Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam; EU xây dựng công cụ tài chính 55 tỷ euro hỗ trợ các nước thành viên; Châu Âu chỉ trích Mỹ và sẽ lên danh sách trả đũa thương mại; Nga kêu gọi gỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Triều Tiên…là những tin chính được cập nhật.
Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam
Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 11,41 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2017…
Nhật Bản nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng từ đầu năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 11,41 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2017.
Trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 5,75 tỷ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu hàng hóa là 5,66 tỷ USD, tăng 11,9%.
Trước đó năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức đạt 33,84 tỷ USD, tăng 13,8% so với kết quả thực hiện trong năm 2016.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,86 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2016, chiếm 7,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác thương mại trong năm 2017.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 16,98 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2016, chiếm 8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong năm 2017.
EU xây dựng công cụ tài chính 55 tỷ euro hỗ trợ các nước thành viên
(TTXVN/Vietnam+) Ủy ban châu Âu (EC) ngày 31/5 đã đề xuất kế hoạch xây dựng 2 công cụ tài chính mới với nguồn vốn lên tới 55 tỷ euro (tương đương 64,4 tỷ USD) nhằm hỗ trợ nỗ lực cải cách tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và hỗ trợ đầu tư tại các nước thành viên bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
Với công cụ tài chính thứ nhất, 25 tỷ euro sẽ được giải ngân trong giai đoạn 2021-2027 cho các nước bắt đầu tiến hành cải cách cơ cấu, như về lương hưu hay thị trường lao động theo thỏa thuận với EU.
Tất cả các nước thành viên EU đều có quyền sử dụng khoản quỹ được cấp từ kế hoạch ngân sách 1.100 tỷ euro của EU, song 19 thành viên của Khối các nước sử dụng đồng tiền chung (Eurozone) sẽ được chia phần lớn nhất.
Công cụ tài chính thứ 2 với tên gọi Chức năng Ổn định đầu tư châu Âu có ngân sách 30 tỷ euro nhằm giúp các nước thành viên đối phó với các cú sốc về tài chính, chủ yếu do khủng hoảng kinh tế bất ngờ gây ra dẫn tới tăng tỷ lệ thất nghiệp…
Công cụ này sẽ được sử dụng cho các nước vẫn tiếp cận quỹ thị trường tiền tệ. Những trường hợp như Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Ireland không còn tiếp cận quỹ thị trường như trong cuộc khủng hoảng nợ khu vực Eurozone sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ một quỹ lớn hơn của Eurozone theo Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM).
Châu Âu chỉ trích Mỹ và sẽ lên danh sách trả đũa thương mại
VOV.VN -Các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu đồng loạt lên tiếng chỉ trích quyết định của Mỹ về việc áp thuế cao lên các mặt hàng nhôm, thép
Trước quyết định được chính quyền Mỹ đưa ra trong chiều 31/5 về việc sẽ áp dụng các mức thuế 25% và 10% lên các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, hàng loạt các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cho rằng các quyết định này là phi lý và là một biểu hiện rõ ràng của chủ nghĩa bảo hộ.
“Đây là một ngày buồn cho thương mại thế giới. Liên minh châu Âu không thể phản ứng bằng cách nào khác là ngay lập tức sẽ gửi đơn kiện tranh chấp lên Tổ chức thương mại thế giới. Chúng tôi cũng sẽ sớm đưa ra các biện pháp tái cân bằng. Chúng tôi có thể làm chính xác những gì họ đã làm. Việc một quốc gia áp đặt các biện pháp đơn phương lên thương mại thế giới là điều không thể chấp nhận”.
Ngoài ra, ông Juncker cũng cho rằng chính quyền Mỹ đã nhắm sai đối tượng và việc này sẽ chỉ càng khiến Mỹ phụ thuộc hơn vào các nền kinh tế vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường nhôm, thép thế giới, với ám chỉ đến Trung Quốc.
Nga kêu gọi gỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Triều Tiên
(ĐCSVN) – Giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ không thể trở nên toàn diện trừ khi các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng được gỡ bỏ.
Đây là quan điểm được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra sau cuộc đối thoại với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho, ngày 31/5. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao Nga cũng lưu ý thêm rằng, để thúc đẩy mục tiêu này thì các bên cần vận dụng tới nghệ thuật đàm phán và điều này cũng không thể thực hiện chỉ bằng một hành động.
Những tuyên bố trên được ông Lavrov đưa ra chỉ một ngày sau khi Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Phát biểu trước báo giới sau một phiên họp kín thường kỳ của Ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc, ngày 30/5, Đại sứ Hà Lan Karel Van Oosterom – người đứng đầu ủy ban giám sát trừng phạt Triều Tiên của Liên hợp quốc cho biết, hiện tại chưa có lời kêu gọi nào về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt chống Triều Tiên được đưa ra.
