VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 13/5/2021.

     Ủy ban quốc tế nêu sai lầm chống Covid-19; Sự tham lam của các hãng dược khiến đại dịch Covid-19 kéo dài?; Đại dịch COVID-19 và nghịch lý cung – cầu vaccine ở Mỹ; Mỹ nhấn mạnh mục tiêu bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19; Thế giới có gần 161 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 3,3 triệu bệnh nhân vì đại dịch Covjd 19…là những tin chính được cập nhật.
Ủy ban quốc tế nêu sai lầm chống Covid-19, Ấn Độ thử vắc-xin cho trẻ      Hệ thống y tế nhiều quốc gia bị dịch Covid-19 áp đảo
(vietnamnet.vn) Ủy ban Quốc tế về Chuẩn bị và Ứng phó Đại dịch, một hội đồng gồm nhiều chuyên gia độc lập do cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf dẫn đầu, hôm 12/5 đã công bố báo cáo đánh giá về cách đối phó với đại dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia khác.
“Sự chuẩn bị còn thiếu nhất quán và thiếu hụt nguồn lực, trong khi hệ thống cảnh báo toàn cầu quá chậm và quá ‘ôn hòa’, WHO tỏ ra thiếu năng lực trong khi sự lãnh đạo chính trị mang tính toàn cầu thì ‘mất hút’. Khi dịch bệnh tiếp tục lây lan ra nhiều quốc gia, không có bất kỳ quốc gia hay tổ chức quốc tế nào đáp ứng đủ yêu cầu chống dịch ban đầu”, tờ New Zealand Herald trích nội dung bản báo cáo.
“Dù các nhân viên y tế WHO đã cố gắng đưa ra lời khuyên và các hướng dẫn, cũng như hỗ trợ cho một số quốc gia, nhưng những nước này không đủ tiềm lực để đáp ứng đủ yêu cầu phòng chống dịch”, bản báo cáo viết thêm.
Dù vậy, bản báo cáo trên vẫn chỉ ra một số điểm tích cực như những nỗ lực cao cả của các nhân viên y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19; sự chia sẻ những dữ liệu khoa học mang tính toàn cầu; những nỗ lực không ngừng nghỉ của giới khoa học nhằm bào chế vắc-xin phòng dịch và thành công khống chế dịch bệnh tại một số quốc gia.
“Toàn thế giới không chỉ nên tập trung vào mỗi Covid-19. Chúng ta phải học hỏi từ cuộc khủng hoảng này để lên kế hoạch chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Nếu không, khoảng thời gian và những động lực quý giá sẽ bị mất đi”, bản báo cáo viết.
Sự tham lam của các hãng dược khiến đại dịch Covid-19 kéo dài?
Sự thiếu hụt vắc-xin ngừa Covid-19 có thể kết thúc nếu các nhà sản xuất trên khắp thế giới được cấp quyền tiếp cận công nghệ, kiến thức cần thiết.
Chia sẻ trên trang Project Syndicate, hai học giả Joseph E. Stiglitz và Lori Wallach cho rằng, cách duy nhất để chấm dứt đại dịch là tiêm chủng đủ số lượng người trên toàn thế giới. Khẩu hiệu “không ai an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều an toàn” thể hiện thực tế dịch tễ học mà nhân loại đang phải đối mặt.
Sự tham lam của các hãng dược khiến đại dịch Covid-19 kéo dài?
Các đợt bùng phát dịch ở bất cứ đâu cũng có thể sản sinh ra biến thể virus corona chủng mới kháng vắc-xin, buộc tất cả phải trở lại một hình thức phong tỏa nào đó. Với sự xuất hiện của những đột biến mới đáng lo ngại ở Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Anh và những nơi khác, đây không phải là mối đe dọa đơn thuần về mặt lý thuyết.
