Việt Nam trở thành trung tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu; Thừa nhận bất ngờ của quan chức Trung Quốc về vắc xin Covid-19; Tiền số sắp bị siết kiểm soát trên toàn cầu; WHO: Ca Covid-19 đang tăng theo cấp số nhân…là những tin chính được cập nhật.
Việt Nam trở thành trung tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu
Ảnh minh họa.
– Với 17 Hiệp định FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu. Cùng với tham gia WTO, việc thực thi các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%.
Việt Nam là một trong quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, khi cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu. Điều này đã khẳng định được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như ghi dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong suốt thời gian qua.
Hội nhập kinh tế quốc tế – hướng đi đúng đắn, sáng suốt
Là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện công tác đàm phán, ký kết các FTA và các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực (trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và 1 FTA có quy mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Việt Nam gần như đã thể hiện vai trò dẫn dắt trong ASEAN. Minh chứng rõ nét là Hiệp định CPTPP, RCEP, Việt Nam đã đạt được việc ký kết các hiệp định này, trong khi rất nhiều nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của các nước khác không thể kết thúc nổi đàm phán.
Ngoài việc tham gia vào các FTA, trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN, Việt Nam cũng đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng khi hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN trong các năm 1998, 2010 và mới đây là năm 2020. Và trong năm 2010, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Thừa nhận bất ngờ của quan chức Trung Quốc về vắc xin Covid-19
– Vị quan chức hàng đầu về kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc vừa cho biết, tính hiệu quả của vắc xin Covid-19 nội địa của nước này thấp. Đây là lần hiếm hoi giới chức Trung Quốc thừa nhận vắc xin Covid-19 của họ yếu.
Trong một cuộc họp báo diễn ra hồi cuối tuần vừa rồi, ông Gao Fu- Giám đốc Cơ quan Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, đã nói các vắc xin hiện nay “không có tỉ lệ bảo vệ người được tiêm cao lắm”.
Ông Gao Fu cũng nói thêm rằng Trung Quốc đang cân nhắc khả năng trộn lẫn các loại vắc xin với nhau để tăng cường tính hiệu quả của vắc xin.
Trung Quốc đã phát triển và phê chuẩn 4 loại vắc xin nội địa để cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, một số thử nghiệm ở nước ngoài đã cho thấy, vắc xin Covid-19 của Trung Quốc chỉ đạt hiệu quả 50%.
Tuy nhiên, ông Gao sau đó dường như đã muốn rút lại những phát biểu trên, nói rằng “tỉ lệ bảo vệ của mọi vắc xin trên thế giới đều lúc cao lúc thấp. Ông Gao còn nói, những phát biểu trên của ông bị hiểu sai.
Hơn 100 triệu người Trung Quốc đã được tiêm ít nhất 1 mũi tiêm vắc xin Covid-19.
Bắc Kinh luôn khẳng định vắc xin của họ hiệu quả và từ tháng ba, người nước ngoài tiêm vắc xin Covid-19 của Trung Quốc sẽ dễ nhận được visa hơn vào nước này hơn.
Tiền số sắp bị siết kiểm soát trên toàn cầu
CEO sàn giao dịch Kraken cảnh báo chính phủ các nước có thể sắp bắt đầu chiến dịch siết việc sử dụng Bitcoin và các tiền số khác.
Hàng loạt quan chức, từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đến Chủ tịch Ngân hànhg Trung ương châu Âu Christine Lagarde gần đây đã lên tiếng cảnh báo việc sử dụng Bitcoin trong các hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động phi pháp khác. “Tôi cho rằng sẽ có một số động thái siết kiểm soát”, Jesse Powell – CEO sàn giao dịch tiền số lớn thứ 4 thế giới Kraken cho biết trên CNBC.
Giá các loại tiền số thời gian qua tăng vọt. Bitcoin thậm chí lập kỷ lục hơn 61.000 USD một đồng tháng trước. Hiện tại, tiền số phổ biến nhất thế giới giao dịch quanh 60.000 USD.
Kraken đang cân nhắc làm IPO năm tới, sau khi ghi nhận khối lượng giao dịch kỷ lục trong quý I. Trong khi đó, sàn Coinbase dự kiến IPO hôm nay, có thể được định giá tới 100 tỷ USD – cao hơn nhiều công ty điều hành sàn giao dịch lớn khác, như Intercontinental Exchange – sở hữu sàn NYSE.
Nhà đầu tư tiền số kỳ vọng việc Coinbase lên sàn sẽ là dấu mốc lớn cho ngành này sau nhiều năm chịu sự nghi ngại của Wall Street và giới chức. Dù vậy, CEO Kraken cho rằng bất ổn về pháp lý với tiền số sẽ không sớm biến mất. Một dự luật chống rửa tiền gần đây của chính phủ Mỹ yêu cầu những người có tiền số phải xác minh danh tính nếu thực hiện giao dịch từ 3.000 USD trở lên.
