Thách thức cho tăng trưởng kinh tế; Tiền tỷ chưa giúp Trung Quốc mua quyền lực mềm; Mỹ rúng động vì vụ xả súng mới, nhiều người thương vong; Nga “toát mồ hôi” trước nước cờ quân sự chưa từng có của Mỹ trong 25 năm…là những tin chính được cập nhật.
Thách thức cho tăng trưởng kinh tế
(SGGP) Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong hai thập niên tới, lực lượng lao động tại nhiều nước sẽ giảm đáng kể, gia tăng áp lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Lực lượng lao động giảm mạnh
Báo cáo “Thương mại Thế giới năm 2019”, WTO dự đoán dân số Hàn Quốc năm 2040 vẫn duy trì mức tương tự năm ngoái, nhưng lực lượng lao động sẽ giảm tới 17%. Đây là mức giảm lớn nhất trong số các nền kinh tế phát triển, hoàn toàn đi ngược lại với bình quân thế giới là tăng 17%. Sau Hàn Quốc, lực lượng lao động của Trung Quốc và Nhật Bản năm 2040 được nhận định giảm 14%. Tỷ lệ này ở Nga và Liên minh châu Âu (EU) được dự đoán giảm lần lượt 8% và 4%. Trong các nước đông dân, Ấn Độ sẽ có lực lượng lao động tăng cao nhất là 23%. Lực lượng lao động của Mỹ cũng được dự đoán tăng 10%.
Xét theo từng khu vực, lực lượng lao động các nước kém phát triển nhất (LDC) ở miền Nam sa mạc Sahara của châu Phi ước tính tăng tới 78%. Lực lượng lao động trình độ học vấn dưới bậc phổ thông trung học của Hàn Quốc cũng sẽ giảm tới 51%, mức giảm mạnh nhất thế giới. Với xu hướng giảm dân số lao động như trên, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tới năm 2040 dừng lại ở mức tăng 65%, thấp hơn mức tăng bình quân của thế giới là 80%. Dù tỷ lệ này của Hàn Quốc cao hơn các nước phát triển như Nhật Bản (19%), EU (45%) và Mỹ (47%), nhưng vẫn không thể sánh được với Ấn Độ (226%) và Trung Quốc (141%). Mặc dù lao động trình độ thấp ở các nước có giảm, nhưng lao động trình độ cao dự đoán sẽ tăng ở hầu hết các khu vực, đặc biệt tại Ấn Độ và các nước đang phát triển châu Á.
Biến thách thức thành lợi thế
Theo Liên hiệp quốc, trong năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử số lượng người từ 65 tuổi trở lên trên toàn cầu vượt qua số lượng trẻ dưới 5 tuổi. Số lượng người từ 80 tuổi trở lên được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần, từ 143 triệu người trong năm 2019 lên 426 triệu người vào năm 2050. Báo cáo của WTO cho biết, một số nước và khu vực sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ tuyển dụng lao động tăng.
Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dân số già hóa có thể là lợi ích đối với các nền kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương nếu các chính phủ áp dụng những chính sách công nghệ giúp cải thiện sức khỏe của người cao tuổi, tăng cường kỹ năng và mở rộng thời gian làm việc, hỗ trợ tìm việc làm phù hợp. Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB Yasuyuki Sawada nhận định, xu hướng già hóa là không thể đảo ngược tại phần lớn khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nhưng các chính phủ có thể biến điều này thành một khoản “lợi tức bạc”. Ngày nay, người cao tuổi có trình độ học vấn cao hơn và khỏe mạnh hơn so với trong quá khứ. Những chính sách đúng đắn về công nghệ có thể mở rộng thời gian làm việc, tạo ra sự đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung.
Tiền tỷ chưa giúp Trung Quốc mua quyền lực mềm
Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để củng cố quyền lực mềm ở châu Á nhưng họ đang gặp khó để giành thiện cảm của người dân khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 6 năm đã tăng gấp đôi ngân sách đối ngoại của nước này từ 30 tỷ lên 60 tỷ nhân dân tệ (8,5 tỷ USD) nhằm tăng cường hoạt động ngoại giao toàn cầu, theo báo cáo công bố hôm 10/12 từ phòng nghiên cứu AidData thuộc Đại học William & Mary ở Virginia, Mỹ.
“Ngoại giao công chúng là thành phần quan trọng trong bộ công cụ của Bắc Kinh nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm tàng, khắc phục những bất lợi nội bộ và vượt lên những đối thủ cạnh tranh trong khu vực”, báo cáo cho biết. Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác cùng Viện Chính sách Xã hội châu Á và Dự án Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington.
