VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 30/6/21.

     Hai lãnh đạo Putin – Tập Cận Bình bắt tay gửi thông điệp tới Tổng thống Biden; Nikkei: Khẩu trang 1 xu từ Trung Quốc đẩy hàng loạt công ty sản xuất của Mỹ đến bờ vực phá sản; Ngày chết chóc nhất trong đại dịch Covid-19 ở Campuchia; Ngân hàng Thế giới phê duyệt 321,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế; Biến thể Delta gây lo ngại tại nhiều nước trên thế giới…là những tin chính được cập nhật.
      Hai lãnh đạo Putin – Tập Cận Bình bắt tay gửi thông điệp tới Tổng thống Biden
Nga-Trung gia hạn hiệp ước hữu nghị 2001 để 'nương tựa lẫn nhau'? - BBC  News Tiếng Việt    Ảnh minh họa
(VTC News) – Nga và Trung Quốc đang tăng cường các tuyên bố đáp trả Washington và đồng minh, cam kết thúc đẩy một trật tự công bằng và dân chủ hơn để đối trọng với Mỹ.
Bất chấp những đồn đoán về một trục chống Mỹ đang nổi lên, tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị trực tuyến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin phủ nhận Nga-Trung đang tìm kiếm một liên minh chính trị và quân sự theo kiểu Chiến tranh Lạnh.
Thay vào đó, cả hai ca ngợi quan hệ song phương “ổn định và vững chắc”, mô tả bên còn lại là “đối tác ưu tiên”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc họp hôm 28/6 đã gửi đi thông điệp rõ ràng tới Tổng thống Biden.
“Một số quốc gia sử dụng ý thức hệ để vạch ra ranh giới, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, làm lung lay nền tảng pháp lý của hệ thống quan hệ quốc tế. Thế giới càng rối ren, Trung Quốc và Nga càng cần tăng cường hợp tác chiến lược”, thông báo sau cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo khẳng định.
Thông báo nhấn mạnh trước bối cảnh đó, hai nước cần tăng cường phối hợp, hợp tác về chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, năng lượng và công nghệ, “bảo vệ lợi ích chung trên trường quốc tế”.
Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân (Trung Quốc) nhận định khi liên minh phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang gia tăng đối đầu với Nga và Trung Quốc, hai nước này sẽ cảm thấy việc tăng cường liên minh bán thân Trung – Nga là điều cấp bách.
“Mối quan hệ như vậy sẽ được củng cố hơn nữa nếu các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc – Mỹ và Nga – Mỹ trở nên căng thẳng hơn”, Shi nhận định.
Theo Danil Bochkov, chuyên gia tại Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga dù lãnh đạo và quan chức chính phủ hai nước coi quan hệ đối tác chiến lược Nga – Trung là ưu tiên của cả hai bên, Moskva và Bắc Kinh hiếm khi đề cập tới cụm từ “đối tác ưu tiên” trong các văn bản chính thức.
“Điều này đòi hỏi cả hai nước, trong khi ưu tiên quan hệ quốc tế của họ với các bên khác, vẫn dành sự quan tâm cụ thể cho các cuộc tiếp xúc với nhau, đặc biệt là khi đề cập đến cuộc chiến chống COVID-19 và các cáo buộc vi phạm nhân quyền”, Bochkov phân tích.
Chuyên gia này lưu ý rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình, hai người đã gặp nhau hơn 25 lần là nền tảng quan trọng của quan hệ song phương.
Điều này, theo Bochkov giúp Moskva và Bắc Kinh thảo luận các vấn đề nhạy cảm nhất một cách chân thành và cởi mở.
Nikkei: Khẩu trang 1 xu từ Trung Quốc đẩy hàng loạt công ty sản xuất của Mỹ đến bờ vực phá sản
Số lượng khẩu trang tồn kho tại Mỹ lên đến 300 triệu chiếc chưa được sử dụng. Nhiều nhà sản xuất lớn nhỏ cũng lần lượt tuyên bố phá sản dưới áp lực cạnh tranh với khẩu trang 1 xu từ Trung Quốc.