*** WHO: Ca Covid-19 đang tăng theo cấp số nhân
Thế giới ghi nhận hơn 137 triệu ca nhiễm, gần ba triệu người chết do nCoV, WHO cảnh báo ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, bất chấp nỗ lực ngăn chặn.
Thế giới đã ghi nhận 137.218.311 ca nhiễm nCoV và 2.957.223 ca tử vong, tăng lần lượt 608.718 và 8.642, trong khi 110.323.952 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
“Chúng ta hiện trong thời điểm quan trọng của đại dịch. Quỹ đạo của đại dịch đang phát triển theo cấp số nhân”, Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19, hôm 12/4 cho biết.
“Đây không phải là tình huống chúng tôi chờ đợi trong 16 tháng kể từ khi đại bùng phát, dù chúng tôi đã chứng minh được các biện pháp kiểm soát”, bà nói thêm. “Đây là lúc mọi người phải xem xét tình huống cẩn thận và kiểm tra thực tế xem chúng ta cần phải làm gì. Vaccine và tiêm chủng đang có sẵn, nhưng không phải ở mọi nơi trên thế giới”.
Bà Kerkhove cho biết ca Covid-19 tăng 9% trên toàn cầu, đánh dấu tuần tăng thứ bảy liên tiếp, trong khi ca tử vong tăng 5%. Bà kêu gọi các chính phủ hỗ trợ công dân của họ thực hiện biện pháp an toàn trong đại dịch.
Tiến sĩ Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp y tế của WHO, nói rằng virus này đang “mạnh hơn, nhanh hơn” với sự xuất hiện của các biến thể mới dễ lây lan hơn và gây tử vong cao hơn so với chủng virus ban đầu . “Tất cả chúng ta đều đang phải vật lộn với và chán nản với những biện pháp phong tỏa, hạn chế”, ông nói.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 31.981.587 ca nhiễm và 576.273 ca tử vong do nCoV, tăng 50.274 ca nhiễm và 435 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Gần 175 triệu liều vaccine đã được tiêm tại Mỹ từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu tháng 12 năm ngoái. Hơn 112 triệu người Mỹ, tức hơn một phần ba dân số, đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19.
Tính tới ngày 8/4, gần 20% người Mỹ đã nhận đủ hai mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tập đoàn Pfizer ngày 9/4 cho biết đang xin chính phủ Mỹ cấp phép tiêm vaccine cho trẻ 12-15 tuổi và có kế hoạch đưa ra đè xuất tương tự với các cơ quan quản lý khác trên toàn thế giới trong những ngày tới.
Vaccine Covid-19 của Moderna được chuyển đến một điểm tiêm chủng ở thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ hôm 12/4. Ảnh: AFP.
Vaccine Covid-19 của Moderna được chuyển đến một điểm tiêm chủng ở thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ hôm 12/4. Ảnh: AFP.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 13.525.364 ca nhiễm và 170.209 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 169.899 và 904 ca.
Đợt bùng phát dịch thứ hai có tốc độ lây lan nhanh hơn so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa năm ngoái, buộc nhiều bang áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo. Maharashtra, bang giàu có nhất của Ấn Độ và hiện là tâm dịch, đã áp đặt chế độ phong tỏa cuối tuần và lệnh giới nghiêm ban đêm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi chưa ra lệnh phong tỏa toàn quốc vì lo ngại thiệt hại kinh tế quá lớn.
Chính phủ Ấn Độ cho rằng dịch bùng phát trở lại do tình trạng tập trung đông người và không đeo khẩu trang kể từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ tháng 2. Nhiều bang đã lên tiếng về tình trạng thiếu vaccine, dù chương trình tiêm chủng hiện nay chỉ áp dụng cho khoảng 400 triệu trong tổng số 1,35 tỷ người dân Ấn Độ.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 13.517.808 ca nhiễm và 354.617 ca tử vong, tăng lần lượt 35.265 và 1.324.
Brazil đang phải trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới, khiến các bệnh viện trên cả nước đều sắp bị quá tải. Quốc gia Nam Mỹ này cũng đang vật lộn để đảm bảo đủ vaccine cho dân số 212 triệu người.
Bất chấp ca nhiễm gia tăng, Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục phản đối phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác, đồng thời chỉ trích thống đốc và thị trưởng vì đã thực hiện chúng. Tòa án Tối cao Brazil hôm 8/4 yêu cầu Thượng viện mở cuộc điều tra cách chính phủ Bolsonaro xử lý đại dịch. Tổng thống Brazil sau đó lên tiếng phê phán cuộc điều tra, cho rằng đây là nỗ lực làm suy yếu chính phủ.
