VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 14/9/2018.

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung: Cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam; Quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc vẫn giữ mô hình cho vay ‘bẫy nợ’;  Nghị viện châu Âu thông qua luật yêu cầu Facebook, Google trả phí; Thông điệp gửi tới Mỹ từ cuộc tập trận lớn nhất lịch sử của Nga; WEF ASEAN 2018 lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo để phát triển…là những tin chính được cập nhật.

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung: Cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam

  Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Ảnh minh họa   Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Ảnh minh họa

– Theo chuyên gia, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ khiến cho các công ty đa quốc gia của Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc chuyển hướng các đơn hàng, cũng như hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế. Việt Nam là một trong những nước sẽ hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Thời gian qua, Mỹ đã áp thuế quan bổ sung lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, và bị Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp mức thuế tương tự lên 50 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng lên cao khi cách đây ít hôm, Tổng thống Donald Trump dọa sẽ áp thuế lên gần như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hàng năm. Trước động thái này, Trung Quốc ngày đã đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép trừng phạt Mỹ, vì một tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá của Washington.
Trước những diễn biến ngày càng leo thang giữa Mỹ  và Trung Quốc, đã có nhiều phân tích cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại này sẽ gây tổn thất cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế lớn như điện tử và nông nghiệp.
Tại Việt Nam, nhận định về những căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc vẫn giữ mô hình cho vay ‘bẫy nợ’
Nhiều nước vẫn lo ngại về các khoản cho vay phát triển cơ sở hạ tầng ẩn chứa nhiều rủi ro trong sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc.
“Trung Quốc không giúp đỡ các nước khác mà chỉ đến đầu tư nhằm nằm quyền kiểm soát tài nguyên ở những nơi đó”, Ray Washburne, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (OPIC), ngày 12/9 nêu nhận định.
OPIC là một cơ quan chính phủ, hỗ trợ định hướng dòng vốn tư nhân của Mỹ cho các dự án phát triển ở nước ngoài dưới hình thức các khoản vay hoặc quỹ đầu tư, theo South China Morning Post.
Phát biểu tại một sự kiện ở trụ sở Washington của OPIC, ông Washburne cho rằng Trung Quốc cố tình đẩy những nước đối tác vào bẫy nợ, sau đó đòi kiểm soát “nguồn khoáng sản, đất hiếm hoặc nhiều tài sản chiến lược khác làm phí đền bù cho các khoản vay”.
Gần 5 năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi xướng đại kế hoạch kết nối kinh tế Á – Âu với tên gọi Một Vành đai, Một Con đường thông qua các khoảng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ.
Tính chất địa chính trị của kế hoạch này nhanh chóng làm dấy lên nhiều lo ngại. Trung Quốc sau đó đổi tên chiến lược thành sáng kiến Vành đai, Con đường.
Thời gian qua, mô hình đầu tư của Trung Quốc còn vấp phải chỉ trích đẩy các nước đối tác rơi vào những khoản nợ vượt khả năng chi trả.
Tháng 12/2017, Sri Lanka phải chấp nhận bán cho Trung Quốc phần lớn cổ phần trong cảng Hambantota với giá 1,12 tỷ USD để trả nợ. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cũng hoãn hàng loạt dự án đầu tư của Trung Quốc, lo ngại đất nước rơi vào bẫy nợ.
Bắc Kinh đang nỗ lực xoa dịu lo ngại của cộng đồng quốc tế. Tại một hội thảo ngày 27/8, ông Tập khẳng định Trung Quốc cần “ưu tiên lợi ích của nước đối tác và xúc tiến những dự án có lợi cho người dân sở tại”. Bắc Kinh cũng đang thuyết phục Nhật Bản hợp tác đầu tư cho những dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

