UNDOC: Tội phạm có tổ chức đang bành trướng thế lực tại Đông Nam Á; Hàng loạt công ty ồ ạt rời đi, Trung Quốc “trải thảm đỏ” giữ chân; Kinh tế Trung Quốc đối mặt khủng hoảng…là những tin chính được cập nhật.
UNDOC: Tội phạm có tổ chức đang bành trướng thế lực tại Đông Nam Á
Tội phạm có tổ chức đang bành trướng thế lực tại Đông Nam Á (Ảnh minh họa: Internet)
Văn phòng Liên hợp quốc về phòng chống ma túy và tội phạm (UNDOC) ngày 18/7 công bố báo cáo cho biết các thế lực tội phạm xuyên quốc gia đang ngày càng lớn mạnh tại khu vực Đông Nam Á, thu lợi hàng tỷ USD mỗi năm thông qua các hoạt động phạm pháp do những kẽ hở về pháp luật cũng như việc kiểm soát biên giới lỏng lẻo ở khu vực này.
Báo cáo của UNODC phản ánh thực trạng xảy ra tại một số khu vực Đông Nam Á như việc hối lộ có hệ thống để các loại hàng cấm, hàng giả, hàng hóa buôn lậu….thông quan tại các cửa khẩu. UNDOC cảnh báo nhiều băng nhóm tội phạm có gốc gác tại Hong Kong, Macau, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan đã có tầm ảnh hưởng vượt xa khả năng đối phó của lực lượng thi hành công vụ. Báo cáo đề cập cụ thể đến việc các sòng bạc gia tăng về số lượng trong khi các quy định quản lý sòng bạc lỏng lẻo đã tiếp tay cho tội phạm dễ dàng “rửa” những khoản tiền không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, báo cáo cũng nêu cách thức tội phạm rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng chính quy ở Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
UNDOC đã đề cập vụ phát hiện một xưởng sản xuất ma túy đá methamphetamine ở Myanmar với mạng lưới phân phối toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm dẫn chứng trong báo cáo. Đại diện của UNDOC tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương khẳng định thị trường ma túy đá châu Á – Thái Bình Dương hiện lớn nhất thế giới và trong tất cả các nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm buôn bán ma túy đang trở nên nguy hiểm nhất và cũng là nhóm có nguồn thu lớn nhất. Điều này cho thấy thế lực gia tăng của các nhóm tội phạm xuyên biên giới.
UNDOC cho biết giá trị các vụ buôn bán ma túy trong năm 2018 ở khu vực này dao động trong khoảng từ 30,3 tỷ USD-61,4 tỷ USD, tăng 15 tỷ USD so với năm 2013. Thị trường Australia, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc chiếm 20 tỷ USD, khoảng 1/3 trong số đó. UNDOC ước tính hơn 12 triệu người sử dụng ma túy tổng hợp ở Đông Á, Đông Nam Á, Australia, New Zealand trong năm 2018 đã tiêu thụ 320 tấn ma túy đá tinh chất và toàn bộ số ma túy này đều có nguồn gốc từ các xưởng sản xuất ma túy tại phía Bắc Myanmar./.
Hàng loạt công ty ồ ạt rời đi, Trung Quốc “trải thảm đỏ” giữ chân
(DTO) Bắc Kinh đang chạy đua để giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc bằng cách thuyết phục họ rằng lợi ích của việc ở lại sẽ vượt trội hơn so với tác động từ đòn áp thuế của Mỹ
Cuộc nghiên cứu của báo Nikkei (Nhật Bản) cho biết một năm sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, hơn 50 công ty toàn cầu, bao gồm Apple và Nintendo, đã thông báo hoặc đang cân nhắc kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Không chỉ các công ty nước ngoài, ngay cả các hãng sản xuất Trung Quốc, cùng các hãng sản xuất từ Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan, cũng tham gia vào làn sóng rời khỏi Trung Quốc, trong đó có các hãng sản xuất máy tính cá nhân, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.
“Chúng tôi cần các biện pháp lâu dài để tránh rủi ro của thuế quan và đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng mua bán với chính phủ Mỹ”, Kiyofumi Kakudo, giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy tính Dynabook, cho biết.
