VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 11/10/2019.

Mỹ mất ngôi đầu “nền kinh tế cạnh tranh” vào tay quốc gia châu Á; Trung Quốc dùng hình thức áp chế mới ở Biển Đông; Quân nước ngoài rầm rập tiến sát biên giới, Syria đang nguy cấp?; Tổng thống Trump trả giá đắt vì bỏ rơi đồng minh không thương tiếc?…là những tin chính được cập nhật.

Mỹ mất ngôi đầu “nền kinh tế cạnh tranh” vào tay quốc gia châu Á

    Ảnh minh họa.

Kinhtedothi – Singapore đã đánh bật Mỹ khỏi vị trí hàng đầu trong báo cáo năng lực cạnh tranh hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Chỉ số, được công bố hôm 9/10, lấy bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế và đo lường các yếu tố như sự ổn định kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, thị trường lao động và khả năng đổi mới…
Theo đó, Singapore đã đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống vị trí thứ 2 trong năm nay, khi quốc gia châu Á đạt điểm cao nhất về cơ sở hạ tầng, y tế, thị trường lao động và hệ thống tài chính.
Tuy nhiên theo báo cáo của WEF, dù thua Singapore, Mỹ vẫn là “một cường quốc đổi mới”.
Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá, Singapore và Việt Nam đã có màn trình diễn mạnh mẽ trong năm nay, một phần do cuộc chiến thương Mỹ – Trung. Việt Nam tăng 10 điểm so với năm ngoái để xếp thứ 67/137 quốc gia.
Thực tế, chiến tranh thương mại chưa hẳn là một “chiến thắng” quá rõ ràng với Singapore – quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và xem Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mình. Singapore đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP trong tháng 8, sau khi báo cáo sự sụt giảm lớn trong hoạt động kinh tế quý II năm nay. Nước này đang đối mặt với sự tăng trưởng hàng năm yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan và Thụy Sĩ lọt vào top 5. Hồng Kông đã tăng 4 điểm so với báo cáo năm ngoái, bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị gây thiệt hại cho nền kinh tế của khu vực này, khi nhận được điểm số cao về sự ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính, nhưng không đạt được khả năng đổi mới.
“Căng thẳng thương mại và địa chính trị đang thúc đẩy sự không chắc chắn trên toàn thế giới”, tài liệu của WEF cảnh báo, “những điều này kìm hãm đầu tư và làm tăng một số nguy cơ: Gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, đột biến giá hoặc gián đoạn trong các nguồn lực sẵn có”.

Trung Quốc dùng hình thức áp chế mới ở Biển Đông
Những ngày này, người ta ít nghe đến các hoạt động xây dựng quy mô rầm rộ của Trung Quốc ở Biển Đông – điều mà cách đây không lâu khiến các nước láng giềng và Mỹ lo ngại cũng như lên án.
Giai đoạn mới trong yêu sách chủ quyền
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc trở nên ‘thu mình’ hơn trong vùng biển có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 này. Ngược lại, Trung Quốc dường như cho rằng, các đảo nhân tạo phi pháp họ lập nên ở Biển Đông cho phép họ mở ra một giai đoạn mới của việc tự khẳng định, tự yêu sách trước các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền trong vùng biển.
Bắt đầu từ 2013, 7 hòn đảo nhân tạo mọc lên từ các bãi ngầm xa xôi mà Trung Quốc kiểm soát phi pháp. Lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết các hoạt động của nước này chỉ phục vụ cho lợi ích chung – một sự cam kết được chứng tỏ thực tế khi những công trình xây dựng phá hủy môi trường sinh thái, các hệ thống tên lửa được lắp đặt, radar quân sự mọc lên và những boong-ke được tăng cường cho máy bay chiến đấu.
Nếu vấn đề địa hình không còn là tâm điểm, đó là bởi phần lớn các đảo nhân tạo phi pháp đã hoàn thành.
Lực cản với bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Dĩ nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra theo con đường của Trung Quốc.
Đã có những phân tích về tác động của thiên nhiên đối với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Trang tin Quartz mới đây đăng tải phân tích của tác giả Steven Mollman. Theo tác giả, Trung Quốc có thể tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo; nhưng chính họ sẽ thua trong cuộc chiến với sóng, bão và tình trạng nước biển dâng nếu cứ cố gắng xây dựng các công trình trên nền các rạn san hô mong manh và đã bị hư hại.
Quan trọng hơn, các nước láng giềng đã lên án và kiên quyết phản đối áp lực của Trung Quốc trong việc phát triển các mỏ khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Quân nước ngoài rầm rập tiến sát biên giới, Syria đang nguy cấp?
– Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức tiến vào biên giới Syria phát động Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình với mục tiêu quét sạch lực lượng người Kurd ra khỏi khu vực. Động thái này làm dấy lên quan ngại về viễn cảnh Syria rơi trở lại cuộc chiến thảm khốc và đẫm máu. Chính vì lý do này, nhiều quan chức hàng đầu thế giới đã phải lên tiếng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua (9/10) đã lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ phải kiềm chế. Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng, việc không gây bất ổn cho khu vực sẽ là điều quan trọng.
Theo lời ông Stoltenberg, Thổ Nhĩ Kỳ có “những mối quan ngại chính đáng về an ninh” và đã thông báo cho NATO về kế hoạch tấn công lực lượng người Kurd ở Syria.
“Tôi trông chờ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động một cách kiềm chế và đảm bảo rằng bất kỳ hành động nào của họ ở phía bắc Syria đều cần phải cân nhắc và phù hợp”, Tổng thư ký NATO cho biết sau cuộc gặp với Thủ tướng Italia Giuseppe Conte. “Sẽ là điều quan trọng để tránh có những hành động gây bất ổn thêm nữa đối với khu vực, làm leo thang căng thẳng và gây ra nhiều nỗi đau hơn cho người dân”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tổng thống Trump lên án chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, nói rằng ông không “thông qua” cho chiến dịch đã được lên kế hoạch từ rất lâu này của Ankara.
Ông Trump cho rằng, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào phía bắc Syria là “một ý tưởng tồi” và khẳng định Washington “không ủng hộ chiến dịch đó”.
Trong tuyên bố được phát đi, Tổng thống Trump nói thêm rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết “đảm bảo không để xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo”. Ông Trump tuyên bố, Mỹ sẽ đảm bảo Thổ Nhĩ Kỳ phải tôn trọng cam kết nói trên.

