VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 11/3/2021.

     Lợi nhuận khổng lồ của các “ông lớn” sản xuất vaccine Covid-19; Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Biden; Gần 119 triệu ca Covid-19 toàn cầu, ca tử vong ở Brazil tăng kỷ lục…là những tin chính được cập nhật.
Lợi nhuận khổng lồ của các “ông lớn” sản xuất vaccine Covid-19
Vac-xin chống Covid-19 : Cuộc đua gay gắt và luật chơi của kẻ mạnh - Tạp  chí tiêu điểm    Ảnh minh họa
Với hợp đồng cung cấp vaccine Covid-19 lên tới hàng tỷ liều cho nhiều quốc gia, các nhà sản xuất như Pfizer, Johnson & Johnson dự kiến thu về số tiền khổng lồ…
Chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất lịch sử đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu mang lại nguồn thu béo bở cho các công ty sản xuất vaccine Covid-19. Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, tính đến ngày 9/3, hơn 312 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm cho người dân tại 116 quốc gia trên thế giới.
Theo Fox News, hiện đã có gần 10 loại vaccine được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc tiêm chủng đại trà cho người dân. Trong đó, phổ biến nhất là các loại vaccine có hiệu quả phòng ngừa Covid-19 cao như vaccine của công ty Pfizer/BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson, Astrazeneca/Đại học Oxford…
Vậy các nhà sản xuất này kiếm lời ra sao từ vaccine Covid-19?
PFIZER VÀ BIONTECH
Vaccine ngừa Covid-19 có tên Comirnaty do hãng dược Mỹ Pfizer và hãng công nghệ sinh học Đức BioNTech là vaccine đầu tiên được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép vào tháng 12/2020. Dữ liệu thử nghiệm cho thấy vaccine này có hiệu quả phòng ngừa lên tới 95% và chiếm hơn 46,8% tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Mỹ.
Báo cáo lợi nhuận mới nhất của Pfizer cho thấy lợi nhuận từ vacine Comirnaty được chia đôi giữa công ty này và BioNTech. Hai công ty dự kiến thu về khoảng 15 tỷ USD từ vaccine này trong năm 2021.
Pfizer và BioNTech dự kiến cung cấp 1,3 tỷ liều vaccine trên toàn cầu tới cuối năm 2021. Cần được tiêm hai liều, vaccine Comirnaty có giá 37 USD tại Mỹ và 28 Euro tại Liên minh châu Âu.
Sau khi phê duyệt Comirnaty, chính phủ Mỹ ký hợp đồng trị giá 1,95 tỷ USD với Pfizer và BioNTech để nhận 100 triệu liều đầu tiên. Với hợp đồng này, chính phủ liên bang Mỹ có quyền chọn mua thêm 50 triệu liều nữa. Cũng trong tháng đó, Pfizer, BioNTech và chính phủ Mỹ ký hợp đồng thứ hai cũng trị giá 1,95 tỷ USD cho 100 triệu liều vacine tiếp theo.
Theo hợp đồng thứ hai, Pfizer và BioNTech sẽ giao ít nhất 70 triệu liều vaccine cho Mỹ vào cuối tháng 6, số còn lại giao muộn nhất vào cuối tháng 7. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng có quyền chọn mua thêm 400 triệu liều vaccine nữa.
Bên cạnh đó, tháng 11/2020, Pfizer và BioNTech công bố ký hợp đồng bán 200 triệu liều vaccine với Ủy ban châu Âu (EC) để phân phối cho 27 quốc gia thành viên EC và có quyền chọn mua thêm 100 triệu liều. Tháng 2/2021, Pfizer cho biết EC đã ký hợp đồng thứ hai mua thêm 200 triệu liều vaccine, trong đó 75 triệu liều sẽ được giao trong quý 2 năm nay. Tổng số lượng vaccine của Pfizer và BioNTech được giao cho EU dự kiến là 500 triệu liều vào cuối năm 2021. Con số này có thể tăng lên 600 triệu liều.
MODERNA
Vaccine mRNA-1273 của công ty Mỹ Moderna là loại thứ hai được FDA cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp với kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả 94.5%.Hiện tại, hơn 44,9 triệu liều vaccine mRNA-1273 đã được tiêm tại Mỹ.
Trong báo cáo lợi nhuận quý 4, Moderna dự báo đạt doanh thu 18,4 tỷ USD từ các hợp đồng cung cấp vaccine cho các quốc gia. Công ty này dự kiến cung cấp khoảng 1 tỷ liều vaccine này trong năm 2021 và 1,4 tỷ liều trong năm 2022.
