Quan hệ Việt Nam – Myanmar ngày càng sâu sắc và bền chặt; Nga, Mỹ cay đắng nhìn Trung Quốc “ngư ông đắc lợi” ở chiến trường Syria?; Trung Quốc nổi giận đùng đùng với “đòn vỗ mặt” của Mỹ; Phe Dân chủ: TT Trump đã ‘phản bội đất nước‘; Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhiều bước ngoặt…là những tin chính được cập nhật.
Quan hệ Việt Nam – Myanmar ngày càng sâu sắc và bền chặt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao-Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Aung San Suu Kyi thăm Việt Nam (tháng 4/2018)
(ĐCSVN) – Trong chuyến thăm chính thức lần này tới Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ ký Chương trình hành động cho hợp tác hai nước giai đoạn 2019-2024. Đây là một văn kiện quan trọng vì nó định hướng sự phát triển của quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước với tầm nhìn dài hạn và ngày càng sâu sắc, bền chặt.
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar U Uyn Min (U Win Myint), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 16–18/12/2019. Trong chuyến thăm chính thức lần này tới Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ ký Chương trình hành động cho hợp tác hai nước giai đoạn 2019-2024. Đây là một văn kiện quan trọng vì nó định hướng sự phát triển của quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước với tầm nhìn dài hạn và ngày càng sâu sắc, bền chặt.
Nga, Mỹ cay đắng nhìn Trung Quốc “ngư ông đắc lợi” ở chiến trường Syria?
– Tổng thống Syria Bashar al-Assad mới đây vừa tiết lộ ý định khiến cả đồng minh Nga và đối thủ Mỹ đều lo ngại. Theo đó, Syria đang “đàm phán nghiêm túc” với Trung Quốc để tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường – một kế hoạch của Bắc Kinh nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế nói chung và trong khu vực nói riêng. Mục tiêu của ông Assad khi tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường được cho là nhằm tìm kiếm nguồn ngân quỹ cho các dự án tái xây dựng đất nước thời hậu chiến tranh.
Nhà lãnh đạo Assad cho hay, ông này đã đề xuất một số dự án với Bắc Kinh với hy vọng có thể tìm kiếm được nguồn đầu tư cho hoạt động tái thiết đất nước thời hậu chiến tranh của Syria.
“Có những lợi ích chung: có lợi cho Trung Quốc, Syria và tất cả các nước trên con đường này”, Tổng thống Assad đã phát biểu như vậy trên đài truyền hình Phoenix của Trung Quốc.
Trung Quốc trong nhiều năm qua đã tìm cách khôi phục lại các mối quan hệ kết nối thương mại lịch sử với khu vực Trung Đông thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường – một kế hoạch đầu tư ra nước ngoài lên tới 1.000 tỉ USD.
Bắc Kinh – nước ủng hộ chính phủ của Tổng thống Assad chống lại phe đối lập Syria, đã trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất cho khu vực Trung Đông, ký thỏa thuận với Ai Cập, Qatar và Ả-rập Xê-út cùng với nhiều nước khác.
Trung Quốc nổi giận đùng đùng với “đòn vỗ mặt” của Mỹ
– Bắc Kinh vừa tức giận yêu cầu Washington ngừng “bóp méo sự thật” sau khi Mỹ cáo buộc hai nhà ngoại giao Trung Quốc làm gián điệp do thám một căn cứ quân sự của Mỹ ở Norfolk, Virginia, và trục xuất họ. Đây là lần đầu tiên xảy ra một vụ việc như vậy trong quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều thập kỷ.
Hai nhà ngoại giao không được công bố danh tính của Trung Quốc đã bị phía Mỹ yêu cầu rời khỏi nước này từ hồi đầu tháng 9. Tuy nhiên, vụ việc chỉ được tiết lộ sau khi tờ New York Times đưa tin về nó hồi cuối tuần vừa rồi. Các quan chức ngoại giao Trung Quốc bị trục xuất được cho là đã lái xe đến căn cứ Norfolk, xâm phạm vào vòng ngoài của căn cứ này và chỉ dừng lại khi bị các xe cứu hỏa chặn đường.
