Kinh tế thế giới triển vọng phục hồi; Tuyên bố Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương, Biden sẽ “rắn tay” với Trung Quốc?; Quan hệ hợp tác Việt-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp; Vận chuyển vaccine – nhiệm vụ thế kỷ của ngành hàng không; Hơn 63,5 triệu ca nCoV toàn cầu, WHO hứa tìm nguồn gốc Covid-19…là những tin chính được cập nhật.
Kinh tế thế giới triển vọng phục hồi
Sản xuất công nghiệp Trung Quốc tăng trở lại mức trước đại dịch Covid-19
SGGP Chứng khoán thế giới đánh dấu sự bùng nổ vào tháng 11 khi tin tức tốt lành về vaccine phòng Covid-19 mang lại hy vọng cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu vào năm tới.
Bên cạnh đó, các chính sách kích thích kinh tế mới của các nước lớn cùng với sản lượng công nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản tăng cao đã làm giảm bớt những lo ngại về đại dịch trong thời gian tới.
Chứng khoán trỗi dậy
Tính đến ngày 30-11, nhiều sàn chứng khoán châu Âu có mức tăng cao nhất tính trong cả tháng với Pháp tăng 21% và Italy gần 26%. Chỉ số MSCI của chứng khoán thế giới tăng 13% trong tháng 11, trong khi chỉ số S&P 500 (chỉ số quan trọng bậc nhất của Mỹ) đã tăng 11%, lên mức cao nhất mọi thời đại.
Động thái từ Đông Á
Cũng theo Reuters, vào tháng 11-2020, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 năm qua, trong khi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ cũng đạt mức cao nhất trong nhiều năm, đánh dấu sự phục hồi kinh tế của nước này đang tăng lên sau khi suy giảm do Covid-19.
Dữ liệu lạc quan được công bố vào ngày 30-11 cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà trở thành nền kinh tế đầu tiên hoàn toàn thoát khỏi lực cản từ việc đóng cửa trên diện rộng của ngành công nghiệp. Dữ liệu gần đây cho thấy, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc hiện đã ở mức trước đại dịch.
Theo Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của các ngành sản xuất đã tăng lên 52,1 vào tháng 11 so với mức 51,4 vào tháng 10, đây là chỉ số PMI cao nhất kể từ tháng 9-2017. Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong cả năm 2020, mức yếu nhất trong hơn ba thập niên nhưng vẫn mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác đang vật lộn để kiểm soát sự bùng phát dịch Covid-19.
Tuyên bố Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương, Biden sẽ “rắn tay” với Trung Quốc?
VOV.VN – Tuyên bố Mỹ là cường quốc ở Thái Bình Dương song ông Biden sẽ hành động như thế nào để củng cố nhận định này trước một Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán?
Phép thử với chính quyền Biden
Ngày 20/1, khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức, ông sẽ phải đối mặt với một thực tế Mỹ không còn là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Hiện nay, hải quân lớn nhất thế giới là lực lượng hải quân của Trung Quốc – một dấu mốc mà Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 9. Đây rõ ràng sẽ là một thách thức với ông Biden khi ông và các cố vấn quốc phòng lên kịch bản đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán với quyền lực gia tăng.
“Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh liên tục. Chúng ta phải rất thận trọng và hiểu rõ về việc này”, ông Paul Heer, người dành hàng thập kỷ với vai trò là nhà phân tích tình báo cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, đồng thời từng là một quan chức tình báo quốc gia trong chính phủ Mỹ phụ trách khu vực Đông Á cho hay.
Ông Biden cùng đội ngũ của mình đang đứng trước quyết định về cách thức phản ứng với sự phô diễn sức mạnh của Trung Quốc từ các động thái của nước này ở Biển Đông cho tới những căng thẳng ở dãy Himalaya với Ấn Độ.
“Chúng tôi là một cường quốc ở Thái Bình Dương”, ông Biden viết trong một bài phân tích vào tháng trước. Giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang và cả 2 nước ngày càng coi nhau như kẻ thù, Bắc Kinh sẽ đặt tuyên bố trên của ông Biden vào một phép thử trong khu vực.
