VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 2/4/2021.

     Cơ hội khẳng định vị thế Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; Ông Biden quyết đấu với ‘siêu dự án thế kỷ’ của Trung Quốc?; Pháp phong tỏa toàn quốc lần 3;
Cơ hội khẳng định vị thế Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
 Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã thay mặt các nước ASEAN giới thiệu Nghị quyết về hợp tác ASEAN-LHQ do Việt Nam thay mặt ASEAN chủ trì đề xuất. (Ảnh: TTXVN)
(Kinhtedothi) – Trong lần thứ hai đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (LHQ), Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa vai trò của mình và có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế.

 

Ông Biden quyết đấu với ‘siêu dự án thế kỷ’ của Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Joe Biden được tin cần có kế hoạch hiệu quả nhằm chống lại sự chuyển đổi của Sáng kiến Vành đai và Con đường, “siêu dự án thế kỷ” của Trung Quốc nếu thực sự muốn cạnh tranh với Bắc Kinh.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là siêu dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động vào năm 2013, bao gồm hàng loạt sáng kiến về phát triển và đầu tư, trải dài từ Đông Á tới châu Âu.
Theo dữ liệu thống kê của Refinitiv, cho đến nay, hơn 100 quốc gia đã ký kết hợp tác với Trung Quốc trong các dự án BRI như đường sắt, cảng biển, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác. Tính đến giữa năm 2020, hơn 2.600 dự án có giá trị 3.700 tỷ USD có liên quan đến sáng kiến.
Song, theo Reuters, BRI đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và sự phản đối gia tăng trên toàn cầu. Chính Trung Quốc hồi năm ngoái từng tiết lộ, khoảng 20% các dự án BRI “bị ảnh hưởng nghiêm trọng” vì sự hoành hành của virus corona chủng mới. Bắc Kinh cũng phải thu hẹp quy mô của một số dự án sau khi chính phủ nhiều nước tìm cách xem xét lại thỏa thuận, hủy bỏ hoặc cắt giảm các cam kết, viện dẫn lí do vì các quan ngại về chi phí, mất chủ quyền và tham nhũng.
Quyết tâm của ông Biden
Không thể phủ nhận việc BRI đã giúp Trung Quốc gia tăng đáng kể ảnh hưởng chính trị và kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới, khiến Mỹ và các đồng minh lo lắng. Chính quyền mới ở Mỹ rõ ràng đã nhận ra thách thức lớn từ BRI cũng như nhu cầu cấp bách phải chống lại siêu dự án thế kỷ của Trung Quốc.
Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Biden đã đề xuất các quốc gia dân chủ cùng bắt tay tạo lập một kế hoạch chung nhằm tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở những nước kém phát triển hơn và cạnh tranh với BRI.
Đề xuất của tân lãnh đạo Nhà Trắng được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông tuyên bố sẽ ngặn chặn Trung Quốc vượt Mỹ trở thành cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời cam kết sẽ đầu tư mạnh tay để đảm bảo Mỹ thắng thế trong bối cảnh gia tăng đối đầu giữa hai nước.
Pháp phong tỏa toàn quốc lần 3
SGGP Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 31-3 đã công bố quyết định phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3.
Theo Le Monde, các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được siết chặt. Khác với đợt phong tỏa lần 2 hồi tháng 11-2020, các trường học từ nhà trẻ đến trung học sẽ đóng cửa trong 3 tuần kể từ ngày 5-4.
Tuy vậy, sinh viên có thể tiếp tục đến trường đại học một ngày/tuần. Sự hạn chế di chuyển, đang có hiệu lực từ ngày 18-3 tại 19 tỉnh, sẽ được mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ.
Từ đêm 3-4, và ít nhất trong 4 tuần, người dân sẽ chỉ được phép đi lại trong bán kính 10km từ nhà riêng, trừ khi có những lý do đặc biệt. Số giường hồi sức sẽ tăng lên hơn 10.000, so với 7.665 giường hiện nay.
Việc tiêm vaccine Covid-19 sẽ được triển khai cho những người trên 60 tuổi từ ngày 16-4, trong khi những người trên 50 tuổi được tiêm từ ngày 15-5. Sau đó sẽ tiêm hàng loạt cho người dân từ giữa tháng 6.
*** Diễn biến COVID-19 trên thế giới
(ĐCSVN) – Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 2/4 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 130.121.946 ca. Tại Brazil mới đây đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, tương tự biến thể ở Nam Phi.
Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 658.926 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ – nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 – ghi nhận số ca nhiễm mới là 70.898 ca và 897 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 31.237.951 ca và 566.226 ca.