Pháp, vùng dịch lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Âu, ghi nhận 5.067.216 ca nhiễm và 99.135 ca tử vong.
Tất cả các nhà hàng và quán cà phê ở Pháp đã bị đóng cửa 5 tháng qua. Pháp tuần này bắt đầu một đợt phong tỏa, hạn chế mới trên toàn quốc để đối phó tình trạng ca Covid-19 gia tăng.
Việc mở rộng triển khai vaccine đã mang lại sự lạc quan cho những người dân đã mệt mỏi vì phong tỏa. Tất cả người trên 55 tuổi hiện đủ điều kiện để tiêm vaccine.
Anh, báo cáo 4.373.343 người nhiễm và 127.100 người chết, tăng lần lượt 3.568 và 13 trường hợp.
Các nhà khoa học tại trường University College London (UCL) dự báo Anh có thể đạt ngưỡng quan trọng khi tỷ lệ người “an toàn” trước virus nhờ tiêm chủng, từng bị nhiễm hoặc miễn dịch tự nhiên đạt 73,4% vào ngày 12/4.
Anh, một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, vẫn có tia hy vọng khi hôm 12/4, các quán rượu và nhà hàng được phép phục vụ ngoài trời. “Thật tuyệt khi gặp lại mọi người và gặp lại tất cả người dân địa phương”, Louise Porter, chủ quán ở Askrigg, miền bắc nước Anh, nói. “Cuộc sống của chúng tôi vừa bị đảo lộn, giống như mọi người khác”.
Các tiệm làm tóc, phòng tập thể hình và bể bơi của Anh cũng được bật đèn xanh để mở cửa trở lại.
Từng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, Anh đã khởi động một chiến dịch tiêm chủng thành công cùng với các biện pháp ngăn chặn, giúp giảm 95% ca tử vong và 90% ca bệnh từ tháng 1.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.571.824 ca nhiễm, tăng 4.829, trong đó 42.656 người chết, tăng 126.
Jakarta cảnh báo 100 triệu liều vaccine AstraZeneca có thể không được chuyển giao cho Indonesia đúng hạn, do những hạn chế xuất khẩu ở Ấn Độ. Jakarta có kế hoạch đầy tham vọng là tiêm chủng 181 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân trong vòng một năm, chủ yếu dựa vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca.
Quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng ít nhất 13,5 triệu liều. Khoảng 4,43 triệu người, chiếm 1,6% dân số, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 876.225 ca nhiễm và 15.149 ca tử vong, tăng lần lượt 11.378 và 204 ca.
Philippines đã đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi sau các báo cáo về tình trạng đông máu ở nhiều nước, khiến chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 của nước này bị đình trệ.
Philippines đã nhận được khoảng 2,5 triệu liều vaccine Covid-19, phần lớn từ công ty Sinovac của Trung Quốc. Họ cũng nhận được 525.600 liều AstraZeneca thông qua chương trình Covax, hầu hết đã được tiêm. Nước này dự kiến nhận thêm ba triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới.
Campuchia ghi nhận thêm 277 ca nhiễm nCoV và một ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 4.515, trong đó 30 người đã tử vong. Phần lớn ca nhiễm gần đây ở Campuchia là công nhân may mặc và tiểu thương ở chợ.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan cảnh báo nước này đang “đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia” do Covid-19. “Ca nhiễm mới được ghi nhận hàng ngày và chúng tôi đang chạy đua với virus. Hệ thống y tế Campuchia có nguy cơ vỡ trận và gây hậu quả thảm khốc nếu không thể chặn được đợt bùng phát”, bà cho hay.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng 2 khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ.
*** Nga bác tin Ukraine muốn gặp ông Putin đàm phán về miền Đông
Ukraine nói nước này muốn liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin để bàn về tình hình miền Đông, song Điện Kremlin khẳng định chưa hề nhận được đề nghị nào từ Kiev.
Yakuza và chiếc vòi bạch tuộc trong làng giải trí Nhật Bản
Khán giả theo dõi đêm chung kết Hoa hậu Quốc tế năm 2013 không khỏi bất ngờ khi thấy tân hoa hậu Bea Santiago nhận vương miện từ tay á hậu chứ không phải hoa hậu tiền nhiệm. Họ không biết rằng hoa hậu năm 2012, cô Ikumi Yoshimatsu, đã bị chính ban tổ chức cuộc thi cấm tham dự đêm chung kết.