 Nghị viện châu Âu thông qua luật yêu cầu Facebook, Google trả phí
Luật mới cho phép các hãng tin tức và thu âm ở châu Âu được yêu cầu Google, Facebook trả phí cho việc sử dụng nội dung.
Với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng, các nghị sĩ châu Âu hôm 12/9 nhất trí thông qua gói cải cách nhằm buộc các hãng Internet lớn phải chia sẻ doanh thu với các nhà sản xuất âm nhạc, video và tin tức ở châu Âu, theo Reuters.
Ủy ban châu Âu (EC) và 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành các cuộc đàm phán nhằm thu hẹp những bất đồng và thống nhất quan điểm trước khi cập nhật đạo luật bản quyền hiện hành.
Hai ủy viên EU Andrus Ansip và Mariya Gabriel đánh giá cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu là một tín hiệu mạnh mẽ và tích cực, trong khi một số nghị sĩ và các hãng Internet lớn chỉ trích cải cách này.

 Thông điệp gửi tới Mỹ từ cuộc tập trận lớn nhất lịch sử của Nga
Tập trận Vostok-2018 cho thấy Nga và Trung Quốc sẵn sàng xích lại gần nhau để đối phó với sức ép ngày càng tăng từ Mỹ.
Quân đội Nga hôm 11/9 mở đầu cuộc tập trận lớn nhất lịch sử mang tên Vostok-2018 với sự tham gia của 300.000 binh sĩ, 36.000 phương tiện cơ giới, 1.000 máy bay, 80 tàu chiến, cùng hàng nghìn lính Trung Quốc và Mông Cổ. Việc Nga mời Trung Quốc tham gia với số lượng lớn binh sĩ và khí tài dường như là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Mỹ, theo Washington Post.
Việc Trung Quốc tham gia tập trận Vostok-2018 là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong quan hệ với Nga. Hai nước luôn coi nhau là đối thủ quân sự tiềm tàng giờ đây đã trở thành đối tác trong cuộc đối đầu với Mỹ. “Hai nước muốn phát tín hiệu rằng nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép, họ sẽ xích lại gần nhau hơn”, Alexander Gabuev, chuyên gia về Nga thuộc Trung tâm Carnegie ở Moskva, đánh giá.
Washington đang duy trì chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, đồng thời áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng xác định Nga và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến nền khoa học công nghệ và kinh nghiệm của Nga, quốc gia đang cần thêm đồng minh trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt. Việc hợp tác chặt chẽ với Moskva sẽ giúp Bắc Kinh có cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ quân sự, cũng như học hỏi kinh nghiệm thực chiến của Nga ở Syria.

WEF ASEAN 2018 lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo để phát triển
VOV.VN – Hội nghị WEF ASEAN 2018 kết thúc thành công tốt đẹp với nhiều đề xuất được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững trong khu vực và thế giới.
Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 diễn ra tại Hà Nội từ 11-13/9 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” đã khép lại sau gần 60 phiên thảo luận chuyên đề, nhiều đề xuất được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững.
Trên cương vị chủ nhà của WEF ASEAN 2018, Việt Nam đã thực hiện thành công trọng trách cùng WEF và các nước ASEAN tập trung thảo luận những vấn đề quan trọng và hình thành các ý tưởng, định hướng lớn về phát triển của các nước ASEAN trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) nhằm góp phần thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 vì lợi ích và sự phát triển của cả khu vực và từng quốc gia, đóng góp cho sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

***   Hàng chục vụ nổ xảy ra tại Boston, nghi vỡ đường ống khí đốt
“Hàng chục vụ nổ và đám cháy xảy ra đồng thời tại khu vực phía bắc thành phố Boston. Chính quyền đã yêu cầu người dân sơ tán tại những khu dân cư có mùi khí đốt rò rỉ. Không có dấu hiệu của tội phạm trong loạt vụ nổ này”, Reuters dẫn lời cảnh sát bang Massachusetts, Mỹ hôm nay cho biết.
Giới chức thành phố Boston có biết có 70 vụ nổ đã xảy ra, khiến ít nhất ba người bị thương. Nguyên nhân dẫn tới loạt vụ nổ chưa được xác định, nhưng dường như hệ thống cung cấp khí đốt ở phía bắc Boston đã gặp trục trặc. Vụ nổ đầu tiên xảy ra khi một đoạn ống bị vỡ do áp suất quá cao, khiến khí ga rò rỉ và bắt lửa.

