VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 1/5/2021.

     LHQ kêu gọi đối phó tình trạng kháng thuốc kháng sinh; WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin ngừa Covid-19 của Modern; Mỹ đẩy mạnh dàn “mắt thần” do thám Biển Đông đối phó Trung Quốc; Ấn Độ: Suzuki, Honda và Toyota đóng cửa nhà máy, “nhường” ôxy công nghiệp cứu bệnh nhân Covid-19; Ca Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ vượt 400.000; Gần 152 triệu người trên thế giới nhiễm COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
LHQ kêu gọi đối phó tình trạng kháng thuốc kháng sinh
canh bao tinh trang khang thuoc khang sinh o chau a   Ảnh minh họa.
SGGP Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) Volkan Bozkir đã kêu gọi các nước thành viên hãy hành động đối phó với tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Theo đó, ông Bozkir khuyến khích các nước phát triển và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh, thắt chặt các quy định liên quan kháng thuốc kháng sinh, nâng cao nhận thức cho người dân, sử dụng kháng sinh đúng và hiệu quả, cũng như thay thế kháng sinh bằng những lựa chọn khác và ứng dụng công nghệ mới trong chẩn đoán và tiêm chủng.
Hiện thế giới không còn điều trị hiệu quả đối với một số loại nhiễm khuẩn phổ biến. Mỗi năm, khoảng 700.000 người tử vong vì các bệnh kháng thuốc. Nếu xu hướng kháng thuốc vẫn tiếp diễn, việc thực hiện những ca mổ tinh vi như ghép tạng, thay khớp, hóa trị và chăm sóc trẻ sinh non sẽ rất nguy hiểm và thậm chí không thể tiến hành được. Nếu không có giải pháp, các bệnh do kháng thuốc gây nên sẽ gây ra tử vong cho 10 triệu người mỗi năm từ nay đến năm 2050.
WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin ngừa Covid-19 của Modern
Ngày 30/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Moderna (Mỹ) vào danh mục sử dụng khẩn cấp.
Động thái này giúp nhiều nước không thể tự đánh giá hiệu quả của vắc-xin có thể tiếp cận vắc-xin nhanh nhất có thể và cho phép cơ chế chia sẻ vắc-xin Covax của Liên hợp quốc và các đối tác khác phân bổ vắc-xin Moderna cho những nước nghèo hơn.
Đây là loại vắc-xin phòng Covid-19 thứ 5 được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp, bên cạnh của Pfizer BioNTech, AstraZeneca, Janssen và Viện Serum Ấn Độ. Trước đó, từ ngày 18/12/2020, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin của Moderna trong khi Liên minh châu Âu (EU) cấp phép loại vắc-xin này từ ngày 6/1 năm nay.
WHO cho biết nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của tổ chức này nhận định tính hiệu quả của vắc-xin Moderna là 94,1%. Moderna ngày 29/4 cho biết hãng này dự kiến sản xuất tới 3 tỷ liều vắc-xin phòng Covid-19 trong năm 2022.
Mỹ đẩy mạnh dàn “mắt thần” do thám Biển Đông đối phó Trung Quốc
(DTO) – Số lượng chuyến bay do thám mà Mỹ thực hiện ở Biển Đông đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực leo thang do các hành động bành trướng của Trung Quốc.
Một thống kê của tổ chức Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược ở Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc công bố hôm 30/4 cho thấy Mỹ đã thực hiện 65 chuyến bay do thám trên Biển Đông vào tháng 4.
Ngoài ra, theo SCSPI, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2021 đã thực hiện số nhiệm vụ do thám tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo bản báo cáo trên, Mỹ đã đưa 5 loại máy bay trinh sát tới Biển Đông trong thời gian qua, phản ánh mối quan tâm của Mỹ tới mọi hoạt động trong khu vực từ tuần tra hàng hải đến tình báo tín hiệu.
Ấn Độ: Suzuki, Honda và Toyota đóng cửa nhà máy, “nhường” ôxy công nghiệp cứu bệnh nhân Covid-19
Trước tình trạng số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt tại Ấn Độ, Suzuki, Honda và Toyota đã tạm thời dừng hoạt động các nhà máy để chuyển ôxy công nghiệp hỗ trợ cứu chữa cho bệnh nhân Covid-19…
Theo Nikkei Asia, Maruti Suzuki sẽ đóng cửa hai nhà máy sản xuất ôtô tại Manesar và Gurugram, Ấn Độ từ ngày 1-9/5 và giải phóng lượng ôxy dùng cho hoạt động sản xuất sang cho các bệnh viện. Trong thời gian này, các nhà máy sẽ tiến hành bảo trì, sớm hơn thường lệ tháng 6 hàng năm.
