VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 30/1/2021.

     Quan hệ Nga – Mỹ thời ông Biden sẽ ‘khó khăn’; Kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ Hai; NÓNG: Israel chuẩn bị tấn công Iran, B-52 Mỹ sẵn sàng tham chiến – ‘Giờ G’ sắp bùng nổ?; Ca nCoV toàn cầu hơn 102 triệu, EU ban hành hạn chế đi lại mới…là những tinchinhs được cập nhật.
Quan hệ Nga – Mỹ thời ông Biden sẽ ‘khó khăn’
Cuộc điện đàm 58 giây hứa hẹn làm tan băng Mỹ - Nga - VnExpress     Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
   Đó là tuyên bố của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngay cả khi Washington và Moscow vừa nhất trí gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất còn lại giữa hai bên.
Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến hôm 29/1, ông Sullivan cho biết, quan hệ Nga – Mỹ sẽ “khó khăn” dưới thời Tổng thống Joe Biden vì hai quốc gia cần có các cuộc đàm phán nghiêm túc xung quanh một loạt các thách thức và mối đe dọa hạt nhân nằm ngoài thỏa thuận kiểm soát vũ khí START mới.
Sputnik dẫn lời tân Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói, chính quyền ông Biden vẫn tin Nga “gây ra các mối đe dọa trên nhiều khía cạnh” đối với nước này. Ông Sullivan nhấn mạnh, Washington muốn tổ chức các cuộc đàm phán về sự ổn định chiến lược với Moscow, nhưng sẽ tiếp tục chống lại “hành vi gây hấn”, đe dọa Mỹ và các đồng minh.
Cảnh báo của quan chức an ninh hàng đầu Mỹ được đưa ra cùng ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn việc gia hạn hiệp ước START mới thêm 5 năm.
Hiệp ước vốn được ký kết năm 2011 giữa Tổng thống Nga khi đó Dmitry Medvedev và người đồng cấp Mỹ Barack Obama, buộc mỗi bên phải cắt giảm dần kho vũ khí hạt nhân của họ. Đặc biệt, thỏa thuận đề xuất mỗi bên cuối cùng sẽ giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống còn 700 tên lửa, 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng.
Hiệp ước từng được ấn định hết hiệu lực vào tháng 2/2021 và có nguy cơ không được gia hạn khi chính quyền trước đây của Mỹ muốn có một thỏa thuận mới. Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh đến nhu cầu phải đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí để có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân ba bên mới. Song, Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng này.
Tuy nhiên, chính quyền ông Biden đã đồng ý gia hạn hiệp ước mà không có điều kiện tiên quyết và đã đàm phán điều đó hồi đầu tuần này.
Kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ Hai
(ĐCSVN) – Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) cho biết, kinh tế nước này trong năm 2020 đã suy giảm 3,5%, mức lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai do tác động của đại dịch COVID-19. Đại dịch đến nay đã khiến hơn 26,2 triệu người tại quốc gia này lây nhiễm, trong đó hơn 442.000 người tử vong vì dịch bệnh.
NÓNG: Israel chuẩn bị tấn công Iran, B-52 Mỹ sẵn sàng tham chiến – ‘Giờ G’ sắp bùng nổ?
South Front đưa tin Quân đội Israel vừa yêu cầu chi 1,2 tỷ USD để chuẩn bị tấn công Iran. Trong khi đó, B–52 Mỹ cũng sẵn sàng tham chiến. Tình hình Trung Đông bất ngờ nóng rẫy.
Israel và Mỹ chuẩn bị tấn công Iran?
South Front dẫn các nguồn tin Israel cho biết Quân đội Israel đã đặt lên bàn, cân nhắc các kịch bản tấn công Iran. Họ cần hơn 1 tỷ USD để chi cho việc chuẩn bị cho một cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội với quy mô lớn chưa từng có. Tel Aviv đã đe dọa tiến hành biện pháp cứng rắn một khi Mỹ quay trở lại bàn đàm phán chương trình hạt nhân với Iran.
Theo các nguồn tin Israel, Quân đội nước này cần thêm khoản ngân sách lớn này nhằm đối phó với những thách thức mà họ đang phải đương đầu bao gồm cả những mối đe dọa từ kẻ thù truyền kiếp Iran.