Dynabook, công ty con của Sharp, đang cân nhắc kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất máy tính tới một nhà máy mới đang được xây dựng tại Việt Nam. Dynabook hiện sản xuất phần lớn máy tính tại Trung Quốc, chủ yếu tại một nhà máy ở Hàng Châu, cách Thượng Hải 175km về phía tây nam.
“Mặc dù đợt áp thuế thứ tư của Mỹ đã tạm dừng, nhưng chúng tôi không thể nói trước chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo cũng như khi nào chuyện đó sẽ xảy ra”, Kakudo cho biết.
Kinh tế Trung Quốc đối mặt khủng hoảng
(SGGPO) Sau khi Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy tăng GDP của Trung Quốc trong quý 2-2019 chỉ đạt 6,2%, mức thấp nhất trong gần 30 năm, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra với Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa có lối thoát.
Chưa có giải pháp khả thi
Theo tờ Le Figaro của Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hãm phanh là do áp lực của Mỹ và môi trường thiếu lành mạnh trong nước. Hàng ngàn công ty Trung Quốc đã phá sản nhưng Bắc Kinh dường như chưa có giải pháp khả thi. Trước hết, các biện pháp kích cầu đều thất bại. Tháng trước, Trung Quốc đã bơm vào thị trường 300 tỷ USD, không kể 80 tỷ USD được giải ngân hồi năm trước để hỗ trợ đầu tư qua chương trình xây dựng đường sắt, nhà máy điện và sân bay. Chiến lược này đã từng được áp dụng trong 2 lần khủng hoảng trước là năm 2009 và 2015. Tiếp đến, giải pháp giảm lãi suất để kích thích đầu tư đã được dự kiến, nhưng khó tránh được hệ quả làm suy yếu hệ thống ngân hàng và làm tăng lạm phát, có thể khiến người dân bất mãn.
Theo chuyên gia tài chính Edward Moya của Công ty Oanda có trụ sở tại New York (Mỹ), kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại nặng do chiến tranh thương mại. Bức tranh còn u ám hơn vì nợ chiếm đến 250% GDP. Vụ ngân hàng Baoshang bị tái cấu trúc và ngân hàng nhà nước phải bơm vào hệ thống tài chính 127 tỷ USD là một dấu hiệu báo động. Nhật báo kinh tế Les Echos thì tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước 3 cú sốc cùng lúc: công nghệ, tài chính và chiến tranh thương mại. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.
*** Tổng thống Trump thoát nguy cơ bị luận tội
Hạ viện Mỹ ngăn chặn thành công nỗ lực tiến hành luận tội đương kim Tổng thống Donald Trump với 332 phiếu ủng hộ và 95 phiếu chống.
Đất hiếm và cuộc thương chiến Mỹ – Trung
Ngay sau tuyên bố của Google về việc hạn chế các dịch vụ của mình trên điện thoại di động Huawei, có một tờ báo đã nêu quan điểm: “Sản lượng đất hiếm sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát huyết mạch của lĩnh vực công nghệ cao của Mỹ và thế giới”.
Iran tuyên bố bắt tàu dầu nước ngoài cùng 12 thuỷ thủ ở vùng Vịnh
Iran thông báo giới chức nước này bắt một tàu dầu nước ngoài gần Eo biển Hormuz hôm 14-7 với cáo buộc buôn lậu một triệu lít dầu thô, song không nói tàu của nước nào.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố “sốc” sau khi bị Mỹ gạt khỏi dự án F-35
Thổ Nhĩ Kỳ coi việc Mỹ gạt nước này khỏi dự án tiêm kích F-35 là hành vi bất công, không phù hợp với tinh thần liên minh và có thể dẫn đến những thiệt hại không thể đong đếm.
Violette Szabo, nữ điệp viên ưu tú của SOE trên đất Pháp
Một trong những gián điệp nổi tiếng nhất của SOE (Đơn vị thực hiện chiến dịch đặc biệt của Anh) là Violette Szabo – một phụ nữ vừa dũng cảm vừa xinh đẹp. Với tên mã Corrinne, Szabo thực hiện hai nhiệm vụ trên đất Pháp.