Trầm trọng hơn, việc sản xuất vắc-xin hiện chưa thể cung cấp đủ 10 – 15 tỷ liều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tính đến cuối tháng 4, chỉ có 1,2 tỷ liều được xuất xưởng trên toàn thế giới. Với tốc độ này, hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển sẽ vẫn chưa được chủng ngừa ít nhất cho đến năm 2023.
Vì vậy, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ cùng với 100 quốc gia khác tìm cách từ bỏ khẩn cấp các quy tắc về quyền sở hữu trí tuệ (IP) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với vắc-xin ngừa Covid-19 là tin chấn động.
Các cuộc đàm phán đúng lúc về một thỏa thuận WTO tạm thời loại bỏ những rào cản này sẽ tạo ra sự bảo đảm về mặt pháp lý mà các chính phủ và nhà sản xuất trên khắp toàn cầu cần để mở rộng quy mô sản xuất vắc-xin, phương pháp điều trị và chẩn đoán.
Mùa thu năm ngoái, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tập hợp một số đồng minh là các nước giàu để ngăn chặn bất kỳ cuộc đàm phán từ bỏ IP nào như trên. Song, chính quyền kế nhiệm đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc phải đảo ngược chính sách này với sự ủng hộ của 200 người từng đoạt giải Nobel, các cựu lãnh đạo quốc gia cũng như chính phủ, 110 thành viên Hạ viện và 10 Thượng nghị sỹ Mỹ, 400 nhóm xã hội dân sự Mỹ, 400 nghị sĩ châu Âu cùng nhiều tổ chức, cá nhân khác.
Đại dịch COVID-19 và nghịch lý cung – cầu vaccine ở Mỹ
(ĐCSVN) – Trong 4 tháng đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mở rộng, nhu cầu vaccine tại Mỹ luôn vượt quá khả năng cung ứng. Tuy nhiên, một nghịch lý giờ lại xảy ra, đó là vaccine có thừa còn người tiêm thì lại thiếu. Điều đáng nói là nghịch lý này ở Mỹ khác xa phần còn lại của thế giới, khi vẫn còn quá nhiều người đang mong mỏi có được một liều vaccine.
Mỹ nhấn mạnh mục tiêu bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19
SGGPO Ngày 12-5, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai khẳng định, bà coi các cuộc thảo luận tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là cách thức phù hợp để loại bỏ quyền sở hữu trí tuệ về vaccine ngừa Covid-19, qua đó thúc đẩy bào chế vaccine.
Phát biểu tại Ủy ban Tài chính Thượng viện, bà Katherine Tai nhấn mạnh, các quốc gia và các nhà sản xuất thuốc có “nghĩa vụ giúp cứu thế giới ngay bây giờ”. Bà đánh giá cao hiệu quả nghiên cứu và bào chế vaccine của các hãng dược phẩm trong nước. Quan chức thương mại này khẳng định, chủ đề chính trong các đàm phán tới đây là thúc đẩy các giải pháp nhanh chóng chấm dứt đại dịch, để người dân trên thế giới có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường, thay vì đề cập nhiều tới khía cạnh ngăn chặn các nước “đánh cắp” công nghệ của Mỹ. Theo Đại diện Thương mại Mỹ, chấm dứt đại dịch Covid-19 là điều cần thiết đầu tiên để thúc đẩy mọi chính sách thương mại sau này.
Theo thông báo, Mỹ sẽ bắt đầu tham gia vào các cuộc đàm phán của WTO về việc dỡ bỏ các rào cản mà theo những người ủng hộ sẽ giúp cho việc sản xuất vaccine ngừa Covid-19 phổ biến, cũng như giúp các nước có thu nhập thấp tự điều chế được vaccine.
Nam Phi và Ấn Độ đã nộp văn bản đề xuất cấp miễn trừ tạm thời một số nghĩa vụ phát sinh từ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) để bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sản xuất vaccine mà không cần lo lắng về bằng sáng chế. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã kêu gọi các nước ủng hộ sáng kiến trên của Pretoria và New Delhi.