“Bộ công cụ để gây ảnh hưởng tới Nam và Trung Á” bao gồm các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ, hoạt động truyền thông do nhà nước hậu thuẫn, thành phố kết nghĩa, ngoại giao quân sự và Học viện Khổng Tử, nơi giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Báo cáo cho thấy 95% nguồn ngoại giao tài chính của Trung Quốc liên quan tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng, 5% còn lại thuộc những lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo hay xóa nợ.
Hai nước chiếm một nửa các khoản đầu tư từ Bắc Kinh ở châu Á là Pakistan và Kazakhstan, những mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Vành đai Con đường do Chủ tịch Tập khởi xướng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ USD nhưng hiện vấp phải không ít tranh cãi.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh tổ chức các sự kiện văn hóa, cấp học bổng và trao đổi sinh viên. Hầu hết các quốc gia ở Nam và Trung Á giờ đây có ít nhất một kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm truyền hình, phát thanh và báo in.
Trung Quốc đã tổ chức 61 chuyến đi trao đổi cho các nhà báo Nam và Trung Á từ năm 2004 đến 2017. Theo bản báo cáo, việc Bắc Kinh chiếm thiện cảm của truyền thông các nước nhằm phục vụ mục tiêu mở rộng phạm vi phủ sóng ảnh hưởng, đồng thời ngăn chặn những tiếng nói chỉ trích tiêu cực nếu có. Tuy nhiên, các công cụ ngoại giao công chúng vẫn không đủ sức giúp Bắc Kinh thu về những lá phiếu ủng hộ trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc.
Trên khắp Nam Á, “khả năng hòa nhập với người dân bình thường” của Bắc Kinh là “vô cùng hời hợt”, báo cáo nhấn mạnh.
Mỹ rúng động vì vụ xả súng mới, nhiều người thương vong
Một vụ xả súng mới vừa xảy ra ở thành phố Jersey, bang New Jersey, Mỹ khiến 6 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Văn phòng quản lý rượu cồn, thuốc lá, vũ khí và chất nổ Mỹ (ATF) ra tuyên bố cho biết, nhiều lực lượng hành pháp đã tham gia xử lý vụ nổ súng ở thành phố Jersey chiều 10/12 (theo giờ địa phương). Ít nhất 3 xe bọc thép cùng nhiều xe cứu thương và trực thăng xuất hiện quanh hiện trường.
Theo các nguồn tin an ninh, hai nghi phạm đã nã đạn vào các cảnh sát gần một cửa hàng bán thực phẩm của người Hồi giáo tại đại lộ Wilkinson và đường Martin Luther King.
Khi các tay súng chạy vào cửa hàng cố thủ, một cuộc đọ súng nảy lửa với lực lượng chức trách bắt đầu. Các nhân chứng kể cuộc đọ súng kéo dài ít nhất một tiếng đồng hồ.
Kênh NBC trích dẫn lời đại diện cảnh sát địa phương xác nhận, 6 người, bao gồm cả 2 nghi phạm xả súng, đã thiệt mạng trong sự cố.
Theo Văn phòng công tố viên hạt Hudson, thành phố Jersey, ít nhất một viên cảnh sát đã tử nạn và 3 người khác bị thương trong cuộc đọ súng. Về sau, có thêm 2 cảnh sát và 3 dân thường nữa được phát hiện cũng bị thương trong sự cố. Những nạn nhân này đã được đưa đi cấp cứu và hiện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Lực lượng cảnh sát bang New Jersey, các đội đặc nhiệm SWAT và nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã ngay lập tức được điều tới hiện trường. Mọi trường học trong thành phố được lệnh đóng cửa và nhà chức trách khẳng định các học sinh đều an toàn.
Chính quyền địa phương kêu gọi người dân tránh tiếp cận khu vực Greenville ở Jersey.
Tại thủ đô Washington, phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley ra tuyên bố cho biết, Tổng thống Donald Trump đã được báo cáo về thảm kịch và đang tiếp tục theo dõi thông tin vụ xả súng.
Nga “toát mồ hôi” trước nước cờ quân sự chưa từng có của Mỹ trong 25 năm
– Lục quân Mỹ chuẩn bị một đợt triển khai quân đến Châu Âu lớn nhất trong vòng 25 năm trở lại đây. Cụ thể, 20.000 quân Mỹ dự kiến sẽ tham gia vào một cuộc tập trận phô trương sức mạnh rầm rộ vào thời điểm Mỹ và Nga ngày càng đối đầu căng thẳng.
