VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Thế giới đã tiêm được 2,55 tỷ liều vaccine Covid-19

    Trên toàn cầu, với tốc độ 37,3 triệu liều/ngày, sẽ cần thêm khoảng 8 tháng nữa để tiêm chủng đầy đủ cho 75% dân số…
Tiêm vaccine Covid-19 tại Nonthaburi, Thái Lan ngày 28/2/2021 - Ảnh: Bloomberg    Tiêm vaccine Covid-19 tại Nonthaburi, Thái Lan ngày 28/2/2021 – Ảnh: Bloomberg
Theo dữ liệu từ Bloomberg, tính tới ngày 19/6, hơn 2,55 tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm tại 180 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này đủ để tiêm đầy đủ cho khoảng 16,7% dân số toàn cầu. Tốc độ tiêm chủng gần nhất đạt 37,3 triệu liều/ngày.
Xét về số lượng, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới với hơn 966 triệu liều vaccine đã tiêm cho người dân. Theo sau là EU và Mỹ với số lượng vaccine đã tiêm lần lượt là hơn 319 triệu và 316 triệu liều.
Xét về tốc độ, dẫn đầu thế giới là quốc đảo Ấn Độ Dương Seychelles với 71,5% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Theo sau là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với tỷ lệ 66,5% và Maldives với 66,3%.
Tại Anh, 54,6% dân số đã được tiêm ít nhất một liều. Tỷ lệ này tại Mỹ là 49,3%, Canada 41,7%, Singapore 41,1%, Liên minh châu Âu (EU) 35,9%, Trung Quốc 34,5%, Hàn Quốc 17,5%, Nhật Bản 11,4%… Tỷ lệ này tại Việt Nam là 1% dân số với gần 2 triệu liều vaccine đã được tiêm.
Israel là quốc gia đầu tiên cho thấy hiệu quả của việc tiêm chủng trên toàn quốc. Nước này dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng. Tháng 2/2021, đã có hơn 84% người trên 70 tuổi tại nước này được tiêm vaccine đầy đủ. Nhờ đó, số ca nhiễm Covid-19 nặng và tử vong tại nước này nhanh chóng giảm mạnh. Hiện tại, 58,8% dân số nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Tuy nhiên, chênh lệch trong số lượng và tốc độ tiêm chủng tại các khu vực có sự chênh lệch lớn. Hiện tại, 27 quốc gia và khu vực giàu có nhất thế giới chiếm 25,7% tổng số liều vaccine đã tiêm. Về tốc độ, các quốc gia và khu vực thu nhập cao nhất hiện tiêm vaccine nhanh hơn 30 lần so với những quốc gia có thu nhập thấp nhất.
Riêng tại Mỹ, tốc độ tiêm chủng trung bình tuần trước là 1,36 triệu liều/ngày. Với tốc độ này, Mỹ có thể cần thêm 4 tháng để tiêm đầy đủ cho 75% dân số.
Trên toàn cầu, với tốc độ 37,3 triệu liều/ngày, sẽ cần thêm 8 tháng nữa để tiêm chủng đầy đủ cho 75% dân số. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo tốc độ này có thể sẽ tăng dần khi các nhà sản xuất cung ứng thêm nhiều vaccine ra thị trường.
Những quốc gia đã tiêm số lượng vaccine lớn nhất thế giới - Nguồn: BloombergNhững quốc gia đã tiêm số lượng vaccine lớn nhất thế giới – Nguồn: Bloomberg

***   Vaccine CureVac gây thất vọng, công ty mất ngay 7 tỷ USD vốn hoá

CureVac chứng kiến giá trị vốn hoá thị trường sụt giảm hàng tỷ USD sau khi vaccine Covid-19 của hãng cho thấy hiệu quả chỉ 47% trong thử nghiệm giai đoạn đầu…

Công ty công nghệ sinh học Đức CureVac chứng kiến giá trị vốn hoá thị trường sụt giảm hàng tỷ USD trong phiên giao dịch ngày 17/6, sau khi vaccine Covid-19 của hãng cho thấy hiệu quả chỉ 47% trong thử nghiệm giai đoạn đầu.

Theo hãng tin Reuters, kết quả thử nghiệm vaccine như trên khiến giới đầu tư thất vọng và bán tháo cổ phiếu CureVac. Giá cổ phiếu công ty niêm yết tại thị trường Frankfurt và New York có lúc giảm hơn 50% trước khi chốt phiên với mức giảm 39%, xuống mức thấp nhất hơn 7 tháng. Cú giảm này khiến giá trị vốn hoá thị trường của CureVac giảm 6 tỷ Euro, tương đương hơn 7 tỷ USD.

Vaccine CVnCoV của CureVac được thử nghiệm trên 40.000 tình nguyện viên ở châu Âu và Mỹ Latin. Hôm 16/6, công ty nói rằng các biến chủng mới là một trở ngại đối với vaccine này.

Cũng giống như vaccine Covid của BioNTech/Pfizer và Moderna, vaccine của CureVac sử dụng công nghệ mRNA. Tuy nhiên, hai vaccine kia cho hiệu quả trên 90% trong thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm vaccine BioNTech/Pfizer và Moderna đều diễn ra khi phiên bản đầu tiên của Covid còn là loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, cho tới nay, các dữ liệu về hai vaccine này cho thấy hiệu quả chỉ giảm chút ít đối với những biến chủng virus mới.

Các quốc gia trên toàn cầu đang đẩy nhanh việc tiêm chủng để chống lại sự xuất hiện của những biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh hơn, chẳng hạn biến chủng Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.

Tuần này, một hãng dược khác là Novavax cũng công bố kết quả thử nghiệm vaccine Covid-19, nhưng hiệu quả đạt tới hơn 90%.

Mức độ hiệu quả của vaccine CureVac là tương tự như của vaccine đến từ hãng dược Trung Quốc Sinovac. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây nói rằng vaccine Sinovac đạt hiệu quả 51% trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm có triệu chứng. Tuyên bố này của WHO đưa vaccine Sinovac tiến gần hơn tới chỗ được đưa vào tiêm chủng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình theo chương trình COVAX.

Một số chuyên gia cho rằng liều thấp có thể là một nguyên nhân khiến vaccine CureVax cho hiệu quả không cao. Mỗi liều vaccine này chỉ chứa 12 microgram mRNA, so với mức 30 và 100 microgram mRNA tương ứng trong vaccine của BioNTech/Pfizer và Moderna.

Trao đổi với Reuters, CEO Franz-Werner Haas của CureVac nói rằng công ty vẫn có kế hoạch nộp hồ sơ xin phê chuẩn vaccine lên Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), miễn sao vaccine vượt qua được ngưỡng hiệu quả 50%.

Tuy nhiên, EMA ngày 17/6 nói sẽ không áp ngưỡng hiệu quả 50% đối với các loại vaccine, mà cần dữ liệu thử nghiệm đầy đủ để đánh giá về lợi ích và rủi ro của các loại vaccine.

Hiện CureVac mới chỉ có trong tay một thoả thuận cung cấp vaccine quy mô lớn, và đó là thoả thuận cung cấp 405 triệu liều vaccine cho Liên minh châu Âu (EU) ký vào tháng 11/2020, trong đó 180 triệu liều là quyền chọn mua. Ngoài ra, nước Anh hồi tháng 2 cũng đặt mua 50 triệu liều vaccine còn đang trong quá trình thử nghiệm này.

Hai hãng dược Bayer và Novartis – đối tác sản xuất vaccine của CureVac – đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc sản xuất số lượng lớn vaccine này.

Nguồn VnEconomy.vn-TT