dụng và gây hoài nghi”, đồng thời kêu gọi lưỡng đảng lên tiếng chỉ trích.
Đến ngày 21/1, ông Jim Risch – thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – khẳng định với lệnh trừng phạt này, Bắc Kinh “đang thử thách quyết tâm của chính quyền Tổng thống Biden về việc duy trì hướng tiếp cận cứng rắn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn nhằm vào Trung Quốc”.
“Cùng nhau, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ phải cho Bắc Kinh thấy rằng họ không thể ngăn chúng ta bảo vệ các lợi ích của Mỹ” – ông Risch nhấn mạnh.
Ông Michael McCaul, thành viên Cộng hòa cấp cao tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho rằng lệnh trừng phạt là một nỗ lực “rõ ràng và vô căn cứ” của Bắc Kinh nhằm đe dọa những quan chức đã phơi bày “hành động xấu” của họ.
Theo ông McCaul, chính quyền Tổng thống Biden phải đáp trả “tức thì và mạnh mẽ để gửi thông điệp rằng hành vi dọa nạt sẽ không được dung thứ”.
Bắc Kinh công bố lệnh trừng phạt sau khi bị ông Pompeo cáo buộc “phạm tội diệt chủng cùng những tội ác chống lại loài người khác” đối với cộng đồng Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này.
Lệnh trừng phạt của Bắc Kinh cấm 28 quan chức và các thành viên gia đình ruột thịt của họ nhập cảnh Trung Quốc, cũng như cấm họ và mọi công ty hay tổ chức liên quan đến họ làm ăn tại Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Biden, hiện vẫn trong giai đoạn thành lập chính sách châu Á và các nhóm chính phủ, chưa trả lời khi được hỏi về kế hoạch đáp trả Bắc Kinh.
Buôn lậu ngày càng tinh vi, hàng Trung Quốc dễ dàng ‘hô biến’ thành hàng Việt
– Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, càng vào những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu lại có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ tiêu dùng. Nhiều sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đã được ‘hô biến’ thành hàng “Made in Vietnam”.
Biến thể SARS-CoV-2 ở Nam Phi xuất hiện tại 23 nước: Hà Nội tăng cường xử phạt vi phạm
– Trước tình trạng chủng biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh từ giữa tháng 12/2020 đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ; biến thể được phát hiện ở Nam Phi cũng đã xuất hiện ở 23 nước, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu xử nghiêm không chỉ người dân mà cả các tổ chức, đơn vị không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch…
*** Bom nổ liên hoàn ở Baghdad, hơn 30 người mất mạng
Ít nhất 32 người được xác nhận đã thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương trong loạt vụ đánh bom liều chết liên tiếp xảy ra ở trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq.
Nhà ngoại giao Nga bị trục xuất vì bất tuân quy định chống COVID-19
Giới chức Albania trục xuất một nhà ngoại giao Nga vì vi phạm các biện pháp dịch tễ được giới chức nước này áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Hiệp ước hạt nhân Nga-Mỹ tối quan trọng sắp được cứu
Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), văn kiện quan trọng nhằm duy trì thế cân bằng chiến lược hạt nhân giữa hai siêu cường quân sự Nga-Mỹ, sắp được gia hạn.
Kamala Harris – Nữ Phó Tổng thống của “những cái đầu tiên” trong lịch sử
Bà Kamala Harris ngày 20/1 đã phá vỡ giới hạn bấy lâu tại Mỹ, trở thành người phụ nữ đầu tiên, người Mỹ da màu đầu tiên và người gốc Nam Á đầu tiên được bổ nhiệm làm phó tổng thống.
Mexico hoan nghênh Mỹ ngừng xây tường biên giới
Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard ngày 21/1 đã hoan nghênh lệnh hành pháp mới được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký về việc tạm dừng việc xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ – Mexico.
Nhà Trắng bật mí cuộc điện đàm đầu tiên của tân Tổng thống
Cuộc điện đàm đầu tiên của các tổng thống Mỹ phần nào cho thấy ưu tiên và mục tiêu hướng đến trong nhiệm kỳ của mình.
Thông điệp ý nghĩa của các cựu Tổng thống Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một thông điệp về sự đoàn kết vào tối 20/1, khi ông trò chuyện với các cựu Tổng thống George W. Bush và Bill Clinton trong khuôn khổ buổi hòa nhạc sau lễ nhậm chức mang tên “Celebrating America”.
