Caroline Hagen Kjos – 2,8 tỷ USD 
Caroline Hagen Kjos giữ chức Chủ tịch của công ty gia đình Canica AS từ năm 2014, đồng thời nắm giữ cổ phần đa số tại đây.
Bố bà cũng là một tỷ phú, sáng lập ra chuỗi siêu thị giảm giá Rimi từ những năm 1970.
Năm 1998, siêu thị này được sáp nhập vào tập đoàn ICA của Thụy Điển, sau đó lại về tay nhà bán lẻ Hà Lan Ahold. Lúc này, ông bán cổ phần, dùng tiền lập nên chuỗi siêu thị mới. Ngày nay, công ty gia đình Canica AS có nhiều khoản đầu tư khắp vùng Scandinavia, trong đó rót vốn vào công ty sản xuất hàng tiêu dùng Orkla ASA và chuỗi cửa hàng Jernia.
Tatiana Casiraghi – 2,2 tỷ USD
Tatiana Casiraghi gia nhập gia đình hoàng gia Monaco từ năm 2013, sau khi kết hôn với người đứng thứ hai trong danh sách thừa kế ngai vàng.
Ngoài ra, bà và người em trai thừa kế một phần tài sản từ hãng bia SABMiller do ông nội sáng lập. Ngày nay, SABMiller thuộc về nhà sản xuất bia Mỹ, Anheuser-Busch.
Bản thân Tatiana cũng đồng sáng lập nên thương hiệu Muzungu Sisters, chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đến 8 quốc gia.
Yang Huiyan – 21,9 tỷ USD
Vị trí: 43 Chủ tịch Bright Scholar Education Holdings
Tỷ phú 36 tuổi, tốt nghiệp Đại học Ohio State, sở hữu 57% cổ phần của nhà phát triển bất động sản Country Garden Holdings. Phần lớn trong số này được chuyển giao từ người cha vào năm 2007. Em gái của Huiyan là Ziyang làm việc trong ban giám đốc của Country Garden.
Hiện, Huiyan là chủ tịch Bright Scholar Education Holdings, công ty giáo dục của Trung Quốc được niêm yết trên sàn chứng khoán New York từ năm 2007.
Người dì của Huiyan là Yang Meirong có cổ phần trong Bright Scholar và từng có mặt trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc năm 2017.
Sofie Kirk Kristiansen – 5,4 tỷ USD
Vị trí: 351 Tập đoàn Lego
Là thế hệ thứ tư của gia đình khai sinh ra thương hiệu Lego của Đan Mạch, Sofie Kirk Kristiansen cùng bố, anh chị em mỗi người sở hữu một phần trong tổng số cổ phần 75% của công ty.
Năm nay 42 tuổi, Kristiansen cũng nằm trong ban quản trị của Lego Foundation.
Cụ của  ông Ole là một thợ mộc. Từ năm 1932, ông bắt đầu làm những sản phẩm đồ chơi gỗ trong xưởng mộc của gia đình. Công việc kinh doanh ngày càng phát triển, ông chuyển sang sản xuất đồ chơi nhựa từ những năm 1940.
Thông qua công ty gia đình,  còn có cổ phần ở một số công ty khác, ngoài ra đầu tư thêm vào bất động sản và nông nghiệp.
Rahel Blocher – 5,5 tỷ USD
Vị trí: 334 Thụy Sĩ
Rahel Blocher nắm giữ vai trò quan trọng trong EMS-Chemie, công ty sản xuất polymer và hóa học lớn của Thụy Điển của gia đình.
Nữ tỷ phú sở hữu cổ phần từ năm 2004 khi cha bà là Christoph Blocher bán cổ phần cho các con.
Nắm giữ vị trí CEO của EMS-Chemie là Magdalena là người chị gái, còn Rahel không đóng vai trò gì trong điều hành doanh nghiệp.
Nữ tỷ phú hiện dành nhiều tâm huyết tại Robinvest, công ty đầu tư của cha và ngồi trong đội ngũ giám đốc của tổ chức Schweizer Musikinsel Rheinau.
Các chị gái của bà là Magdalena, Miriam cùng người anh trai là Markus cũng đều là tỷ phú.
Isabel dos Santos – 2,6 tỷ USD
Vị trí: 924 Angola
Isabel dos Santos là con gái lớn của cựu tổng thống Angola. Vị này từ chức hồi giữa năm ngoái. Nhờ bố mình, bà Isabel dos Santos được ngồi vào chiếc ghế cao nhất tại tập đoàn dầu mỏ quốc gia Sonangol. Nhưng khi tổng thống mới lên vào tháng 11/2017, bà đã bị mất chức.