Anh chỉ trích cuộc phỏng vấn nghi phạm đầu độc tại Nga
“Sự dối trá và dàn dựng trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình quốc gia Nga là sự xúc phạm với công chúng. Nó cũng là sự công kích sâu sắc nhằm vào nạn nhân và gia đình của những người bị ảnh hưởng sau cuộc tấn công đáng sợ này. Họ là những kẻ bị truy nã, chúng tôi đã thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm bắt được hai người này nếu họ rời khỏi Nga một lần nữa”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Theresa May hôm qua tuyên bố.
Hai người đàn ông bị London cáo buộc đầu độc cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal xuất hiện trên kênh truyền hình RT hôm 13/9, khẳng định họ tới thành phố Salisbury ở Anh để du lịch và phủ nhận việc có liên quan tới âm mưu ám sát.

Mỹ muốn áp đặt thêm lệnh trừng phạt Nga do vụ đầu độc Skripal
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Kinh tế và thương mại Manisha Singh hôm qua cho biết Nga chưa chấp nhận yêu cầu cho Mỹ thanh sát cơ sở chế tạo chất độc thần kinh Novichok, hợp chất được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ở Salisbury, Anh hồi đầu năm nay. Điều này có thể khiến Mỹ xem xét áp đặt thêm loạt biện pháp cấm vận mạnh tay hơn vào tháng 11, Reuters đưa tin.
Các biện pháp trừng phạt mới sẽ nhằm vào hệ thống ngân hàng, mở rộng lệnh cấm vận trang thiết bị quân sự đối với Nga và chặn nguồn hỗ trợ nước ngoài.

Philippines sơ tán cư dân, chuẩn bị đón siêu bão Mangkhut
Chính quyền Philippines hôm nay ra lệnh di tản, đóng cửa trường học và các văn phòng ở khu vực miền bắc nước này, trước khi siêu bão Mangkhut đổ bộ vào ngày 15/9.
Người đứng đầu cơ quan tự vệ dân sự Philippines Ricardo Jalad cho biết khoảng 4,2 triệu người sẽ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của siêu bão có sức gió tới 265 km/h này. Bão mạnh kết hợp với các trận mưa lớn có thể gây lở đất và lũ quét tại miền bắc Philippines trong những ngày tới.
“Chính quyền Trump không nên nhầm lẫn rằng Trung Quốc sẽ đầu hàng và chấp nhận yêu cầu của Mỹ. Bắc Kinh có đủ động lực để vận hành nền kinh tế, ngay cả khi chiến tranh thương mại tiếp tục kéo dài. Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp đáp trả lệnh áp thuế của Mỹ để bảo vệ lợi ích quốc gia”, báo nhà nước Trung Quốc People’s Daily hôm nay đăng bài xã luận cho hay.
Bắc Kinh và Washington chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng, trong bối cảnh Mỹ dọa tiếp tục áp thuế với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào thành trì Idlib
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều binh sĩ và khí tài hạng nặng tới tỉnh Idlib, thành trì lớn cuối cùng của phiến quân nổi dậy tại Syria. Động thái này diễn ra bất chấp cảnh báo trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, cho rằng giải pháp quân sự sẽ dẫn tới thảm họa nhân đạo tại Idlib, Haaretz đưa tin.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Idlib từ phía bắc, sau đó đóng quân tại 12 trạm giám sát đặt quanh tỉnh này.