Một ngày sau khi thông tin trên được công bố, Bắc Kinh đã ngay lập tức lên tiếng bày tỏ sự bất bình về toàn bộ vụ việc. “Đây là hành động bóp méo sự thật và phía Trung Quốc đã lên án Mỹ bằng việc gửi văn bản phản đối trực tiếp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết tại một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua (16/12).
Phe Dân chủ: TT Trump đã ‘phản bội đất nước‘
Ngay trước cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump, Hạ viện Mỹ công bố báo cáo dài 650 trang nêu chi tiết cáo trạng và nói ông “phản bội đất nước”.
Ông Trump bị cáo buộc hai tội danh là lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội khi gây áp lực để buộc Ukraine điều tra đối thủ tranh cử của mình là Joe Biden, bằng cách treo viện trợ quân sự mà Ukraine đang cần để chống lại các lực lượng thân Nga.
Hạ viện sẽ bỏ phiếu ngày 18/12, và gần như chắc chắn ông Trump sẽ bị luận tội (do phe Dân chủ chiếm đa số). Dù vậy, ông dự kiến sẽ được trắng án tại phiên xét xử ở Thượng viện (phe Cộng hòa chiếm đa số trong khi cần 2/3 số phiếu).
Báo cáo 650 trang của Hạ viện cáo buộc ông Trump “phản bội đất nước và lạm dụng chức vụ cao cấp của mình, đề nghị nước ngoài can dự vào bầu cử dân chủ”.
Tóm lược các bằng chứng luận tội mà Ủy ban Tình báo Hạ viện đã thu thập được, bản báo cáo nói tổng thống Mỹ “đã cho thấy ông sẽ là mối đe dọa đến an ninh quốc gia và Hiến pháp nếu được phép tiếp tục chức vụ”.
Phản ứng về bản báo cáo, Nhà Trắng tiếp tục nói bản báo cáo là “một trò lừa dối mang tính đảng phái”.
Hạ viện vẫn chưa bỏ phiếu luận tội, nhưng mọi đồn đoán giờ đã đổ dồn về phiên xét xử ở Thượng viện vào tháng 1/2020.
“Cần phải có phiên xét xử công bằng, nơi toàn bộ sự thật được phơi bày”, lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của phe Dân chủ, nói ngày 15/12 ở New York.
Trong bức thư gửi lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell, ông Schumer đề nghị gọi thêm các nhân chứng, như cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, và hai quan chức dưới quyền, nhằm “cân nhắc mọi dữ kiện liên quan”.
Ông Bolton từng nhắc đến chính sách ngoại giao “ngầm” mà luật sư riêng Rudy Giuliani của ông Trump thao túng. Ông ví đó là “thỏa thuận buôn lậu ma túy” mà ông không hề muốn dính dáng. Ông rời Nhà Trắng vào tháng 9.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhiều bước ngoặt
Bước sang năm thứ hai, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được kỳ vọng sẽ sớm có cách giải quyết, đặc biệt sau khi ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình cuối năm ngoái đồng ý đình chiến để đàm phán thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán trên thực tế lại liên tục bế tắc và kéo dài. Trong nhiều tháng, quan chức cấp cao hai bên qua lại giữa hai nước để tìm cách tháo gỡ các điểm nghẽn. Đến tháng 5, khi tưởng chừng gần đạt thỏa thuận, đàm phán lại đổ bể. Khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc muốn thay đổi cam kết, và tăng thuế để trừng phạt, Trung Quốc cũng nâng thuế để trả đũa.
Một tháng sau, Trump – Tập tuyên bố tái khởi động đàm phán, nhưng các cuộc nói chuyện sau đó không tiến triển đáng kể. Đến đầu tháng 8, Mỹ lại áp thêm thuế với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc. Cuối tháng đó, Trung Quốc áp thuế mới lên 75 tỷ USD hàng Mỹ, còn Mỹ đáp trả bằng cách tiếp tục nâng thuế.
Đến giữa tháng 9, tình hình khả quan trở lại, khi Mỹ và Trung Quốc lần lượt nhượng bộ về thuế. Giữa tháng 10, Tổng thống Trump tuyên bố hai nước sẽ đàm phán thỏa thuận sơ bộ, các vấn đề khó giải quyết sẽ được chuyển sang giai đoạn sau. 2 tháng sau, Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giai đoạn một trên nguyên tắc, khiến lo ngại của thị trường được xoa dịu phần nào.