Điều đáng nói là thậm chí trong khi Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thừa nhận chính Israel mới là bên đang tự tay kích hoạt ngòi nổ chiến tranh thì giới lãnh đạo chóp bu của Israel tiếp tục khăng khăng khẳng định rằng mối đe dọa từ Iran đang ngày càng lớn hơn.
Tổng Tham mưu trưởng IDF, Tướng Aviv Kohavi khẳng định: “Nói chung, không kẻ thù nào muốn tiến hành bất cứ hành động gây hấn với chúng tôi. Tất cả những hành động của họ đều phải nhận lấy sự đáp trả cứng rắn. Và khi họ có ý định tiến hành tấn công, họ sẽ phải nhớ tới những bài học xương máu đã từng nếm trải để thấy mọi việc không hề dễ dàng và cuối cùng là phải quyết định hủy bỏ ngay lập tức mưu đồ của mình”.
Ông nhấn mạnh rằng ngân sách quốc phòng phải được tăng thêm, bất chấp đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
“Các quả tên lửa sẽ không bị bệnh tật ảnh hưởng, chúng có thể được khai hỏa bất cứ lúc nào mà kẻ thù của chúng tôi muốn”, tướng Kohavi tuyên bố khi nhắc tới kho tên lửa của Hamas, Hezbollah và Iran.
Điều thú vị cần biết là: Liệu chính quyền mới của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có tài trợ cho công tác chuẩn bị của Israel nhằm tấn công phủ đầu Iran hoặc họ sẽ bù đắp sau khi chiến tranh được kích hoạt. Tuy nhiên, khả năng thứ hai có vẻ thực tế hơn và dễ xảy ra là Israel sẽ không nhận được khoản tài trợ thêm nào.
Gần đây tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Israel liên tục xuất kích, họ đang luyện tập phương án tấn công Iran hoặc Syria?
Trong bất cứ trường hợp nào kể trên cũng khó có thể kiểm chứng được khả năng Israel sẵn sàng tấn công Tehran một cách thực sự.
Bởi lẽ, việc chính quyền của Tổng thống Biden tiếp tục quay trở lại thỏa thuận hạt nhân vẫn đang còn là câu hỏi lớn. Iran chỉ trích kịch liệt và tuyên bố rằng họ sẽ từ chối bất cứ điều kiện tiên quyết nào, và thỏa thuận chỉ có thể được cân nhắc tái kích hoạt sau khi tất cả những lệnh cấm vận phải được gỡ bỏ.
Cả Trung Động bị đe dọa
Trong khi đó, những người phải hứng chịu đau khổ lại chính là các đồng mình ở vùng Vịnh của liên minh Mỹ-Israel. Một nhóm vũ trang mới do Iran hậu thuẫn, gần đây đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công mới nhất nhằm vào thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, đã lại tiếp tục phát đi một thông điệp đe dọa thêm cả UAE.
Vào ngày 27/01, nhóm vũ trang có tên “Righteous Promise Brigades” được cho là do Iran hậu thuẫn đã phát hành một poster mô tả một máy bay không người lái tấn công tháp Burj Khalifa ở Dubai. Với độ cao tới 829,8m, tháp Burj Khalifa hiện đang giữ kỷ lục là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.
“Đòn đánh thứ 2 sẽ nhằm thẳng vào đầu não tội ác ở Dubai, với sự phù hộ của đấng tối cao, nếu các hành động tội ác của Bin Salman và Bin Zayed lặp lại”, tuyên bố của nhóm vũ trang này có đoạn.
Nhóm vũ trang RPB tuyên bố vụ tấn công của của mình vào Riyadh là để đáp trả đợt tập kích ngày 21/01 vào thủ đô Iraq. Khủng bố IS đã tuyến bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố này, tuy nhiên “Righteous Promise Brigades” đổ lỗi cho Saudi Arabia và UAE.
Lời đe dọa với UAE chỉ ra rằng vụ tấn công nhằm vào Riyadh không phải là một vụ việc đơn lẻ và nhóm vũ trang này dường như có kế hoạch tiến hành thêm nhiều vụ tấn công vào các quốc gia quân chủ ở vùng Vịnh hiện đang có xung đột với Iran.
Trước đó, vào hôm thứ Tư vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã điều máy bay ném bom chiến lược B-52 xuất kích tới Trung Đông nhằm mục đích phô diễn sức mạnh và phát đi tín hiệu răn đe với Iran như một thông điệp cứng rắn của chính quyền mới.