*** Kim Jong-un khen Putin kiên quyết đối đầu Mỹ
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp hôm qua với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm
“Tôi đánh giá cao việc chính quyền ông Putin phản đối sự thống trị của Mỹ một cách cứng rắn. Các bạn phản đối cứng rắn và chúng tôi luôn sẵn sàng đàm phán và trao đổi quan điểm sâu sắc với phía Nga về vấn đề này”, hãng thông tấn Tass dẫn lời lãnh đạo Kim nói trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Lãnh đạo Triều Tiên hy vọng cuộc gặp đầu tiên với ngoại trưởng Nga sẽ giúp tăng cường quan hệ song phương. “Chuyến thăm của ông diễn ra vào thời điểm tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang tiến tới nhanh chóng, hướng đến thảo luận và tham vấn theo lợi ích của nhân dân hai nước”, ông Kim cho biết, ý chỉ cuộc thảo luận với Tổng thống Hàn Quốc.
Tàu Liêu Ninh và nhóm tàu sân bay đi cùng đã thực hiện thành công các nhiệm vụ huấn luyện, Nhậm Quốc Cường, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hôm qua cho biết trong họp báo hàng tháng. “Các cuộc diễn tập của nhóm tàu sân bay được nâng cao, bao gồm các chiến dịch tác chiến ở vùng biển cả. Nó đã đạt được năng lực tác chiến hệ thống ban đầu”, ông Nhậm nói nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã tham gia nhiều nhiệm vụ quan trọng trong thời gian gần đây, như di chuyển quanh Đài Loan và vào Biển Đông. Tàu sân bay thứ hai, do Trung Quốc tự đóng, bắt đầu chạy thử đầu tháng 5. Nó hiện chưa được đặt tên.
Thủ tướng Trudeau từ chối gặp Tổng thống Trump
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông đã đề nghị tới Washington tuần này để hoàn tất các cuộc thảo luận về việc tái thương lượng hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Trump tuần trước, ông đề nghị gặp ông Trump vì cảm thấy đã gần nhất trí và chỉ cần “khoảnh khắc đạt thoả thuận cuối cùng”, và ông Trump dường như đã đồng ý.
Tuy nhiên, phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã gọi ông Trudeau, cho biết cuộc gặp với ông Trump sẽ chỉ diễn ra nếu ông Trudeau chấp nhận đặt điều khoản hiệu lực 5 năm vào thoả thuận. Ông Trudeau từ chối đi Mỹ vì điều kiện tiên quyết “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Thủ tướng Canada tuyên bố khi đề ra phản ứng của Canada đối với thuế quan của Mỹ vào sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu.
Tướng Mỹ cảnh báo khả năng ‘hạ gục’ đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông
“Quân đội Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm ở Tây Thái Bình Dương trong việc hạ gục các đảo nhỏ”, Trung tướng Kenneth McKenzie, giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ, nói khi trả lời câu hỏi liệu Mỹ có khả năng “cho nổ tung” đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông hay không.
Ông McKenzie cũng nhấn mạnh ông không đe doạ và mọi người “không nên diễn giải điều đó xa hơn một phát ngôn đơn giản về sự thật lịch sử”. “Chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong Thế chiến II về việc hạ gục các đảo nhỏ cô lập. Đó là năng lực cốt lõi của quân đội Mỹ”, ông nói.
Căng thẳng gia tăng giữa Lầu Năm Góc và Bắc Kinh sau khi Mỹ triển khai hai tàu chiến đi qua vùng biển trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Cây, Linh Côn, Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mỹ nói một tàu Trung Quốc hoạt động một cách không chuyên nghiệp gần các tàu hải quân Mỹ.
Tổng thống Macron cảnh báo thuế quan của Mỹ với EU có thể dẫn đến chiến tranh
“Quyết định này không chỉ bất hợp pháp mà còn là sai lầm trong nhiều khía cạnh. Chủ nghĩa bảo hộ kinh tế dẫn đến chiến tranh”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố tại phiên họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). “Một cuộc chiến tranh thương mại là cuộc chiến tất cả đều thua”, ông Macron nói và kêu gọi phản ứng tổng hợp để đối mặt thách thức trong thế giới hiện nay.
Ông Macron hôm 31/5 cũng điện đàm với người đồng cấp Mỹ Trump sau khi Mỹ thông báo sẽ áp đặt thuế kim loại với Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Mexico trong ngày 1/6.
*** Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hết lời ca ngợi Tổng thống Putin
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin mạnh mẽ trong vấn đề đối ngoại với Mỹ nhân cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ “phay” cả đồng minh thân cận nhất
Tổng thống Mỹ vừa đưa ra quyết định áp thuế nhôm, thép đối với Canada, Mexico và EU, những đối tác thương mại lớn bậc nhất của mình.