Theo Nikkei, nhà sản xuất của Mỹ Premium-PPE đang đối diện với cuộc khủng hoảng khi sản lượng khẩu trang mỗi tháng của họ đã giảm gần 90% so với mức đỉnh năm ngoái, xuống còn 4-5 triệu chiếc/tháng.
Tại nhà máy của hãng ở thành phố Virginia Beach, hình ảnh thiết bị và máy móc bỏ không xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như trước đây số lượng công nhân được tuyển dụng ước tỉnh khoảng 280 người thì giờ đây chỉ còn 50 người đang làm việc. Phía công ty cho rằng nguyên nhân chính khiến “vận may của họ trong thời dịch bị đảo ngược” là do khẩu trang giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc khiến tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
“Việc bán khẩu trang với giá quá thấp là điều không thể xảy ra”, ông Brent Dillie, Giám đốc của Premium-PPE cho biết.
Premium-PPE là một trong số nhiều hãng sản xuất khẩu trang của Mỹ đã thất bại trước đối thủ từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp này cho rằng nhiều công ty Trung Quốc đã tung ra các sản phẩm với giá thành thấp hơn chi phí sản xuất tràn ngập trên thị trường, điều này gây ra các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và đe dọa sự phát triển của các công ty Mỹ.
Ngày chết chóc nhất trong đại dịch Covid-19 ở Campuchia
(DTO) Campuchia trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát với số ca tử vong và ca nhiễm mới cao kỷ lục.
Theo Khmer Times, Campuchia ngày 30/6 ghi nhận thêm 1.130 ca mắc Covid-19. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất tại nước này.
Cùng ngày, Campuchia thông báo ghi nhận thêm 27 ca tử vong vì Covid-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Tính đến nay, số ca nhiễm tại Campuchia đã vượt 50.300 người, trong khi số ca tử vong vì Covid-19 lên tới 602 người.
Con số gia tăng đột biến gây lo ngại cho các nhà chức trách Campuchia.
Ngân hàng Thế giới phê duyệt 321,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế
– Ngân hàng Thế giới hôm nay phê duyệt hai Chương trình Chính sách Phát triển (DPO) với tổng giá trị 321,5 triệu USD, qua đó khẳng định cam kết hỗ trợ các nỗ lực phục hồi của Việt Nam. Hai chương trình này được thiết kế để hỗ trợ chính quyền trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện, dựa trên chuyển đổi số và bền vững.
*** Biến thể Delta gây lo ngại tại nhiều nước trên thế giới
  (ĐCSVN) – Đến sáng 30/6, thế giới có tổng số 182.562.543 ca nhiễm và 3.953.326 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 370.191 và 7.458 ca trong vòng 24 giờ qua. Mặc dù tốc độ lây lan của đại dịch đang chậm lại trên toàn cầu, song Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn cảnh báo đây chưa phải là lúc các quốc gia “ngủ quên trên chiến thắng” vì sự xuất hiện của biến thể Delta.
     Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 30/6, đã có 167.162.911 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 11.446.306 ca bệnh đang điều trị, có 11.366.345 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 79.961 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 64.903 ca nhiễm, Brazil là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Ấn Độ (45.699 ca) và Mỹ (10.924 ca). Cùng với đó, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.917 ca, sau đó là Ấn Độ (816 ca) và Nga (652 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 55.686.339 ca. Trong đó, 789.484 ca đã tử vong do COVID-19 và 53.072.655 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 30.361.699; 5.420.156 và 3.192.809 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 398.484; 49.687 và 84.127 ca.
Với 47.911.595 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 30/6, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.101.545 ca tử vong và 45.371.162 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 57.621 ca nhiễm và 964 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.772.844; 5.493.557 và 4.775.301 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Nga hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 134.545 ca, sau khi có thêm 652 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (128.126 ca) và Italy (127.542 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 21.634 ca nhiễm COVID-19 và 491 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 40.577.192 và 917.530 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 34.526.990 ca nhiễm và 619.965 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.507.453 và 1.414.736 ca nhiễm, cùng 232.608 và 26.273 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 122.451 ca nhiễm và 3.200 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 32.798.030 ca và 1.000.961 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 64.903 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 18.513.305 vào thời điểm hiện tại, và 1.917 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 516.119 ca.