Tướng Christopher Cavoli – Chỉ huy Lực lượng Lục quân Mỹ đóng tại Châu Âu, cho biết 20.000 lính Mỹ sẽ được triển khai đến Châu Âu trong năm tới và tại đây lực lượng này sẽ tham gia cùng với 9.000 quân Mỹ đang đóng tại đó.
Khoảng 37.000 binh sĩ sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tập trận rầm rộ, quy mô lớn trải dài trên lãnh thổ của 10 quốc gia Châu Âu từ tháng Năm đến tháng Sáu, ông Cavoli cho các phóng viên biết tại Lầu Năm Góc.
Lực lượng đang đóng tại Mỹ sẽ bắt đầu đổ vào Châu Âu từ tháng Hai, đem theo 13.000 thiết bị vũ khí, trong đó có xe tăng, pháo binh và các phương tiện vận tải. Lực lượng này sẽ đi quãng đường 4.000km, Tướng Mỹ cho hay. Đó sẽ là một thách thức lớn về mặt hậu cần bởi các tuyến đường sắt ở những nước cựu Xô-viết đều có khoảng cách đường ray nhỏ hơn của các nước phương Tây và cầu của các nước cựu Xô-viết không được xây dựng để có thể chịu được sức nặng của một chiếc xe tăng Abrams 70 tấn.
Cuộc tập trận mang tên Defender-Europe 20 (Bảo vệ Châu Âu 20) được xem là một bước ngoặt mang tính chiến lược của Mỹ sau khi nước này cắt giảm lực lượng ở Châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Trong khi Tướng Cavoli không nói rõ cuộc tập trận sắp tới của họ là nhằm vào Nga thì ông này khẳng định vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 làm thay đổi tất cả. Mục đích của cuộc tập trận là “để chứng minh năng lực của Mỹ trong việc có khả năng triển khai nhanh chóng một lực lượng hùng hậu đến để hỗ trợ Châu Âu và phản ứng trước bất kỳ cuộc khủng hoảng nào”, ông Cavoli nhấn mạnh.
Sẽ có tất cả 18 nước tham gia cuộc tập trận Defender-Europe 20 và các bài diễn tập sẽ diễn ra khắp 10 nước, trong đó có các nước chính là Đức, Anh, Na-uy, Thụy Điển, Canada, Italia, Ba Lan, Lithuania…..
Cuộc tập trận được tuyên bố là để rèn luyện năng lực phòng thủ toàn diện trước bất kỳ cuộc tấn công lớn nào nhằm vào NATO, như một cuộc xâm lược của Nga.
*** Tổng thống Putin được tạc tượng nhìn ra đỉnh núi tuyết
Ông chủ khu trượt tuyết Zil ở tỉnh Chuy của Kyrgyzstan quyết định tạc tượng Tổng thống Nga Vladimir Putin cao 2,5m vì được Moscow cho vay ưu đãi tiền đầu tư.
Suy thoái và câu chuyện lãi suất âm
Đề cập tới chính sách tiền tệ của Tổng thống Donald Trump, các học giả kinh tế đúc kết lại một câu: Mỹ phải có mức lãi suất thấp nhất trên thế giới. Đây sẽ là lợi thế đối với các nhà sản xuất và nhất là các nhà xuất khẩu Mỹ vì lãi suất thấp hơn sẽ gây sức ép giảm giá đồng USD, khiến hàng hóa Mỹ trở nên rẻ hơn ở nước ngoài.
Matthew Shepard – Vụ án làm thay đổi nước Mỹ
Cái chết của một sinh viên đồng tính, bị tra tấn và trói vào hàng rào thảo nguyên ở bang Utah hai thập niên trước, đã gây chấn động nước Mỹ.
Nam Dakota: Thiên đường trốn thuế của giới siêu giàu
Nơi đó được biết đến như là ngôi nhà của di tích tưởng niệm Mount Rushmore, và nhờ việc bãi bỏ những quy định rườm rà mà tiểu bang này lập tức trở thành nơi hưởng lợi nhiều nhất khi giới siêu giàu để những khối tài sản trị giá hàng tỷ USD của họ. Miền đất thần tiên ấy ở đâu? Chính là Nam Dakota, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ cảnh báo Nga không can thiệp bầu cử
Nhà Trắng ngày 10-12 cho biết Tổng thống Donald Trump cảnh báo Nga không can thiệp vào bầu cử Mỹ trong cuộc đàm phán với phái đoàn của Nga, sau khi hai bên tiến hành các cuộc họp nhưng chưa đạt được tiến bộ nào về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Mỹ, Mexico và Canada ký thỏa thuận thương mại mới
Các quan chức hàng đầu của Mỹ, Mexico và Canada ngày 10-12 đã ký một thỏa thuận thuận thương mại mới thay thế cho hiệp định NAFTA.
