Trung Quốc gây phẫn nộ khi ra luật mới cho phép bắn tàu nước ngoài trên biển; Tổng thống Biden ký sắc lệnh đảo ngược chính sách thời ông Trump; Thế giới có gần 102 triệu ca mắc COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Trung Quốc gây phẫn nộ khi ra luật mới cho phép bắn tàu nước ngoài trên biển
Người dân Philippines biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
– Philippines đã lên tiếng phản đối một luật mới của Trung Quốc trong đó cho phép Lực lượng Bảo vệ Bờ biển bắn tàu nước ngoài và phá hủy các công trình của nước khác trên những hòn đảo mà nước này đòi chủ quyền, nhà ngoại giao hàng đầu của Manila hôm 27/1 cho biết
Luật Bảo vệ Bờ biển của Trung Quốc được thông qua hồi cuối tuần trước đã cho phép lực lượng này “áp dụng mọi biện pháp cần thiết, trong đó có việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, các quyền chủ quyền và quyền tài phán, đang bị xâm phạm một cách bất hợp pháp bởi các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài ở trên biển”.
Luật mới cũng cho phép Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc phá hủy các công trình của nước khác được xây dựng trên các bãi cạn và đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp cũng như bắt giữ hoặc ra lệnh cho các tàu nước ngoài xâm nhập bất hợp pháp vào vùng lãnh hải của Trung Quốc phải rời đi.
Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. cho rằng luật mới của Trung Quốc “là một lời đe dọa chiến tranh đối với bất kỳ nước nào thách thức” nó. Không thách thức luật đó “là chấp nhận nó”, ông Teodoro Locsin Jr. cho hay.
Luật của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ với các nước có tranh chấp trong khu vực.
Tổng thống Biden ký sắc lệnh đảo ngược chính sách thời ông Trump
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký sắc lệnh về y tế, mở lại đăng ký cho Đạo luật Chăm sóc giá cả phải chăng thời Obama, còn gọi là Obamacare.
Theo RT, ông Biden cũng ký một sắc lệnh nữa dỡ bỏ lệnh cấm tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ nạo phá thai mà chính quyền Donald Trump thực thi trước đó.
Sắc lệnh đầu tiên của vị tân Tổng thống hướng dẫn Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) đặt ra một khoảng thời gian đăng ký đặc biệt cho Obamacare từ ngày 15/2 đến 15/5, cho phép người Mỹ mất việc làm có cơ hội đăng ký bảo hiểm y tế.
Sắc lệnh cũng hướng dẫn các cơ quan liên bang đánh giá lại “các quy định và chính sách khác hạn chế người Mỹ tiếp cận chăm sóc sức khoẻ”.
“Tôi không khởi xướng luật mới hay bất kỳ một khía cạnh mới nào của luật, mà chỉ đang quay trở lại với thời kỳ trước chính quyền Trump”, ông Biden giải thích trước khi đặt bút ký sắc lệnh.
Cách đây 4 năm, cựu Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp đầu tiên hướng dẫn các cơ quan liên bang làm điều ngược lại, và hạn chế tối đa các điều khoản của đạo luật Obamacare.
Sắc lệnh hành pháp thứ 2 mà ông Biden đảo ngược lệnh của chính quyền tiền nhiệm cấm tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc giới thiệu nạo phá thai.
Sắc lệnh yêu cầu HHS xem xét dỡ bỏ các hạn chế về cấp quỹ liên bang cho các tổ chức kế hoạch hoá gia đình ở Mỹ giới thiệu phụ nữ đi phá thai, chẳng hạn như Planned Parenthood.
Kể từ khi nhậm chức ngày 20/1, tân Tổng thống Biden đã ký hơn 40 sắc lệnh về nhiều lĩnh vực khác nhau như biến đổi khí hậu, nhập cư và Covid-19. Đa số đảo ngược các chính sách thời chính quyền Trump.
*** Thế giới có gần 102 triệu ca mắc COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 29/1/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 101.929.540 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.197.675 ca tử vong và 73.706.883 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 522.098 ca mắc và 14.753 ca tử vong mới vì đại dịch.