“Trong tình hình hiện tại, chúng tôi tin rằng tất cả lượng ôxy sẵn có nên được dùng để cứu người”, hãng xe Maruti Suzuki – công ty con của Suzuki Nhật Bản – cho biết trong một thông cáo.
Tương tự, Suzuki Motor Gujarat, công ty lắp ráp ôtô theo hợp đồng, cũng sẽ tạm thời đóng cửa máy của mình. Hãng xe Nhật Bản Honda ngày 29/4 cũng tuyên bố sẽ tạm dừng sản xuất xe máy tại 4 nhà máy ở Ấn Độ từ ngày 1-15/5.
Công ty con của Toyota tại Ấn Độ, Toyota Kirloskar Motor, hiện có hai nhà máy tại Bidadi, bang Karnataka, đã dừng hoạt động từ đầu tuần này để bảo dưỡng thường niên và sẽ tiếp tục đóng cửa tới hết ngày 14/5. Trong khi đó, hãng đồ gia dụng Panasonic cũng dừng hoạt động một số nhà máy tại Ấn Độ.
Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi phải vật lộn với làn sóng Covid-19 lần thứ hai. Trong tháng 4, nước này ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, trong đó nhiều ngày lập kỷ lục toàn cầu. Con số này cao gấp 3 lần so với thời điểm diễn ra làn sóng Covid-19 lần thứ nhất tại Ấn Độ trong năm 2020.
Ca Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ vượt 400.000
Ấn Độ ghi nhận thêm cột mốc nghiệt ngã khi ca nhiễm mới hàng ngày vượt 400.000, trong khi chương trình tiêm chủng ở nước này cũng rất hạn chế.

Ấn Độ báo cáo 408.331 ca nhiễm trong 24 giờ qua, đánh dấu mức tăng kỷ lục khác về số ca nhiễm trong một ngày, nâng tổng ca nhiễm lên 19.157.094. Vùng dịch thứ hai thế giới cũng ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 211.855.
Hôm qua là ngày thứ mười liên tiếp ca nhiễm mới ở Ấn Độ cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đất nước này trở thành điểm nóng Covid-19 trầm trọng nhất thế giới từ 21/4, khi ca nhiễm hàng ngày vượt 300.000.
Chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới. Đợt bùng phát không ngừng mở rộng tiếp tục gây tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung cấp thiết yếu khác như oxy, thuốc.
Dù là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và vùng dịch thứ hai toàn cầu, Ấn Độ không có được chương trình tiêm chủng cần thiết. Hiện chỉ nhân viên “tuyến đầu” như nhân viên y tế, người trên 45 tuổi và người có bệnh lý nền mới được tiêm vaccine AstraZeneca hoặc Covaxin do trong nước phát triển và sản xuất. Kể từ hôm nay, điểm tiêm chủng sẽ mở cửa cho tất cả người trưởng thành, tương đương 600 triệu người, đủ điều kiện tiêm vaccine.
Hơn 40 quốc gia cam kết gửi viện trợ y tế đến Ấn Độ. Tàu vận tải quân sự Super Galaxy của Mỹ mang theo hơn 400 bình oxy, các thiết bị bệnh viện khác và gần một triệu bộ xét nghiệm Covid-19 đã đến New Delhi hôm 30/4.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 33.100.063 ca nhiễm và 590.008 ca tử vong do nCoV, tăng 55.995 ca nhiễm và 737 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ gặt trái ngọt khi ghi dấu cột mốc quan trọng 100 triệu người đã được tiêm chủng. Quốc gia này đã phân phối 237 triệu liều và 55% người lớn đã nhận được ít nhất một mũi tiêm.
Nhà Trắng thông báo sẽ hạn chế việc đi lại với Ấn Độ bắt đầu từ 4/5, với lý do “ca Covid-19 cực kỳ cao và nhiều biến thể lưu hành ở Ấn Độ”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã phê duyệt vaccine Moderna của Mỹ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vì Nhóm Cố vấn Chiến lược gồm các Chuyên gia Tiêm chủng (SAGE) phát hiện ra loại vaccine này đạt hiệu quả 94,1%. Đây cũng là vaccine thứ năm được WHO đưa vào danh sách khẩn cấp.
Từ 27/4, những người Mỹ đã tiêm đầy đủ vaccine Covid-19 không còn cần phải đeo khẩu trang ngoài trời trong hầu hết tình huống, trừ nơi tụ tập đông người. Những người chưa tiêm phòng cũng có thể ra ngoài mà không đeo khẩu trang nếu đến các buổi tụ tập ít người tổ chức ngoài trời, miễn là bạn bè và gia đình họ đã được tiêm đầy đủ.
Một quốc gia rộng lớn khác cũng đang vật lộn với chiến dịch tiêm chủng khi đối mặt ca nhiễm gia tăng là Brazil, quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất trong đại dịch, với 189/100.000 dân.