Tính đến sáng 30/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 5.514.520 ca, trong đó có 142.567 ca tử vong và 4.824.796 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.954.466 ca nhiễm và 60.264 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 13.347 ca nhiễm và 226 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 530.585 và 414.182 ca nhiễm bệnh cùng 9.292 và 14.843 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 74.146 ca nhiễm (tăng 340 ca) và 1.280 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 25 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.554 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Mặc dù đại dịch đang chậm lại trên toàn cầu, song Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn cảnh báo đây chưa phải là lúc các quốc gia “ngủ quên trên chiến thắng” vì sự xuất hiện của biến thể Delta.
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Âu cảnh báo số người mắc biến thể Delta có thể chiếm tới 90% tổng số ca mắc COVID-19 mới ở châu Âu vào tháng 8 tới. Đây thực sự là một cảnh báo khiến nhiều nước lo ngại.
Các hãng truyền thông của Pháp và Đức ngày 29/6 đều cho biết cả Pháp và Đức đang đối mặt với sự gia tăng các ca bệnh do biến thể Delta, chiếm lần lượt hơn 20% và 50% số ca bệnh COVID-19 trên cả nước.
Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) ngày 29/6 cảnh báo biến thể Delta đang đẩy Indonesia tới bờ vực “thảm họa”. Giường tại các bệnh viện điều trị COVID-19 của Indonesia gần như không còn chỗ trống trong mấy ngày qua. Số ca mắc COVID-19 mới tại nước này liên tục chạm các mốc kỷ lục trong vài ngày qua, trung bình mỗi ngày gần 20.000 ca.
Trong khi đó, hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn chưa bắt đầu tại Burundi, Eritrea, Haiti, Triều Tiên và Tanzania – những quốc gia còn lại trong số 194 nước thành viên WHO chưa khởi động chương trình tiêm chủng phòng ngừa COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới ngày 29/6 tuyên bố sẽ trợ giúp 5 quốc gia chưa khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 này, trong khi thế giới đã tiêm chủng 3 tỷ liều vaccine tính đến ngày 29/6./.
*** Hà Lan tố Nga áp chế điện tử, mô phỏng tấn công tàu ở Biển Đen
Hà Lan tố tiêm kích Nga chế áp điện tử và mô phỏng đòn tấn công nhằm vào tàu hộ vệ Evertsen đang di chuyển trên Biển Đen, trong khi Moscow khẳng định vụ chạm mặt diễn ra an toàn.
Tình báo Afghanistan với CIA
Cho đến ngày hôm nay khả năng thu thập thông tin của Cục tình báo Afghanistan hãy còn khá hạn hẹp. Lý do là bởi công tác huấn luyện nhân sự hãy còn hạn chế, cũng như việc sử dụng các công nghệ mới nhất khó khăn và thậm chí còn thao tác sai. Vậy cơ quan này làm cách nào để khắc phục những yếu kém này trong phát triển của ngành?
Colombia nan giải những vấn đề xã hội
Tờ Los Angeles Times (Mỹ) mới đây đăng tải ý kiến của một vị giám đốc điều hành các chương trình nhân đạo của UNICEF. Mặc dù ông giám đốc ấy có nhận xét trong bài viết rằng, thế giới đã có những bước tiến dài trong việc cứu trợ trẻ em tại các khu vực nguy hiểm.
Nga có nguy cơ vỡ trận vì biến chủng Delta
Biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2, lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ, là tác giả của 90% số ca nhiễm mới COVID-19 ở thủ đô nước Nga, buộc giới chức áp đặt các biện pháp hạn chế mới.
Nửa tấn cocaine trôi dạt trên vùng biển Algeria
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Algeria đã thu giữ được nửa tấn cocaine (một loại ma túy dạng bột chế biến từ lá cây coca), sau khi nhân được tin báo từ các ngư dân về những vật thể “khả nghi” trôi dạt ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc nước này.