Đề cử nội các đầu tiên của ông Biden nhanh chóng “qua cửa” Thượng viện
Chỉ vài giờ sau khi bắt đầu chính quyền mới, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu xác nhận bà Avril Haines làm Giám đốc Tình báo quốc gia (DNI), Sputnik đưa tin.
Nga muốn “chương mới” trong quan hệ với Mỹ dưới thời ông Biden
Đại sứ Nga tại Mỹ nhấn mạnh Moscow kì vọng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Nga khởi đầu một chương mới trong quan hệ song phương.
Ông Trump để lại bức thư “bí ẩn” cho người kế nhiệm
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã để lại cho tân Tổng thống Joe Biden một lá thư tại Phòng Bầu dục, một truyền thống lâu đời được thực hiện bởi các tổng thống sắp mãn nhiệm.
Tân Tổng thống Mỹ ký hàng loạt sắc lệnh đảo ngược di sản của ông Trump
Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra vào ngày 20/1, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ 4 năm của ông Biden với tư cách là Tổng thống thứ 46 của Mỹ.
Lãnh đạo quốc tế chúc mừng tân Tổng thống Mỹ
Ngày 20/1, ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46, đồng thời, bà Kamala Harris cũng tuyên thệ trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Nổ lớn ở Madrid, ít nhất hai người thiệt mạng
Ít nhất hai người chết và nhiều người khác bị thương sau một vụ nổ lớn xảy ra tại một toà nhà ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, nghi do rò rỉ khí gas.
Tân Tổng thống Mỹ kêu gọi đoàn kết đất nước, cải thiện quan hệ với đồng minh
Hôm nay (20/1) Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden nhậm chức. Người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Donald Trump chính thức rời Nhà Trắng, kết thúc nhiệm kỳ.
Đối ngoại của nước Mỹ dưới thời ông Biden sẽ ra sao?
Giới chuyên gia cho rằng ông Biden sẽ đảo ngược một số quyết định được đưa ra bởi người tiền nhiệm, song điều đó không có nghĩa là chiến lược ngoại giao của Mỹ sẽ thay đổi sau ngày 20/1.
Thủ đô nước Mỹ vắng lặng trước lễ nhậm chức của ông Biden
Thủ đô Washington D.C. của nước Mỹ khá vắng vẻ, trong khi an ninh được siết chặt, binh sĩ cùng súng ống tuần tra khắp các ngõ ngách để đảm bảo an toàn cho buổi lễ nhậm chức sắp diễn ra của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
*** Ca nCoV toàn cầu vượt 98 triệu, Biden ký 10 sắc lệnh ngăn đại dịch
  Toàn cầu ghi nhận hơn 98 triệu ca nCoV, trong khi tân tổng thống Mỹ ký 10 sắc lệnh nhằm ngăn chặn Covid-19 trong ngày thứ hai cầm quyền.
Thế giới ghi nhận 98.014.946 ca nhiễm và 2.097.330 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 768.811 và 16.694 ca trong 24 giờ qua. 70.406.308 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 168.803 ca nhiễm và 3.627 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 25.167.895 và 419.532 người chết. Gần một năm sau khi Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên, mức độ trầm trọng của đại dịch đã lên đến mức khoảng 100.000 người chết vì Covid-19 chỉ trong tháng qua.
Một ngày sau lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 21/1 ký 10 sắc lệnh, gồm thắt chặt quy định đeo khẩu trang và ra lệnh cách ly đối với những người đến Mỹ bằng đường không.
Trong lúc ký, Biden nói rằng số người chết do Covid-19 tại Mỹ có thể tăng từ 400.000 lên nửa triệu vào tháng tới và hành động quyết liệt là cần thiết.
“Chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp quốc gia”, ông nói, thêm rằng ông muốn khôi phục niềm tin của công chúng sau thời kỳ chia rẽ, các nhà khoa học sẽ “làm việc không bị can thiệp chính trị” dưới sự điều hành của ông.