Hiện nay ở Washington, hầu như có rất ít lời kêu gọi cải thiện quan hệ hay đối thoại nhiều hơn với Bắc Kinh khi lưỡng đảng Mỹ đều chỉ trích Trung Quốc về nhiều vấn đề. Mỹ cũng ngày càng mất niềm tin vào giới lãnh đạo Trung Quốc.
Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đã thành lập một vị trí cấp cao mới ở Lầu Năm Góc chỉ tập trung vào việc đối phó với Trung Quốc. Vị trí này hiện do ông Chad Sbragia nắm giữ, một chuyên gia về Trung Quốc trong quân đội Mỹ.
Quan hệ hợp tác Việt-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp
(ĐCSVN) – Hai bên nhất trí đánh giá mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng trong thời gian qua, quan hệ hợp tác Việt-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hợp tác chính trị được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu. Hai bên đã duy trì thường xuyên các chuyến thăm, điện đàm, tiếp xúc cấp cao. Các cơ chế hợp tác song phương được quan tâm triển khai. Hợp tác quốc phòng – an ninh, đối ngoại tiếp tục được thúc đẩy. Hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật đã có những chuyển biến tích cực.
Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Xạ-lởm-xay Côm-ma-xít, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Lào từ ngày 29-30/11/2020 và đồng chủ trì Tham vấn Chính trị thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Lào lần thứ 7, kết hợp đôn đốc triển khai các dự án hợp tác trọng điểm giữa hai nước.
Tại cuộc tham vấn chiều ngày 29/11/2020, trên tinh thần tin cậy đặc biệt, hai Bộ trưởng Ngoại giao đã chia sẻ về Kết quả Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao mỗi nước, rà soát kết quả hợp tác giữa hai nước và hai Bộ Ngoại giao trong năm qua và bàn về định hướng hợp tác trong thời gian tới; đồng thời trao đổi sâu rộng và tin cậy về các vấn đề khu vực, quốc tế hai bên cùng quan tâm.
Vận chuyển vaccine – nhiệm vụ thế kỷ của ngành hàng không
VnExpress: Thế giới cần 8.000 máy bay chở hàng trong 2 năm để vận chuyển vaccine, trong bối cảnh hàng loạt phi cơ đang xếp xó vì đại dịch.
Trong một nhà kho đông lạnh của sân bay Frankfurt, hãng hàng không Đức Lufthansa đang chuẩn bị đội bay cho nhiệm vụ vận chuyển hàng triệu liều vaccine, nhằm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.
Lufthansa là một trong những hãng bay chở hàng lớn nhất thế giới. Họ đã lên kế hoạch vận chuyển vaccine từ tháng 4, khi sản phẩm của các hãng từ Pfizer, Moderna đến AstraZeneca đang được phát triển với tốc độ kỷ lục.
Một nhóm gồm 20 người được thành lập để tìm cách tối ưu khả năng vận chuyển hàng của Boeing 777 và MD-11, cũng như các máy bay chở khách lớn hiện chỉ vận hành với 25% công suất. “Câu hỏi hiện tại là chúng tôi sẽ tăng quy mô bằng cách nào”, Thorsten Braun – người phụ trách vấn đề này tại Lufthansa cho biết.
Các hãng bay đang chịu thiệt hại nặng khi nhu cầu đi lại sụt giảm vì đại dịch. Vì thế, họ hiện đóng vai trò tích cực trong nỗ lực đẩy lùi Covid-19, bằng cách chuyên chở hàng tỷ lọ vaccine đến mọi ngóc ngách của thế giới.
Đây là nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ và giờ càng khó khăn hơn khi các hãng đã cắt giảm mạnh tay đường bay, nhân sự và bán bớt phi cơ để tồn tại trong cuộc khủng hoảng đang khiến lưu lượng di chuyển bằng đường hàng không toàn cầu giảm 61% năm nay.
