VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 15/5/2021.

     WHO: Đại dịch COVID-19 sẽ gây ‘chết chóc hơn’ trong năm 2021; Giá bất động sản khắp thế giới tăng chóng mặt bất chấp dịch bệnh; Australia từ chối gần nửa số công dân trên chuyến bay hồi hương từ Ấn Độ; Hiểm họa môi trường nghiêm trọng ở châu Á; Hơn 12,5 nghìn người tử vong do COVID-19 chỉ trong một ngày…là những tin chính được cập nhật.
WHO: Đại dịch COVID-19 sẽ gây ‘chết chóc hơn’ trong năm 2021
WHO: Biến chủng COVID-19 Ấn Độ là ‘nguy cơ y tế toàn cầu’ - 1   Toa tàu ở Ấn Độ được chuyển thành nơi điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Tân Hoa xã)
(VTC News) – Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đại dịch COVID-19 sẽ gây “chết chóc” hơn nhiều trong thời gian tới.
Hôm 14/5 Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Chúng ta đang bước vào năm thứ hai của đại dịch này với khả năng gây chết chóc nhiều hơn năm đầu tiên”.
Người đứng đầu WHO đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh nhiều nước đang bị COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là ở khu vực châu Á, với hơn 5,9 triệu ca trong hai tuần qua. Đến nay, dịch COVID-19 xuất hiện tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 162 triệu người nhiễm và hơn 3,3 triệu người chết.
Ông Tedros kêu gọi các nước dừng tiêm chủng cho trẻ em và dành vaccine hỗ trợ các nước nghèo. Theo ông, trong khi nhiều nước thu nhập thấp mới chỉ nhận được số vaccine nhỏ giọt, các nước giàu bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho người ở độ tuổi thanh thiếu niên.
“Hồi tháng 1, tôi cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa đạo đức. Không may, chúng ta lúc này đang chứng kiến thảm kịch ấy. Tại một số nước giàu, những nước đã mua phần lớn nguồn cung vaccine, những người ít có nguy cơ hiện được tiêm vaccine”, Tổng giám đốc WHO cho hay.
“Tôi hiểu tại sao một số nước muốn tiêm chủng cho trẻ em và thiếu niên, nhưng ngay lúc này, tôi kêu gọi các nước xem xét lại và chuyển vaccine cho chương trình COVAX. Bởi ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình thấp, nguồn cung vaccine thậm chí không đủ để miễn dịch cho nhân viên y tế, trong khi các bệnh viện quá tải số người cần chăm sóc”, ông Tedros nói.
Sáng kiến COVAX hiện gặp khó trong tiếp cận nguồn cung vaccine, sau khi Ấn Độ – nhà cung cấp chủ yếu của COVAX, ngừng xuất khẩu vaccine do khủng hoảng đại dịch. COVAX hiện mới chỉ phân phát được 60 triệu liều vaccine.
Đến nay, khoảng 1,26 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm cho người dân toàn cầu, phần lớn là ở các nước có thu nhập cao.
Giá bất động sản khắp thế giới tăng chóng mặt bất chấp dịch bệnh
(VOV.VN )- Theo số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), giá nhà đất trên khắp thế giới đang có xu hướng tăng mạnh bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Cụ thể, giá nhà đất tại 37 quốc gia thuộc Tổ chức OECD trên thực tế đã tăng gần 7% trong khoảng thời gian từ quý 4 năm 2019 đến quý 4 năm 2020. Đây là mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất trong hai thập kỷ qua.
Theo các chuyên gia kinh tế, lãi suất mua nhà thấp, các nước sắp mở cửa trở lại, hoạt động đầu tư nước ngoài được thúc đẩy sẽ tiếp tục tạo động lực hơn nữa cho thị trường bất động sản. Việc các nước bơm thêm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế để giảm thiểu tác động của dịch bệnh Covid-19, cộng với hành vi mua sắm thay đổi khi mọi người làm việc từ xa khiến giá bất động sản càng tăng nhanh.
Dự kiến, giá nhà đất có thể còn tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm sau trước khi chững lại. Việc giá nhà đất tăng nhanh khiến chính phủ nhiều nước đang lo ngại về nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản. Tuy nhiên, các biện pháp giảm nhiệt thị trường, ví dụ như siết chặt quy định vay thế chấp thường không mang lại tác dụng hoặc bị trì hoãn do giới chức các nước muốn duy trì đà khôi phục kinh tế./.
Australia từ chối gần nửa số công dân trên chuyến bay hồi hương từ Ấn Độ
Kinhtedothi – Theo nguồn tin từ Chính phủ Australia, gần một nửa trong số 150 công dân nước này có tên trên chuyến bay hồi hương đầu tiên từ Ấn Độ đã không được lên máy bay, do có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Bộ Ngoại giao Australia (DFAT) đang nỗ lực giúp công dân nước mình hồi hương, tuy nhiên để có thể lên máy bay, hành khách cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ít nhất 2 lần.
Cũng trong ngày 14/5, một máy bay quân sự chở hàng viện trợ của Australia được cho đã cất cánh đến Ấn Độ, đồng thời kết hợp đưa các công dân đủ điều kiện để hồi hương.