Moderna đã ký hợp đồng cung cấp vaccine cho Mỹ với 300 triệu liều và quyền chọn mua thêm 200 triệu liều nữa. Ngoài ra, công ty này cũng ký hợp đồng với EU (310 triệu liều và quyền chọn mua thêm 150 triệu liều vào năm 2022), Nhật Bản (50 triệu), Canada (44 triệu), Hàn Quốc (40 triệu), Anh (17 triệu), Thụy Sỹ (13,5 triệu), Colombia (10 triệu), Israel (6 triệu) và Đài Loan (5 triệu).
Vaccine của Moderna có giá 30 USD tại Mỹ và 36 USD tại EU, cần được tiêm hai liều.
JOHNSON & JOHNSON
Vaccine của Johnson & Johnson do công ty con Janssen sản xuất, được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ vào ngày 27/2. Theo phân tích của FDA, vaccine này cho hiệu quả ngăn chặn 67% các trường hợp từ trung bình đến nặng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm và 66% các trường hợp từ nặng đến rất nặng sau tiêm 28 ngày. Ngoài ra, vaccine này cũng cho hiệu quả gần 77% trong việc ngăn ngừa các trường hợp Covid-19 nặng hoặc rất nặng xảy ra trong ít nhất 14 ngày sau khi tiêm và 85% các trường hợp xảy ra trong ít nhất 28 ngày. Vaccine này chỉ cần tiêm một liều.
Johnson & Johnson đang làm việc để cung cấp trước khoảng 3,9 triệu liều vaccine cho các cơ sở y tế, nhà thuốc, trung tâm y tế liên bang, trung tâm tiêm chủng cộng đồng tại Mỹ. Công ty này đặt mục tiêu cung cấp đủ vaccine để tiêm cho hơn 20 triệu người Mỹ vào cuối tháng 5 và 100 triệu người nữa vào cuối tháng 6.
Johnson & Johnson đang trên đà cung cấp 1 tỷ liều vaccine ra toàn cầu vào cuối năm 2021. Tháng 8 năm ngoái, công ty này ký hợp đồng cung cấp 100 triệu liều vaccine cho Mỹ trị giá hơn 1 tỷ USD, tức giá khoảng 10 USD/liều. Mỹ có quyền chọn mua thêm 200 triệu liều. Ngoài ra, Johnson & Johnson cũng đã ký hợp đồng cung cấp 400 triệu liều cho EU.
Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Biden
Quốc hội Mỹ hôm 10/3 thông qua gói cứu trợ kinh tế khổng lồ của Biden, đem lại chiến thắng vang dội cho Tổng thống Mỹ.
Hạ viện đã thông qua gói cứu trợ với tỷ lệ sít sao 220 phiếu thuận và 211 phiếu chống, không nghị sĩ Cộng hòa nào bỏ phiếu thuận. Thượng viện đã thông qua dự luật tuần trước và bây giờ, nó sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Nhà Trắng, nơi ông sẽ ký dự luật vào 12/3.
“Ban hành sắc lệnh này nhằm mang lại ‘xương sống’ cho quốc gia, cho những người lao động trong ngành nghề thiết yếu, cho những người đã xây dựng đất nước, cho những người đang làm việc để giữ gìn đất nước một cơ hội chiến đấu”, Tổng thống Mỹ nói sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua.
Trước đó vài phút, tiếng chúc mừng và vỗ tay vang lên trong phòng họp khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố thông qua gói cứu trợ. “Đây là thời điểm quan trọng trong lịch sử nước Mỹ”, nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ nói. “Trợ giúp đang trên đường đến với người dân, với trẻ em”.
Đề án được lên kế hoạch suốt nhiều tháng là một trong những gói cứu trợ lớn nhất của Mỹ và sẽ tác động đến mọi khía cạnh của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những năm tới.
Dự luật gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho hầu hết người Mỹ, 350 tỷ USD cho các chính quyền bang, địa phương và 130 tỷ USD cho các trường học. Dự luật cũng sẽ cung cấp 49 tỷ USD để mở rộng xét nghiệm, truy vết và nghiên cứu Covid-19, cũng như 14 tỷ USD để phân phối vaccine.
Gần 119 triệu ca Covid-19 toàn cầu, ca tử vong ở Brazil tăng kỷ lục
Thế giới ghi nhận gần 119 triệu người nhiễm và hơn 2,6 triệu người chết do nCoV, WHO lo lắng khi ca tử vong ở Brazil tăng kỷ lục hơn 2.000 ca một ngày.