Brazil trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc với 12.839.844 ca và số ca tử vong là 325.284. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 86.586 ca nhiễm mới. Brazil mới đây đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, tương tự biến thể ở Nam Phi, mặc dù bệnh nhân nhiễm chủng mới này chưa đi du lịch hay tiếp xúc với du khách đến từ quốc gia châu Phi. Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng đây là loại biến thể phát triển từ chính chủng P1 được phát hiện tại Brazil trước đó. Hiện Brazil đang trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất với số ca tử vong chiếm khoảng 25% trên toàn thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Đứng thứ ba thế giới là về số ca mắc là Ấn Độ với 12.302.110 ca nhiễm, trong khi đó Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ ba thế giới với 203.210 ca.
Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (39.858.798 ca). Với 35.960.288 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 28.689.130 ca và Nam Mỹ với 21.293.329 ca. Châu Phi (4.262.494 ca) và châu Đại Dương (57.186 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Tại châu Âu, Pháp là quốc gia dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 với 4.695.082 ca, trong đó 95.976 ca đã tử vong. Trong ngày 1/4, nước này ghi nhận thêm 50.659 ca nhiễm mới.
Tại Bắc Mỹ, Mexico là quốc gia có số ca mắc COVID-19 đứng thứ hai (sau Mỹ – quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca mắc và tử vong). Hiện Mexico ghi nhận 2.238.887 ca nhiễm, 203.210 ca tử vong.
Tại Nam Mỹ, sau Brazil, Colombia là nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai bởi đại dịch với 2.417.826 ca nhiễm, trong đó 63.614 ca đã tử vong.
Tại châu Phi, Nam Phi vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm với 1.549.451 ca, trong đó 52.897 ca đã tử vong.
Châu Đại Dương là khu vực bị ảnh hưởng ít nhất bởi đại dịch. Trong đó, Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất với 29.319 ca, trong đó 909 ca đã tử vong.
Tại châu Á, Ấn Độ vẫn là nước ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 ở mức cao nhất khu vực với 12.302.110 ca, trong đó 163.428 ca tử vong.
Bối cảnh dịch bệnh tiếp tục phức tạp đã khiến nhiều quốc gia châu Á tăng cường các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch. Trong đó, Nhật Bản áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm từ ngày 5/4 tại 3 địa phương gồm Osaka, Hyogo và Miyagi. Các biện pháp cụ thể là giới hạn thời gian kinh doanh của các nhà hàng ăn uống tối đa đến 20 giờ, hạn chế sử dụng dịch vụ karaoke; hạn chế số người tham gia các sự kiện ở mức tối đa là 5.000 người; tăng cường làm việc từ xa. Quyết định được Chính phủ Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ tư.
Ở Đông Nam Á, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã ban hành nghị định mới về các biện pháp phòng dịch, trong đó có một số hạn chế đối với người dân và hoạt động kinh doanh như lệnh giới nghiêm tại một số khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch. Tại thủ đô Phnom Penh, chính quyền đã ban bố lệnh giới nghiêm trong khung giờ từ 20h đến 5h sáng hôm sau, tạm ngừng hoạt động kinh doanh và tụ tập đông người trong thành phố, trong có cấm cả các hoạt động giao thông, trừ các dịch vụ thiết yếu và giao đồ thực phẩm. Quyết định có hiệu lực trong hai tuần từ 1/4-14/4 tới.
Trong thông báo ngày 1/4, quan chức hàng đầu Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah công bố 9 ca mắc biến thể mới từ Nam Phi trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận trong 3 tháng đầu năm 2021. Hai trong số các ca liên quan biến thể mới là nhân viên của một công ty có trụ sở ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Hiện chưa xác định được nguồn lây của hai ca này. Tuy nhiên, ông Abdullah cho biết dường như 9 ca mắc biến thể mới có cùng nguồn lây. Hiện Malaysia ghi nhận hơn 340.000 ca mắc COVID-19 và 1.278 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này phát hiện 1.178 ca mắc mới, trong đó có 10 ca nhập cảnh. Số ca tử vong cũng tăng 6 ca.
Tại Indonesia, Bộ Y tế nước này ngày 1/4 xác nhận thêm 6.142 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc lên 1.517.854 ca. Trong khi đó, số ca tử vong tăng 196 ca lên 41.054 ca./.
*** Nga cảnh báo Ukraine sẽ bị “hủy hoại” nếu xới lại cuộc chiến miền Đông
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov việc cuộc chiến ở miền Đông Ukraine bị khơi dậy một lần nữa sẽ “hủy hoại” Ukraine, đồng thời kêu gọi chính quyền ở Kiev kiềm chế.
Mỹ – Trung sẽ tìm được “điểm chung” trong hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu?
Trong bối cảnh Mỹ đang chờ đợi việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xác nhận sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Nhà Trắng vào cuối tháng này, các nhà phân tích cảnh báo hai bên vẫn còn đang thiếu sự tin tưởng lẫn nhau về cam kết đối phó với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Trung Quốc- Iran bắt tay trên thị trường dầu mỏ
Một thỏa thuận hợp tác kéo dài 25 năm được Trung Quốc và Iran ký hôm 27-3 nhằm tăng cường liên minh kinh tế và chính trị lâu đời có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Trung Đông và cắt giảm nỗ lực của Mỹ nhằm giữ Tehran bị cô lập.