***   Nghi phạm’ vụ cựu điệp viên Nga nói gì?
Alexander Petrov và Ruslan Boshirov, hai công dân Nga bị Anh tình nghi liên quan tới vụ hạ độc cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, cho hay họ chỉ là du khách bình thường đang cố tìm nhà thờ Salisbury sau khi không thể tới được điểm tham quan Stonhenge.
DailyMail và RT dẫn lời hai người đàn ông trên cho biết thêm: “Chúng tôi chính là những người ở trong bức ảnh mà nhà chức trách Anh công bố. Ruslan Boshirov, Alexander Petrov là tên thật của chúng tôi”. Hai người này cho hay, họ tới thành phố Salisbury của Anh với tư cách là du khách. Cả hai chỉ lưu lại đây không lâu.
“Chúng tôi tới Salisbury hôm 3/3… Dĩ nhiên, chúng tôi tới thành phố này để tham quan các địa điểm Stonehenge, Old Sarum nhưng kế hoạch bị vỡ vì bùn ở khắp mọi nơi. Cả thành phố bị phủ dưới bùn loãng. Chúng tôi bị ướt nên đã tới nhà ga gần nhất để đi tàu về London… Chúng tôi ở Salisbury không quá một giờ, chủ yếu là do bị chậm tàu”.
Cả hai cho hay, họ không mang theo chất độc nào trong chuyến đi tới London và Salisbury. Petrov và Boshirov cũng khẳng định họ là doanh nhân, không phải nhân viên tình báo quân sự.
Tuần trước, nhà chức trách Anh cáo buộc Alexander Petrov và Ruslan Boshirov tiến hành vụ tấn công không thành bằng chất độc thần kinh nhằm vào cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Salisbury hồi tháng 3. Cảnh sát London đã công bố ảnh hai người đàn ông này và nói rằng đó là các nhân viên tình báo quân sự Nga.
Cảnh sát cho biết, hai người này đã di chuyển bằng hộ chiếu có hiệu lực của Nga, từ Moscow tới London 2 ngày trước khi tiến hành vụ tấn công.
Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc, và cho rằng tên cũng như ảnh của hai người đàn ông không thể chứng minh họ có liên quan tới cơ quan tình báo nước này.

– Muhammad Shafee Abdullah – luật sư đại diện cho cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm 13/9 đã bị cáo buộc rửa tiền. Theo Reuters, lời buộc tội được đưa ra trong bối cảnh các nhân viên chống tham nhũng của nước này cố thu hồi hàng tỷ đô la được bòn rút từ quỹ 1MDB đang dính bê bối.

– Trung Quốc hôm 13/9 cho hay, nước này hoan nghênh lời mời của Mỹ về việc tổ chức vòng hội đàm thương mại mới. Thông tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump mời các quan chức Trung Quốc tái khởi động các cuộc hội đàm thương mại đã khiến đồng Nhân dân tệ tăng giá.

– Theo báo El Pais, cáo buộc bằng giả đang gây chấn động chính trường Tây Ban Nha, đã có Bộ trưởng Y tế từ chức, trong khi Thủ tướng và lãnh đạo đảng đối lập nước này bị buộc tội không học vẫn có bằng. Tâm điểm bê bối là trường đại học Juan Carlos ở Madrid.

– Siêu bão Mangkhut hôm 13/9 đã tiến về phía Philippines, khiến hàng nghìn người phải đi sơ tán trước khi những cơn mưa lớn và gió giật tấn công khu vực này vào cuối tuần. Bão Mangkhut hiện đang di chuyển ở Thái Bình Dương với sức gió lên tới 255 km/h. Nhà chức trách cho hay, khoảng 10 triệu người ở Philippines nằm trên đường đi của bão.

– Các công tố viên Thái Lan đã quyết định để tới 10/10 mới ra quyết định về việc có hoặc không buộc tội con trai cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và hai người khác về tội rửa tiền, vốn liên quan tới bê bối cho vay của ngân hàng Krungthai.

– Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer 13/9 cho hay, Đức đã đi tới một thỏa thuận với Italia về việc hồi hương những người di cư đã nộp đơn xin tị nạn tại đây. Ông Seehofer cũng bày tỏ hy vọng, thỏa thuận giữa hai nước sẽ được ký kết sớm.

