VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 10/12/2019.

Thịt nhân tạo – xu hướng gây nhiều tranh cãi;  Quan hệ Mỹ-Triều đang nguội lạnh?; Pháp sẵn sàng đáp trả đe dọa đánh thuế của Mỹ tại WTO; Putin chỉ trích lệnh cấm Nga dự World Cup, Olympic…là những tin chính được cập nhật.

Thịt nhân tạo – xu hướng gây nhiều tranh cãi

Thịt nhân tạo - xu hướng gây nhiều tranh cãi ảnh 1     Thịt nhân tạo được bán tại Mỹ…

(SGGP) Thịt nhân tạo, còn gọi là thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, dần trở nên phổ biến tại một số quốc gia trên thế giới trong, đó có Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, thịt nhân tạo có thực sự là giải pháp thay thế tối ưu hay không vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Thực phẩm của tương lai
Ước tính, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ chạm ngưỡng 9,7 tỷ người, với tỷ lệ cư dân thành thị và tầng lớp trung lưu tăng dần, kéo theo sức tiêu thụ thịt ngày một lớn, dự kiến đạt 470 triệu tấn/năm.
Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc cảnh báo, nếu phương thức chăn nuôi như hiện tại được giữ nguyên thì có thể cung cấp đủ thịt cho dân số thế giới, nhưng hậu quả là diện tích rừng bị phá nhằm lấy đất sản xuất sẽ tăng gấp đôi, khiến lượng khí thải nhà kính tăng thêm 77%. Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng trên thế giới hiện nay, đồng thời không làm gia tăng lượng khí thải nhà kính, việc nghiên cứu và sản xuất thịt nhân tạo đã dần trở thành xu hướng.
Từ những năm 2000, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm cách nghiên cứu và phát triển thịt trong ống nghiệm để cung cấp thức ăn cho phi hành gia khi thực hiện những chuyến bay dài ngày trong không gian. Tuy nhiên, thành công đầu tiên phải kể đến các mẫu thịt nhân tạo được phát triển từ Đại học Maastricht (Hà Lan) vào năm 2013 để làm nhân bánh hamburger, với chi phí sản xuất khoảng 330.000USD. Cho đến năm 2017, với tên gọi “Thực phẩm của tương lai”, thịt nhân tạo dần được nhân rộng tại Mỹ.
Vào tháng 8-2017, tỷ phú Bill Gates đã hợp tác với doanh nhân Richard Branson, nhà sáng lập Tập đoàn Virgin, để đầu tư 17 triệu USD cho Memphis Meats. Hai nhân vật nổi tiếng này đã đặt cược rất lớn vào công ty sản xuất thịt “sạch” trong phòng thí nghiệm Memphis Meats, với số tiền đầu tư lên đến 17 triệu USD. Theo ông Bill Gates, việc cung cấp đủ thịt cho 9 tỷ người là không thể, do đó thế giới cần nhiều hơn các hình thức sản xuất thịt nhân tạo.
Xu hướng này dần lan rộng tại Trung Quốc và Nga. Riêng tại thị trường Trung Quốc, quốc gia đối phó với dịch tả heo châu Phi, người tiêu dùng buộc phải lựa chọn thịt heo nhân tạo với giá thành cao hơn thịt tươi từ tháng 8-2018. Thịt nhân tạo đã xuất hiện trong một loạt các sản phẩm thực phẩm ở Trung Quốc, từ bánh mì kẹp thịt, bánh bao cho đến bánh trung thu.
Ngoài nguyên nhân dịch tả heo châu Phi, thêm lý do khiến thịt nhân tạo bùng nổ tại Trung Quốc là do thói quen tiêu thụ thịt ở nước này. Hiện một người Trung Quốc trung bình ăn 74kg thịt heo, thịt gà hoặc thịt bò mỗi năm, tăng 30% trong 15 năm qua. Đất nước này đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới. Thịt nhân tạo tại Trung Quốc hiện có giá cao hơn khoảng 50% so với thịt thông thường.
Tại Nga, sau khi giới khoa học nghiên cứu thành công thịt nhân tạo. Liên hiệp xí nghiệp Chế biến thực phẩm Ochakovo cho biết, tới năm 2023, thịt nhân tạo sẽ xuất hiện trên siêu thị ở Nga. Công trình nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm và 40gr thịt nhân tạo đầu tiên thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm có giá 900.000 ruble (khoảng 14.000USD).
Theo đánh giá của các chuyên gia từ Ochakovo, sau 5 năm nữa, 1kg thịt bò nhân tạo sẽ có giá bán lẻ là 800 ruble (hơn 12USD). Nền nông nghiệp Nhật Bản cũng đang dần tiến vào cuộc đua sản xuất thịt nhân tạo. Gần đây, nhà sản xuất thịt Toriyama Chikusan Shokuhin đã ký thỏa thuận hợp tác với Just, trụ sở tại San Francisco, với tham vọng mang thịt bò Nhật Bản nhân tạo tới toàn thế giới.
Báo cáo của công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney dự đoán, hầu hết nguồn thịt mà con người tiêu thụ vào năm 2040 sẽ không đến từ động vật bị giết mổ, 60% sẽ được tạo ra trong phòng thí nghiệm (chiếm 35%) hoặc được thay thế bằng các sản phẩm từ thực vật trông giống và có hương vị như thịt (25%). Quy mô thị trường thịt nhân tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng 80% lên 21,2 tỷ USD vào năm 2025. Giới đầu tư trong ngành thực phẩm đều tin rằng, thịt nhân tạo sẽ là cuộc đua mới giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc.