Quốc gia Nam Mỹ này báo cáo 14.659.011 ca nhiễm và 403.781 ca tử vong trong 24 giờ qua, tăng lần lượt 66.125 và 2.364.
Các chuyên gia cho biết đợt gia tăng mới nhất một phần do “biến thể Brazil” của nCoV, xuất hiện trong hoặc xung quanh thành phố Manaus trong rừng nhiệt đới Amazon hồi tháng 12. Tuy nhiên, nhiều người cũng quy trách nhiệm cho chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro, hiện phải đối mặt với cuộc điều tra liệu có bỏ lọt sai phạm trong xử lý đại dịch.
Chương trình tiêm chủng của Brazil bị đánh giá thất bại do sự chậm trễ và không mua được vaccine, biến nước này thành một trong những điểm nóng Covid-19 nguy hiểm nhất thế giới và đẩy hệ thống y tế quốc gia đến bờ vực sụp đổ. 27,3 triệu người, tương đương 13% dân số, đã được tiêm liều đầu tiên, theo số liệu của Bộ Y tế Brazil.
Một quốc gia Nam Mỹ khác là Argentina hôm 30/4 gia hạn thêm ba tuần lệnh giới nghiêm ban đêm đối với thủ đô Buenos Aires. Tổng thống Alberto Fernandez tuyên bố sẽ tìm cách buộc thành phố đóng cửa các trường học.
Ngoài khơi Tây Phi, quốc đảo Cape Verde đã công bố các biện pháp hạn chế mới để ngăn ca nhiễm gia tăng. Thủ tướng Ulisses Correia e Silva cho biết các cơ sở thể thao sẽ đóng cửa trong một tháng và các nhà hàng, quán bar phải đóng cửa sau 21h.
Châu Âu hiện ghi nhận hơn 50,2 triệu ca nhiễm, chiếm hơn 1/3 tổng ca nhiễm toàn cầu. Tuy nhiên, châu lục này đang bắt đầu mở cửa trở lại khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai. Italy hôm qua thông báo lần đầu tiên đạt mốc tiêm chủng cho hơn 500.000 người/ngày, đáp ứng mục tiêu chính.
Pháp, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.616.689 ca nhiễm và 104.514 ca tử vong. Tổng thống Emmanuel Macron thông báo các quán cà phê, địa điểm văn hóa và kinh doanh sẽ mở cửa trở lại theo nhiều giai đoạn kể từ tháng 5.
Ông cũng cho biết tất cả người trưởng thành ở Pháp sẽ đủ điều kiện tiêm chủng từ 15/6, mở màn cho chiến dịch tiêm chủng mà ông hy vọng sẽ đưa đất nước trở lại bình thường.
Và ở nước láng giềng Bỉ, các nhà sản xuất bia nổi tiếng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều tháng đóng cửa, đang gấp rút đảm bảo đủ nguồn cung khi các cơ sở mở cửa trở lại vào tuần tới.
Tại Đông Nam Á, Philippines ghi nhận 1.037.460 ca nhiễm và 17.234 ca tử vong, tăng lần lượt 8.748 và 89 ca.
Tổng thống Duterte gia hạn hạn chế đi lại và tụ tập ở thủ đô Philippines và 4 tỉnh lân cận thêm hai tuần để ngăn virus lây lan và củng cố năng lực y tế. Vùng đô thị Manila, tỉnh Bulacan, Rizal, Laguna và Cavite sẽ cấm di chuyển không cần thiết, tụ tập đông người và ăn uống trong nhà hàng thêm hai tuần nữa, kể từ ngày 1/5.
Nước này đang phải chống chọi với một trong những đợt bùng phát nCoV tồi tệ nhất ở châu Á, khi các bệnh viện và nhân viên y tế ở thủ đô Manila lâm vào tình trạng quá tải trong khi vaccine được bàn giao chậm. Tiến sĩ Rodrigo Ong, chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu độc lập OCTA chuyên dự báo về xu hướng lây lan của Covid-19, cảnh báo tình hình tại Philippines có thể trở nên nghiêm trọng giống Ấn Độ.
Campuchia ghi nhận thêm 761 ca nhiễm nCoV và 2 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 13.402, trong đó 93 người đã tử vong.
Tình hình dịch bệnh buộc giới chức mở rộng các “vùng đỏ”, khu vực siết chặt hạn chế, trong đó người dân không được rời khỏi nhà hoặc thực hiện hoạt động bên ngoài nơi ở, chỉ được ra khỏi nhà vì lý do y tế hoặc một số trường hợp khẩn cấp.
Thống đốc Phnom Penh Khuong Sreng hồi giữa tuần ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh trong vùng đỏ, kể cả mua bán đồ ăn, nhằm kiểm soát đà lây nhiễm Covid-19.
