Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia; Bị Mỹ “bán đứng”, NATO tìm tới Nga để cứu vãn tình thế?; Nga cam chịu chuẩn bị cho ác mộng tồi tệ nhất…là những tin chính được cập nhật.
Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Nhà Trắng. Ảnh Internet
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để huy động nguồn ngân sách xây bức tường biên giới với Mexico.
Ngày 15/2 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để huy động nguồn ngân sách xây bức tường biên giới với Mexico.
Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng ngày 15/2, Tổng thống Trump cho biết, ông đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi đặt bút ký thành luật dự luật cấp ngân sách liên bang và an ninh biên giới.
“Hôm nay tôi sẽ ký một sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp quốc gia. Đây là điều cần làm vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược của ma túy, các băng đảng tội phạm và người nhập cư. Điều đó là không thể chấp nhận được. Với việc ký sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp quốc gia, điều mà nhiều tổng thống Mỹ khác đã từng làm, chúng ta muốn ngăn chặn ma túy và các băng đảng tội phạm vào Mỹ qua biên giới và điều này chưa có ai từng làm trước đây.” – Tổng thống Donald Trump nói.
Bị Mỹ “bán đứng”, NATO tìm tới Nga để cứu vãn tình thế?
(VnMedia) – Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây thông báo ông này sẽ có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong tuần này như một phần của nỗ lực nhằm cứu vãn hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng đang trên bờ vực sụp đổ.
Hai nhà lãnh đạo của NATO và Nga sẽ có cuộc gặp tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra trong ngày hôm nay (15/2). Trong cuộc gặp gỡ lần này, NATO sẽ nỗ lực tìm cách thuyết phục Moscow từ bỏ một tên lửa mới mà Mỹ và NATO cáo buộc vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Mỹ đã bắt đầu khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước INF từ hồi đầu tháng này với lý do là để đáp trả việc Moscow triển khai tên lửa 9M729 – một loại tên lửa mới bị cáo buộc là vi phạm hiệp ước INF. Ngay sau động thái của Mỹ, Nga cũng tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Quá trình rút khỏi hiệp ước sẽ mất thời gian là 6 tháng. Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF là động thái gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Châu Âu và vì thế Châu Âu đã không thể tránh khỏi cảm giác choáng váng trước hành động của đồng minh thân thiết Mỹ.
“Tôi mong đợi được gặp Ngoại trưởng Lavrov ở Munich, và tôi nghĩ rằng sẽ là rất quan trọng để đối thoại với Nga vào lúc này, đặc biệt khi chúng tôi phải đối mặt với quá nhiều vấn đề khó khăn hiện nay”, Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết khi ông này đến dự một cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO.
Nga cam chịu chuẩn bị cho ác mộng tồi tệ nhất
– Moscow đã phản ứng với gói biện pháp trừng phạt mới được đề xuất của Mỹ với sự tức giận và cam chịu. Người dân Nga đã được kêu gọi hãy “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất” khi những đòn trừng phạt đó được áp dụng.
Khi một cựu Bộ trưởng có ảnh hưởng của Nga kêu gọi người dân nước này chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, điện Kremlin cáo buộc Mỹ chơi trò “mánh khóe gian lận”.
“Chúng tôi nhìn thấy rõ những triệu chứng bài Nga rõ ràng. Tuy nhiên, đằng sau trạng thái đó… hoàn toàn là một sự tính toán thương mại thực dụng, và… không khác gì một nỗ lực nhằm thực hiện một cuộc cạnh tranh không trung thực”, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho các phóng viên biết.
Gói biện pháp trừng phạt mới được đưa ra tối hôm 13/2 trong Dự luật Bảo vệ An ninh Mỹ trước Sự Gây hấn của Kremlin. Dự luật này nhằm vào lĩnh vực an ninh, nợ chính phủ và ngành tài chính, năng lượng của Nga. Gói biện pháp trừng phạt mới này đang chờ được Quốc hội phê chuẩn.