– Bất kỳ chiến dịch quân sự nào được tiến hành ở tỉnh Idlib, Syria sẽ mang thảm họa tới khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết hôm 13/9. Quan chức này cũng nói, Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc với Nga, Iran và các nước đồng minh để bình ổn Idlib và ngăn ngừa một thảm kịch nhân đạo xảy ra tại đây.

***   Phương Tây bất ngờ nhận thông điệp cảnh báo bằng tên lửa
(VnMedia) – Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm qua (13/9) cho biết, họ đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa vào một căn cứ của người Kurd ở nước láng giềng Iraq và đây chính là lời cảnh báo nhằm vào “những cường quốc ngạo mạn“.

Vostok 2018: Cận cảnh tên lửa lừng danh S-300, S-400 “lên đạn”, sẵn sàng khai hỏa
– Các hệ thống tên lửa phòng không vang danh khắp thế giới của Nga – S-300 và S-400 đã được đưa vào trạng thái sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong cuộc tập trận quân sự lớn nhất lịch sử thời hiện đại của Nga kể từ sau những năm 1980.

Tổng thống Nga thị sát cuộc tập trận lớn nhất lịch sử hiện đại Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến thị sát thao trường Tsugol và theo dõi các bài tập chính của cuộc tập trận Vostok-2018 từ đài chỉ huy.

Tổng thống Philippines thách quân đội đảo chính lật đổ ông
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thách thức các tướng lĩnh quân sự tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ ông.

Xem cuộc tập trận lớn chưa từng có của Nga
– Tổng thống Nga đã ra lệnh cho Nga tiến hành một cuộc phô trương sức mạnh chưa từng có trong 39 năm trở lại đây. Ngay trong ngày đầu khai hỏa cuộc tập trận Vostok-2018, Nga đã cho “trình diễn“ hàng loạt tên lửa hạt nhân có thể vươn tới London.

Mỹ nhăm nhe đánh Nga, Syria vỡ trận?
– Mỹ đang cân nhắc khả năng thực hiện các cuộc không kích nhằm vào quân chính phủ Syria. Tuy nhiên, Mỹ không dừng lại ở đó mà tuyên bố có thể sẽ tấn công cả vào các cứ điểm của Nga và Iran trong khu vực,

***   Tổng thống Putin nói gì khi chứng kiến 300.000 binh sĩ tập trận?
Trong chuyến thị sát cuộc tập trận lớn nhất lịch sử nước Nga hiện đại mang tên Vostok-2018, Tổng thống Putin khẳng định quân đội nước này đã hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời nhấn mạnh Nga là đất nước ưa chuộng hoà bình.

Tay súng ở Mỹ điên loạn bắn chết 5 người rồi tự sát
Chiều ngày 12-9 (giờ địa phương), một người đàn ông đã nổ súng và giết chết 5 người khác trước khi tự sát, tại khu vực East Bakersfield, bang California của Mỹ.

Siêu bão Mangkhut di chuyển thần tốc, nhiều nước châu Á “nín thở”
Một cơn bão nguy hiểm và ngày càng trở nên mạnh hơn, một cơn bão thậm chí còn có sức ảnh hưởng lớn hơn bão Florence, các chuyên gia dự báo thời tiết liên tục đưa ra những dự cảm không lành về siêu bão Mangkhut.

Ổ bắn tỉa của khủng bố al-Nursa nổ tung vì trúng tên lửa Syria
Quân đội Syria đã dùng tên lửa chống tăng dẫn đường để bắn nổ tung một ổ bắn tỉa trên đồi cao, nơi các tay súng thuộc nhóm khủng bố al-Nursa đang ẩn náu và chờ cơ hội tiêu diệt binh sĩ quân đội.