 Quan hệ Mỹ-Triều đang nguội lạnh?
(ĐCSVN) – Cuối tuần qua, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã bị đẩy một nấc thang căng thẳng mới, sau khi Triều Tiên tuyên bố nước này đã tiến hành một cuộc thử nghiệm quan trọng ở Sohae, còn Tổng thống D.Trump lại cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ “mất tất cả” nếu thực hiện các hành vi thù địch.
Ngày 8/12, Triều Tiên tuyên bố, trước đó một ngày, nước này đã tiến hành một cuộc thử nghiệm “rất quan trọng” tại trạm phóng vệ tinh Sohae ở miền Tây Bắc. Điều đáng nói, đây là địa điểm từng diễn ra các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa của Triều Tiên và cũng là nơi mà Bình Nhưỡng đã từng cam kết dỡ bỏ vào năm 2018. Theo quan điểm mà Triều Tiên đưa ra, thì vụ phóng thử này sẽ giúp thay đổi “vị trí chiến lược” của nước này trong một tương lai gần.
Bản tin đăng tải trên hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA không tiết lộ cụ thể nước này đã thử nghiệm thiết bị gì tại Sohae vào cuối tuần trước. Song việc Triều Tiên chủ động đưa ra thông báo về hoạt động tại Sohae là một diễn biến “ít có tiền lệ”, bởi trước đó, các động thái của Triều Tiên thường được Hàn Quốc hay Nhật Bản nắm bắt và đưa ra trước còn Bình Nhưỡng sẽ xác nhận theo sau.
Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở tại Monterey cho rằng những hình ảnh vệ tinh chụp ngày 7/12 tại bãi phóng Sohae đã cho thấy sự xuất hiện của một số vật thể giống như giống như xe chuyên chở. Trong khi đó, Giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân tại khu vực Đông Á thuộc Middlebury – ông Jeffrey Lewis lại nhận định về khả năng Triều Tiên có thể đã phóng thử một động cơ tên lửa. Một số chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có thể đã phóng thử một động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, vốn được cho là mất ít thời gian để nạp nhiên liệu hơn là nhiên liệu lỏng và có thể nâng cao khả năng bí mật tấn công. Triều Tiên cũng được cho là đã cải thiện được tầm bắn tên lửa thông qua vụ thử nghiệm. Trong khi đó, cũng có thông tin cho rằng, vụ thử thiết bị do Triều Tiên thực hiện vào cuối tuần trước đã sử dụng nhiên liệu lỏng.
Bình luận về những thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo cho biết, các quan chức tình báo của Hàn Quốc đang phân tích chặt chẽ tình huống, dựa trên sự phối hợp với Mỹ và chưa thể xác nhận bất cứ chi tiết nào liên quan tới vụ việc này.
Chỉ vài giờ sau khi thông tin về vụ thử nghiệm thiết bị của Triều Tiên được phát đi, Tổng thống D.Trump đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về những hành vi khiêu khích của Triều Tiên. Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un “rất thông minh và sẽ có quá nhiều điều để mất, thậm chí là tất cả, nếu như theo đuổi các hành vi thù địch”. Ông D.Trump nhắc lại lập trường rằng, dưới vai trò của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đã trở thành một nước có tiềm năng kinh tế to lớn, song Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa như đã cam kết.