Tuy nhiên, các nước Liên minh châu Âu (EU) tạm thời chưa quyết định về vấn đề tạm miễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các loại vaccine phòng Covid-19 vì cho rằng, còn nhiều vấn đề cấp bách hơn cần phải xem xét. Đức phản đối yêu cầu các hãng dược từ bỏ quyền bảo hộ với các loại vaccine phòng Covid-19, cho rằng đây không phải là giải pháp giúp tăng sản lượng vaccine.
Trang trại điện gió ngoài khơi 32 tỷ USD của Hàn Quốc có gì đặc biệt?
Chính phủ Hàn Quốc cho biết đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, tạo ra sản lượng đủ cung cấp cho 5,7 triệu hộ gia đình…
Chính phủ Hàn Quốc ngày 6/5 công bố kế hoạch xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới – dự án quan trọng nhằm giúp nước này đạt mục tiêu đưa khí thải nhà kính về 0 vào năm 2050. Dự án có tổng mức đầu tư 32 tỷ USD theo hình thức công – tư.
Theo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, khi hoàn thành, đây sẽ là một khu tổ hợp điện gió khổng lồ năm ngoài khơi trung tâm công nghiệp thành phố Ulsan vào năm 2030.
Trang trại này sẽ được xây dựng trên nền mỏ khí gas tự nhiên ngoài khơi thương mại đầu tiên của Hàn Quốc. Mở này dự kiến dừng hoạt vào năm 2022 sau 18 năm.
Khi hoàn thành, trang trại điện gió này sẽ tạo ra 6 gigawatts điện, đủ để cung cấp cho 5,7 triệu hộ gia đình và chiếm 50% sản lượng điện gió dự kiến vào năm 2030 của Hàn Quốc. Ngoài ra, dự án cũng sẽ tạo ra 210.000 việc làm mới.
*** Thế giới có gần 161 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 3,3 triệu bệnh nhân vì đại dịch Covjd 19.
Trên thế giới có hơn 3,3 triệu ca tử vong vì Covid-19, song có hơn 139,7 triệu trường hợp đã khỏi sau khi nhiễm virus.
Cập nhật lúc 5h sáng ngày 13/5 của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho thấy, dịch Covid-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho gần 161 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 3,3 triệu bệnh nhân.
Ấn Độ tiếp tục trải qua một ngày khủng khiếp với số người nhiễm mới lên tới gần 357.000 và số người chết hơn 4.100. Như vậy đến nay, nước này có tổng cộng gần 23,7 triệu ca dương tính và gần 258.400 ca tử vong.
Brazil cũng đối mặt với sự lây lan và chết chóc nghiêm trọng khi ghi nhận thêm 74.350 ca nhiễm mới vào danh sách hơn 15,3 triệu bệnh nhân, và hơn 2.300 nạn nhân vào tổng số 428.000 người tử vong vì Covid-19.
Ấn Độ sắp thử nghiệm giai đoạn 2 của vắc-xin cho trẻ em
Theo hãng tin Sputnik, Tổ chức Kiểm soát tiêu chuẩn thuốc trung ương Ấn Độ đang đề nghị các cơ quan y tế nước này cấp giấy phép tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 của vắc-xin Covaxin dành cho trẻ em và các thanh, thiếu niên có độ tuổi từ 2-18.
“Phải nhấn mạnh sự cần thiết khi bảo vệ trẻ em khỏi ‘làn sóng dịch’ Covid-19 tiếp theo. ‘Làn sóng dịch’ thứ hai đã tác động tới những đối tượng không bị ảnh hưởng bởi ‘làn sóng dịch’ thứ nhất. Trẻ em hiện giờ cần được bảo vệ. Khi chứng kiến tình hình dịch hiện nay, chúng tôi cảm thấy cần phải chuẩn bị”, bác sĩ nhi khoa Bhavneet Bharti làm việc tại một bệnh viện ở bang Punjab, Ấn Độ nói.