Hiểm họa môi trường nghiêm trọng ở châu Á
SGGP Trong số 100 thành phố dễ bị tổn thương nhất bởi các hiểm họa môi trường trên toàn thế giới, có đến 99 thành phố là ở châu Á, và 4/5 trong số này là ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Đây là kết luận của báo cáo thường niên năm 2021 đánh giá rủi ro liên quan tới môi trường và khí hậu của 576 thành phố lớn nhất vừa được Công ty Tư vấn chiến lược và rủi ro toàn cầu Verisk Maplecroft (Anh) công bố.
*** Hơn 12,5 nghìn người tử vong do COVID-19 chỉ trong một ngày
    (ĐCSVN) – Đến sáng 15/5, thế giới có tổng số 162.524.426 ca nhiễm và 3.371.034 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 690.861 ca nhiễm và 12.522 ca tử vong mới. Tính đến nay, Mỹ vẫn là nước có tổng số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 15/5, đã có 140.385.787 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 18.767.605 ca bệnh đang điều trị, có 18.664.001 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 104.604 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 326.123 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (84.486 ca) và Mỹ (38.285 ca). Cùng với đó, Ấn Độ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 3.879 ca, sau đó là Brazil (2.189 ca) và Mỹ (733 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 46.098.628 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 15/5, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 597.223 ca đã tử vong do COVID-19 và 40.255.492 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 24.372.243; 5.095.390 và 2.732.152 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 266.229; 44.301 và 76.433 ca.
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 79.830 ca nhiễm và 2.164 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới với tổng số 45.952.930 ca. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.848.154; 4.922.901 và 4.446.824 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.668 ca, sau khi có thêm 17 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (123.927 ca) và Nga (115.116 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng, với 39.124.836 ca, trong đó có 877.100 ca tử vong và 31.244.184 ca được điều trị khỏi. Với 33.664.013 ca nhiễm và 599.314 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.375.115 và 1.318.405 ca nhiễm, cùng 219.901 và 24.869 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 144.716 ca nhiễm và 3.651 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 26.561.202 ca và 722.643 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 84.486 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 15.521.313 vào thời điểm hiện tại. Với 2.189 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Argentina với 599 ca tử vong mới và Colombia với 490 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 15/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.716.638 ca, trong đó có 126.189 ca tử vong và 4.250.706 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.608.393 ca nhiễm và 55.124 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.141 ca nhiễm mới và 112 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 514.705 và 325.280 ca nhiễm bệnh cùng 9.092 và 11.727 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 65.891 ca nhiễm (tăng 306 ca) và 1.225 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 2 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.957 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng trong năm thứ hai đại dịch COVID-19 hoành hành, tình hình sẽ tồi tệ hơn. Phát biểu ngày 14/5, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các chuyên gia của của WHO đang thiên về đánh giá rằng trong năm thứ hai này, đại dịch COVID-19 sẽ gây ra tử vong nhiều hơn năm đầu tiên.
Trong bối cảnh biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Ấn Độ – biến thể B.1.617.2 – được đánh giá là có tốc độ lây lan rất nhanh, tại châu Âu, Đức đã đưa Anh trở lại danh sách nguy cơ lây nhiễm cao do lo ngại sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Ấn Độ này. Tuy nhiên, du khách từ Anh tới Đức có thể được miễn cách ly theo quy định mới. Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) cho biết sự xuất hiện của biến thể B.1.617.2 tại Anh đang đặt ra thách thức mới, do biến thể này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn virus gốc và đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách “biến thể đáng quan ngại”. Tuy nhiên, theo quy định mới của Đức, những người chưa tiêm chủng mà có kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trước khi bay từ Anh đến Đức vẫn sẽ được miễn cách ly. Những người đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc có thể chứng minh đã khỏi bệnh cũng nằm trong diện được miễn.
Ngoài ra, RKI cũng đưa Nepal vào danh sách các nước/khu vực có “biến thể đáng quan ngại”, cùng nhóm với Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Những người từ các nước này tới Đức sẽ phải chịu những quy định hạn chế nghiêm ngặt, kể cả đã tiêm vaccine vẫn phải cách ly đủ 14 ngày.
Trong khi đó, từ ngày 25/5 tới, Nga sẽ nối lại dịch vụ vận tải đường không với các nước Iceland, Malta, Mexico, Bồ Đào Nha và Saudi Arabia./.
*** Lốc xoáy kinh hoàng quét qua Vũ Hán, hàng trăm người thương vong
Hai trận lốc xoáy đã quét qua thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc và một thị trấn ở tỉnh Giang Tô, làm chết 7 người và hàng trăm người bị thương, phá hủy nhà cửa và tài sản.
Nhật Bản trước việc gia nhập tình báo Ngũ Nhãn
Từ lâu, liên minh tình báo Five Eyes (Ngũ Nhãn – một khuôn khổ chia sẻ tình báo bao gồm 5 nước Australia, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ) đã trở thành một cái tên quen thuộc ở Nhật Bản.