Forbescho biết bà có cổ phần tại một số công ty Angola như ngân hàng, hãng viễn thông. Bà cũng mua cổ phần của nhiều công ty Bồ Đào Nha, trong đó có nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp Nos SGPS.
Người phát ngôn của Santos nói với Forbes rằng bà là “một nữ doanh nhân, nhà đầu tư cá nhân độc lập, đại diện cho lợi ích của chính mình”.
Clelia Haji-Ioannou – 1,32 tỷ USD
Vị trí: 1756 Cyprus
Khối tài sản của nữ tỷ phú này có được là nhờ vào số cổ phần tại hãng hàng không giá rẻ EasyJet do anh trai sáng lập. Ngoài ra, bà sở hữu hơn 40 triệu USD trong các bất động sản, chủ yếu ở châu Âu như Monaco, Cyprus, Athens và London. Nữ đại gia khẳng định mình còn sở hữu bộ tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng chục triệu USD mà bà đã cất công sưu tập hơn 20 năm qua.
Lee Boo-Jin – 2 tỷ USD
Vị trí: 1215 Samsung C&T
Lee Boo-Jin là Chủ tịch kiêm CEO của Hotel Shilla, một trong những khách sạn kiêm trung tâm hội nghị nổi bật nhất ở Seoul.
Bà là con gái lớn của Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee, thường được dư luận và báo giới gọi là “Tiểu Kun-hee” vì tài kinh doanh thiên bẩm. Ngoài ra, nữ doanh nhân cũng đóng vai trò cố vấn trong một công ty con của tập đoàn.
Những nữ tỷ phú giàu nhất ở các quốc gia
Nguyễn Thị Phương Thảo – 3,1 tỷ USD
 Vị trí: 766 Chủ tịch Tập đoàn Sovico, CEO Vietjet Air, Phó Chủ tịch HDBank
 Việt Nam 48 tuổi
Là một trong bốn tỷ phú đôla của Việt Nam, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo cũng là đại diện duy nhất của phái đẹp và đứng vị trí thứ hai.
Forbes gọi tên là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo ra mắt hãng hàng không Vietjet Air vào năm 2011. Ngày nay, Vietjet Air điều hành hơn 300 chuyến mỗi ngày, chiếm 40% tổng lượng chuyến bay của Việt Nam. Năm 2017 đánh dấu cột mốc của Vietjet Air với sự kiện lên sàn vào tháng 2. Bên cạnh đó, bà cũng sở hữu phần vốn đáng kể tại ngân hàng HDBank và một số resort bãi biển.
Ngoài danh sách tỷ phú thế giới, CEO Vietjet còn lọt vào Top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của
Forbes
với vị trí thứ 55.
Nói về nữ doanh nhân,
Forbes viết: “Bạn có biết rằng sau khi học ngành kinh tế tài chính ở Liên Xô cũ vào những năm 1980, bà bắt đầu kinh doanh giao dịch ngoại thương giữa Đông Âu và châu Á, và cả Trung Đông… Bà Nguyễn Thị Phương Thảo lấy ý tưởng về một hãng hàng không từ những ngày còn là thương nhân quốc tế. Khi đó, bà đã dự đoán rằng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở Việt Nam và khu vực chắc chắn sẽ bùng nổ”.
Bà chỉ nhắm đến những thương vụ lớn, và chưa bao giờ làm bất cứ điều gì ở quy mô nhỏ. Vào thời kỳ người ta buôn bán từng container hàng hóa, thì bà đã giao dịch hàng trăm container,
Sandra Ortega Mera – 6,9 tỷ USD
Vị trí: 237 Tây Ban Nha
Sandra Ortega Mera là con gái của Amancio Ortega, nhà đồng sáng lập Tập đoàn may mặc khổng lồ Inditex, nổi tiếng với chuỗi thương hiệu Zara.
Nữ tỷ phú nhận khoản thừa kế từ mẹ, cũng là đồng sáng lập Inditex sau khi bà đột ngột qua đời năm 2013. Theo đó, Sandra nắm giữ 89% cổ phần của Rosp Corunna cùng 4,5% cổ phần tại Inditex.
Hiện Sandra là người giàu thứ hai tại Tây Ban Nha, xếp sau bố mình. Tuy nhiên, bà không tham gia vào hoạt động của Inditex. Thay vào đó,
Sandra Ortega Mera
 dành toàn bộ thời gian vào Fundación Paideia, tổ chức phi lợi nhuận do người mẹ quá cố sáng lập, chuyên hỗ trợ và đào tạo nghề cho người tàn tật.