Lào ghi nhận 85 ca nhiễm nCoV mới trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 757, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Thủ đô Vientiane bắt đầu áp lệnh phong tỏa 14 ngày từ ngày 22/4 để đối phó số ca nhiễm nCoV tăng mạnh. Cố đô Luang Prabang cũng bị phong tỏa từ ngày 25/4 đến 5/5. Lào bắt đầu truy vết các cụm dịch Covid-19 mới từ kỳ nghỉ tết truyền thống, sau khi hai người đàn ông Thái Lan và một phụ nữ quốc tịch Lào vượt biên trái phép vào tỉnh Savannakhet hôm 6/4.
Bên cạnh lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh cũng yêu cầu cơ quan các cấp tiếp tục giáo dục cộng đồng về mối nguy hiểm cũng như cách bảo vệ bản thân, gia đình khỏi đại dịch Covid-19.
*** Gần 152 triệu người trên thế giới nhiễm COVID-19
WHO phê chuẩn vaccine ngừa COVID-19 của Moderna vào sử dụng khẩn cấp
(ĐCSVN) – Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 865.615 ca nhiễm và 14.126 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê tính đến sáng hôm nay (1/5) lên lần lượt 151.991.9123 và 3.193.050 trường hợp. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua có dấu hiệu tăng mạnh trở lại.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn thế giới, ngày 30/4 (theo giờ châu Âu), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa vaccine Moderna vào danh sách các vaccine sử dụng khẩn cấp để phòng ngừa COVID-19. Với quyết định trên, vaccine Moderna trở thành vaccine thứ 5 được WHO phê chuẩn và khuyến nghị sử dụng để chích ngừa COVID-19.
Trước đó, Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO (SAGE) đã có những đánh giá tích cực về tính an toàn và hiệu quả của của loại vaccine này. Động thái mới nhất của WHO sẽ giúp các quốc gia chưa thể sản xuất vaccine COVID-19 nay có thể tiếp cận nguồn vaccine để nhập khẩu và tiêm cho người dân. Vaccine Moderna cũng sẽ được cung cấp thông qua chương trình phân phối vaccine toàn cầu COVAX của WHO.
Còn về tình hình dịch bệnh COVID-19, số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 1/5 cho thấy, hiện toàn thế giới có 129.262.750 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 19.536.113 ca bệnh đang điều trị thì có 19.424.756 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 111.357 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 44.585.245 trường hợp, trong đó có 1.014.250 ca tử vong và 39.368.480 ca được điều trị khỏi.
Hiện Bắc Mỹ có 38.329.815 ca nhiễm bệnh, trong đó có 861.832 ca tử vong vì COVID-19. Sau nhiều tháng chật vật chiến đấu với dịch bệnh, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trên thế giới, với tổng số 33.102.466 ca nhiễm và 590.026 ca tử vong vì COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 134.009 ca nhiễm và 4.366 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê tới thời điểm hiện tại lên lần lượt 24.901.125 và 672.919 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực với 14.665.962 ca nhiễm và 404.287 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một người đàn ông tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 30/4. (Ảnh: Xinhua)
Tính đến sáng 1/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 39.515.017 trường hợp, với 520.746 ca tử vong và 33.809.720 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 5.184.551 ca bệnh đang điều trị thì có 32.447 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận 520.072 ca mắc mới COVID-19, trong đó Ấn Độ đã chiếm tới 402.110 ca.
Trong 1 tuần qua, diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ vô cùng căng thẳng và quốc gia Nam Á này đang là tâm dịch của thế giới, với số ca mắc mới và tử vong liên tục phá kỷ lục mỗi ngày. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ là 19.157.094 ca, với 211.835 ca tử vong. Để từng bước kiểm soát dịch bệnh, Ấn Độ dự kiến từ ngày 1/5 bắt đầu mở rộng chương trình tiêm phòng COVID-19 đến những người từ 18-45 tuổi. Tuy nhiên nhiều bang thông báo chưa thể triển khai nỗ lực này vào thời điểm hiện tại do không có sẵn vaccine trong kho và phải ưu tiên tiêm liều thứ hai cho những người trên 45 tuổi.
Tính đến sáng 1/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.597.104 trường hợp, trong đó có 122.094 ca tử vong và 4.122.115 ca bình phục. Trong tổng số 352.895 ca đang điều trị thì có 3.773 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.581.210 ca nhiễm COVID-19 và 54.350 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 26 ca nhiễm COVID-19, trong đó 22 ca ở Australia, 3 ca ở French Polynesia và 1 ca ở Fiji. Hiện khu vực này ghi nhận 62.886 ca nhiễm và 1.194 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 29.801 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.758 ca./.

Tổng hợp-TT