“Đây sẽ là nhiệm vụ logistics lớn nhất và phức tạp nhất đến nay”, Alexandre de Juniac – Giám dốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nhận xét, “Thế giới đang trông chờ vào chúng tôi”.
IATA ước tính cần đến năng lực chuyên chở của 8.000 máy bay chở hàng Boeing 747 trong vòng 2 năm để vận chuyển 14 tỷ liều đi khắp thế giới, tương đương mỗi người nhận được hai liều vaccine. Việc này khá khó khăn khi một phần ba máy bay chở khách toàn cầu vẫn đang xếp xó, theo số liệu của Cirium.
*** Hơn 63,5 triệu ca nCoV toàn cầu, WHO hứa tìm nguồn gốc Covid-19
Toàn cầu ghi nhận hơn 63,5 triệu người nhiễm nCoV, trong đó 1,4 triệu người đã chết, WHO cam kết “làm mọi thứ” để tìm ra nguồn gốc Covid-19.
Thế giới ghi nhận 63.538.136 ca nhiễm và 1.472.826 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 494.070 và 8.102 ca chỉ trong một ngày, 43.924.965 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Mỹ trải qua ngày chết chóc, Thủ tướng Croatia nhiễm Covid-19
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm khoảng 455.000 ca nhiễm mới và 7.654 trường hợp tử vong vì Covid-19.
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 1/12, virus corona chủng mới tiếp tục hiện diện ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây mầm bệnh cho hơn 63,5 triệu người, trong đó hơn 1,47 triệu người đã tử vong.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 157.551 ca nhiễm và 1.099 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 13.897.033, trong đó 274.134 người đã chết. Một số bang và thành phố của Mỹ đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm với hy vọng ngăn chặn nCoV lây nhiễm tại các quán bar, bữa tiệc và các sự kiện về đêm khác.
Tiến sĩ Celine Gounder, thành viên nhóm cố vấn chống Covid-19 của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự đoán số ca nhiễm, nhập viện và tử vong sẽ tăng mạnh trong vài tuần tới, sau khi hàng triệu người Mỹ tăng cường đi lại, tụ tập trong các dịp lễ cuối năm.
Mỹ vẫn đứng đầu danh sách các nước bị Covid-19 tấn công dữ dội nhất. Với 137.680 ca mới và 1.039 người tử vong trong ngày qua, đến nay Mỹ đã ghi nhận gần 13,9 triệu người nhiễm và hơn 274.000 nạn nhân xấu số.
New York đề ra 5 chiến lược
Hôm 30/11, Thống đốc bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo công bố 5 chiến lược chống Covid-19.
Cụ thể, ngoài việc sử dụng số liệu về các ca nhập viện làm thước đo chính để kích hoạt việc chỉ định và đóng cửa khu vực, 4 chiến lược bổ sung gồm: tăng cường xét nghiệm trên toàn bang; chuẩn bị cho việc phân phối vắc-xin; duy trì trường học mở cửa một cách an toàn; và duy trì giới hạn tối đa 10 người tụ tập.
Theo Thống đốc Cuomo, hoạt động phân phối vắc-xin có thể bắt đầu trong vài tuần tới và ông đang phối hợp với một số thống đốc khác. Tuy nhiên, chiến dịch chưa thể thực hiện được trên diện rộng cho đến “cuối mùa Xuân hoặc đầu mùa Hè năm 2021”.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 30.664 ca nhiễm và 472 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.462.739 và 137.649.
Trong khi các khu vực khác ở Ấn Độ đã giảm đáng kể ca nhiễm mới từ đỉnh dịch giữa tháng 9, thủ đô 20 triệu dân đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Nhiều bệnh viện tại New Delhi đã rơi vào tình trạng quá tải. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại thành phố New Delhi, khiến nhiều bệnh viện quá tải. Giới chức New Delhi tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 rupee (27 USD).
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố sẽ không tiêm vaccine Covid-19, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nhiều người ủng hộ ông cũng làm điều tương tự, khiến Brazil không đủ tỷ lệ dân số tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 272 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 173.120. Số người nhiễm nCoV tăng 21.138 trong 24 giờ qua, lên 6.335.878.