Tổng thống Trump trả giá đắt vì bỏ rơi đồng minh không thương tiếc?
– Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang phải trả giá đắt sau khi đột ngột quyết định rút quân ra khỏi chiến trường Syria, để mặc đồng minh người Kurd phải một mình đối phó với chiến dịch tấn công quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham – một trong những đồng minh ủng hộ mạnh mẽ nhất của Tổng thống Trump, hôm qua (10/10) đã phải lên tiếng chỉ trích ông chủ Nhà Trắng. Ông Graham không ngần ngại nói rằng, lực lượng chiến binh người Kurd ở Syria đã “bị chính quyền Tổng thống Trump bỏ rơi một cách đáng xấu hổ” bằng quyết định rút quân đột ngột khỏi chiến trường phía bắc Syria. Quyết định đó khiến đồng minh lâu năm và hiệu quả của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phải một mình đối diện với một cuộc tấn công mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tôi hy vọng ông ấy đúng – Tôi không nghĩ như vậy. Tôi biết rằng tất cả các binh sĩ đều bảo ông ấy đừng làm vậy. Nếu ông ấy qua được chuyện này, đó vẫn là sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy”, Thượng nghị sĩ Graham đã thẳng thừng nói như vậy khi xuất hiện trong chương trình “Fox & Friends.”
“Tôi hy vọng chúng tôi có thể chuyển giao cuộc chiến chống IS cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi hy vọng, Thổ Nhĩ Kỳ khi tiến vào chiến trường Syria sẽ không tàn sát người Kurd. Và tôi muốn nói điều này với Tổng thống: Sẽ khó để bảo vệ người Mỹ mà không có các đồng minh ở đó… Người Kurd là những đồng minh tốt. Và khi người Thổ Nhĩ Kỳ đi vào Syria, họ sẽ không chiến đấu chống lại IS mà họ sẽ tiêu diệt người Kurd bởi trong mắt họ lực lượng người Kurd là mối đe dọa lớn hơn IS”, Thượng nghị sĩ Mỹ nhấn mạnh.
Ông Graham nói thêm rằng: “Chúng ta không thể bỏ rơi người Kurd vào lúc này. Chúng ta không thể giao nộp họ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó là nguy hiểm”.

***   Làn sóng bất ổn mới tại Trung Đông
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 9-10 đã phát động chiến dịch quân sự chống lại Đảng công nhân người Kurd (PKK) ở Syria mà nước này coi là khủng bố với sự hỗ trợ của nhóm phiến quân Quân đội Syria tự do (FSA) và gọi đây là chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình”.

“Thần dược” kratom khiến cả thế giới lo ngại
Đối với các cơ quan chống ma túy của Mỹ và Indonesia, kratom là một loại thảo dược gây nghiện có tác dụng hướng thần ngang tầm với heroin. Do đó, nó đang làm cơ quan phòng chống ma túy của các quốc gia, trong đó có Mỹ, lo lắng.

Reinhard Gehlen và tổ chức tình báo Mỹ-Đức trong Chiến tranh Lạnh
Năm 1944, nhiều tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội Adolf Hitler, hiểu rằng nước Đức đã thua trong cuộc chiến và họ nên sắp xếp tốt hơn để đảm bảo an toàn. Trong số các lãnh đạo cao cấp đưa ra quyết định cuối cùng có Martin Bormann (thư ký trung thành của Hitler) và Heinrich Himmler (người đứng đầu lực lượng mật vụ Gestapo của Hitler).