200 tên lửa Tomahawk Mỹ sẵn sàng khai hỏa vào Syria
Mỹ đã đưa đến gần biên giới Syria một đội tàu chiến khổng lồ cùng 200 tên lửa hành trình Tomahawk trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa vào Syria bất cứ khi nào có lệnh.

ASEAN đóng vai trò trung tâm trong nhiều sáng kiến địa chiến lược khu vực
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, sáng 13-9 đã diễn ra phiên thảo luận về Triển vọng địa chính trị châu Á. Tham dự phiên thảo luận có Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-Wha, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono và đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Singapore, TS Lynn Kuok.

Cấp thị thực cho đại sứ, dấu hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên
Mỹ vừa cấp thị thực cho Đại diện thường trực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song sau thời gian từ chối kéo dài 4 năm, Báo DongA Ilbo hôm 13-9 dẫn nhiều nguồn tin ngoại giao.

Kịch bản hoá giải nào cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ diễn biến ra sao và liệu nó có kết thúc sớm? Đó là những băn khoăn của các chuyên gia khi tham dự phiên thảo luận “Xung đột thương mại: Vượt qua căng thẳng địa -kinh tế” diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tại Hà Nội.

Trung Quốc: Thành tựu sau 40 năm cải cách mở cửa
Trong 40 năm qua, từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận, thành tích kinh tế mà Trung Quốc đã giành được là “kỳ tích”. “Phép màu” kinh tế Trung Quốc thực sự vượt khỏi những quan điểm thông thường, với khoảng 800 triệu người thoát nghèo chỉ sau vài thế hệ và Trung Quốc hiện đã trở thành một phần không thể thiếu của kinh tế toàn cầu.

Thông điệp đằng sau cuộc tập trận lớn nhất của Nga
Từ ngày 11 đến 17-9, Nga tiến hành cuộc tập trận “Vostok 2018” (Phương Đông 2018). Đây được đánh giá là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử xứ sở Bạch Dương, với sự tham gia của hơn 300.000 binh sĩ, 36.000 xe tăng, xe bọc thép, hơn 1.000 trực thăng, máy bay và thiết bị không người lái cùng 80 tàu chiến.

Nga và Nhật Bản sắp ký hiệp ước hòa bình
Tổng thống Vladimir Putin hôm 12-9 đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thay đổi cách thức tiếp cận đàm phán về hiệp ước hòa bình. Ông Putin đề nghị lãnh đạo Nhật Bản hoàn tất hiệp ước trước khi kết thúc năm nay, Thông tấn TASS đưa tin.

Tổng thống Putin nói biết rõ 2 nghi phạm bị Anh cáo buộc đầu độc Skripal
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow biết rõ 2 nghi phạm bị Anh cáo buộc đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal, song khẳng định những người này hoàn toàn vô tội.

Khủng hoảng rình rập khi Mỹ dọa rút khỏi WTO
Trong cuộc phỏng vấn tại Phòng Bầu dục với hãng tin Bloomberg ngày 30/8, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu cơ quan này không cải cách và đối xử tốt hơn với Mỹ. Ông Trump nhấn mạnh: “Nếu họ không có sự điều chỉnh, tôi sẽ rút khỏi WTO”.

Thổ Nhĩ Kỳ tập hợp 50.000 tay súng, Syria có khả năng hoãn tấn công Idlib
Quân đội Chính phủ Syria có khả năng sẽ tạm hoãn chiến dịch tấn công các tay súng cực đoan ở tỉnh Idlib do thiếu hụt nhân lực, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tập hợp 50.000 tay súng chống lại Damascus.

Tỷ phú Trung Quốc và cáo buộc ở Mỹ
Richard Liu, tỷ phú đồng thời là nhà sáng lập, CEO của một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc JD.com, đã trở về thủ đô Bắc Kinh chiều 4-9 (theo giờ địa phương) sau khi bị cảnh sát Mỹ bắt tại Minneapolis hôm 31-8 với cáo buộc lạm dụng tình dục.

Tổng hợp-TT