Pháp, vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, báo cáo 2.222.488 ca nhiễm và 52.731 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.005 và 406 ca.
Những cửa hàng không thiết yếu tại Pháp đã được mở cửa trở lại từ ngày 28/11 và các hoạt động tôn giáo trong nhà cũng được phép tổ chức trở lại, nhưng tín đồ chỉ được tập trung dưới 30 người bất kể quy mô của nhà thờ. Các tổ chức Công giáo đã phản đối biện pháp hạn chế, cho rằng nhà thờ và thánh đường rộng rãi hơn nhiều so với các cửa hàng bán lẻ, nơi có giới hạn tụ tập là một người/8 mét vuông.
Anh báo cáo thêm 12,330 ca nhiễm và 205 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.629.657 và 58.448. Chính phủ Anh tái phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, áp đặt một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất tại nước này từ sau Thế chiến II.
Cảnh sát London cuối tuần qua đã bắt hơn 150 người tham gia biểu tình chống phong tỏa và phản đối vaccine Covid-19. Lệnh phong tỏa ở Anh dự kiến kết thúc ngày 2/12.
Đức ghi nhận 14.156 ca nhiễm và 329 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.069.763 và 16.862. Giới chức Đức nhận định số ca nhiễm hàng ngày còn ở mức cao và lo ngại tình trạng quá tải tại các khu điều trị tích cực của nhiều bệnh viện.
Dân Đức không bị giới hạn trong nhà từ 2/11 đến 20/12, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì “mục đích phi du lịch”. Trường học và các cửa hàng vẫn được mở cửa, nhưng tất cả nhà hàng, quán bar, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 26.338 ca nhiễm nCoV và 368 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.295.654 và 39.895.
Điện Kremlin cho biết hệ thống y tế của nước này đang chịu áp lực lớn, nhưng tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát ngoại trừ một số khu vực. Nga không áp đặt biện pháp phong tỏa toàn quốc mà tập trung vào các biện pháp hạn chế theo từng khu vực.
Iran, một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 48.264 người chết, tăng 371, trong tổng số 962.070 ca nhiễm, tăng 13.321. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Giới chức Iran thừa nhận số liệu chính thức dường như thấp hơn so với mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở nước này. Từ 21/11, Iran áp đặt hạn chế chống dịch mới, bao gồm đóng cửa các hộ kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu tại thủ đô Tehran và khoảng 160 thành phố và thị trấn được xác định nguy cơ ở mức “đỏ”.
Sau một thời gian ổn định, Hàn Quốc đang đương đầu làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 377 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 34.201, trong đó 526 trường hợp tử vong, tăng 3 ca.
Giới chức Hàn Quốc hôm 29/11 cho biết Thủ tướng Chung Sye-kyun sẽ thảo luận với các quan chức y tế về áp dụng biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn để ngăn Covid-19.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 538.883 ca nhiễm, tăng 4.617, trong đó 16.945 người chết, tăng 130.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi giữa tháng 11 thông báo nước này dự định tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng 12, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Indonesia sẽ sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.
Philippines báo cáo 431.630 ca nhiễm và 8.392 ca tử vong, tăng lần lượt 1.773 và 19 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Quốc gia này đã ký hợp đồng mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất.
Chính phủ Philippines trước đó từng đàm phán với một số nhà sản xuất vaccine Covid-19 tiềm năng, đến từ Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tổng thống Philippines Duterte hồi tháng 9 cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga và Trung Quốc sản xuất, bởi họ không yêu cầu tiền đặt trước.
Tổng giám đốc WHO khẳng định sẽ làm mọi thứ có thể để tìm ra nguồn gốc động vật của Covid-19, cho rằng kiến thức về nó là chìa khóa để ngăn những đại dịch trong tương lai. “Chúng tôi muốn biết nguồn gốc và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để tìm ra nó”, ông Tedros nói và kêu gọi ngừng “chính trị hóa” việc WHO tìm sự trợ giúp của Trung Quốc cho cuộc điều tra Covid-19.