WHO nói châu Âu tiêm vaccine COVID-19 “chậm không thể chấp nhận”
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ trích việc triển khai vaccine của châu Âu là “chậm không thể chấp nhận được”, trong bối cảnh khu vực này chứng kiến ​​sự gia tăng “đáng lo ngại” về ca nhiễm COVID-19.
Đại sứ Nga tại Mỹ không có lịch trở lại Washington
Nga cách đây hai tuần triệu hồi đại sứ nước này tại Mỹ để tham vấn về mối quan hệ song phương nhưng hiện vẫn chưa có lịch cho nhà ngoại giao này trở về trụ sở ở Washington.
Pháp tung “quân bài cuối cùng” đối phó COVID-19
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 31/3 (giờ địa phương) ra lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 3, với việc áp dụng một biện pháp mà nước này cố gắng tránh trong thời gian dài, đó là đóng cửa tất cả các trường học.
Quốc tế đồng loạt quan ngại trước báo cáo của WHO về nguồn gốc COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố một bản báo cáo về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, báo cáo này lại chưa đưa ra bất cứ kết luận chắc chắn nào về thời gian, địa điểm hay vật chủ truyền bệnh, mà chỉ đánh giá khả năng xảy ra của một số giả thuyết vốn gây tranh cãi. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã ngay lập tức phản ứng về kết quả mà WHO đưa ra.
Mỹ đề xuất rót thêm 2 nghìn tỷ USD để cứu nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31/3 đã kêu gọi tăng cường sử dụng năng lực của chính phủ để định hình lại nền kinh tế lớn nhất thế giới và chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc với một đề xuất trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD.
Italia trục xuất hai nhà ngoại giao Nga vì nghi gián điệp
Tờ La Repubblica ngày 31/3 đưa tin, Bộ Ngoại giao Italia mới đây đã ra thông báo trục xuất hai nhà ngoại Nga vì cáo buộc gián điệp, gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Vụ việc được coi là “bước thụt lùi nghiêm trọng nhất” trong quan hệ giữa hai bên kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Indonesia tìm thấy “chìa khóa” quan trọng vụ máy bay rơi xuống biển
Thiết bị ghi âm buồng lái (CVR) của chiếc máy bay thuộc hãng không Sriwijaya Air, Indonesia rơi xuống biển Java hồi tháng 1 vừa qua đã được tìm thấy và được kỳ vọng sẽ giúp các nhà điều tra tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn hàng không thảm khốc này.
Thủ tướng Slovakia từ chức sau lùm xùm thỏa thuận mua vaccine COVID-19
Thủ tướng Slovakia Igor Matovic đã từ chức để xoa dịu cuộc khủng hoảng chính trị do liên quan đến một thỏa thuận bí mật mua vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga, theo WSJ.
Syria không còn chiến tranh, nhưng cũng chẳng có hòa bình
Sau 10 năm xung đột, Syria đang dần chuyển sang tình trạng “không còn chiến tranh, nhưng cũng chẳng có hòa bình”, theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres.
Người phụ nữ gốc Á bị tấn công dã man giữa đường phố New York
Sở Cảnh sát thành phố New York (NYPD), Mỹ, đang điều tra vụ một phụ nữ gốc châu Á 65 tuổi bị một kẻ tấn công dã man ngày 30/3 (giờ địa phương) tại khu trung tâm Manhattan.
Trung Quốc phong tỏa thành phố biên giới giáp Myanmar
Một thành phố Trung Quốc giáp biên giới với Myanmar đã phải áp lệnh phong tỏa sau khi ghi nhận 6 ca nhiễm COVID-19 hôm nay (31/3), là cụm dịch đáng kể đầu tiên tại Trung Quốc sau gần hai tháng.
Người đàn ông Nga chết cháy sau 10 giờ đấu súng với đặc nhiệm
Một người đàn ông Nga thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn do ông ta tự gây ra sau một cuộc đối đầu, đấu súng kéo dài 10 giờ đồng hồ với lực lượng an ninh.
Tổng thống Putin bất ngờ gặp lãnh đạo Pháp, Đức
Tổng thống Vladimir Putin cùng lãnh đạo châu Âu thảo luận về quan hệ song phương, về hợp tác vaccine COVID-19 và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Cụ bà 99 tuổi người Nga tập nhào lộn tiêm kích Su-34
Cụ bà Maria Koltakova, một cựu chiến binh Thế chiến II, thực hiện động tác nhào lộn tiêm kích Su-34 trong một chuyến bay huấn luyện mô phỏng.

Tổng hợp-TT