Theo các tác giả của dự luật, những đòn trừng phạt mới được đề xuất là để đáp trả lại hai diễn biến gồm: Nga “can thiệp vào các tiến trình dân chủ ở nước ngoài” và “việc Nga gây hấn với Ukraine”, trong đó có việc bắt giữ các tàu chiến và thủy thủ của Ukraine ở Eo biển Kerch hồi tháng 11 năm ngoái.
*** Nước Mỹ trước tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia
Quốc hội Mỹ ngày 14-2 (giờ địa phương) thông qua dự luật chi tiêu ngân sách nhằm cung cấp thêm kinh phí cho an ninh biên giới.
Những kẻ phản bội nổi tiếng
Có thể nói, hai cuốn sách mới được lần lượt xuất bản cuối năm 2018 vừa qua của các tác giả người Anh là Mark Urban và Ben Macintyre đã gây được sự chú ý đặc biệt trong cộng đồng tình báo
“Quý bà phá mã” Elizebeth Friedman
Dù William Friedman là một trong những tên tuổi “nặng ký” trong giải mã, hay sự thừa nhận của thế giới về công trạng của ông, thì các sử gia đã bỏ qua một thực tế rằng, người vợ của William, bà Elizebeth, cũng đồng thời là một chuyên gia mã hóa cừ khôi. Những thành tựu của bà đã bị bỏ quên dưới ánh đèn sân khấu.
Ngoại trưởng Mỹ hé lộ chi tiết cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ Washington và Bình Nhưỡng sẽ làm việc đến phút chót để định hình những trụ cột thảo luận trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Triều Tiên cử phái đoàn cấp cao đến Bắc Kinh trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều
Một phái đoàn quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng vừa tới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhìn lại lịch sử những cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao Mỹ – Triều
Tổng thống Donald Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên từng gặp gỡ một nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, nhưng ông là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên và duy nhất tính đến nay làm nên điều này.
Vì sao EU tìm cách “né” đồng USD?
Sputnik ngày 15-2 đưa tin, Ủy ban châu Âu đang tiến hành các cuộc thảo luận với giám đốc điều hành của nhiều công ty năng lượng hàng đầu Liên minh châu Âu (EU), nhằm tìm cách tăng cường vai trò của đồng euro trong thương mại quốc tế về dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.
Campuchia với cuộc chiến chống buôn lậu ngà voi
Trong tháng 1-2019, việc khám phá ra những mánh khóe trong kỹ nghệ buôn bán đồ chạm khắc từ ngà voi ma mút đã tuyệt chủng, là bằng chứng mới nhất cho thấy Campuchia đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống buôn lậu ngà voi toàn cầu. Chính phủ Campuchia đã đối phó với thực trạng nan giải này sao?
Hải quan Hong Kong thu giữ số lượng lớn sừng tê giác trị giá 1 triệu USD
Được biết, hai đối tượng mang theo số lượng lớn sừng tê giác bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Hong Kong đang có kế hoạch quá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Công bố danh tính nghi can thứ 3 liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Nga
Denis Vyacheslavovich Sergeev được cho là đã nhập cảnh vào Anh cùng 2 nghi can khác để tiến hành vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga cùng con gái hồi tháng 3-2018.
Đâu là “tầm nhìn thế kỷ” của Mỹ cho Trung Đông?
Diễn ra trong hai ngày, Hội nghị về hòa bình và an ninh Trung Đông đã chính thức khai mạc tối 13-2 (giờ địa phương) tại Thủ đô Warsaw, Ba Lan.
Mỹ trả nhiều gia đình di cư Trung Mỹ về Mexico
Mỹ đã bắt đầu “gửi lại” các gia đình người di cư Trung Mỹ xin tị nạn trở lại Mexico trong tuần này, trong khi đó, nhiều nhóm nhân quyền của Mỹ đã kiện chính quyền Tổng thống Trump với lý do động thái này đẩy người di cư vào nguy hiểm.
Đoàn xe chở quân dự bị Ấn Độ bị đánh bom ở Kashmir làm 18 người chết
Ít nhất 18 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ đánh bom nhằm vào lực lượng quân đội dự bị ở bang Kashmir.