Wall Street liên tục lập đỉnh
Diễn biến chỉ số S&P 500 trong năm nay.
Trái ngược với diễn biến tệ nhất một thập kỷ trong năm 2018, cả ba chỉ số chủ chốt của thị trường chứng khoán Mỹ, là DJIA, S&P 500 và Dow Jones năm nay liên tiếp lập kỷ lục. Nguyên nhân là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) 3 lần hạ lãi suất, lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ vượt dự báo và nhà đầu tư lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung.
Từ đầu năm, chỉ số S&P 500 đã tăng 26%. Có thời điểm, chỉ số này lập đỉnh tới 5 trong 9 phiên giao dịch. Giữa tháng 11, DJIA cũng lần đầu vượt mốc 28.000 điểm.
Khi các số liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ vẫn ổn định, thị trường chứng khoán nước này được dự báo còn tiếp tục đi lên. Dù vậy, mức tăng sang năm tới có thể sẽ chậm lại, chỉ khoảng vài phần trăm.
Fed lần đầu hạ lãi suất trong hơn 10 năm
Tháng 8/2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lần đầu hạ lãi suất kể từ năm 2008, với mức giảm 0,25%. Quan chức Fed cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết để giữ nền kinh tế vững mạnh, đặc biệt trong bối cảnh họ bị hạn chế về công cụ đối phó suy thoái khi lãi suất hiện ở mức thấp kỷ lục.
Động thái này đã được dự báo từ lâu. Trong năm nay, Fed đã phải theo đuổi chính sách linh hoạt hơn để đối phó với bất ổn ngày càng tăng từ bên ngoài. Vấn đề khiến họ lo ngại nhất là căng thẳng thương mại.
Sau đó, Fed còn hạ lãi suất thêm 2 lần nữa năm nay, vào tháng 9 và tháng 10. Tuy vậy, trong cuộc họp chính sách tháng 12, Fed giữ nguyên lãi suất và ra tín hiệu sẽ không điều chỉnh trong năm 2020.
Hong Kong rơi vào suy thoái vì biểu tình
Cuối tháng 10, Hong Kong công bố GDP quý III giảm 3,2% so với quý trước. Đây là quý thứ hai liên tiếp thành phố này tăng trưởng âm, khiến kinh tế rơi vào suy thoái theo lý thuyết.
Hong Kong vốn đã chịu tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Vì vậy, cuộc biểu tình kéo dài từ tháng 6, đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt, càng khiến tình hình tồi tệ.
Các số liệu cho thấy cả tiêu dùng và xuất khẩu của Hong Kong đều đang lao dốc. Cuộc sống của người dân cũng ngày càng khó khăn, khi giao thông tê liệt và du lịch sụt giảm. Chính quyền thành phố này đã phải bơm ra hàng chục tỷ đôla Hong Kong để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại vì biểu tình.
Nhân dân tệ xuống thấp nhất 11 năm so với đôla Mỹ
Năm nay, nội tệ Trung Quốc nhiều lần lao dốc vì căng thẳng thương mại với Mỹ. Đến tháng 8, nhân dân tệ lần đầu tiên xuống dưới mốc quan trọng 7 CNY một USD trong 11 năm qua. Diễn biến này thổi bùng nguy cơ chiến tranh tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể dùng nhân dân tệ làm vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Ngay lập tức, Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích Trung Quốc. Bộ Tài chính Mỹ cũng chính thức gọi Trung Quốc là “quốc gia thao túng tiền tệ”, lần đầu tiên kể từ năm 1994.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc của Mỹ, khẳng định diễn biến này phù hợp với thị trường. Họ tiếp tục hạ giá nội tệ vài phiên sau đó rồi mới tăng trở lại.
Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất gần ba thập kỷ
Kinh tế Trung Quốc năm nay tiếp tục chịu nhiều sức ép cả trong và ngoài nước. GDP quý II và quý III của nước này chỉ tăng lần lượt 6,2% và 6% – thấp nhất kể từ đầu thập niên 90.