“Pháo đài bay” B-52H có khả năng mang vũ khí hạt nhân đã xuất phát từ Căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana, được các máy bay chiến đấu và máy bay tiếp dầu của Mỹ tháp tùng vào từng thời điểm khác nhau. Có lúc nó còn được các máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia hộ tống.
Đây là sứ mệnh tương tự thứ ba trong năm nay do các máy bay B-52 của Quân đội Mỹ thực hiện. Hai sứ mệnh đầu tiên được triển khai bởi chính quyền Donald Trump trước đó nhằm duy trì mối đe dọa thường trực đối với Iran. Dường như Mỹ đã sẵn sàng tham chiến, một khi đồng minh của mình là Israel phát động tấn công Iran.
*** Ca nCoV toàn cầu hơn 102 triệu, EU ban hành hạn chế đi lại mới
Toàn cầu ghi nhận hơn 102 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 2,2 triệu người chết, Liên minh châu Âu (EU) ra các hạn chế đi lại chặt chẽ hơn nhằm ngăn dịch.
Thế giới ghi nhận 102.540.310 ca nhiễm và 2.213.277 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 570.884 và 14.721 ca trong 24 giờ qua. 74.207.795 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Đại sứ các nước thành viên EU ngày 29/1 thông qua một bản đồ mới về những vùng nguy hiểm do Covid-19 trên toàn khối, cho phép nhà chức trách áp đặt các hạn chế đi lại chặt chẽ hơn.
Ủy ban châu Âu (EC) vẫn phản đối lệnh cấm đi lại toàn diện hay đóng cửa biên giới quốc gia trong khối, bất chấp việc một số thành viên đang tìm kiếm những biện pháp cứng rắn hơn. Tuy nhiên, EU muốn “hạn chế tối đa việc đi lại không thiết yếu” và bản đồ vùng nguy hiểm mới từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh châu Âu là một phần của nỗ lực đó.
Ủy ban khuyến nghị thêm một danh mục mới gồm các vùng “đỏ sẫm” vào bản đồ y tế được xuất bản hàng tuần của EU. Đây là những vùng nơi nhà chức trách đã phát hiện hơn 500 ca nhiễm Covid-19 trên 100.000 dân trong vòng hai tuần qua.
Các quy tắc xét nghiệm và cách ly sẽ hạn chế việc đến và đi từ những vùng này, ngay cả những chuyến đi được cho là “cần thiết” theo hướng dẫn hiện tại. Một số miễn trừ nhất định sẽ được áp dụng cho người dân ở các khu vực biên giới hoặc lao động trong ngành vận tải.
Mỹ,vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 122.107 ca nhiễm và 2.677 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 26.464.344 và 446.485 người chết.
Giới chức y tế Mỹ hôm 28/1 thông báo lần đầu phát hiện biến chủng virus có nguồn gốc từ Nam Phi trên hai bệnh nhân tại bang Nam Carolina. Các chuyên gia y tế cho rằng đây là thách thức đáng báo động trong nỗ lực phòng chống dịch, bởi nhiều phòng thí nghiệm nhận định nó có khả năng kháng vaccine và giảm hiệu quả của kháng thể.
Thông tin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Sở Y tế bang Minnesota ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng nCoV siêu lây nhiễm có nguồn gốc Brazil, trong khi chủng virus từ Anh đã xuất hiện ở ít nhất 28 bang.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ cảnh báo các biến chủng nCoV mới sẽ tiếp tục lây lan rộng trên nước này vào mùa xuân và trở nên lần át chủng hiện nay.
“Thực tế là, khi bạn có một loại virus mới với khả năng lây nhiễm hiệu quả hơn so với loại đang lây truyền trong cộng đồng thì sớm hay muộn, nó sẽ trở nên vượt trội hơn so với loại hiện nay”, ông nói. “Dự đoán được đưa ra với biến chủng từ Anh là có thể vào cuối tháng ba, đầu tháng 4, nó sẽ tăng độ phủ trên toàn đất nước”.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 6.269 ca nhiễm và 22 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.727.240 và 154.069.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/1 cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ nguồn cung cấp vaccine Covid-19, trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm hơn hai triệu liều kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới. Giới chức Ấn Độ đã thảo luận với hai hãng dược Mỹ Pfizer và Moderna về sản xuất vaccine của họ tại nước này. Pfizer cũng đang tìm cách xin cấp phép sử dụng vaccine tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân Ấn Độ quyết định không tiêm vaccine Covid-19, do lo ngại tác dụng phụ sau những tin tức về tình trạng sốc phản vệ hoặc tử vong. Giới chức y tế châu Âu cho biết không có bằng chứng cho thấy vaccine là nguyên nhân gây ra cái chết của một vài người trong viện dưỡng lão sau khi tiêm chủng.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 990 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 222.666. Số người nhiễm nCoV tăng 57.727 ca trong 24 giờ qua, lên 9.118.513.