Tổ chức quốc tế cảnh báo “thảm họa” COVID-19 tại Indonesia
Hội Chữ thập đỏ quốc tế ngày 29/6 cảnh báo, sự gia tăng số ca COVID-19 tại Indonesia đang đẩy nước này đến bờ vực của một “thảm họa”, với sự lây lan khủng khiếp của biến thể Delta mới.
Vụ án mất tích rúng động nước Pháp
Hubert Caouissin, kẻ thủ ác người Pháp đã tàn sát cả gia đình anh vợ Pascal Troadec, sẽ phải hầu tòa ngày 25/6/2021. Được biết tên này đã bị hoang tưởng rằng 4 nạn nhân đã cướp đi của hắn một kho vàng vốn thuộc về phát xít Đức, và sau một thời gian dài theo dõi người anh, hắn đã xuống tay hạ sát cả nhà nạn nhân nhằm độc chiếm kho vàng trong tưởng tượng.
Iraq “nổi giận” sau vụ Mỹ không kích dân quân thân Iran
Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi chỉ trích đợt không kích chống các nhóm dân quân thân Iran trong lãnh thổ Iraq là hành động xâm phạm lãnh thổ và gây phương hại tới an ninh của Iraq.
Thông điệp mạnh mẽ từ ý tưởng “NATO thương mại” đối trọng Trung Quốc
Mới đây, các chính trị gia có quan điểm bảo thủ tại Anh và một nhóm vận động hành lang có liên hệ với Chính phủ Mỹ đã đề xuất thành lập một liên minh thương mại bên cạnh tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm đối trọng lại với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu bằng sức mạnh kinh tế.
Số phận mong manh của 150 người mất tích trong vụ sập chung cư ở Florida
Thêm một thi thể được tìm thấy dưới đống đổ nát của chung cư bị sập ở Miami, Florida, Mỹ, nâng tổng số người chết trong vụ việc lên 11 người.
Lực lượng Mỹ ở Syria bị trả đũa với loạt đạn pháo
Quân đội Mỹ tại Syria đã bị tấn công bằng đạn pháo ngày 28/6 (giờ địa phương), một động thái rõ ràng nhằm trả đũa cho các cuộc không kích mới đây của Mỹ nhằm vào lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn ở biên giới Syria và Iraq.
Ngoại giao trục xuất – con dao hai lưỡi
Giữa cuối tháng 4 vừa qua, Cộng hòa Séc tuyên bố sẽ trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga được cho là thành viên của Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) và Cơ quan Tình báo quân sự Nga (GRU), sau khi các cơ quan an ninh nước này khẳng định các cơ quan tình báo Nga phải chịu trách nhiệm về vụ nổ kho vũ khí năm 2014 khiến 2 người thiệt mạng.
Thách thức của tân tổng thống Iran
Thách thức lớn nhất với ông Ebrahim Raissi, tân Tổng thống Iran, không phải là thỏa thuận hạt nhân sẽ được ký kết hay không mà là cách Iran trở lại thị trường thế giới mà không làm mất ổn định các thể chế của Cộng hòa Hồi giáo. Về đối ngoại, quan điểm của ông là “nhìn về hướng Đông” trong khi tìm cách thoát ra khỏi “sự kiên nhẫn chiến lược” trong quan hệ với Mỹ.
Thủ tướng Thụy Điển từ chức
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven thông báo đã nộp đơn xin từ chức ngày 28/6, một tuần sau thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, qua đó cho phép Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlen xúc tiến việc tìm kiếm một Thủ tướng mới.
Ngoại trưởng Czech tuyên bố “tương lai không thể thiếu Nga”
Quyết sách về tương lai của mối quan hệ giữa Prague và Moscow sẽ do chính phủ mới của Czech hoạch định sau cuộc bầu cử Hạ viện tháng 10 tới, Ngoại trưởng Jakub Kulhanek nhấn mạnh.
Ổ dịch COVID-19 xuất hiện khắp nơi, Australia họp khẩn
Ủy ban ứng phó với đại dịch COVID-19 của Australia sẽ tổ chức họp khẩn trong ngày 28/6 sau khi biến thể Delta nguy hiểm đang có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước, buộc nhiều khu vực phải phỏng tỏa hoặc tái giãn cách trở lại.

TQ-TT