Thế giới đã ghi nhận 118.593.482 ca nhiễm nCoV và 2.630.443 ca tử vong, tăng lần lượt 470.061 và 10.050, trong khi 94.196.672 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Liên châu Mỹ (PAHO), văn phòng khu vực châu Mỹ của WHO, cho biết ca mới tiếp tục giảm ở Bắc Mỹ, nhưng vẫn gia tăng ở Mỹ Latinh, đặc biệt là tại Brazil.
“Chúng tôi lo ngại về tình hình ở Brazil. Đó là một lời nhắc nhở về mối đe dọa hồi sinh”, giám đốc PAHO Carissa Etienne nói trong cuộc họp báo ngày 10/3. Bà cho biết ca mới tăng ở gần như tất cả các bang ở Brazil.
Bộ Y tế cho biết Brazil đã ghi nhận mức tăng ca tử vong cao kỷ lục trong 24 giờ qua là 2.286. Đây là lần đầu tiên Brazil báo cáo hơn 2.000 ca tử vong trong một ngày. Nước này báo cáo tổng cộng 270.656 người chết trong số 11.202.305 ca nhiễm, tăng 77.288 ca so với hôm trước.
Các chuyên gia y tế cho biết sự gia tăng là do các biến thể mới, dễ lây lan hơn, bao gồm loại được gọi là P1 xuất phát từ Brazil. “Chúng ta đang ở thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch ở Brazil. Tốc độ lây truyền của những biến thể mới này đang khiến dịch tồi tệ hơn”. Margareth Dalcolmo, nhà nghiên cứu tại trung tâm y tế công cộng hàng đầu Fiocruz, nói.
Brazil đang chật vật đảm bảo đủ vaccine cho người dân. Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã nhiều lần phớt lờ lời khuyên của chuyên gia, tuần trước kêu gọi người dân Brazil “ngừng than vãn” về Covid-19 và tiếp tục công kích các hạn chế chống dịch ở các địa phương.
Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu muộn ở nước này và diễn ra khá chậm, khi chỉ 8,8 triệu người, tức 4,2% dân số, đã được tiêm liều đầu tiên. Hôm 10/3, Bolsonaro ký một dự luật để đẩy nhanh mua vaccine.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 29.853.084 ca nhiễm và 541.914 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 51.270 và 1.333 trường hợp so với một ngày trước đó. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nới lỏng các biện pháp hạn chế với những người đã tiêm đầy đủ vaccine Covid-19, cho phép họ tụ tập theo nhóm ở trong nhà mà không cần đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, người dân Mỹ vẫn được khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng và tránh đi lại không cần thiết. Những người đã tiêm vaccine cũng cần tránh các buổi tập trung đông người, phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhiều người chưa tiêm phòng từ các gia đình khác nhau hoặc người có nguy cơ gặp triệu chứng nặng của Covid-19.
Alaska, một trong những bang tiêm chủng thành công nhất, trở thành nơi đầu tiên ở Mỹ tiêm vaccine cho bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên, trong khi nhiều bang khác chỉ mới tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi và gặp rủi ro cao. 1/4 trong dân số 730.000 người của bang này đã tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai toàn cầu, báo cáo thêm 22.815 ca nhiễm và 134 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV toàn quốc lên lần lượt 11.284.285 và 158.213.
Chính phủ Ấn Độ hôm 6/3 đã yêu cầu các chính quyền địa phương ưu tiêm tiêm vaccine Covid-19 cho một số khu vực đã ghi nhận các ca nhiễm nCoV tăng đột biến trong những tuần gần đây, trong đó có cả thủ đô New Delhi.
Ấn Độ khởi động quá trình tiêm chủng vaccine cho người dân từ giữa tháng 1 và ít nhất 12 triệu nhân viên y tế cùng các nhân viên tuyến đầu nước này đã được tiêm vaccine. Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trong tổng số 1,35 tỷ dân vào giữa tháng 8.
Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, báo cáo 4.234.924 người nhiễm và 124.987 người chết, tăng lần lượt 5.926 và 190 trường hợp. Mức tăng ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết những dữ liệu này là dấu hiệu tích cực, nhưng người dân vẫn phải cẩn trọng với nguy cơ ca nhiễm bùng phát trở lại. “Hãy nhớ chúng ta ở đâu hồi mùa hè năm ngoái. Chúng ta kiểm soát được bệnh dịch ở mức thấp hơn hiện nay rất nhiều và sau đó đợt bùng phát xảy ra”, ông nói.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 30.303 ca nhiễm và 264 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.932.862 và 89.301.