Trung Quốc đang chấp nhận giảm tốc, nhằm củng cố hệ thống tài chính và kiềm chế tín dụng. Vì vậy, kể cả khi không có cuộc chiến thương mại với Mỹ, nền kinh tế này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, từ áp lực giảm phát (ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp) đến nhập khẩu đi xuống (cho thấy nhu cầu trong nước yếu đi).
Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ phải tung thêm nhiều biện pháp kích thích để chặn lại đà giảm tốc. Hiện tại, giới chức Trung Quốc chỉ tập trung tung kích thích hạn chế, có mục tiêu, như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất, do lo ngại khối nợ bùng lên.
Facebook ra mắt Libra, Trung Quốc nghiên cứu tiền điện tử
Tháng 6/2019, Facebook gây chấn động khi tuyên bố sẽ phát hành tiền điện tử Libra, xây dựng trên nền tảng khối chuỗi và do một tổ chức gồm hàng chục công ty tên tuổi điều hành – Libra Association. Dĩ nhiên, cũng như các tiền điện tử khác, Libra được giới công nghệ hào hứng đón nhận, còn giới chức lại tỏ ra nghi ngại.
Lãnh đạo Facebook đã nhiều lần giải thích và ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, khẳng định Libra không cạnh tranh với tiền tệ các nước, và sẽ bảo mật dữ liệu cá nhân. Tuy vậy, tương lai tiền số này vẫn rất trắc trở, khi nhiều nghị sĩ Mỹ muốn Facebook bỏ dự án này. Còn Pháp và Đức đều đã tuyên bố sẽ cấm cửa Libra tại châu Âu. Hàng loạt đối tác trong Libra Association cũng đã rút lui.
Dù vậy, tiền số năm nay được nhiều tổ chức chính thống quan tâm hơn. Các sàn giao dịch trực tuyến như Schwab, E-Trade hay TD Ameritrade đã cho phép giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hồi tháng 8 thậm chí thông báo sẽ phát hành tiền số để thay thế tiền mặt trong lưu thông, và hỗ trợ tham vọng quốc tế hóa nhân dân tệ. Các nhà băng và đại gia công nghệ hàng đầu Trung Quốc sẽ tham gia phân phối loại tiền này.
Năm lao đao của các startup tỷ USD
2019 là năm nở rộ IPO của hàng loạt công ty kỳ lân (công ty tư nhân được định giá tỷ USD). Đây là các thương vụ IPO được nhà đầu tư mong đợi từ rất lâu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các công ty này sau đó đều không được như kỳ vọng.
Uber, Lyft và Slack đều chật vật trong việc tạo ra lợi nhuận. Uber quý III lỗ 1,1 tỷ USD, còn quý II lỗ tới 5,2 tỷ USD. Beyond Meat và Peloton cũng không khá hơn mấy. Cổ phiếu Peloton còn mất giá tới 11% trong phiên giao dịch đầu tiên – điều hiếm thấy với một startup công nghệ.
So với thời điểm IPO, cổ phiếu Uber hiện giảm gần 36%, còn cổ phiếu Lyft cũng mất hơn 40%. WeWork thậm chí còn phải hủy bỏ kế hoạch IPO, do nhà đầu tư chỉ trích mức định giá của WeWork, lo ngại về khoản lỗ lớn, tính bền vững của mô hình kinh doanh và cách quản trị của cựu CEO Adam Neumann. SoftBank sau đó đã phải tung gần 10 tỷ USD giải cứu WeWork.
Những sự việc trên khiến thị trường ngày càng nghi ngờ về khả năng sinh lời của các kỳ lân. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng giá trị của các doanh nghiệp này đang bị thổi phồng nhờ gắn mác công nghệ, trong khi bản chất không phải công ty công nghệ.
*** Ông Trump trước khả năng trở thành Tổng thống Mỹ thứ ba bị Hạ viện luận tội
Ông Trump trong tuần này có khả năng trở thành Tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội khi Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ lãnh đạo bỏ phiếu về báo cáo luận tội ông liên quan đến nỗ lực gây áp lực đối với Ukraine.