“Chúng tôi phải tăng cường sự an toàn của vắc-xin dành cho trẻ em, và mở rộng việc tiêm chủng càng sớm càng tốt”, ông nói thêm.
Số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày ở Thái Lan cao kỷ lục
Tờ Bưu điện Bangkok dẫn nguồn tin từ chính quyền Thái Lan cho biết, nước này trong ngày 12/5 đã ghi nhận số ca tử vong kỷ lục kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát với 34 trường hợp, nâng tổng số người thiệt mạng lên 486.
Bác sĩ Apisamai Srirangson thuộc Trung tâm Quản lý Tình huống Covid-19 Thái Lan nhận định, số ca tử vong ở nước này thời gian gần đây tăng mạnh là bởi người nhiễm Covid-19 thường tới các trung tâm y tế muộn, hoặc việc điều trị cho những người già hay người có bệnh mãn tính thường gặp nhiều khó khăn.
“Đừng chờ tới khi bạn có triệu chứng nhiễm bệnh. Nếu phát hiện bản thân đã tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hơn 5 phút, thì bạn hãy tới bệnh viện ngay lập tức, cung cấp thông tin bản thân và tiến hành xét nghiệm. Nếu dương tính với Covid-19, bạn sẽ nhận được quy trình điều trị kịp thời”, bác sĩ Srirangson cho biết.
*** “Chảo lửa” Trung Đông rực cháy trở lại
Israel và phong trào vũ trang Hamas của người Palestine đã “giao thiệp” bằng hơn 1.000 quả rocket, tên lửa các loại trong vỏn vẹn 3 ngày, cướp đi sinh mạng của ít nhất 38 người, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ bùng phát một cuộc chiến đẫm máu quy mô lớn giữa hai bên.
Hamas nã rocket về phía nhà máy hạt nhân Israel
Phong trào vũ trang Hamas của người Palestine khai hoả 15 rocket từ Dải Gaza về phía thị trấn Dimona ở Tây Israel, gần cơ sở hạt nhân Shimon Peres Negev, song chưa rõ thiệt hại.
Điểm hẹn tháng sáu
“Đó là hy vọng và là điều tôi trông đợi. Chúng tôi đang nỗ lực để thực hiện nó”. Ngày 4-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu với báo giới về khả năng tổ chức một cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ông có vẻ thực sự muốn cuộc hội nghị thượng đỉnh đó có thể diễn ra tại châu Âu, vào khoảng tháng 6-2021, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi tiếp nhiệm.
Mỹ cử “đại sứ nhiều kinh nghiệm” đến giải quyết căng thẳng Israel-Palestine
Trong vài ngày qua, cuộc đối đầu giữa Hamas và Lực lượng Phòng vệ Israel đã leo thang đáng kể dọc theo Dải Gaza với những trận nã tên lửa chết người, gây ra sự phản đối kịch liệt trong khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới yêu cầu các bên kiềm chế.
Dân Mỹ hoảng loạn mua xăng sau vụ đường ống nhiên liệu bị tấn công
Đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ hoạt động trở lại ngày 12/5, vài ngày sau khi bị một nhóm tin tặc tấn công và buộc phải đóng cửa.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ bị trục xuất khỏi Nga
Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Moscow nằm trong số 10 nhà ngoại giao Mỹ bị trục xuất khỏi Nga. Đây được cho là một động thái mà Moscow thực hiện nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt từ Washington.
Hình ảnh tài xế xe cứu thương thả thi thể trôi sông gây phẫn nộ tại Ấn Độ
Hình ảnh thi thể được cho là bị tài xế xe cứu thương thả trôi sông đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, từ đó gây ra làn sóng phẫn nộ bởi sự vô cảm đối với người đã khuất và gia đình của họ.