Hàng trăm nghìn người ở miền bắc nước Pháp hôm 6/3 quay lại tình trạng phong tỏa khi giới chức y tế đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng toàn quốc để bù đắp khởi đầu chậm chạp. Hơn hai triệu người trên khắp nước Pháp phải chịu các hạn chế cuối tuần, buộc phải ở nhà trừ khi có giấy miễn trừ.
Lệnh giới nghiêm từ 18h đến 6h hôm sau đã được áp dụng, các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Những hạn chế mới này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vốn đã khó khăn.
Đức, vùng dịch lớn thứ mười thế giới, ghi nhận 2.532.855 ca nhiễm và 73.276 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 12.246 và 295 ca so với một ngày trước đó.
Người dân Đức cuối tuần qua đã đổ xô đến chuỗi siêu thị Aldi để mua các kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trong ngày đầu tiên mở bán trên toàn quốc. Các kho dữ trữ của Aldi đã sạch hàng chỉ sau vài giờ. Từ ngày 8/3, tất cả người dân Đức được làm xét nghiệm nhanh miễn phí một lần mỗi tuần, do chuyên gia thực hiện tại các hiệu thuốc hoặc trung tâm xét nghiệm chính phủ chỉ định.
Chính phủ Đức đang dựa chủ yếu vào xét nghiệm nhanh để đưa đất nước vượt qua giai đoạn tiếp theo của đại dịch, trong bối cảnh người dân quá mệt mỏi với các biện pháp hạn chế nhưng tốc độ tiêm chủng Covid-19 vẫn chậm chạp.
EU ngày 10/3 cho biết họ sẽ nhận được thêm 4 triệu liều vaccine BioNTech/Pfizer trong hai tuần tới cho các “điểm nóng” Covid-19.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.398.578 ca nhiễm, tăng 5.633, trong đó 37.932 người chết, tăng 175. Nước này bắt đầu tiêm chủng cho nhân viên y tế, công chức và nhân viên các ngành thiết yếu hồi tháng một. Khoảng 2,28 triệu người dân Indonesia đã được tiêm vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 603.308 ca nhiễm và 12.545 ca tử vong, tăng lần lượt 2.886 và 17 ca.
Moderna hôm 6/3 thông báo đã đồng ý cung cấp cho chính phủ Philippines 13 triệu liều vaccine Covid-19, có thể bắt đầu giao hàng từ giữa năm nay. Moderna cho biết họ cũng dự kiến đạt được một thỏa thuận riêng với chính phủ Philippines và khu vực tư nhân để cung cấp thêm 7 triệu liều vaccine.
*** Liên hợp quốc và Mỹ quan ngại chiến sự giữa Saudi Arabia và Houthi
Lực lượng Houthi ở Yemen mới đây đã tiến hành tấn công một loạt các khu vực của Saudi Arabia bằng máy bay không người lái và tên lửa, trong đó có vụ tấn công tên lửa vào các nhà máy lọc dầu quan trọng. Chiến sự đã leo thang khi Saudi Arabia tấn công đáp trả. Thế giới hiện đang rất quan ngại tình hình, đồng thời hối thúc các bên tìm ra giải pháp cho vấn đề Yemen.
Mỹ loay hoay tìm hòa bình cho Afghanistan
Trong bức thư gửi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hôm 7-3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đề xuất một số giải pháp để nối lại tiến trình đàm phán hòa bình đang bế tắc giữa chính quyền Afghanistan với lực lượng Taliban.
Đấu giá tranh đắt đỏ – góc nhìn khác về “giá trị”
Trên phương diện lịch sử, đối tượng thụ hưởng chính của hội họa là người giàu. Từ thời kỳ cổ đại đến nay, vẫn chủ yếu là người giàu mua tác phẩm hội họa và đồng thời, họ cũng chính là những người tài trợ cho các họa sỹ.
Lần đầu tiên trong 3 tháng, Mỹ có ít hơn 1.000 ca tử vong trên ngày
Lần đầu tiên trong vòng hơn 3 tháng qua, Mỹ ghi nhận ít hơn 1.000 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Vì sao cuộc chiến hạt nhân Liên Xô – Mỹ đã không xảy ra?