 Pháp sẵn sàng đáp trả đe dọa đánh thuế của Mỹ tại WTO
(ĐCSVN) – Ngày 8/12, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, Pháp sẵn sàng thách thức lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên WTO về việc Mỹ sẽ áp thuế lên 100% đối với 2,4 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Pháp bao gồm rượu vang, túi xách, phô mai và các mặt hàng khác của Pháp.
Chính quyền Tổng thống Trump đưa ra lời đe dọa sau khi điều tra kết luận thuế dịch vụ kỹ thuật số của Pháp đang gây ảnh hưởng đến các công ty công nghệ của Mỹ.
Theo đó, rượu vang và phomai Pháp nằm trong danh sách hàng hóa có thể bị áp thuế ngay giữa tháng 1/2020 sau khi báo cáo điều tra từ Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ cho thấy hành động Pháp đánh thuế kỹ thuật số được coi là phân biệt đối xử đối với các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm Google, Apple, Facebook và Amazon. Theo Văn phòng của Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, thuế công nghệ này của Pháp “không phù hợp với các nguyên tắc phổ biến của chính sách thuế quốc tế”.
Phát biểu trên kênh truyền hình France 3, Bộ trưởng Bruno Le Maire cho biết:”Chúng tôi sẵn sàng đưa vấn đề này lên tòa án quốc tế, đặc biệt là WTO bởi việc Pháp đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số đối với các công ty của Mỹ theo cách tương tự như đối với các công ty của Liên minh châu Âu (EU), Pháp hay Trung Quốc”.
Việc Pháp đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số được cho là các công ty công nghệ của Mỹ không đóng thuế tương xứng với lợi tức họ kiếm được tại Pháp. Ông La Maire khẳng định kế hoạch này không mang tính “phân biệt đối xử”, đồng thời cho biết Pháp sẵn sàng thảo luận về thuế kỹ thuật số với Mỹ tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Trước đó, ngày 11/7, Thượng viện Pháp thông qua kế hoạch đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số ở mức 3% tổng doanh thu hàng năm tại Pháp. Theo đó, mức thuế đánh vào doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số tại Pháp của các công ty có hơn 25 triệu EUR (27,7 triệu USD) doanh thu ở Pháp và 750 triệu EUR (830 triệu USD) doanh thu mỗi năm trên toàn thế giới. Mức áp thuế được cho là sẽ thu về 400 triệu EUR trong năm nay và 650 triệu EUR (723 triệu USD) vào năm 2022.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, sự cần thiết phải đánh thuế đối với các gã khổng lồ công nghệ, ông cho biết mục đích là nhằm tạo công bằng cho các hoạt động kỹ thuật số trên thế giới.

 Putin chỉ trích lệnh cấm Nga dự World Cup, Olympic
Putin nói phán quyết cấm Nga dự World Cup và Olympic trong 4 năm mang động cơ chính trị và “mâu thuẫn với Hiến chương Olympic”.
“Không có gì để chê trách Ủy ban Olympic Nga và nếu không có sự chê trách nào đối với cơ quan này, Nga nên tham gia thi đấu dưới lá cờ của chính mình”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói bên lề hội nghị thượng đỉnh 4 bên ở Paris, Pháp hôm 9/12.
Bình luận được đưa ra vài giờ sau khi Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) thông qua lệnh cấm Nga tham gia các giải thể thao thế giới trong 4 năm, gồm Olympic mùa hè 2020, Olympic mùa đông 2022 và World Cup 2022. Nga có 21 ngày để chấp nhận lệnh cấm hoặc kháng án lên Tòa thể thao quốc tế (CAS).
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng gọi lệnh cấm của WADA mang động cơ chính trị. “Đây là sự tiếp nối của sự cuồng loạn chống Nga vốn đã trở thành kinh niên”, Medvedev nói với truyền thông Nga hôm 9/12.
Theo chuyên gia phân tích Patrick Henningsen, quyết định của WADA là động thái làm bẽ mặt nước Nga, làm nản lòng các vận động viên và gây tổn thương cả Putin. “Đối với mọi lãnh đạo, thể thao luôn gắn kết với niềm tự hào quốc gia”, chuyên gia này nhận định.
Các vận động viên Nga có thể tham gia với tư cách trung lập, không đại diện cho nước Nga nên sẽ không có quốc kỳ hay quốc ca khi thi đấu, theo một quan chức WADA.
Lệnh cấm của WADA liên quan đến vụ Cơ quan chống Doping Nga (RUSADA) không hợp tác hoàn toàn trong quá trình điều tra gian lận thể thao. Theo báo cáo, dữ liệu về doping Nga đã bị thay đổi ngoài sự kiểm soát của WADA. Cơ quan Chống Doping Thế giới tuyên bố có bằng chứng cáo buộc Nga thực hiện “chương trình doping với quy mô và tham vọng chưa từng có”.