Ác mộng thực tại hay giết người trong mơ?
Các thẩm phán tại thành phố West Palm Beach (Florida – Mỹ) phải đương đầu với một vụ án rất khác thường. Theo đó, kẻ sát nhân khẳng định đã thực thi hành vi tội ác trong… mơ và không hề nhớ điều gì đã xảy ra.

Gần 1 triệu ngôi nhà ở California bị cắt điện do nghi ngại cháy rừng
Hàng trăm ngôi nhà và doanh nghiệp ở California, Mỹ, đã bị mất điện từ ngày 9-10, một trong những nỗ lực của hãng Khí và Điện Pacific (PG&E) nhằm ngăn chặn các vụ cháy rừng tại bang này.

Thổ Nhĩ Kỳ khởi động chiến dịch tấn công người Kurd Syria
Thổ Nhĩ Kỳ khởi động tấn công dân quân người Kurd ở Syria với sự hỗ trợ của nhóm phiến quân Quân đội Syria tự do (FSA) và gọi đây là chiến dịch Mùa xuân Hòa bình.

Ai là cha đẻ của mafia Mỹ?
Hoặc đúng hơn và dài dòng hơn, câu hỏi phải là: “Ai là cha đẻ của tội phạm có tổ chức ở Mỹ?”. Song, cho dù là cách hỏi nào, có lẽ cái tên Charles “Lucky” Luciano cũng sẽ được rất nhiều người nhắc đến, như ứng viên số 1.

Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn góp phần giải phóng Trung Quốc (1949)
Đánh thắng quân Tưởng Giới Thạch trong Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, góp phần vào việc thành lập nước CHND Trung Hoa (1-10-1949), Quân tình nguyện Việt Nam đã nêu tấm gương trong sáng về tinh thần quốc tế vô sản cao cả, được nhân dân Trung Quốc quý mến.

Xả súng làm nhiều người chết tại thánh đường của người Do Thái ở Đức
Một kẻ chưa rõ danh tính nã đạn vào nhiều người tại thánh đường Do Thái ở thành phố Halle, phía Đông nước Đức và bị tình nghi ném lựu đạn vào một nghĩa trang cách đó không xa.

Đâm phải cáp treo, máy bay mắc kẹt trên không
Đâm phải cáp treo tại một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, chiếc máy bay hạng nhẹ bị lật úp, mắc kẹt lơ lửng trong không trung trong khi phi công bị hất văng lên cánh…

Ecuador rời thủ đô, giới nghiêm toàn quốc vì biểu tình bạo lực leo thang
Các cuộc biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng, buộc bụng” leo thang thành bạo lực ở Ecuador buộc Tổng thống nước này Lenin Moreno ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc và tạm rời thủ đô.

Nga lo Trung Đông “đại loạn” sau quyết định bỏ rơi người Kurd của Mỹ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo nguy cơ hỗn loạn bùng phát khắp Trung Đông sau khi Mỹ phát đi những tín hiệu lẫn lộn về việc rút quân khỏi miền Bắc Syria.

Cháy lớn tại trung tâm y tế làm 5 người thiệt mạng
Ít nhất 5 thi thể được tìm thấy tại hiện trường vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại một trung tâm y tế cấp huyện thuộc tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc sáng 9-10.

Giặc lửa hoành hành tại Australia, thiêu rụi hàng chục ngôi nhà
Reuters dẫn nguồn tin giới chức Australia ngày 9-10 cho biết, tình trạng cháy rừng tại Australia tiếp tục diễn biến phức tạp, phá hủy hoàn toàn hơn 20 ngôi nhà, gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dân, nhất là tại khu vực New South Wales.

Vấn nạn sản xuất ma túy ở Hà Lan
Gilze và Rijen thực sự là hai thị trấn cách nhau bởi đường ray xe lửa, đường cao tốc và sân bay. Ở Hà Lan, Gilze-Rijen có vẻ là một đô thị bình thường. Những ngôi nhà ở đó xếp thành hàng gọn gàng trên đường phố. Các khu dân cư yên tĩnh vào các ngày trong tuần: một vài cư dân cao tuổi dắt chó đi dạo, đường phố vắng tanh.

Một loạt bộ trưởng Anh lại đòi từ chức nhằm thách thức ông Johnson?
The Times ngày 9-10 tiết lộ, ít nhất 5 bộ trưởng trong nội các của Thủ tướng Anh Boris Johnson đang nung nấu ý định từ chức, đẩy ông Johnson vào một cuộc khủng hoảng mới trong bối cảnh thời hạn rời EU đã rất gần kề.

Người Kurd Syria cầu cứu Nga sau động thái gây “sốc” của ông Trump
Dân quân người Kurd muốn tìm giải pháp hòa giải với Chính phủ Syria thông qua Nga, sau động thái “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công miền Bắc Syria của Tổng thống Mỹ.

Tổng hợp-TT