Indonesia hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN. (Ảnh: Xinhua)
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 26.287.927 ca nhiễm COVID-19, trong đó 442.631 ca tử vong vì dịch bệnh. Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28/1 đã thông báo sẽ mua thêm 200 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Như vậy, cùng với số vaccine hiện có, Mỹ sẽ có đủ nguồn vaccine để tiêm cho 300 triệu dân vào cuối mùa Hè hoặc đầu mùa Thu tới.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (114.174 ca); Brazil (58.202 ca); Tây Ban Nha (34.899 ca); Anh (28.680 ca); Pháp (23.770 ca); Nga (19.138 ca) …Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.793 ca); Mexico (1.623 ca); Brazil (1.310 ca); Anh (1.239 ca); Đức (862 ca)…
Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 29.800.387 người, với 689.101 ca tử vong. Ngày 28/1, châu lục này ghi nhận đã có thêm 205.042 ca nhiễm mới và 5.717 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Nga ghi nhận đã có 3.793.810 ca mắc COVID-19 và 71.651 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, ngày 28/1, Thị trưởng thủ đô Moskva, ông Sergei Sobyanin, cho biết do đại dịch COVID-19 đang suy giảm, các cơ sở giải trí ở thành phố này đã có thể hoạt động trở lại vào ban đêm và nhân viên có thể làm việc tại văn phòng.
Anh xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Hiện số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 3.743.734 người sau khi ghi nhận thêm 28.680 ca nhiễm mới; trong đó số ca tử vong vì đại dịch tại quốc gia này là 103.126 ca. Hiện Anh là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga.
Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể phát hiện đầu tiên tại Anh đã xuất hiện tại hơn 70 quốc gia trong khi biến thể từ Nam Phi đã lan ra hơn 30 nước. WHO cho biết biến thể phát hiện tại Anh có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể hiện tại và đã lan ra thêm 10 quốc gia chỉ trong tuần qua. Trong khi biến thể từ Nam Phi, đã lan ra thêm 8 quốc gia trong cùng thời gian này. Nhằm ngăn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan, hôm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố các biện pháp kiểm soát đi lại mới. Theo đó, các du khách tới từ khoảng 30 nước có nguy cơ cao mắc COVID-19 sẽ phải cách ly trong 10 ngày tại các cơ sở do Chính phủ chỉ định.
Châu Á đã có tổng cộng 22.864.739 ca nhiễm và 369.662 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 78.164 ca mắc và 1.555 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 21.309.751 ca được điều trị khỏi; 1.185.326 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 23.762 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 28/1, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 18.940 ca mắc mới và 409 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.720.971 ca và 154.294 ca. Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Trong 24 giờ qua, giới chức nước này ghi nhận thêm 129 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 25.605 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 2.457.118 ca sau khi ghi nhận thêm 7.279 ca mắc mới trong ngày.
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 19.151 ca mắc mới COVID-19 và 497 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 43.275 trường hợp, trong đó 1.952.777 ca mắc COVID-19. Ngày 28/1, Hiệp hội ASEAN có tới 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Malaysia.
Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 13.695 ca mắc mới và 476 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 1.037.993 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 29.331 ca tử vong.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 140.677 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 30.053.391 ca, tổng số người tử vong là 638.878 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 18.970.472 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.806.849 ca nhiễm và 153.639 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 765.096 ca nhiễm và 19.645 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 15.630.637 ca nhiễm; 409.917 ca tử vong và 13.789.250 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 9.058.687ca nhiễm, trong đó 221.547 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 2.067.575 ca nhiễm và 52.913 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Argentina với 1.896.053 ca nhiễm và 47.435 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 8 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.793 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19.
French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 17.996 ca, trong đó 131 trường hợp tử vong. New Zealand xếp vị trí thứ 3 về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại khu vực. Nước này ghi nhận có 2.299 ca mắc và 25 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, New Zealand ghi nhận thêm 4 ca mắc mới COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 3.529.597 ca mắc COVID-19, trong đó 89.026 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.437.798 trường hợp, trong đó 43.105 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 7.150 ca mắc mới COVID-19 và 555 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 469.139 ca nhiễm COVID-19 và 8.224 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Tunisia với 204.351 ca nhiễm và 6.508 ca tử vong vì COVID-19./.
Nguy cơ lây lan đáng sợ của các biến thể virus mới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, biến thể mới của virus SARS-Cov-2 từ Anh đã lan ra hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, còn biến thể từ Nam Phi lan sang 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Trước tình trạng này, nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khả năng đóng cửa biên giới. Ở khối này, trong số 23 quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus trên 3% dân số, 7 quốc gia bao gồm Pháp, Đức, Ireland, Malta, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Tây Ban Nha có dấu hiệu tăng mạnh số ca nhiễm mới.
Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu đã nâng mức độ nghiêm trọng do nguy cơ lây lan cộng đồng của các biến thể mới ở EU lên mức rất cao. Khối cũng tăng cường các quy định nghiêm ngặt về đi lại.
Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge kêu gọi người dân nơi này cần kiên nhẫn vì chiến dịch tiêm chủng cần có thời gian, và việc đóng – mở cửa lại kinh tế quá nhanh là một chiến lược kém hiệu quả trong ngăn chặn dịch bệnh.
