VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 1/7/2020.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đại dịch do chủng mới virus H1N1 ở TQ; Mỹ có thể tăng đến 100.000 ca nhiễm virus mới/ngày; Hé lộ giá thuốc điều trị Covid-19;   Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới tiếp tục vượt ngưỡng 10 triệu…là những tin chính được cập nhật.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đại dịch do chủng mới virus H1N1 ở TQ

 nguy co dai dich moi virus H1N1 anh 1   Chủng mới của virus H1N1 đang lây lan mạnh ở Trung Quốc. Ảnh: NIAID.

     Chủng mới của virus H1N1 đang lây lan mạnh tại các trang trại ở Trung Quốc được giới chuyên gia cảnh báo có nguy cơ gây ra đại dịch mới nếu không được kiểm soát khẩn cấp.
Theo New York Times, nghiên cứu mới được công bố hôm 29/6 do WHO cùng các nhà khoa học Anh và Trung Quốc tiến hành cảnh báo cần có biện pháp kiểm soát “khẩn cấp” chủng mới của virus H1N1 đang lây lan trên diện rộng tại các trang trại nuôi lợn ở Trung Quốc để tránh nguy cơ xảy ra đại dịch mới.
Các nhà khoa học cho biết chủng mới của virus H1N1 có tên G4 EA đã trở nên phổ biến tại các trang trại ở Trung Quốc từ năm 2016. Nghiên cứu cho thấy chủng mới của virus rất dễ lây cho con người dù không gây ra tình trạng bệnh tật, với 10,4% công nhân trang trại và 4,4% người sống ở khu vực lân cận dương tính với chủng mới của virus.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo tình trạng “vô hại” của virus đối với con người có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
“Có khả năng khi xuất hiện những biến đổi, virus có thể trở nên ác tính hơn trong cơ thể con người như cách xảy ra với virus SARS-CoV-2”, giáo sư Ian Brown, Giám đốc khoa Virus học, Cơ quan Thú y và thực vật Anh, nhận xét.
Trong khi đó, Giám đốc khoa Truyền nhiễm nhi khoa thuộc Bệnh viện Đại học quốc gia Đài Loan Li Min Huang cho biết bước quan trọng tiếp theo hiện nay là xác định khả năng chủng mới G4 lây nhiễm từ người sang người, đặc điểm cơ bản của một virus có nguy cơ cao gây ra đại dịch.
“Chủng G4 có tất cả những đặc trưng cần có của một ứng viên virus gây ra đại dịch, vì vậy biện pháp kiểm soát sự lây lan trên lợn cũng như giám sát tác động với con người cần được thực hiện khẩn cấp”, nghiên cứu mới công bố kết luận.
Các chủng khác nhau của virus H1N1 đã lây lan trên lợn ở châu Âu và châu Á trong hàng thập kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm chủng G4 tại đàn lợn tại các trang trại ở Trung Quốc gây ra triệu chứng hô hấp gia tăng từ năm 2014 đến nay đang trở thành dấu hiệu đáng lo ngại, theo các chuyên gia.
Virus H1N1 từng gây ra đại dịch năm 2009, tuy nhiên có tỷ lệ tử vong tương đối thấp, chỉ khoảng 0,02%.