Athens rúng động vì vụ giết người, cướp của trước mặt chồng và con gái nạn nhân
Chính phủ Hy Lạp treo thưởng 300.000 euro (khoảng 364.000 USD) cho bất kỳ ai cung cấp thông tin hữu ích hoặc biết nơi ẩn náu của nhóm tội phạm trong vụ giết người cướp của gây rúng động nước này, The Guardian ngày 12/5 đưa tin.
Thủ tướng Ấn Độ không tới dự Hội nghị G7 vì COVID-19
Thủ tướng Narendra Modi sẽ không đến Anh tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng tới do tình hình dịch bệnh phức tạp tại Ấn Độ.
Máy bay Nga tham gia tiêu diệt 338 tay súng khủng bố Syria
Các máy bay chiến đấu Nga hỗ trợ lực lượng Syria tiêu diệt 338 tay súng và phá huỷ hơn 80 cơ sở của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan trong vòng hơn hai tuần.
Rợn người khoảnh khắc chung cư 13 tầng đổ sập vì tên lửa Israel
Toà chung cư 13 tầng của người Palestine ở Dải Gaza đổ sập sau khi trúng tên lửa do Israel phóng tới, trong đợt đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai bên từ năm 2014.
Gian nan một con đường
Ngay từ khi tranh cử, Tổng thống Joe Biden coi việc giải quyết mối quan hệ với Iran là điểm mấu chốt trong chiến lược ngoại giao của mình. Trọng tâm trong kế hoạch của ông là phải tìm cách để khôi phục lại Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) còn được biết tới với tên gọi Thỏa thuận hạt nhân Iran.
Dải Gaza chìm trong biển lửa, nguy cơ chiến tranh Hamas-Israel
Đợt giao tranh mới nhất giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas làm ít nhất 32 người Palestine thiệt mạng, đồng thời khiến quốc tế lo ngại nguy cơ bùng phát một cuộc chiến đẫm máu mới giữa hai bên.
Nước Anh và thách thức lớn thời hậu Brexit
Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, đa số cử tri Scotland không muốn ly khai nhưng khi đó chưa có Brexit. Giờ đây, Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), vai trò và chỗ đứng của Anh tại châu Âu đã có sự thay đổi, vì thế, giới chức vùng Scotland đã bắt đầu đánh tiếng về cuộc bầu cử độc lập lần 2. Và chủ đề này càng “nóng” hơn khi Đảng Dân tộc Scotland (SNP) – đảng ủng hộ Scotland độc lập vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương tại vùng lãnh thổ này.
Hình sự hóa quốc tế tội phạm môi trường
Cuộc chiến công nhận tội phạm môi trường là tội phạm quốc tế vẫn tiếp tục. Sau cái chết do ung thư của Polly Higgins, một nữ luật sư người Scotland có tầm nhìn xa và người đã đấu tranh cho loại tội phạm hủy hoại môi trường được công nhận là “tội phạm quốc tế,” cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
EU lo cho tương lai
Mặc dù có được sự đoàn kết trong một số vấn đề lớn như cùng chống đại dịch COVID-19, song thực tế vấn đề cải tổ Liên minh châu Âu (EU) để từ phục hồi đi lên tăng trưởng vẫn đang được đặt ra hết sức cấp bách. Một trong những câu hỏi đặt ra bức thiết tại Hội nghị bàn về tương lai châu Âu là cần xem xét lại nguyên tắc và khái niệm chi phối các chính sách kinh tế quan trọng của liên minh này.
Hợp đồng thuê cảng Darwin hay câu chuyện của Canberra
Hợp đồng thuê của Landbridge Group bắt đầu vào năm 2015 và từng khiến Washington phản hồi gay gắt về việc không được hỏi ý kiến. Bây giờ, Chính phủ Australia có thể phải trả tiền bồi thường cho công ty Trung Quốc này nếu hợp đồng thuê cảng Darwin của họ bị đảo lộn vì lý do an ninh quốc gia.

Tổng hợp-TT