Mỹ áp thêm lệnh trừng phạt với Iran
Bộ Tài chính Mỹ ngày 31-5 tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt thêm đối với 6 cá nhân và 3 công ty của Iran.
Lộ chi tiết vụ Nga ngăn phương Tây tấn công tổng lực vào Syria
Nga đã khôn khéo ngăn chặn phương Tây tiến hành không kích tên lửa tổng lực nhằm vào Damascus hồi tháng 4 và tránh được một cuộc đối đầu suýt soát với lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Syria.
Cái kết đắng của một trùm khủng bố
Ngày 23-5, cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đồng thời là trùm khủng bố chống Cuba, Luis Posada Carriles đã chết tại nơi cư trú ở bang Miami, Mỹ. Cái chết của Posada Carriles khép lại hành trình đòi dẫn độ y về nước để xét xử, song vẫn để lại “vết đen” trong quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latin.
Tổng thống Syria khuyên Mỹ “nên thuộc lòng bài học ở Iraq”
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố các lực lượng Mỹ “nên thuộc lòng bài học ở Iraq” và rời khỏi Syria, đồng thời cho hay họ đang mở cơ hội đàm phán cuối cùng cho nhóm phiến quân được Washington hậu thuẫn.
Triều Tiên rầm rộ tập trận trước thềm cuộc gặp với Mỹ
Tờ Chosun Ilbo ngày 31-5 đưa tin, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên biển Nhật Bản, ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Israel dọa dồn tổng lực tấn công Iran trên toàn lãnh thổ Syria
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này có kế hoạch dồn tổng lực để tấn công phủ đầu lực lượng của Iran tại bất cứ đâu trên lãnh thổ Syria.
Dải Gaza nóng hầm hập, Liên Hợp Quốc lo ngại chiến tranh bùng nổ
Liên Hợp Quốc (LHQ) cho rằng xung đột mới đây giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine đã leo thang quá nhanh, khiến Dải Gaza một lần nữa đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến tranh.
Tương lai giao dịch điện tử thay thế tiền mặt
Giới chuyên gia phân tích tin rằng sự thành công của thanh toán điện tử phụ thuộc rất lớn vào dịch vụ mạng 4G trong tương lai. Tất nhiên, với các giao dịch kỹ thuật số ngày càng tăng, vấn đề bảo mật dữ liệu ngày càng được đặt ra nhiều hơn.
Người âm thầm cống hiến cho Thượng đỉnh liên Triều
Ngày 27-4, khi hai vị lãnh đạo – Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau, tay bắt mặt mừng tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm – đứng phía sau hai ông, một người đàn ông đứng tuổi đã lặng lẽ lau vội những giọt nước mắt tuôn trào vì niềm vui sướng sau gần 18 năm góp công sức để tạo nên một sự kiện lịch sử tưởng như không bao giờ xảy ra.
Thổ Nhĩ Kỳ doạ đóng cửa căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cảnh báo Ankara có thể sẽ cho đóng cửa căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ trong khu vực ở Incirlik do những chính sách thiếu thiện chí của Washington.
Ngoại trưởng Nga Lavrov tới Triều Tiên trước “giờ G”
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đáp chuyến bay tới CHDCND Triều Tiên theo lời mời của người đồng cấp Ri Yong-ho. Chuyến công du được tiến hành hơn 1 tuần trước khi Mỹ – Triều tổ chức thượng đỉnh lịch sử.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều bừng sáng với các động thái chuẩn bị tích cực
Việc ông Kim Yong-chol, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên công du tới Mỹ cùng các động thái chuẩn bị tích cực từ cả Bình Nhưỡng và Washington đã làm sống dậy kì vọng của nhiều bên về cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un.
Ukraine thừa nhận “dàn dựng” cái chết của nhà báo Nga
Ukraine thừa nhận tự dựng lên cái chết của nhà báo bất đồng chính kiến Nga với lí do là để…. ngăn chặn âm mưu sát hại thực sự của Moscow.
Nhà báo Nga có quan điểm đối lập với Kremlin nghi bị sát hại ở Ukraine
Điện Kremlin đã lên án vụ sát hại nhà báo đối lập Arkadiy Babchenko người Nga tại thủ đô Kiev của Ukraine, đồng thời đề nghị giới chức Ukraine nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra “nghiêm túc” về vụ sát hại này.
Nga ra tối hậu thư yêu cầu các lực lượng nước ngoài rời khỏi biên giới phía Nam Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 30-5 một lần nữa cho rằng các lực lượng nước ngoài không phải của Syria cần nhanh chóng rời khỏi biên giới phía Nam của nước này với Israel.
Tổng hợp-TT