Hé lộ giá thuốc điều trị Covid-19
Công ty dược phẩm đứng sau thử nghiệm dùng thuốc remdesivir trị bệnh cho những người nhiễm Covid-19 cho biết, giá một liệu trình thuốc là hơn 3.100USD, khoảng 72 triệu đồng.
Theo hãng tin NPR của Mỹ, công ty Gilead Sciences sẽ thu 520 USD/lọ thuốc remdesivir với những bệnh nhân có bảo hiểm tư nhân, trong khi một số chương trình của chính phủ sẽ được mua thuốc với giá thấp hơn.
Với việc phải sử dụng hai liều thuốc một ngày trong ngày đầu tiên, số tiền phải trả cho một liệu trình kéo dài 5 ngày là 3.120USD.
Đối với những chính phủ ở các quốc gia phát triển bên ngoài Mỹ, một lọ thuốc remdesivir được bán với giá 390USD/lọ, và một liệu trình 5 ngày là 2.340USD. Hiện chưa rõ các bệnh nhân không có bảo hiểm sẽ phải trả bao nhiêu tiền.
Ông Daniel O’Day, Giám đốc điều hành Gilead Sciences viết trong một thư ngỏ đề ngày 29/6 như sau: “Với các mức giá và các chương trình của chính phủ, cùng với sự hỗ trợ của Gilead, chúng tôi tin rằng mọi bệnh nhân đều có thuốc”.
Hiện, có nhiều phản ứng khác nhau về giá thuốc mà công ty dược phẩm Gilead Sciences đưa ra.
Một số tổ chức và nghị sĩ Mỹ cho rằng, Gilead đang kiếm lợi từ người dân Mỹ giữa đại dịch. Nghị sĩ đảng Dân chủ Lloyd Dogget thuộc bang Texas cho rằng giá thuốc quá cao. Trong khi đó, ICER – một tổ chức phi lợi nhuận rất có ảnh hưởng tại Mỹ chuyên phân tích về giá thuốc lại cho rằng, công ty Gilead đã ấn định một mức giá có trách nhiệm.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 1/5 đã cho phép sử dụng remdisivir trong điều trị những trường hợp nhiễm Covid-19 nặng (ca xác định hoặc nghi ngờ) ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú. Remdesivir là thuốc kháng virus phổ rộng sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch.

Mỹ có thể tăng đến 100.000 ca nhiễm virus mới/ngày
Bác sĩ Anthony Fauci, thành viên đội đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng đã cảnh báo số ca nhiễm của Mỹ có thể tăng thêm 100.000 ca mỗi ngày.
Ông Fauci hôm 30/6 nói với các nhà lập pháp trên Đồi Capitol rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu số ca nhiễm mới của Mỹ tăng lên hơn 100.000 mỗi ngày, theo CNN.
“Chúng ta đang có hơn 40.000 ca nhiễm mỗi ngày. Nếu tình hình không thay đổi, tôi sẽ không ngạc nhiên khi chúng ta tăng tới 100.000 ca mỗi ngày. Tôi rất lo ngại”, ông Fauci nói với Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Lương hưu của Thượng viện Mỹ trong phiên điều trần về đại dịch hôm 30/6.
Ông cũng bày tỏ sự lo lắng về những người tụ tập đông người, không đeo khẩu trang và không chú ý đến các hướng dẫn về việc mở cửa lại.
“Chúng ta sẽ tiếp tục gặp nhiều rắc rối và sẽ có rất nhiều chuyện đau lòng nếu điều này không dừng lại”, ông Fauci bày tỏ.

***   Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới tiếp tục vượt ngưỡng 10 triệu
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, sáng 1/7, thế giới ghi nhận 10.584.016 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 513.861 ca tử vong và 5.794.597 ca phục hồi sau dịch bệnh.

Trong số 4.275.558 ca đang điều trị thì có 4.217.770 (chiếm 99%) ca ở thể nhẹ, 57.788 ca (chiếm 1%) còn lại đang trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan ra 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 6.260 ca nhiễm mới và 675 ca tử vong vì COVID-19.

Cụ thể, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 2.442.340 trường hợp, trong đó có 191.550 ca tử vong và 1.371.355 ca được điều trị khỏi. Nga, Anh và Tây Ban Nha tiếp tục là 3 nước bị tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu Âu, lần lượt với 647.849; 312.654; 296.351 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Sau nhiều ngày liên tiếp, Anh vẫn là nước có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất tại cựu lục địa, với 43.730 ca, tiếp theo sau là Italy và Pháp với lần lượt là 34.767 và 29.843 trường hợp.