Mỹ ngừng đào tạo học viên Saudi Arabia sau vụ xả súng tại căn cứ quân sự
Lầu Năm Góc ngày 10-12 tuyên bố sẽ ngừng chương trình huấn luyện cho tất cả những học viên quân sự đến từ Saudi Arabia tại Mỹ cho đến khi có thông báo mới sau vụ một sĩ quan Không quân nước này xả súng tại một căn cứ quân sự của Mỹ.
Thượng đỉnh Nhóm Normandy: Chưa như kỳ vọng
Sáng 10-12 (giờ Việt Nam), Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine) đã bế mạc tại Phủ Tổng thống Pháp ở Thủ đô Paris. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2016 Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm Bộ tứ về tình hình Ukraine được tiến hành. Mặc dù nhiều câu hỏi đã được giải quyết tại hội nghị, song kết quả đạt được là vẫn khiêm tốn so với mong đợi.
Thomas Sankara của Burkina Faso
Vào ngày 4-8-1983, tại một đất nước châu Phi có tên Thượng Volta tiếp tục xảy ra một cuộc đảo chính. Đây đã là cuộc đảo chính lần thứ tư xảy ra tại nước này chỉ trong vòng 17 năm.
Cặp vợ chồng điệp viên phá vỡ âm mưu của Hitler
Ngày 25-11-2019, báo chí Nga đã đồng loạt đưa tin về việc bà Goar Vartanian – một nữ điệp viên kỳ cựu của tình báo Xôviết – vừa qua đời ở tuổi 93. Cùng với người chồng Gevork của mình, bà Goar đã từng hoạt động tình báo khắp nơi trên thế giới, khai thác được những thông tin được đánh giá thuộc loại quan trọng nhất cho Moscow.
Nga – Nhật Bản “sốt sắng” tìm kiếm hoà bình vĩnh viễn
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi sẽ dành 5 ngày liên tục trên đất Nga để thảo luận với quan chức chủ nhà về một hiệp ước hoà bình vĩnh viễn giữa hai nước.
Triều Tiên nổi giận với Mỹ sau cảnh báo “rắn” của ông Trump
Xu hướng đối đầu trở lại giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng rõ ràng hơn sau khi hai bên lại có những tuyên bố cứng rắn chỉ trích bước đi của bên kia.
Nổ súng sát hại 4 người tại bệnh viện rồi bỏ trốn
Một người đàn ông xông vào bệnh viện thuộc thành phố Ostrava, Czech hôm 10-12 và bất ngờ nổ súng vào nhóm người đang ngồi tại phòng chờ khiến 4 người thiệt mạng và 2 người bị thương nặng.
“Sức mạnh Siberia”: Cuộc chơi lớn Nga – Trung
Ngày 2-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giám sát việc khánh thành đường ống vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Siberia đến khu vực Đông Bắc Trung Quốc mang tên gọi “Sức mạnh Siberia”. Đây là thành quả rõ nét nhất từ chiến lược xoay trục sang châu Á của Nga khi bị các nước phương Tây bao vây cấm vận sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea.
Con bạch tuộc IS mọc thêm vòi
Việc Mỹ tuyên bố chiến thắng trước Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tạo nên nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Đa số ý kiến cho rằng Washington đã quá vội vàng và chủ quan, khẳng định không thể triệt tiêu hoàn toàn mầm mống cực đoạn IS.
Israel lên lịch tổng tuyển cử lần ba trong một năm vì xung đột chính trị
Israel khả năng cao bước vào cuộc tổng tuyển cử lần thứ ba trong 12 tháng, dự kiến diễn ra tháng 3-2020, vì không ứng viên nào đủ khả năng thành lập chính phủ sau hai lần bầu cử.
Biển Australia bị “nhuộm đen” vì cháy rừng, người dân hoảng sợ di tản
Cư dân sinh sống ở miền Đông Australia đã buộc phải sơ tán trong bối cảnh cháy rừng tiếp tục lan rộng, còn nền nhiệt lại tăng vọt, Reuters ngày 10-12 đưa tin.
Tổng hợp-TT