Ba Lan mời Mỹ lập căn cứ, Iraq muốn Mỹ sớm rút quân
Trong khi Ba Lan muốn Mỹ tăng cường hiện diện quân sự thì Iraq tuyên bố từ chối mọi đề nghị thành lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ.
Quốc hội Mỹ chia rẽ và thế khó của ông Trump
Thời điểm hiện tại, một Quốc hội Mỹ rơi vào trạng thái chia rẽ được dự báo sẽ tạo nên những sóng gió trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.
*** Lý do Mỹ ép các nước tiêu nhiều tiền
Mỹ dẫn đầu về tăng chi tiêu quốc phòng ở phương Tây trong năm 2018 do muốn đi trước Nga và Trung Quốc trong việc thúc đẩy công nghệ quân sự tiên tiến, một báo cáo công bố ngày 15/2 cho thấy.
Reuters dẫn tin từ Viện nghiên cứu an ninh quốc tế (IISS) cho biết, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ép các nước châu Âu chi tiêu nhiều hơn nữa khi dự hội nghị NATO vào tháng 4. Từ đó, các nước lớn của châu Âu sẽ phải cùng nhau tìm ra khoản bổ sung 102 tỷ đô để đáp ứng đòi hỏi mới nhất của người đứng đầu Nhà Trắng.
Số tiền mà các nước trên thế giới chi cho phòng thủ và vũ khí đã tăng 1,8%, lên tới hơn 1,67 nghìn tỷ trong năm 2018. Trong đó, Mỹ chịu trách nhiệm gần nửa con số tăng này, báo cáo “Cán cân quân sự” được Hội nghị an ninh Munich công bố cho thấy.
Các nước lớn ở phương Tây lo Nga nâng cấp các căn cứ không quân và hệ thống phòng không ở Crưm. Hiện, Nga đặt một hệ thống phòng không S-400 ở Crưm, giúp kéo dài tầm với của Moscow tại biển Đen, báo cáo thường niên của IISS cho hay.
“Tuy nhiên, Trung Quốc thậm chí còn đặt ra nhiều hơn một thách thức khi nước này trình làng hệ thống quân sự tối tân hơn nhiều và còn có chiến lược tăng cường năng lực hoạt động ở nước ngoài của lực lượng”, báo cáo cho biết thêm. “Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại một chút nhưng ngân sách quốc phòng của nước này vẫn tăng gần 6% trong 2017 và 2018”.
– Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 15/2 cảnh báo Pakistan hãy đón đợi phản ứng mạnh sau vụ đánh bom xe nhằm vào một đoàn xe quân sự ở Kashmir làm 44 cảnh sát bán quân sự thiệt mạng. Vụ đánh bom này làm căng thẳng giữa hai nước láng giềng được trang bị hạt nhân tăng cao.
– Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 15/2 đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ. Cuộc gặp diễn ra một ngày sau khi phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc các đồng minh truyền thống của Mỹ cố gây tổn hại tới lệnh trừng phạt của nước này với Iran.
– Các cuộc gặp giữa Trung Quốc và Mỹ trong tuần này đã đạt được những tiến bộ quan trọng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ hôm 15/2. Nhà lãnh đạo này cho biết thêm, tuần tới, các nỗ lực như trên sẽ tiếp diễn ở Washington nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
– Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 15/2 đã kêu gọi bầu cử quốc gia đột xuất vào ngày 28/4 tới sau khi Quốc hội nước này bỏ phiếu bác bỏ dự luật ngân sách của ông.
– Cảnh sát Brazil đã bắt giữ 8 nhân viên của công ty khai mỏ Vale SA như một phần của cuộc điều tra hình sự nhằm tìm ra nguyên nhân thảm hoạ vỡ đập chết người ở thành phố Brumadinho, công tố viên quốc gia nước này cho biết hôm 15/2.
– Ông Geir Pedersen – phái viên mới của Liên Hợp Quốc, được giao trọng trách kiến tạo hoà bình ở Syria, bày tỏ hy vọng triệu tập được một uỷ ban hiến pháp ở Geneva, Thuỵ Sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, phái viên này không đưa ra một khung thời gian cố định cho nỗ lực mới nhất nhằm chấm dứt chiến tranh ở Syria.
Tổng hợp-TT