Cho tới nay, Bắc Mỹ có thêm 6.123 ca nhiễm mới và 675 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số ghi nhận được tại khu vực này tính tới thời điểm hiện tại lần lượt là 3.184.204 và 169.687 trường hợp. Tính tới thời điểm hiện tại, số ca bình phục sau dịch bệnh là 1.395.704 còn số ca đang điều trị là 1.618.813 trường hợp, trong đó có 19.004 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Sau nhiều tuần dẫn đầu bảng thống kê, Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với 2.727.853 ca nhiễm và 130.122 ca tử vong vì COVID-19. Tiếp đến là Mexico và Canada, với lần lượt 226.089 và 104.204 ca nhiễm COVID-19.

Châu Á vừa ghi nhận thêm 53 ca nhiễm COVID-19 (trong đó có 3 ca tại Trung Quốc; 50 ca tại Hàn Quốc). Với lần lượt 83.534 và 12.850 ca nhiễm COVID-19, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 8 còn Hàn Quốc xếp thứ 24 trong bảng thống kê của worldometers.info về số các ca nhiễm COVID-19 trong khu vực.

Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 2.301.476 trường hợp, với 56.904 ca tử vong và 1.511.008 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 733.564 ca bệnh đang điều trị thì có 19.368 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ, Iran và Pakistan là 3 nước đứng đầu bảng thống kê của worldometers.info tại châu Á, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 585.792; 227.662; 209.337 trường hợp.

Tới sáng 1/7, Nam Mỹ có 2.237. 790 ca nhiễm và 85.395 ca tử vong vì COVID-19. Hiện Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Peru, Chile và Colombia…với lần lượt 1.408.485; 285.213; 279.393; 97.846 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 1/7, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 407.925 trường hợp, trong đó có 10.184 ca tử vong và 195.397 ca bình phục. Trong tổng số 202.344 ca đang điều trị thì có 920 ca trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 151.209 ca nhiễm COVID-19 và 2.657 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp theo sau là Ai Cập, Nigeria và Ghana, với lần lượt 68.311; 25.694; 17.741 ca nhiễm bệnh.

Cho đến nay, châu Đại Dương có tổng cộng 9.560 ca nhiễm và 126 ca tử vong vì COVID-19 – trong số này thì Australia chiếm tới 104 ca và 22 ca còn lại ở New Zealand. Tổng số ca bình phục tại khu vực này tính tới thời điểm hiện tại là 8.631 trường hợp. Trong tổng số 805 ca nhiễm COVID-19 đang được điều trị thì có 2 ca trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Australia tiếp tục là nước có nhiều số ca nhiễm COVID-19 nhất trong khu vực, với tổng số 7.920 ca ghi nhận được tính tới thời điểm hiện tại, tiếp theo sau là New Zealand với 1.528 ca nhiễm./.

***   Trung Quốc nhất trí thông qua luật an ninh Hong Kong
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh Hong Kong vào sáng nay (30/6), dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, với mức án tối đa lên đến tù chung thân.

Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh mới cho Hong Kong
Luật an ninh mới cho Hong Kong, vốn trở thành “điểm nóng” mới trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, đã chính thức được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua.

Anh tái phong tỏa một thành phố vì số ca COVID-19 tăng đột biến
Leicester đã trở thành thành phố đầu tiên tại Anh tái áp đặt lệnh phong tỏa vì COVID-19, sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm mới tăng đột biến tại khu vực này.

Vì sao EU lại tiếp tục gia hạn trừng phạt Nga?
Euronews ngày 30/6 đưa tin, Hội đồng châu Âu (EC) đã tuyên bố gia hạn thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và nguyên nhân dẫn đến quyết định này là do tình hình bất ổn tại Ukraine vẫn tiến diễn.

Hội nghị APEC 2021 sẽ được tổ chức trực tuyến
New Zealand, nước đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC năm 2021, tuyên bố sẽ tổ chức kỳ hội nghị quan trọng này theo hình thức trực tuyến, nhằm hạn chế những rủi ro liên quan đến đại dịch COVID-19, AAP ngày 30/6 đưa tin.