*** Rò rỉ khí độc, ít nhất 17 người thương vong
Một vụ rò rỉ nitơ lỏng tại một nhà máy gia cầm ở phía Đông Bắc bang Georgia, Mỹ, đã giết chết 6 người và khiến 11 người khác phải nhập viện.
Thế giới tăng cường ứng phó biến chủng mới của COVID-19
Sự xuất hiện và lây lan chóng mặt của các biến chủng mới virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 khiến công tác ứng phó ở nhiều quốc gia trên thế giới gặp thách thức nghiêm trọng.
Nghiên cứu quốc tế: Việt Nam và New Zealand chống COVID-19 tốt nhất
Việt Nam và New Zealand được đánh giá là hai quốc gia ứng phó với đại dịch COVID-19 hiệu quả nhất trên thế giới.
Tân Ngoại trưởng Mỹ phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Mỹ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền phi lý, đi ngược lại luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hơn 70 quốc gia phát hiện biến chủng mới lây lan nhanh của COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận biến chủng dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Anh; và 31 quốc gia ghi nhận biến chủng mới được tìm thấy lần đầu ở Nam Phi.
Mỹ khẳng định sát cánh cùng Đông Nam Á trước sức ép từ Trung Quốc
Tân Ngoại trưởng Mỹ cho biết, Washington sẵn sàng sát cánh cùng các nước Đông Nam Á trước sức ép từ Trung Quốc.
Indonesia bắt siêu tàu dầu của công ty Trung Quốc
Indonesia đã bắt giữ hai tàu dầu thuộc sở hữu của công ty Iran và công ty Trung Quốc khi thuỷ thủ đoàn trên tàu đang chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia rồi gây ra sự cố tràn dầu.
Hiệp ước New START được gia hạn, Trung Quốc lập tức lên tiếng
Lưỡng viện Quốc hội Nga phê chuẩn việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) thêm 5 năm nữa, một ngày sau khi Tổng thống Nga-Mỹ đạt đồng thuận.
Bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ đáp ứng lợi ích song phương
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/1 (giờ địa phương) đã có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, thảo luận hàng loạt vấn đề đang gây căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Chính quyền mới của Mỹ tạm ngừng bán vũ khí cho đồng minh Trung Đông
Mỹ đang xem xét lại việc bán vũ khí cho Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), do cựu Tổng thống Donald Trump ủy quyền, một động thái mà Ngoại trưởng Antony Blinken cho là “điển hình” của một chính quyền mới.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ vô gia cư sau nhiệm kỳ?
Sau lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden, cựu Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ông và vợ sẽ trở về quê hương ở Indiana, tuy nhiên, không nói chính xác nơi đó là ở đâu.
Ông Biden cấm cách gọi “virus Vũ Hán”, “virus Trung Quốc”
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cấm liên hệ COVID-19 theo vị trí địa lý như cách mà người tiền nhiệm Donald Trump đã từng gọi “virus Vũ Hán”, “virus Trung Quốc”, gây nên làn sóng phản ứng dữ dội về phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden mua thêm 200 triệu liều vaccine COVID-19
Tổng thống Joe Biden hôm 26/1 (giờ địa phương) cho biết Mỹ đặt mục tiêu mua thêm 200 triệu liều vaccine COVID-19, đủ để tiêm chủng cho hầu hết người dân vào mùa hè.
Thủ tướng Nhật Bản xin lỗi vì các nghị sĩ tới hộp đêm bất chấp COVID-19
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 27/1 đã lên tiếng xin lỗi sau khi các nghị sĩ trong đảng cầm quyền tới hộp đêm bất chấp chính phủ kêu gọi người dân tránh ra ngoài để hạn chế sự lây lan của COVID-19, theo Reuters.
Dòng sông dung nham từ ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Indonesia
Ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Indonesia ngày 27/1 đã tiếp tục phun trào, tạo ra những dòng dung nham dài hơn 1,5 km và những dòng khí đặc quánh bốc lên.
Israel cảnh báo Mỹ không quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran
Tham mưu trưởng quân đội Israel cảnh báo việc Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 sẽ là một “sai lầm”, đồng thời tuyên bố nước này đang thiết lập một chiến lược mới chống Iran.
Iran, Mỹ và vấn đề hạt nhân: Khi thời thế đổi thay
Đó là điều đã được tiên liệu bởi giới quan sát quốc tế và ngay lập tức đã trở thành hiện thực sau khi Nhà Trắng đổi chủ: Mọi đối thủ của nước Mỹ đều cảm thấy “dễ thở” hơn, khi nước Mỹ được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo mới. Iran chính là một ví dụ điển hình.
Tổng hợp-TT