***   Tân Thủ tướng Phần Lan: “Nhiệm vụ trước mắt là lấy lại niềm tin”
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Phần Lan Sanna Marin đã được đảng Dân chủ Xã hội của bà chọn hôm 8-12 để trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước này, thay thế Thủ tướng Antti Rinne vừa mới tuyên bố từ chức, Reuters đưa tin.

Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về vấn đề Triều Tiên
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ nhóm họp vào ngày 11-12 theo yêu cầu của Mỹ để thảo luận về các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên và khả năng “gia tăng khiêu khích” sau khi Bình Nhưỡng tiến hành “vụ thử tên lửa quan trọng” của mình.

Tổng thống Putin đến Paris gặp mặt lần đầu người đồng cấp Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến có cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm tìm lối thoát khả dĩ cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Hàng chục người nghi mất tích sau khi núi lửa New Zealand phun trào
Ngọn núi lửa nằm trên Đảo Trắng (White Island) của New Zealand bất ngờ tỉnh giấc và phun trào dữ dội vào ngày 9-12 khiến nhiều người bị thương và nhiều du khách hiện vẫn đang mất tích, Reuters đưa tin.

Ngoại trưởng Nga lên đường sang Mỹ gặp Tổng thống Trump
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có chuyến công du đầu tiên đến Mỹ sau hai năm và dự kiến gặp mặt Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng.

Thị trường nô lệ được tìm thấy trên Instagram và các ứng dụng khác
Lái xe trên đường phố Kuwait, bạn sẽ không thấy những phụ nữ này. Họ đứng sau cánh cửa đóng kín, bị tước mất các quyền cơ bản, không thể rời đi và có nguy cơ bị bán cho người trả giá cao nhất. Nhưng hãy chọn một smartphone và bạn có thể cuộn qua hàng ngàn bức ảnh của họ, được phân loại theo chủng tộc và có sẵn để mua với giá vài nghìn USD.

Apple lên tiếng trước nghi án thu thập dữ liệu người dùng
Sau tiết lộ được đưa ra bởi nhà báo Brian Krebs, Apple đã có phản hồi trước việc những chiếc iPhone bị nghi ngờ thu thập dữ liệu vị trí người dùng cho dù người dùng đã tắt dịch vụ định vị (GPS).

Việt Nam xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả trong hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ
Hôm 6-12 (theo giờ Mỹ), tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) đã diễn ra cuộc tọa đàm với chủ đề “Tăng cường hiệu quả hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ”.

Xe bus rơi xuống sông, 5 người chết và 26 người bị thương
Chiếc xe bus chở các giáo viên mầm non đang trên đường đi nghỉ cuối tuần thì chiếc xe máy đi cùng chiều do tránh xe tải nên bất ngờ “tạt đầu”. Do bất ngờ, tài xế đánh lái gấp khiến chiếc xe lao xuống vệ sông…

Lửa bao trùm nhà máy Ấn Độ, 43 người nghi thiệt mạng
Mặc dù công tác cứu hỏa và giải cứu nạn nhân đang được nỗ lực tiến hành, song giới chức Ấn Độ lo ngại thương vong trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào sáng 8-12 tại một nhà máy ở thủ đô New Delhi có thể tăng cao.

Vụ án tiền giả lớn nhất ở Hồ Nam
Khi cảnh sát mở cánh cửa gỗ được đóng kín, mọi người đều sững sờ vì bên trong nhà là thiết bị in, nguyên liệu in tiền giả và tiền giả loại mệnh giá 100 nhân dân tệ vung vãi khắp nhà. Cảnh sát thu được tại hiện trường 4 chiếc máy in tiền và hơn 9 triệu tiền nhân dân tệ giả cùng với nhiều nguyên vật liệu dùng để in tiền.

Triều Tiên nói vừa tiến hành vụ thử nghiệm “vô cùng quan trọng”
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8-12 tuyên bố nước này vừa tiến hành một vụ thử nghiệm “vô cùng quan trọng” tại bãi phóng Sohae.

Mịt mù triển vọng cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
Hôm 6-12 (giờ địa phương), các phái viên Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga và Iran đã nhóm họp tại Thủ đô Vienna của Austria nhằm tìm biện pháp cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa các cường quốc và Iran ký năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

Triều Tiên đột ngột tuyên bố chấm dứt đàm phán hạt nhân với Mỹ
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hôm 7-12 (giờ địa phương) khẳng định vấn đề phi hạt nhân hóa đã “không còn trên bàn đàm phán” giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Nổ súng gần phủ Tổng thống Mexico, 4 người thiệt mạng
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong một vụ nổ súng xảy ra hôm 7-12 (giờ địa phương) gần Cung điện Quốc gia, nơi ở của Tổng thống Mexico.

Tổng hợp-TT