Dịch bùng lên kinh hoàng, bệnh viện Mỹ “vỡ trận” vì COVID-19
Dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại với số ca nhiễm mới COVID-19 tăng chóng mặt ở nhiều khu vực của nước Mỹ khiến các bệnh viện quá tải, kéo theo nguy cơ người bệnh không được chăm sóc đầy đủ.

Nga phát hiện khủng bố Syria dùng cơ sở của Liên Hợp Quốc
Phía Nga tuyên bố rút khỏi cơ chế hòa giải nhân đạo của Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Syria sau khi phát hiện một số khu vực thiết lập bởi cơ chế này bị các tay sung khủng bố sử dụng.

Điện Kremlin nói gì về tin treo thưởng cho Taliban giết lính Mỹ?
Điện Kremlin gọi những tin đồn trên truyền thông Mỹ về cái gọi là “Nga đã tin treo thưởng cho phiến quân Taliban để tấn công lính Mỹ” là hoàn toàn sai trái..

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 đang trở lại?
Ngày 29/6, thế giới ghi nhận hơn nửa triệu ca tử vong vì COVID-19. Cứ 18 giây trôi qua, lại có thêm một người tử vong vì đại dịch này.

Cựu Thủ tướng Pháp lĩnh 5 năm tù vì biển thủ công quỹ
Một tòa án tại Pháp hôm 29/6 đã tuyên án tù 5 năm đối với cựu Thủ tướng nước này Francois Fillon với tội biển thủ công quỹ, liên quan đến bê bối tiền lương từng khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử năm 2017.

Iran ra lệnh bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump
Iran đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump và 35 quan chức khác liên quan đến vụ ám sát Tướng hàng đầu Qassem Soleimani, đồng thời yêu cầu Interpol giúp đỡ, hãng tin Fars ngày 29//6 đưa tin.

Cháy bệnh viện, 7 bệnh nhân điều trị COVID-19 thiệt mạng
Một vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 29/6 tại một bệnh viện ở thành phố ven biển Alexandria của Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của 7 bệnh nhân đang được điều trị COVID-19 tại đây, nguồn tin y tế địa phương cho biết.

Trung Quốc hạn chế thị thực đối với công dân Mỹ
Bắc Kinh ngày 29/6 tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế về thị thực đối với những công dân Mỹ can thiệp “nghiêm trọng” vào các vấn đề liên quan đến Hong Kong (Trung Quốc), theo Reuters.

Siêu tiêm kích Su-57 có thể điều khiển Su-35 tác chiến từ xa
Nga đã thử nghiệm trên chiến trường thực tế công nghệ cho phép chiến đấu cơ tàng hình Su-57 có thể điều phối hoạt động tác chiến cùng lúc một nhóm tiêm kích Su-35.

Ông Trump nói Nga chi tiền để Taliban giết lính Mỹ là tin đồn nhảm
Tổng thống Donald Trump gọi câu chuyện trên truyền thông Mỹ về cái gọi là Nga chi tiền để phiến quân Taliban sát hại lính Mỹ ở Afghanistan là tin giả do đội ngũ của Joe Biden viết ra.

Ấn Độ yêu cầu Pakistan dẫn độ kẻ chủ mưu vụ tấn công đẫm máu ở Mumbai
Ấn Độ đang tìm cách dẫn độ một tay súng hàng đầu ở Pakistan bị nghi ngờ đã lên kế hoạch tiến hành vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thành phố Mumbai của Ấn Độ hồi năm 2008, sau khi phía Mỹ vừa cho biết kẻ này đang sống tự do ở Pakistan, các quan chức Ấn Độ ngày 28/6 cho biết.

Ngày càng hiện hữu viễn cảnh một Brexit không thỏa thuận
Hôm 27-6 (giờ địa phương), Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nước này sẵn sàng cắt đứt mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và thiết lập quan hệ “theo các điều kiện như Australia”, nếu London và Brussels không đạt được một thỏa thuận về mối quan hệ tương lai.
Tổng hợp-TT