Covid-19 trên Thế giới
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại về số ca nhiễm mới và tử vong tăng vọt tại Brazil trong những tuần gần đây, cho ra tình hình tại nước này “rất đáng lo”. Số ca nhiễm mới trung bình đã tăng từ 10.000 ca/ngày hồi đầu tháng 11 lên hơn 50.000/ngày, trong khi số người chết mỗi ngày đã tăng gấp gần 9 lần chỉ trong một tuần.
*** Thủ tướng Croatia dương tính
Phát ngôn viên của Thủ tướng Croatia cho biết, ông Andrej Plenkovic vừa nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Thủ tướng hiện đang cách ly tại nhà riêng.
“Thủ tướng Plenkovic sẽ tiếp tục cách ly ở nhà trong 10 ngày. Ông hiện khỏe mạnh và sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ từ nhà riêng theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia bệnh dịch học”, người phát ngôn nói.
Vợ ông Plenkovic được chẩn đoán nhiễm Covid-19 từ cuối tuần trước.
Campuchia cấm tụ tập quá 20 người
Sau khi ghi nhận các ca nhiễm mới đầu tiên trong cộng đồng, Campuchia đã siết chặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Thủ tướng Hun Sen, ngày 30/11, thông báo bắt đầu chiến dịch phòng, chống đại dịch trong 15 ngày. Trong thông cáo mới nhất gửi tới Đô trưởng Phnom Penh và Tỉnh trưởng Siem Reap, ông Hun Sen ra lệnh cấm gặp gỡ và hội họp trên 20 người, cấm tổ chức đám cưới từ 1-15/12. Ông khẳng định chiến dịch này hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của cả chính phủ và người dân, sát hạch khả năng của Campuchia có thể vượt qua thách thức lớn.
Cùng ngày, Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia cũng thông báo tạm thời đóng cửa toàn bộ các rạp chiếu phim, bảo tàng và nhà hát trong 2 tuần để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh.
Ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng ở Campuchia được xác định là người vợ 56 tuổi của Tổng cục trưởng Tổng cục trại giam Chhem Savuth. Xét nghiệm sau đó cho thấy, ông Savuth cùng bốn thành viên khác trong gia đình cũng dương tính với virus corona chủng mới.
Philippines tiêm ngừa Covid-19
Khoảng 1,5 triệu dân Philippines sẽ được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 do hãng dược phẩm liên doanh Anh – Thụy Điển AstraZeneca sản xuất.
Chính phủ Philippines đạt được thỏa thuận mua vắc-xin của hãng này vào đầu tuần trước. Theo thỏa thuận trị giá 600 triệu peso (12,5 triệu USD), AstraZeneca sẽ cung cấp cho Philippines 2,6 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 vào tháng 5 và tháng 6/2021.
AstraZeneca yêu cầu mỗi người phải tiêm đủ 2 liều mới đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh và giới chức Philippines hiện đang đàm phán với hãng để mua thêm 1 triệu liều nữa.
Philippines là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á được AstraZeneca chọn để thử nghiệm vắc-xin Covid-19.
*** Tư lệnh cấp cao Iran thiệt mạng trong vụ ám sát bằng tên lửa
Chỉ huy cấp cao của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Muslim Shahdan được truyền thông Trung Đông xác nhận đã thiệt mạng trong một vụ tấn công trên lãnh thổ Syria, vài ngày sau vụ nhà khoa học hàng đầu Iran bị ám sát.
Australia yêu cầu Trung Quốc xin lỗi: Mồi lửa mới trong quan hệ song phương?
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 30/11 đã yêu cầu Trung Quốc xin lỗi về việc người phát ngôn nước này đăng tải bức hình “giả mạo” binh sĩ Australia kề dao vào cổ một đứa trẻ, trong bối cảnh mối quan hệ Australia-Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi với căng thẳng liên tiếp xảy ra trên nhiều lĩnh vực.
