VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Hai lĩnh vực trọng tâm giúp doanh nghiệp ở châu Á-TBD phục hồi kinh tế

         – Trong các khía cạnh của văn hóa đổi mới, con người và công nghệ được các doanh nghiệp coi là hai ưu tiên hàng đầu trong 12 tháng tới… giúp các doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương phục hồi kinh tế sau COVID.
Theo một nghiên cứu mới thực hiện của Microsoft và IDC, 74% người giữ vai trò ra quyết định kinh doanh ở châu Á Thái Bình Dương cho rằng đổi mới hiện là điều bắt buộc, chứ không còn là lựa chọn; họ thấy rằng khả năng đổi mới đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất và khả năng chống chịu.
Trong bối cảnh cả khu vực đang tiếp tục đối phó với những gián đoạn do COVID-19 gây ra, 74% doanh nghiệp ở châu Á Thái Bình Dương cho rằng đổi mới là điều bắt buộc để họ có khả năng phản ứng nhanh trước những thách thức và cơ hội của thị trường, đồng thời đảm bảo khả năng chống chịu của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, hầu như tất cả (98%) doanh nghiệp với nền văn hóa đổi mới hoàn thiện nhất (các doanh nghiệp tiên phong) đồng ý rằng đổi mới là điều cần thiết để duy trì khả năng chống chịu trong thời kỳ khủng hoảng.
Nhờ khả năng đổi mới, các doanh nghiệp tiên phong đã thể hiện sự kiên cường hơn cũng như khả năng phục hồi nhanh hơn. Gần một nửa trong nhóm doanh nghiệp này tin rằng họ sẽ phục hồi sau đại dịch trong vòng sáu tháng hoặc ít hơn. Trên thực tế, số doanh nghiệp tiên phong dự kiến sẽ tăng doanh thu nhiều hơn 50% so với các doanh nghiệp còn lại được khảo sát, và 1 trên 3 doanh nghiệp tiên phong dự kiến tăng thị phần bất chấp khủng hoảng.
 Con người và công nghệ là hai lĩnh vực trọng tâm của các doanh nghiệp ở châu Á Thái Bình Dương.
Con người và công nghệ là hai lĩnh vực trọng tâm của các doanh nghiệp ở châu Á Thái Bình Dương.
Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, “trong đại dịch Covid-19, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến ​​làn sóng thay đổi đã ‘càn quét’ khu vực châu Á Thái Bình Dương như thế nào. Đây không phải là một giai đoạn dễ dàng. Các doanh nghiệp có những thách thức cần phải vượt qua và đổi mới không còn là điều xa xỉ – nó phải trở thành một phần cốt lõi, là yếu tố thiết yếu để các doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng, đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh cũng như khả năng chống chịu trong tương lai”.
Những phát hiện này được Microsoft công bố trong nghiên cứu mới nhất thực hiện cùng IDC châu Á Thái Bình Dương. Nghiên cứu này khảo sát 3.312 người giữ vai trò ra quyết định kinh doanh và 3.495 người lao động tại 15 thị trường ở châu Á Thái Bình Dương trong vòng sáu tháng, trước và kể từ khi COVID-19 bùng phát. Nghiên cứu với tiêu đề “Văn hóa đổi mới: Nền tảng cho khả năng chống chịu của doanh nghiệp và khả năng phục hồi nền kinh tế ở châu Á Thái Bình Dương” đã chỉ ra cách các doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng phục hồi và hiệu suất kinh doanh thông qua đổi mới.
Nghiên cứu cũng giới thiệu khung văn hóa đổi mới, bao gồm các khía cạnh con người, quy trình, dữ liệu và công nghệ, để đánh giá cách tiếp cận đổi mới của các doanh nghiệp. Ngoài ra, qua nghiên cứu này, các doanh nghiệp cũng được cung cấp hướng dẫn để tiến tới giai đoạn trưởng thành trong chuyển đổi và cách phản ứng với các thách thức để phục hồi nhanh hơn, từ đó cải thiện hiệu suất.
Trong các khía cạnh của văn hóa đổi mới, con người và công nghệ được các doanh nghiệp coi là hai ưu tiên hàng đầu trong 12 tháng tới. Ông Trường cho biết, “cuộc khủng hoảng hiện tại đã cho chúng ta thấy tính liên tục của hoạt động kinh doanh và khả năng đáp ứng điều kiện tương lai phụ thuộc vào việc con người đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật số hay chưa”.
Ông Trường cho biết, “Cuộc khủng hoảng hiện tại đã cho chúng ta thấy tính liên tục của hoạt động kinh doanh và khả năng đáp ứng điều kiện tương lai phụ thuộc vào việc con người đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật số hay chưa”. Ông giải thích thêm, “Chúng tôi mô tả điều này bằng thuật ngữ cường độ công nghệ (tech intensity). Giờ đây, khi mọi doanh nghiệp đều trở thành một doanh nghiệp số, thành công trong quá trình chuyển đổi đòi hỏi cả việc áp dụng các công cụ và công nghệ lẫn sở hữu năng lực số. Một nền văn hóa khuyến khích đổi mới và nắm lấy các cơ hội kỹ thuật số là điều thiết yếu để trang bị cho lực lượng lao động và bản thân doanh nghiệp trước những thách thức hiện tại và tương lai.”
Dựa trên khung văn hóa đổi mới, nghiên cứu đã tiết lộ những cách làm hiệu quả nhất mà các tổ chức có thể áp dụng trên các lĩnh vực: con người, quy trình, dữ liệu và công nghệ.
Tăng cường khả năng chống chịu với công nghệ
Củng cố cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với chuyển đổi kỹ thuật số bằng các công nghệ linh hoạt mang đến sự đơn giản và nhanh nhạy – đám mây, trí tuệ nhân tạo và máy học. Đồng thời, đưa an ninh mạng vào dấu ấn kỹ thuật số của doanh nghiệp.
Đầu tư vào năng lực và kỹ năng của con người
Tạo môi trường cởi mở và hòa nhập để thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau. Tích hợp nỗ lực đổi mới tại nơi làm việc cũng là nhiệm vụ cốt yếu để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, có phần thưởng và hình thức khích lệ phù hợp để khuyến khích đổi mới và nâng cao kỹ năng, theo đó duy trì tốc độ đổi mới bằng cách khai mở khả năng của con người.
Tận dụng dữ liệu để tăng khả năng cạnh tranh
Tận dụng giá trị của dữ liệu thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như các dòng doanh thu mới theo định hướng dữ liệu để tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức. Nên tận dụng thông tin chuyên sâu thúc đẩy bởi dữ liệu trong hoạt động cộng tác và ra quyết định trên toàn doanh nghiệp nhằm tạo ra văn hóa chia sẻ kiến ​​thức.
Ông Trường chia sẻ. “Con người được coi là mạch máu của các doanh nghiệp đổi mới. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang nhận ra mối quan hệ không thể tách rời giữa đầu tư vào lực lượng lao động và sở hữu nền tảng công nghệ và chiến lược vững chắc – với lần lượt 27% và 34% doanh nghiệp ưu tiên con người và công nghệ trong 12 tháng tới”.
Theo ông Trường, “để thành công trong trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, chúng ta không chỉ cần có một nền tảng kỹ thuật số vững chắc mà còn cần đảm bảo con người có các kỹ năng và công cụ để làm việc cùng nhau và thúc đẩy đổi mới đột phá. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo một tương lai bền vững và toàn diện hơn cho tất cả doanh nghiệp. Tại Microsoft, chúng tôi cam kết hợp tác với các doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương để cùng nhau hiện thực hóa điều này”.
Nguồn -TT