Trung tâm y sinh Butantan của Brazil hôm 26/1 cho biết dự kiến khoảng 8,5 triệu liều vaccine CoronaVac, do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất, sẽ đến nơi vào ngày 3/2, đồng thời hy vọng lô hàng số lượng tương tự đến ngay sau đó. Butantan cũng có kế hoạch thiết lập một nhà máy hoàn toàn dùng để sản xuất vaccine Trung Quốc vào đầu năm tới.
Lo ngại về tình hình đại dịch ở Brazil giờ đây tập trung vào thành phố Manaus, bang Amazonas. Hệ thống y tế khẩn cấp của thành phố gần như sụp đổ, không có nguồn cung oxy cho bệnh nhân, buộc chính phủ huy động bình oxy từ khắp cả nước để cứu các bệnh nhân. Đây cũng là nơi xuất hiện biến chủng nCoV mới với những đặc điểm tương đồng các chủng siêu lây nhiễm ở Anh và Nam Phi.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 19.238 ca nhiễm nCoV và 534 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.813.048 và 72.185. Số ca nhiễm mới mỗi ngày dường như đang có chiều hướng giảm.
Chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Nga được khởi động từ ngày 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Vaccine Sputnik V Nga đang sử dụng cũng đã được phê duyệt ở nhiều nước trên thế giới.
Chính phủ Nga hôm 25/1 cho biết đã gỡ lệnh cấm đi lại đối với Phần Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Qatar. Công dân những nước này giờ đây có thể đến Nga bằng đường hàng không, và người Nga cũng được phép bay đến các nước này.
Anh ghi nhận thêm 1.245 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên 104.371, trong khi số ca nhiễm tăng 29.079 ca so với hôm trước, lên 3.772.813.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết chính phủ đang nỗ lực tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 3.500 người nhập viện mỗi ngày. Thủ tướng Anh Boris Johnson trong cuộc họp báo hôm 26/1 nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc khủng hoảng.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 22.858 ca nhiễm và 510 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.153.487 và 75.620. Đây là ngày thứ sáu liên tiếp số ca nhiễm mới hàng ngày ở mức trên 20.000, trong khi số ca nhập viện đạt ngưỡng cao nhất trong 8 tuần.
Tình hình làm dấy lên lo ngại về đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron vẫn hy vọng lệnh giới nghiêm hiện nay sẽ đủ để kiềm chế virus lây lan, trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến chủng mới được cho là dễ lây nhiễm hơn.
Iran, vùng dịch nghiêm trọng ở Trung Đông, ghi nhận thêm 6.573 ca nhiễm và 71 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.405.414 và 57.807. Các con số có xu hướng giảm trong những tuần gần đây.
Iran hôm 26/1 cho biết họ đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga để sử dụng trong nước, đồng thời đang nỗ lực mua vaccine từ AstraZeneca và các công ty khác. Trong chuyến thăm Moskva, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng cho hay họ có kế hoạch nhập khẩu và sản xuất Sputnik V. Theo Tổng thống Iran Hassan Rouhani, quá trình tiêm chủng sẽ bắt đầu trong những tuần tới.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.051.795 ca nhiễm, tăng 13.802, trong đó 29.518 người chết, tăng 187. Giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Gunadi Sadikin cho biết sẽ có những cải tiến trong công tác chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ hướng dẫn y tế. Chính phủ đã khởi động chương trình tiêm chủng hàng loạt từ đầu tháng, siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển, trong bối cảnh hệ thống bệnh viện chịu áp lực ngày càng lớn.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chính phủ Indonesia nên ban hành quy định rõ ràng hơn, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn nữa.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, báo cáo 521.413 ca nhiễm và 10.600 ca tử vong, tăng lần lượt 1.849 và 48 ca. Tình hình càng gây lo ngại khi các lô vaccine Covid-19 dự kiến tới nửa sau của năm mới bắt đầu đến nơi.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 25/1 quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
*** EU phê duyệt vaccine AstraZeneca cho người trưởng thành
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 29/1 đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để sử dụng cho người trưởng thành trong khắp Liên minh châu Âu (EU), theo AP.