Bằng khả năng phân tích sắc bén, Juanita Moody đã ngăn chặn giới quân sự Mỹ phát động cuộc chiến tranh hạt nhân chống Liên Xô…
Isaac Shoshan – điệp viên huyền thoại của Israel
Là một người Do Thái gốc Syria, Isaac Shoshan tham gia vào các hoạt động bí mật ban đầu, bao gồm cả các vụ đánh bom, và sau đó đã trở thành bậc thầy của “các thế hệ” đặc vụ Israel.
Quân đội Myanmar “hạ nhiệt” sau đêm vây bắt hậu chính biến?
Hàng trăm người biểu tình Myanmar bị lực lượng an ninh bắt giữ tại thành phố Yangon đêm 8/3 đã được thả vào rạng sáng 9/3, sau khi Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cùng nhiều quốc gia lên tiếng gay gắt về động thái này.
Hàng chục bang tại Mỹ kiện chính quyền Biden vì chính sách môi trường
Trong một sắc lệnh hành pháp về chính sách khí hậu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo thiết lập “chi phí xã hội” cho phát thải các loại khí nhà kính.
Lính Israel bắn trọng thương thiếu niên Palestine
Lực lượng an ninh Israel nổ súng vào hai thiếu niên người Palestine ở khu vực Bờ Tây, khiến một người nguy kịch, người còn lại bị thương.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm
Ngày 7/3, Đại hội Liên Hợp Quốc (LHQ) lần thứ 14 về phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự đã chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kyoto, thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Mỹ nêu sáng kiến mới thúc đẩy hòa bình ở Afghanistan
Mỹ kêu gọi thiết lập cơ chế đối thoại do Liên Hợp Quốc (LHQ) chủ trì, với sự tham gia của các cường quốc có ảnh hưởng khác, nhằm khẩn trương giải quyết cuộc khủng hoảng ở Afghanistan, trong bối cảnh hạn chót để nước này rút toàn bộ lực lượng khỏi quốc gia Nam Á đang đến gần.
Những thách thức của cuộc đua vaccine COVID-19
Sau hơn một năm kể từ khi dịch bệnh khởi phát, hàng chục quốc gia đã bắt đầu tiến hành tiêm chủng diện rộng sử dụng các loại vaccine an toàn, hiệu quả và được thử nghiệm kỹ lưỡng. Nhưng, vấn đề dấy lên nhiều băn khoăn hiện tại là ai sẽ được tiêm chủng Và ở đâu? Hiểu một cách khác, nghĩa là “dòng” vaccine sẽ chảy vào đâu, có đến được với những nơi cần thật sự hay không, hay là chỉ “chảy chỗ trũng”?
Từng ngồi tù vì cáo buộc tham nhũng, cựu Tổng thống Brazil có thể tái cử?
Khi rời nhiệm sở, tỷ lệ tán thành của cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva là 87%, tuy nhiên, nỗ lực quay trở lại của ông đã bị cản trở sau khi bị kết án tham nhũng trong một vụ bê bối khiến hàng chục nhân vật khác “mất ghế”.

Đặc quyền” của những người Mỹ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19
Theo một hướng dẫn y tế mới đây tại Mỹ, những người dân đã được tiêm phòng đầy đủ có thể tụ họp với những người đã được tiêm phòng khác trong nhà mà không cần đeo khẩu trang hoặc giãn cách xã hội.
Vinh danh nữ anh hùng Zoya Kosmodemyanskaya
“Chúng mày có thể treo cổ tao, nhưng tao sẽ không đơn độc. Hai trăm triệu người trên đất nước của chúng tao, chúng mày sẽ không thể treo cổ hết được, họ sẽ thay tao trả thù chúng mày. Hỡi những tên lính kia! Không bao lâu nữa chúng mày sẽ phải đầu hàng. Dù sao đi nữa thì chiến thắng sẽ thuộc về chúng tao! “. Đó là lời chị Zoya đã quát thẳng vào mặt bọn lính Đức quốc xã trước khi bị hành quyết.
3 người Hong Kong tử vong, 18 người nhập viện sau khi tiêm Vaccine sinovac
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và gần 20 người khác ở Hong Kong phải nhập viện sau khi tiêm vaccine COVID-19 Sinovac do Trung Quốc điều chế.
Tổng thống Syria nhiễm COVID-19
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng phu nhân, bà Asma al-Assad, dương tính với COVID-19, song chỉ có các triệu chứng bệnh nhẹ.

Tổng hợp-TT