Kinh tế toàn cầu mất ít nhất 2 năm để phục hồi sau đại dịch
Đây là nhận định của các quan chức và giới chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn kinh tế Delphi VI, diễn ra tại Thủ đô Athens của Hy Lạp từ ngày 10 đến 15/5 theo hình thức trực tuyến.
Thủ đô nước Mỹ thiếu xăng nghiêm trọng
Thủ đô Washington của Mỹ đã cạn kiệt xăng trong ngày 14/5, mặc dù đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của nước này đã dần khôi phục hoạt động sau vụ tấn công mạng mới đây.
Hamas bắn phá cơ sở hoá học của Israel
Nhóm vũ trang Hamas của người Palestine tuyên bố dùng máy bay không người lái (UAV) Shehab tấn công cơ sở hoá học ở thị trấn Nir Oz của Israel.
Cảnh sát Indonesia đấu súng, tiêu diệt thủ lĩnh phe ly khai
Lực lượng an ninh Indonesia đã tiêu diệt một thủ lĩnh phe ly khai trong vụ đấu súng ở tỉnh cực đông Papua, Reuters ngày 14/5 đưa tin, trong khuôn khổ chiến dịch trấn áp phiến quân ở khu vực này.
Israel bị nghi dùng bom hoá học ở Gaza
Các nguồn tin Palestine cáo buộc Israel khai hoả bom hoá chất vào Dải Gaza, song bị Tel Aviv bác bỏ.
COVID-19 “tái xuất” tại Singapore: Sân bay quốc tế trở thành ổ dịch lớn
Singapore ngày 14/5 công bố một loạt quy tắc giãn cách nghiêm ngặt mới nhằm ngăn chặn COVID-19, sau khi ổ dịch lớn được phát hiện ngay tại sân bay Changi – sân bay quốc tế nổi tiếng của quốc gia này.
Người Palestine ở Dải Gaza khốn khổ giữa hai làn đạn
Nhà cửa đổ nát, những đám tang nối đuôi nhau, cuộc sống của người dân Palestine ở Dải Gaza vốn đã khó khăn nay càng ngột ngạt hơn sau đợt tấn công qua lại giữa Hamas và Israel.
Nguy cơ tái xung đột Israel – Palestine
Cuộc tuần hành ở khu Đông Jerusalem để kỷ niệm Ngày Jerusalem (10-5) đã được thay đổi lộ trình nhằm ngăn một cuộc đụng độ lớn có thể dẫn đến xung đột lan rộng giữa người Palestine và Israel. Tương tự, một phán quyết của tòa án về việc trục xuất người Palestine cũng tạm hoãn. Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm người Palestine thương vong.
Người Mỹ đã tiêm vaccine sẽ không cần đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã điều chỉnh hướng dẫn cho những người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ, không còn khuyến nghị đeo khẩu trang trong nhà hoặc ngoài trời, kể cả khi ở nơi đông người.
Israel triển khai pháo, xe tăng và lục quân tấn công Dải Gaza
Quân đội Israel thông báo họ đã triển khai thêm xe tăng và pháo để tấn công vào Dải Gaza, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Tel Aviv và phong trào vũ trang Hamas của người Palestine.
Quyền lực của lợi nhuận, sứ mệnh của lương tri
Đó là một lựa chọn không hề dễ dàng. Không hề dễ dàng, như cách mà đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng, để khơi dậy hy vọng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới còn đang vật vã trong cơn lốc xoáy đại dịch. Lợi nhuận đã, đang và sẽ luôn luôn sở hữu một thứ quyền lực tối thượng, đủ sức thách thức cả lương tri lẫn những cơ hội sống còn của loài người.
Tín hiệu tích cực hạ nhiệt căng thẳng Mỹ – Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 13/5 (giờ Việt Nam) đã nhất trí tạm thời loại hãng sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi ra khỏi “danh sách đen” các công ty có liên quan đến chính phủ và quân đội Trung Quốc. Giới chuyên gia bình luận, việc chính quyền ông Joe Biden đảo ngược quyết định của người tiền nhiệm, đánh dấu bước giảm căng thẳng hiếm hoi trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh thời gian gần đây.
Ngoại trưởng Nga-Mỹ sắp gặp mặt trực tiếp
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken sẽ gặp gỡ trực tiếp vào ngày 20/5 tới để thảo luận về mối quan hệ song phương đang ngày một xấu đi.
Chân dung “nữ tướng đầu tiên” của cơ quan tình báo Italia
Bà Elisabetta Belloni từng được phân công đảm trách nhiều vị trí quan trọng trong Bộ Ngoại giao Italia, trong đó có chức vụ tổng thư ký của bộ này, vị trí cao nhất mà một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có thể vươn tới.
Triều Tiên đàm phán đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa COVID-19?
Môt quan chức giấu tên thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 13/5 cho biết, Triều Tiên đang đàm phán với Chương trình COVAX nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 công bằng, trái với đồn đoán từng đưa ra về việc Bình Nhưỡng từ chối hợp tác trong vấn đề này.

Tổng hợp-TT