Phát hiện người cùng lúc nhiễm hai biến thế virus SARS-CoV-2
Một số nghiên cứu mới đây tại Brazil đã phát hiện những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng COVID-19 khác nhau cùng lúc.
Anh cân nhắc tham gia “NATO châu Á” đối đầu với Trung Quốc
Trong chuyến thăm đến Ấn Độ vào tháng 12/2020, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab từng bật mí về khả năng London tham gia “Đối thoại tứ giác an ninh”.
Nga sụt giảm dân số “sốc” sau năm COVID-19
Tổng dân số Nga sụt giảm hơn nửa triệu người, mức cao nhất được ghi nhận suốt 15 năm qua, phần lớn do những tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu COVID-19.
Iran tiến gần hơn ngưỡng có thể chế tạo vũ khí hạt nhân
Iran đã vượt chỉ tiêu về sản lượng uranium làm giàu ở độ tinh khiết 20%, chỉ dấu cho thấy chương trình hạt nhân của nước này đã tiến gần hơn cấp độ có thể chế tạo vũ khí.
Rò rỉ khí độc, ít nhất 17 người thương vong
Một vụ rò rỉ nitơ lỏng tại một nhà máy gia cầm ở phía Đông Bắc bang Georgia, Mỹ, đã giết chết 6 người và khiến 11 người khác phải nhập viện.
Mỹ phát hiện biến thể virus Corona “lây siêu nhanh” từ Nam Phi
Nhà chức trách ở bang Nam Carolina, Mỹ, ngày 28/1 cho biết, hai ca nhiễm biến thể của virus Corona gây ra COVID-19 có nguồn gốc từ Nam Phi đã xuất hiện tại bang này.
Thế giới tăng cường ứng phó biến chủng mới của COVID-19
Sự xuất hiện và lây lan chóng mặt của các biến chủng mới virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 khiến công tác ứng phó ở nhiều quốc gia trên thế giới gặp thách thức nghiêm trọng.
Mỹ đưa tàu đến Biển Đen, Nga lập tức phóng tên lửa diệt hạm
Một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Nga nhận lệnh khai hoả trong cuộc tập trận diễn ra cùng điểm Mỹ triển khai tàu khu trục USS Donald Cook đến Biển Đen.
Xe bus đâm trúng xe tải chở dầu, 53 người thiệt mạng
Ít nhất 53 người đã chết, trong khi 29 người khác bị thương nặng sau vụ va chạm thảm khốc giữa một chiếc xe bus và một xe tải chở nhiên liệu ở Tây Cameroon.
Nghiên cứu quốc tế: Việt Nam và New Zealand chống COVID-19 tốt nhất
Việt Nam và New Zealand được đánh giá là hai quốc gia ứng phó với đại dịch COVID-19 hiệu quả nhất trên thế giới.
Tân Ngoại trưởng Mỹ phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Mỹ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền phi lý, đi ngược lại luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hơn 70 quốc gia phát hiện biến chủng mới lây lan nhanh của COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận biến chủng dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Anh; và 31 quốc gia ghi nhận biến chủng mới được tìm thấy lần đầu ở Nam Phi.
Mỹ khẳng định sát cánh cùng Đông Nam Á trước sức ép từ Trung Quốc
Tân Ngoại trưởng Mỹ cho biết, Washington sẵn sàng sát cánh cùng các nước Đông Nam Á trước sức ép từ Trung Quốc.
Indonesia bắt siêu tàu dầu của công ty Trung Quốc
Indonesia đã bắt giữ hai tàu dầu thuộc sở hữu của công ty Iran và công ty Trung Quốc khi thuỷ thủ đoàn trên tàu đang chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia rồi gây ra sự cố tràn dầu.
Hiệp ước New START được gia hạn, Trung Quốc lập tức lên tiếng
Lưỡng viện Quốc hội Nga phê chuẩn việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) thêm 5 năm nữa, một ngày sau khi Tổng thống Nga-Mỹ đạt đồng thuận.
Bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ đáp ứng lợi ích song phương
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/1 (giờ địa phương) đã có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, thảo luận hàng loạt vấn đề đang gây căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Tổng hợp-TT