Người thiện chí, kẻ hững hờ
Song song với nỗ lực tự tìm lại mục đích tồn tại cũng như sự gắn kết của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thế giới đang chứng kiến những động thái mềm mỏng đáng ngạc nhiên từ phía nước Nga. Tuy nhiên, dường như những cố gắng đó đang rơi tõm vào thinh không, khi mọi câu trả lời đều khá thừa thãi màu sắc thù địch.
Chính trường Israel: Ngai vàng của Netanyahu
Bất chấp những cáo buộc về tham nhũng và lạm quyền trong suốt hai năm qua, có vẻ như một lần nữa Thủ tướng Netanyahu lại vượt qua được sóng gió. Ngai vàng của “Vua Bibi” vẫn khó có thể bị xâm phạm.
Mỹ ca ngợi, Trung Quốc thận trọng trước thỏa thuận “bước một”
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ ca ngợi đã ca ngợi thỏa thuận thương mại “bước một” giữa Mỹ và Trung Quốc, dự kiến sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong hai năm tới, trong khi Trung Quốc vẫn rất thận trọng trước khi ký thỏa thuận.
Tổng thống Erdogan dọa đóng cửa hai căn cứ chiến lược của quân đội Mỹ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo đóng cửa hai căn cứ chiến lược của quân đội Mỹ nếu bị trừng phạt vì mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Sập mỏ khai thác vàng, ít nhất 27 người thiệt mạng
Do mưa lớn kéo dài gây lở đất, mỏ khai thác vàng đã bị sập khiến ít nhất 27 thợ mỏ thủ công thiệt mạng…
Doanh nhân người Anh bị cướp bắn chết ngay trước cửa khách sạn
Khi đang cùng gia đình đi nghỉ lễ Giáng sinh, doanh nhân, triệu phú người Anh Matthew Gibbard đã bị một toán cướp phục kích và bắn chết…
“Chết não”
Chưa bao giờ, một danh từ y học, “chết não”, lại được các nhà chính trị nhắc nhiều đến thế như trong thời gian qua. Người đầu tiên nhắc đến từ này là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông không nhắc cụ thể đến một cá nhân nào, với ông, “con bệnh” ở đây là NATO!
Hạ viện Mỹ công bố báo cáo luận tội ông Trump dài 600 trang
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ ngày 16-12 công bố bản báo cáo luận tội đầy đủ Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngay trước khi được toàn bộ Hạ viện xem xét vào ngày 18-12 này.
Trung Quốc lớn tiếng cảnh cáo Đức nếu “từ chối” Huawei
Trung Quốc vừa đưa ra lời cảnh cáo tới chính quyền Đức sẽ nhận được sự đáp trả xứng đáng nếu nước này cấm các thiết bị mạng 5G của Tập đoàn công nghệ Huawei.
Xe chở người hành hương gặp nạn, ít nhất 32 người thương vong
Sau khi viếng thăm một ngôi đền và trên đường trở về, chiếc xe khách chở người hành hương đã lao xuống một con dốc sâu khoảng 70m khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 18 người bị thương…
Mỹ trục xuất quan chức Trung Quốc bị nghi làm gián điệp
Chính phủ Mỹ đã trục xuất hai quan chức Trung Quốc khỏi Đại sứ quán nước này sau khi hai người này lái xe đến một căn cứ quân sự.
Kinh hoàng phát hiện mồ chôn tập thể 643 dân thường bị thảm sát
Một ngôi mộ tập thể vừa được phát hiện ở Iraq, chứa thi thể của 643 dân thường được cho là nạn nhân của vụ thảm sát Saqlawiyah, nằm cách thành phố Fallujah thuộc tỉnh Anbar 5km về phía bắc…
Lãnh đạo nói hớ, Samsung muối mặt đính chính thông tin
Sau khi thông tin về doanh thu của dòng Galaxy Fold được đăng tải, hãng công nghệ Samsung đã phải muối mặt đính chính thông tin mà chủ tịch Samsung Electronic – Young Sohn đưa ra trước đó.
Phát hiện 50 thi thể trong ngôi mộ chung sau nhà vườn
Cảnh sát Mexico tìm thấy 50 thi thể trong một ngôi mộ tập thể phía sau khu nhà vườn ở bang Jalisto miền Trung-Tây nước này.
Tổng hợp-TT