Biến tướng hoạt động cướp biển ở Đông Nam Á
Trên một chuyến phà chật như nêm đi qua vùng hải phận Indonesia, có 2 người khách không thể ngờ tới (1 điều tra viên, 1 tội phạm) gặp nhau để thực hiện buổi phỏng vấn. Hai người đàn ông chào xã giao, nói chuyện nhỏ nhẹ khi chiếc phà từ từ rời bến.
Nga điều đặc nhiệm tới Idlib giúp Syria tiêu diệt phiến quân
Phe nổi dậy ở tỉnh Idlib của Syria cáo buộc Nga cử đặc nhiệm tới khu vực này để hỗ trợ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad.
Bắt giữ kẻ cầm đầu tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah
Ngày 1-7-2019, cảnh sát Indonesia thông báo đã bắt giữ Para Wijayanto, kẻ cầm đầu tổ chức Hồi giáo cực đoan Jemaah Islamiah ở Indonesia, có liên hệ với mạng lưới al Qaeda. Jemaah Islamiah là thủ phạm của vụ đánh bom hàng loạt nhắm vào khu du lịch đảo Bali hồi năm 2002 khiến hơn 200 người thiệt mạng và nhiều vụ khủng bố khác…
Trùm ma túy Mexico bị đưa đến nhà tù khét tiếng nhất nước Mỹ
Trùm ma túy Mexico Joaquin El Chapo Guzman đã bị kết án chung thân và thêm 30 năm tù, phải nộp phạt 12,6 tỷ USD, trong phiên xét xử tại Tòa án Brooklyn, New York ngày 17-7
Mỹ chuẩn bị “đá” đồng minh thân cận khỏi chương trình F-35
Mỹ ngày 17-7 cho biết nước này sẽ loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35, một động thái đe dọa đã được nêu ra từ trước khi Ankara bắt đầu nhận những đơn hàng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.
Những thách thức đón đầu “Nữ tướng” đầu tiên của Ủy ban châu Âu
Trở thành “nữ tướng” đầu tiên của Ủy ban châu Âu (EC) vào thời điểm Liên minh châu Âu chứng kiến nhiều sự bất ổn, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen – Chủ tịch đắc cử EC – được cho là sẽ có nhiệm kỳ 5 năm trước mắt đầy thách thức, chông gai, từ Brexit đến các vấn đề khác mà EU phải đối mặt.
Không kích nhằm vào chợ ở Syria, hàng chục người thương vong
Ít nhất 12 người đã thiệt mạng và bị thương trong một cuộc không kích xảy ra ngày 16-7 được cho là do không quân Syria thực hiện tại một khu chợ nổi tiếng ở ngôi làng phía Tây Bắc Syria.
Liệu có xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Pháp?
Là một đối tác thương mại lớn của Mỹ nhưng giờ đây Pháp có nguy cơ rơi vào cuộc chiến thương mại với quốc gia đồng minh lâu đời nhất này khi trở thành quốc gia “tiên phong” trong việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, mà đa phần là của Mỹ.
Nhật Bản – Hàn Quốc: Khi cơm không lành, canh chẳng ngọt…
Khi các nhà lãnh đạo Seoul và Tokyo mất kiên nhẫn trong việc tìm được tiếng nói chung trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, từ quá khứ đến hiện tại thì có lẽ xung đột thương mại chỉ là bước khởi đầu cho một quá trình đầy gian nan trong quan hệ hai nước.
Lưỡng viện Mỹ ra dự luật “trấn áp” Huawei
Các nghị sĩ lưỡng viện của Mỹ ngày 16-7 (giờ địa phương) đã đưa các dự luật nhằm tiếp tục áp dụng các hạn chế chặt chẽ đối với hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald trump nới lỏng các trừng phạt với công ty này.
NATO làm lộ 6 căn cứ hạt nhân bí mật ở châu Âu giữa căng thẳng với Nga
Ít nhất 6 địa điểm bí mật lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu từ thời Chiến tranh Lạnh đã vô tình bị lộ trong một báo cáo mới nhất về năng lực răn đe của khối quân sự NATO.
Tổng hợp-TT