Các sắc lệnh khác gồm tái kích hoạt chương trình tiêm chủng và mở rộng yêu cầu đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng. Biden cũng công bố mục tiêu 100 triệu liều vaccine được sử dụng trong 100 ngày. Cho đến nay, chỉ mới 16,5 triệu liều được tiêm.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 15/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 12,3 triệu người, thấp hơn nhiều mục tiêu 20 triệu người đã đề ra từ năm 2020.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 13.701 ca nhiễm và 147 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.625.420 và 153.053.
Ấn Độ bắt đầu một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới từ ngày 16/1. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đem lại tín hiệu tích cực cho nỗ lực tiêm chủng toàn cầu khi hôm qua xuất khẩu lô vaccine Covid-19 đầu tiên được sản xuất trong nước. Ngoại trưởng S. Jaishankar cho biết Ấn Độ, với tư cách “kho dược phẩm của thế giới” sẽ cung cấp vaccine cho các nước khác để cùng vượt qua đại dịch.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.254 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 214.147, Số người nhiễm nCoV tăng 57.500 ca trong 24 giờ qua, lên 8.697.368.
Bang Amazonas của Brazil ngày 16/1 ban bố lệnh giới nghiêm từ 19h đến 6 giờ sáng hôm sau, khi hệ thống y tế ở thủ phủ Manaus của bang này đang có nguy cơ sụp đổ. Tình hình địa phương này ngày càng trầm trọng với sự xuất hiện của biến chủng nCoV mới.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm ở Brazil. Chính phủ Brazil đầu tháng một ký thỏa thuận với Viện Butantan để mua tới 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc.
Cơ quan quản lý y tế Brazil đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho cả vaccine Coronavac và Oxford/AstraZeneca nhưng kế hoạch sản xuất vaccine trong nước đang bị cản trở do chậm trễ trong khâu nhập khẩu thành phần từ Trung Quốc.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 21.887 ca nhiễm nCoV và 612 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.655.839 và 67.832.
Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.
Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.543.646 ca nhiễm và 94.580 ca tử vong, tăng lần lượt 37.892 và 1.290 ca. Đây hiện là nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được công bố hồi đầu tháng dường như bắt đầu có hiệu quả, khi số ca nhiễm mới tuần qua giảm khoảng 22%.
Một đợt tiêm chủng trên diện rộng đang được tiến hành tại Anh nhằm đối phó biến chủng nCoV mới. Hơn 4 triệu người đã được tiêm vaccine Covid-19, trong đó hơn một nửa là người trên 80 tuổi. Tốc độ tiêm chủng dự kiến được đẩy nhanh trong những tuần tới.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 22.848 ca nhiễm và 346 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.987.965 và 71.998. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất kể từ ngày 18/11/2020. Tỷ lệ tử vong trung bình vì Covid-19 trong 7 ngày cũng tăng lên.
Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 390.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp từ 16/1 áp lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Từ 18/1, bất kỳ ai đến Pháp từ bên ngoài Liên minh Châu Âu phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV gần đây và tự cách ly một tuần khi đến nơi.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.108.895 ca nhiễm và 51.151 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 18.700 và 855 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca tử vong cao hơn mức tăng tuần trước.
Bang North-Rhine Westphalia đông dân nhất của Đức hôm qua cho biết họ sẽ phải hoãn mở cửa 53 trung tâm vaccine mới đến ngày 8/2, do quá trình cung cấp vaccine từ Pfizer và BioNTech tạm thời bị chậm lại, xuất phát từ thay đổi trong quy trình sản xuất để tăng sản lượng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 19/1 thông báo lệnh phong tỏa một phần mà nước này áp đặt nhằm ngăn chặn Covid-19 sẽ được gia hạn tới ngày 14/2 và 16 thủ hiến liên bang Đức đều đồng tình với quyết định trên.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 951.651 ca nhiễm, tăng 11.703, trong đó 27.203 người chết, tăng 346. Indonesia ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac do Trung Quốc phát triển, được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1 tại nước này.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Philippines báo cáo 507.717 ca nhiễm và 10.116 ca tử vong, tăng lần lượt 1.783 và 74 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ gửi loại nào, Philippines trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của công ty Sinovac. Campuchia hôm 15/1 cho biết họ sẽ nhận được một triệu liều vaccine miễn phí từ Bắc Kinh trong khi Myanmar dự kiến nhận 300.000.

Tông hợp-TT