Anh và chính sách trọng tâm “hướng Đông”
Hơn 1 năm sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Anh đã đề ra chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia trong 10 năm tới, với một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho “nước Anh toàn cầu”, với mục tiêu duy trì vị thế chắc chắn ở khu vực châu Âu – Đại Tây Dương, đồng thời nghiêng về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Chuyện tình ly kỳ của “bố già” ma túy El Chapo
Emma Coronel Aispuro, người được mệnh danh là “barbie ma túy” và luôn là kẻ ủng hộ trung thành cho chồng của mình – Joaquin “El Chapo” Guzman, bố già ma túy ở Mexico. Tháng 2-2021, nhà chức trách Mỹ đã bắt giữ Emma nhưng chuyện tình giữa “nữ hoàng ma túy” này và bố già El Chapo dường như chưa phải đã chấm dứt.
Tình trạng thiếu vaccine COVID-19 “tấn công” các nước nghèo
Trong bối cảnh các nước phát triển đã bắt đầu tiêm mũi vaccine thứ hai cho công dân, hàng chục nước nghèo hơn vẫn đang loay hoay vì không đủ nguồn cung, thậm chí, những mũi tiêm đầu tiên chưa được tiến hành đã bị đình trệ.
Vụ “Bê bối sofa” của Ankara
Cuộc họp cấp cao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan với các nhà lãnh đạo Liên minh châu ÂU (EU) tại Ankara hôm 6-4 đang trở thành tâm điểm của báo giới khi bị gọi với cái tên “Bê bối sofa”. Nguyên do là vì trong lúc hội đàm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen không hiểu sao lại không ngồi cùng với các nhà lãnh đạo khác mà phải ngồi một mình trên một chiếc sofa, đối diện với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.
Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez và câu chuyện nước lớn
Sự cố siêu tàu Ever Given bất ngờ bị mắc kẹt ở kênh đào Suez 6 ngày 6 đêm mới được giải cứu, dẫn tới việc hàng trăm tàu bị dồn ứ ở hạ và thượng lưu tuyến huyết mạch đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị tác động, đồng thời làm cho người ta phải đánh giá lại ý nghĩa chiến lược địa chính trị của kênh đào này. Sự cố này rõ ràng đã ảnh hưởng tới kế hoạch triển khai chiến lược, bố trí lực lượng của Mỹ ở Trung Đông.
Hàng chục người di cư thiệt mạng trong vụ lật thuyền
34 người di cư đã không may bị đuối nước ngày 12/4 sau khi thuyền chở những người này bị lật ngoài khơi bờ biển Djibouti. Đây là vụ tai nạn đau lòng thứ hai chỉ trong hơn một tháng qua.
Thủ tướng Hàn Quốc mang thông điệp gì đến Iran sau 44 năm?
Thủ tướng Chung Sye-kyun đã trở thành vị Thủ tướng Hàn Quốc đầu tiên đến thăm Iran sau 44 năm, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại “hiệu quả” với các đối tác trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Yonhap ngày 12/4 đưa tin.
Bà Aung San Suu Kyi đưa ra yêu cầu hiếm hoi trước cáo buộc mới
Nhà lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar Aung San Suu Kyi ngày 12/4 đã yêu cầu tòa án nước này cho phép bà được gặp trực tiếp các luật sư, sau khi đối mặt liên tiếp các cáo buộc mới.
Cảnh sát Mỹ lại bắn chết người da màu, biểu tình nổ ra tại Minnesota
Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở thành phố Minneapolis của Mỹ hồi năm ngoái sau vụ một người đàn ông da màu thiệt mạng khi bị cảnh sát khống chế.
Tình hình Donbass leo thang gây căng thẳng cục diện
Tình hình ở Donbass tiếp tục trở nên tồi tệ hơn sau cái chết của cậu bé Vladislav ở Alexandrovs-koye vì bị máy bay không người lái của quân đội Ukraine sát hại hôm 3-3. Căng thẳng ngoại giao gia tăng giữa Nga và phương Tây…
Dư luận kêu gọi tránh leo thang căng thẳng tại miền Đông Ukraine
Những diễn biến mới nhất tại khu vực miền Đông Ukraine đang khiến dư luận quan ngại Nga và Ukraine có thể bị cuốn vào một cuộc đối đầu quân sự mới. Các nước kêu gọi các bên ngừng các hành động làm leo thang căng thẳng.
Nga kêu gọi cấm triển khai vũ khí trên không gian
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hối thúc cộng đồng quốc tế đàm phán và xây dựng một thỏa thuận ràng buộc nhằm cấm triển khai bất cứ loại vũ khí nào trong tương lai.
Iran tuyên bố bị “khủng bố hạt nhân”
Iran gọi vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạt nhân Natanz ngày 11/4 là một cuộc “khủng bố hạt nhân” nhằm ngăn cản sự phát triển của ngành công nghiệp hạt nhân tại quốc gia Trung Đông.
Điện Kremlin nói gì về khả năng chiến tranh Nga-Ukraine?
Điện Kremlin nhấn mạnh Nga không phải một bên xung đột ở Ukraine và không hướng đến một cuộc chiến với quốc gia láng giềng.
Tổng hợp-TT