Iran vội vã tăng lực lượng bảo vệ các nhà khoa học sau vụ ám sát ở Tehran
Iran sẽ thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung để ngăn chặn các vụ tấn công ám sát nhằm vào giới khoa học nước này, giống những gì đã xảy ra với chuyên gia hạt nhân hàng đầu Mohsen Fakhrizadeh.
Ông Biden công bố nhóm truyền thông Nhà Trắng “vô tiền khoáng hậu”
Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden hôm 29/11 đã công bố đội ngũ truyền thông Nhà Trắng với 100% thành viên nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, theo TheHill.
Ông Joe Biden phải vào bệnh viện
Ứng viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden phải tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi bị trẹo mắt cá chân do trượt chân khi chơi đùa với chú chó cưng tên Major.
Iran sắp đưa ra đòn trả đũa “có tính toán và quyết đoán”
Một cố vấn hàng đầu của nhà lãnh đạo tối cao Iran cho biết Tehran sẽ đưa ra phản ứng “có tính toán và quyết đoán” đối với vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu nước này, trong khi một tờ báo khá cực đoan cho rằng sự trả thù của Tehran nên bao gồm việc tấn công thành phố Haifa của Israel.
Nhà khoa học Iran là “mục tiêu” của nhiều đời Thủ tướng Israel
Mohsen Fakhrizadeh, một nhà vật lý hạt nhân cấp cao của Iran đã bị các tay súng ám sát hôm 27/11 trong một cuộc tấn công ở thị trấn Absard, cách Tehran khoảng 175 km về phía Đông, khiến quan chức Iran đe dọa sẽ trả đũa.
Triều Tiên lập “gọng kìm sắt” ngoài biển nhằm kiểm dịch COVID-19
Phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 29/11 đưa tin, Bình Nhưỡng sẽ tăng cường kiểm soát việc ra vào đất nước bằng đường biển trong nỗ lực tăng cường phòng chống dịch COVID-19.
Đánh bom làm 30 sĩ quan an ninh thiệt mạng ở Afghanistan
Một vụ đánh bom bằng xe hơi đã xảy ra ngày 29/11 ở tỉnh Ghazni, miền Trung của Afghanistan, giết chết ít nhất 30 thành viên lực lượng an ninh nước này và thương vong có thể tăng lên do cường độ và vị trí của vụ nổ.
Hơn 150 người bị bắt trong biểu tình tại Anh
Hơn 150 người đã bị bắt giữ trong một số cuộc biểu tình chống lại các hạn chế chống dịch COVID-19 ở London, Sở Cảnh sát thành phố cho biết.
Iran thề trả đũa vụ chuyên gia hạt nhân bị ám sát
Nhà lãnh đạo tối cao Iran ngày 28/11 tuyên bố sẽ trả đũa vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của nước này, làm dấy lên mối quan ngại về một cuộc đối đầu mới với phương Tây và Israel trong những tuần còn lại của nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Phá rừng và những nền tài chính rực lửa
Năm 2017, một nghiên cứu do Tổ chức Hòa bình Xanh (Green Peace) công bố cho thấy hơn 300 triệu hecta rừng đã bị phá hủy từ năm 2001 đến 2015, gần bằng diện tích của Ấn Độ. Khoảng 1/4 trong số này được dùng để trồng cọ, cao su, cà phê, cỏ nuôi bò và thủy điện.
Chuyến công du thúc đẩy lòng tin ở Đông Bắc Á
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 27/11 đã kết thúc chuyến công du hai nước láng giềng Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây có thể coi là cơ hội để nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xích lại gần hơn với hai cường quốc kinh tế tại châu Á và cũng được Bắc Kinh chọn là đối tác hợp tác về công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy giao thương, nhất là chuỗi cung ứng vốn đang đình trệ, hướng tới phục hồi kinh tế.
Mỹ đưa tàu sân bay đến sát Iran giữa lúc căng thẳng
Nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz của quân đội Mỹ nhận lệnh quay lại vịnh Ba Tư trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel, Mỹ leo thang sau vụ nhà khoa học Iran bị ám sát.
Tổng hợp-TT